daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đánh giá hiệu quả của chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Quyết Thắng thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
Tiểu luận đánh giá hiệu quả của chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường quyết thắng thành phố biên hòa tỉnh đồng nai
Mục Lục

Lời Cảm Ơn 2
Danh Mục Chữ Viết Tắt 3
Danh Mục Bảng Biểu Hình Ảnh 4
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 5
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7
2.1 Địa bàn khảo sát: 7
2.1.1 Thành phố Biên Hoà: 7
2.1.2 Phường Quyết Thắng 9
2.2 Chương trình phân loại rác tại nguồn: 11
2.2.1 Một số khái niệm: 11
2.2.2 Chương trình PLRTN trên địa bàn phường Quyết Thắng: 13
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 18
3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 18
3.2 Điều tra xã hội học: 18
3.3 Tổng hợp và xử lý số liệu: 19
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 19
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 22
5.1 Kết luận: 22
5.2 Khuyến nghị: 28
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử phát triển có hai sự kiện góp phần to lớn vào việc thay đổi bộ mặt trái đất, đó là sự xuất hiện sự sống và sau đó là loài người. Nhưng đồng hành với sự xuất hiện và phát triển của con người lại là rác thải, xã hội loài người càng phát triển thì rác thải càng trở thành một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của con người: ô nhiễm đất, nước, không khí, dịch bệnh,… Kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy, gần 22 căn bệnh của con người phát sinh chính là do môi trường bị ô nhiễm bởi rác thải và thực tế chứng minh rằng việc quản lý rác thải không hợp lý chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra các hậu quả trên. Vậy vấn đề cấp thiết đã và đang được đặt ra là làm thế nào để quản lý rác thải một cách hiệu quả nhất để giảm thiểu những tác động xấu của chúng.
Trên thế giới cũng như Việt Nam đã đưa ra rất nhiều phương pháp để giải quyết hiện trạng trên, nhưng vẫn chưa thật sự tìm ra giải pháp triệt để. Hiện nay ở các nước tiên tiến đang áp dụng khá thành công chương trình PLRTN nhằm làm giảm thiểu khối lượng rác phát sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý rác (tái sinh, tái chế, làm phân bón,…), đây được coi là một chương trình tiên tiến và hiệu quả nhất từ trước đến nay. Những năm vừa qua nướcViệt Nam cũng đang trong quá trình thực hiện thí điểm chương trình này ở một số thành phố lớn trong nước, mà gần đây nhất là Thành Phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai bắt đầu thí điểm chương trình phân loại rác tại bốn phường: Trung Dũng, Quyết Thắng, Thanh Bình và Hòa Bình vào các tháng 7, 8, 9 năm 2009.
Ưu điểm lớn nhất của chương trình PLRTN là thực hiện dựa trên nguyên tắc từ cội nguồn bản chất của vấn đề, chính vì vậy nếu áp dụng thành công thì chúng ta sẽ giải quyết vấn đề một cách triệt để. Nhưng kèm theo đó, để triển khai thực hiện chương trình này thì cũng cần đáp ứng được rất nhiều yếu tố:
 Chi phí đầu tư lớn cho công nghệ và việc thay đổi bổ sung trang thiết bị, công cụ thu gom rác, đào tạo nhân lực có kiến thức về phân loại rác.
 Cần thời gian lâu dài để có thể thay đổi thói quen của người dân.

 Cần những chương trình tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng hiệu quả.
 Cần những chính sách, luật lệ để triển khai quản lý giám sát hoạt động….
Điều này cũng có nghĩa là sự thành công hay thất bại của chương trình bị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Với thực tế là những kết quả đạt được không mấy thành công của các địa điểm khác (TP Hà Nội, TP HCM…) thì liệu rằng thí điểm lần này tại bốn phường sẽ có kết quả ra sao, thành công hay thất bại và nguyên nhân tại sao lại dẫn đến những thành công hay thất bại đó? Một khi tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi trên thì đồng nghĩa với việc chúng ta đã tìm ra được phần nào hướng giải quyết cho vấn nạn rác thải ở nước ta. Muốn biết được điều đó thì chúng ta phải giám sát và đánh giá thường xuyên quá trình thí điểm tại từng phường một trong suốt quá trình thực hiện. Với cùng một tham vọng giải đáp phần nào những khúc mắc đặt ra trên, nhưng vì thời gian thực hiện có giới hạn nên nhóm chúng tui quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả của chương trình phân loại rác tại nguồn trên địa bàn phường Quyết Thắng Thành Phố Biên Hòa Tỉnh Đồng Nai”.
Như đã đề cập ở trên, vì lý do hạn hẹp của thời gian, địa bàn nghiên cứu cùng với kinh nghiệm và kiến thức còn giới hạn nên kết quả thu được của đề tài chỉ mang tính chất tham khảo. Nhóm rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của thầy và các bạn.


II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Địa bàn khảo sát:
2.1.1 Thành phố Biên Hoà:
a. Vị trí địa lý:
Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh. Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành phố Vũng Tàu 90 Km (theo Quốc lộ 51).
Tổng diện tích tự nhiên là 154,73 km2, chiếm 2,64% diện tích tỉnh. Thành phố Biên Hòa nằm phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai, là Trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh lớn này.
Vì là tỉnh lỵ của Đồng Nai nên hầu hết các cơ quan nhà nước cấp tỉnh đều nằm tại thành phố này. Vừa qua, Hội Đồng nhân dân tỉnh có dự định dời trung tâm hành chánh hiện tại về Khu đô thị Tam Phước - Xã Tam Phước, huyện Long Thành. Từ Hà Hội vào theo quốc lộ 1, tại vòng xoay Tam Hiệp, sẽ gặp cửa ngõ đi vào Trung tâm thành phố
b. Hành chính
Biên Hòa có 26 đơn vị hành chính gồm 23 phường: Trung Dũng, Thanh Bình, Hòa Bình, Tam Hòa, Tân Mai, Tam Hiệp, Quang Vinh, Quyết Thắng, Bình Đa, Tân Tiến, Tân Hòa, Hố Nai, Thống Nhất, Tân Biên, Tân Hiệp, Bửu Hòa, Tân Vạn, An Bình, Bửu Long, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình. Và 3 xã: Tân Hạnh, Hiệp Hòa, Hóa An.
c. Dân cư
Dân số năm 2005 ước có 541.495 người, mật độ 3.500,97 người/km². Dân số năm 2007 đã lên tới 604.548 người . Theo thống kê năm 2008, dân số thành phố khoảng 610.200 dân, mật độ dân số là 3932 người/km².



d. Kinh tế
Bên cạnh việc là tỉnh lỵ của Đồng Nai, Biên Hòa còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của tỉnh.
Thành phố đô thị loại II này cũng là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Biên Hòa có 4 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu công nghiệp Amata và Khu công nghiệp Loteco đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ.
Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Ngoài hệ thống đường sắt Thống Nhất thuộc hệ thống đường sắt Bắc - Nam còn có hệ thống đường bộ với nhiều con đường huyết mạch của Đồng Nai và cả nước như quốc lộ 1, quốc lộ 51, quốc lộ 15...
Thành phố Biên Hòa là thành phố có mật độ dân cư cao thứ ba ở Việt Nam sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3932 người/km². Cùng với Bình Dương và Tp.HCM, Biên Hòa và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu tạo thành một tam giác công nghiệp phát triển nhất cả nước. Với những định hướng, tiềm năng và sự phát triển về kinh tế, Đồng Nai đang định hướng để nâng cấp thành phố này và các huyện lân cận như Trảng bm và Long Thành trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào trước năm 2015. Hiện nay, thành phố này là một trong những thành phố đông dân, hiện đại và phát triển nhất cả nước.
Về cơ cấu kinh tế, năm 2008, công nghiệp - xây dựng chiếm 70,13%; nông lâm nghiệp chiếm 0,43% và dịch vụ chiếm 29,45%.
e. Lượng rác thải:
Thành phố Biên hòa hiện có khoảng 85% lượng rác thải sinh hoạt được đưa vào xử lý và có thể khẳng định việc xử lý, tái chế rác sinh hoạt là việc làm hết sức cần thiết để giải quyết lượng rác thải sinh hoạt một cách có ích. Trong số rác đưa vào xử lý được phân loại để đưa sang bãi chôn lấp khoảng từ 15 đến 20%, số còn lại được Nhà máy xử lý rác chế biến theo các công đoạn. Tuy nhiên, thực trạng xử lý rác thải ở thành phố Biên Hòa hiện nay vẫn đặt ra những vấn đề tương đối nghiêm trọng về vệ sinh môi trường chung quanh khu vực xử lý mà những người dân lân cận là những người hứng chịu hậu quả đầu tiên. Hiện tại, mỗi ngày có khoảng 350 tấn rác thải sinh hoạt được đưa tới nhà máy xử lý rác thải của Công ty cổ phần Vũ Nhựt Hồng ở phường Trảng Dài để xử lý. Rác thải qua dây chuyền xử lý sẽ thành nguyên liệu dùng để sản xuất phân vi sinh, đối với Nhà máy xử lý rác của Công ty Vũ Nhựt Hồng mới chỉ sản xuất ra thành phẩm là compost, chưa sản xuất ra được phân vi sinh.
Tuy nhiên, quá trình hoạt động của nhà máy này đã phát sinh ô nhiễm cho môi trường dân cư sinh sống gần đó, trong đó nặng nhất là mùi hôi (từ nguồn rác tươi khi tập kết, từ dây chuyền chế biến hở, từ ủ phân thô, rác để ngoài trời...) và nước thải (nước rỉ rác, nước mưa tràn vào...). Do công ty chưa tách riêng và đấu nối được hệ thống thoát nước mưa ra ngoài nên nước mưa vẫn hòa chung với nước thải có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm... Công ty Vũ Nhựt Hồng cho biết, phải chờ đến khi giai đoạn 2 của nhà máy (đang xin thêm 5 hécta) được phê duyệt và xây dựng xong thì những quy định về môi trường mới được thực hiện tốt.
Như vậy, người dân khu vực xung quanh sẽ phải tiếp tục hứng chịu tình trạng bốc mùi từ rác chế biến này chưa biết đến bao giờ. Hơn nữa ngay cạnh Nhà máy xử lý rác của Công ty Cổ phần Vũ Nhựt Hồng có thêm một đơn vị xử lý rác nữa là Công ty Bốn Mùa, không rõ công đoạn xử lý rác ra sao, nhưng qua ghi nhận thì rác vẫn chất cao như núi, để ngoài trời, nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng tới khu dân cư xung quanh là điều khó tránh khỏi.
2.1.2 Phường Quyết Thắng
a. Vị trí địa lý
Phường Quyết Thắng là một trong những phường nội ô của thành phố Biên Hòa, được thành lập và xây dựng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, là trung tâm hành chính chính trị của tỉnh, thành phố Biên Hòa. Có ranh giới hành chính tiếp giáp:
• Phía Đông giáp phường Thống Nhất
• Phía Tây giáp phường Thanh Bình
• Phía Bắc giáp phường Trung Dũng
• Phía Nam giáp sông Đồng Nai
Phường có tổng diện tích tự nhiên là 142,38ha chiếm 0,92% diện tích tự nhiên của thành phố Biên Hòa.
b. Các ấp, khu phố
Phường Quyết Thắng được chia thành 4 khu phố:
• Khu phố 1 có 15 tổ, 3 cư xá
• Khu phố 2 có 21 tổ, 2 cư xá
• Khu phố 3 có 16 tổ, 4 cư xá
• Khu phố 4 có 15 tổ, 2 cư xá

 Thực hiện lấy lệ, chưa tự giác, chỉ làm khi được nhắc nhở….nên chưa điều chỉnh được hành vi không thực hiện PLRTN của người dân.

 Hệ thống quản lý kém:
o Lực lượng thu gom rác chưa sử dụng xe 2 ngăn chứa rác đã phân loại (không tự giác ngăn xe) phân loại rác lấy lệ, đùn đẩy trách nhiệm.

o Trước đây lượng rác hữu cơ (rác thực phẩm) được đưa về nhà máy xử lý rác – Công ty Cổ phần Môi trường Đồng Xanh để xử lý làm phân compost. Tuy nhiên, từ tháng 5/2009 đến nay do Nhà máy này tạm ngừng hoạt động nên lượng rác trên được đưa về chôn lấp tại hố chôn rác sinh hoạt BCL Trảng Dài.
o Chưa chuyển rác về đúng nơi quy định.
o Thiếu quy chế PLRTN. Tất cả các quy định mới chỉ dừng ở mức thí điểm, khuyến khích người dân thực hiện, không hề có hình thức xử phạt vi phạm nào. Do đó người dân hay đội ngũ thu gom rác muốn thực hiện cũng được, không thực hiện cũng không sao. Điều này không tạo sự đồng bộ, dẫn đến chất lượng của quy trình phân loại rác không cao.
o Hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, chủ yếu tuyên truyền bằng miệng, các hình thức khác như tờ rơi, poster, băng rôn, truyền hình chưa được áp dụng nhiều. Người dân sau khi được nghe hướng dẫn về PLRTN lại không tuyên truyền lại cho người nhà cùng biết, dẫn đến hiện tượng trong nhà thường chỉ có một người hay vài người biết cách phân loại, còn những người khác thì không. Những người khác trong gia đình chỉ biết là nhà mình có phân loại rác chứ không hiểu rõ về hoạt động này, chính nguyên nhân này dẫn đến việc phân loại sai, chất lượng PLRTN trong gia đình không cao vì những người không thường xuyên thực hiện việc phân loại sẽ không nắm rõ như thế nào là việc phân loại đúng.
5.2 Khuyến nghị:

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top