daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Cà phê là thức uống phố biến trên thế giới với hơn 400 tỉ tách cà phê được tiêu
dùng mỗi năm. Thậm chí, người Anh vốn đã quen với thói quen uống trà thì xu
hướng uống cà phê cũng tăng đều, và lượng cà phê tiêu thụ trung bình hàng năm
vào khoảng 500g/người. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng trong
việc lựa chọn sản phẩm giá trị và chất lượng, điều đó khiến lượng cà phê làm sẵn
tăng lên. Việt Nam cũng là một địa điểm có sức tiêu thụ cà phê tiềm năng và nhu
cầu đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nước ta có nền văn
hóa văn cảnh cao nên văn hóa uống cà phê cũng mang những nét đặc trưng riêng,
có cách thưởng thức cà phê riêng. Bởi vậy, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê tại
Việt Nam đang canh tranh mạnh mẽ để tăng thị phần, có được doanh thu và lợi
nhuận. Nói đến lĩnh cực cà phê Việt Nam phải nói tới ba ông lớn là Vinacafé Biên
Hòa, Trung Nguyên, Netslé. Ngoại ra thì hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều chuỗi
cửa hàng cà phê cao cấp của nước ngoài trên các con đường. Mỗi doanh nghiệp có
một chiến lược khác nhau, hướng đi khác nhau để đạt được mục tiêu của mình.
Trung Nguyên là doanh nghiệp ra nhập thị trường sau nhất so với hai đối thủ cạnh
tranh chính còn lại nhưng lại có những thành công rất đáng nể phục, khả năng cạnh
tranh tỏ ra khá lớn. Một trong những yếu tố để Trung Nguyên thành công đó là hoạt
đông quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp đã làm gì để kết
nối các thành viên của chuỗi, gắn kết vai trò của họ với doanh nghiệp, khiến hoạt
động chuỗi cung ứng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, đáo ứng nhu cầu ngày một tăng và
đa dạng của người tiêu dùng?
Phần 1: Ngành cà phê Việt Nam
1.1 Tình hình tiêu thụ cà phê
Ở châu Á, về lượng cà phê tiêu thụ trung bình của một người một năm, Việt
Nam đứng trong top 5. Nhật Bản đứng đầu với 2,90kg, Hàn Quốc đứng thứ hai với
2,42kg, Thái Lan với 1,95kg, Việt Nam và Malaysia cùng là 1,15kg.
2
Thị trường bán lẻ cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và

tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012. đoán đến năm 2016 sẽ tăng đến
573,75 triệu USD
Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang
xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê
hòa tan. Theo nghiên cứu của Học viện Marketing Ứng dụng I.A.M về thói quen sử
dụng cà phê, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7
lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người tiêu dùng
sử dụng cà phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nhóm người tiêu dùng
là nữ (52%).
Cuộc khảo sát về thị trường cà phê tại Việt Nam và các quốc gia khác ở khu
vực châu Á của Công ty nghiên cứu thị trường Mintel (Anh) cho thấy Việt Nam là
quốc gia hàng đầu về cà phê “đích thực”, điển hình là cà phê xay hay cà phê
nguyên hạt ước tính chiếm khoảng 1/4 (23%) tất cả sản phẩm mới trong cùng phân
khúc được đưa ra thị trường tại châu Á trong vòng hai năm qua. Trên thực tế con số
này gấp bốn lần so với quá trình phát triển sản phẩm mới ở Trung Quốc (ước tính
khoảng 6%) trong cùng kỳ.Chuyên gia phân tích đồ uống toàn cầu của Mintel - ông
Jonny, nhận định: "Tại phần lớn thị trường, sức tiêu thụ cà phê pha phin với cà phê
hòa tan chính là thước đo thực tế về sự phát triển của thị trường cà phê đó, vì cà
phê nguyên chất có hương vị tinh tế hơn, chi phí về công cụ pha chế cao hơn và
kém tiện lợi hơn.
Việt Nam có sự khác biệt so với các quốc gia khác về nền văn hóa cà phê lâu
đời và có đòi hỏi cao hơn về hương vị cà phê. người tiêu dùng Việt Nam đã hình
thành khẩu vị, sở thích cho riêng mình trong khi nhiều nước khác ở Châu Á, thị
hiếu cà phê còn chưa định hình rõ rệt. Thực tế cho thấy có thể tìm thấy quán cà phê
phin ở rất nhiều địa điểm trên toàn quốc.
Sức tiêu thụ cà phê Việt Nam còn khá thấp Việt Nam sử dụng chừng 5% cà phê
thô để chế biến, trong khi đó tỷ lệ này của Brazil là 50%. Việt Nam có 5 nhãn hiệu
cà phê hòa tan, Brazil có 20 nhãn hiệu. Về cà phê rang xay, thì Việt Nam có 20
nhãn hiệu, trong khi đó số lượng của Brazil là 3.000 nhãn hiệu.Tuy nhiên, trong vài
3

năm gần đây, sức tiêu thụ cà phê của người dân Việt Nam tăng lên đáng kể. Rất
nhiều quán nhãn hiệu cà phê đã được hình thành bao gồm cả phong cách phương
Tây (như Highland coffee, Gloria Jean’s coffees, Lee’s coffee…) và phong cách
Việt (như Trung Nguyên, S’ café). Rất nhiều quán cà phê internet, cà phê đọc sách,
các quán cà phê kiểu mới đã được mở ra và trở nên phổ biến với những thanh niên
từ 16 đến 25 tuổi và giới doanh nhân. Điều này cung cấp nhiều lựa chọn cho người
tiêu dùng ở các độ tuổi khác nhau. Dân số tăng lên khoảng 1% tương đương với
khoảng 1 triệu người cũng góp phần vào việc tăng sức tiêu thụ cà phê tại Việt Nam.
Thị trường cà phê thế giới tăng giá kéo dài khiến giá cà phê trong nước cũng
lên cao nhất tính từ tháng 5/2013 đến nay. Sản lượng cà phê được dự báo giảm do
tác động của thời tiết là nguyên nhân chính khiến giá nông sản tăng vọt. Những đợt
rét lạnh kéo dài vừa qua đã khiến diện tích cà phê ở các tỉnh Sơn La, Đăk Lăk, Lâm
Đồng, Gia Lai và Kon Tum bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu
nước đang diễn ra khá trầm trọng. Dự báo ảnh hưởng của thời tiết sẽ khiến sản
lượng cà phê Việt Nam niên vụ 2014/2015 giảm khoảng 10-15% so với niên vụ
trước, nhất là với cà phê Robusta.
Tại một số sàn giao dịch cà phê ở London, New York, giá cà phê Robusta và
Arabica giao ngay trong tháng 3 và giao dịch kỳ hạn đều tăng. Ở Việt Nam, giá cà
phê tại nhà máy ở Tây Nguyên và các tỉnh phía nam là 41.300- 42.000 đồng/kg,
tăng từ 300-700 đồng/kg, cao nhất trong 10 tháng trở lại đây. Lượng hàng giao dịch
tại thị trường nội địa đã tăng lên đáng kể. Có thể nói Việt Nam là một thị trường rất
tiềm năng, sức tiêu thụ cà phê có khả năng tăng còn rất nhiều.
1.2 Tình hình sản xuất và nguồn cung các sản phẩm cà phê
Việt Nam năm trong vành đai nhiệt đới bắc bán cầu, trải dài theo phương kinh
tuyến từ 8
0
30’ đến 23
0
30’ vĩ độ bắc. Điều kiện địa lý và khí hậu rất thích hợp với
việc phát triển cây cà phê và đem lại những tách cà phê có hương vị rất riêng.

Nguồn cung cà phê tại Việt Nam là khá lớn và có xu hướng tăng theo các năm.
Theo số liệu ước tính của Sở NN&PTNT, Bộ NN&PTNT, diện tích trồng cà phê
nước ta năm 2013 vào khoảng 633.295 ha, tăng 3% so với năm ngoái (năm 2012 là
4
616.407 ha) và tăng 11% so với năm 2011 (571.000 ha). Chiếm khoảng 76% tổng
diện tích trồng cà phê của cả nước là 3 tỉnh Đak Lak, Lâm Đồng và Dak Nông (chủ
yếu là mở rộng diện tích trồng cà phê Robusta). Diện tích trồng cà phê Arabica ước
tính vào khoảng 42.000 ha, chiếm khoảng 6,6% tổng diện tích cà phê của cả nước.
Cụ thể là lượng lớn cà phê được tập trung lớn nhất ở Đắk Lăk với trên 184.000 ha,
(trong đó có trên 173.000 ha cà phê kinh doanh) với sản lượng đạt trên 400.000 tấn
cà phê nhân xô, chiếm 36,4% sản lượng cà phê cả nước. Lâm Đồng có 145.000ha
cà phê chiếm 25% sản lượng cả nước, là tỉnh có diện tích sản xuất cà phê lớn thứ
hai trên cả nước. Theo sau là một số tỉnh thuộc vùng Trung Bộ như Bình Phước,
Đồng Nai, Gia Lai…
Biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam trong giai đoạn từ
2004 – 2013.
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cà phê tại Việt Nam, Vinacafe, Trung
Nguyên và Nestle là ba doanh nghiệp nặng ký nhất phải kể đến khi nói về lĩnh vực
5
này. Trên thị trường, họ cạnh tranh khốc liệt về thị phần, doanh số, lợi nhuận. Mới
đây, họ lại phải đối đầu với những đối thủ đáng gờm khác từ nước ngoài muốn gia
nhập thị trường cà phê Việt. Đó là tập đoàn Dao Heuang Group (DHG) - nhà sản
xuất cà phê hòa tan lớn nhất của Lào - đã bắt đầu tham gia thị trường cà phê Việt
Nam thông qua việc chọn một công ty Việt Nam làm nhà phân phối độc quyền sản
phẩm tại Việt Nam, Starbucks - thương hiệu cà phê nổi tiếng của Mỹ, hợp tác với
Tập đoàn Maxim Group (Hồng Kông) cũng gia nhập thị trường Việt. Dù thị trường
cà phê hòa tan Việt Nam có diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu nổi
tiếng nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp mới.
Từ năm 2008 đến nay, thị trường Việt Nam đón nhận sự gia nhập của hàng loạt
tên tuổi cà phê lớn. Trong đó, Angel In Us (Hàn Quốc) đã nhận được sự ủng hộ

nhiệt tình của giới trẻ và đang ráo riết mở rộng mạng lưới. Gloria Jean’s Coffee
(Úc), Coffee Bean & Tea (Mỹ), Illy (Ý)… đều hiện diện ở những vị trí đẹp, hấp dẫn
khách Tây và giới trí thức trẻ.
Hiên tại, có ba công ty lớn đã chiếm phần lớn thị phần bán lẻ cà phê hòa tan.
Cụ thể là, Trong năm 2012, thương hiệu Nestlé chiếm vị trí số một với khoảng 33%
thị phần,. Vinacafe cũng đang có những bước theo đuổi rất quyết liệt và nắm giữ
khoảng 32,5% thị phần.Trung Nguyên với sản phẩm cà phê G7 hiện nắm giữ
khoảng 18,2 % thị phần. Còn lại thuộc về một số thương hiệu khác trong tổng số
doanh số khoảng 6.000 tỷ đồng.Cà phê hòa tan đang có xu hướng mở rộng thị phần
trong toàn ngành cà phê do sự tiện lợi của nó. Bên cạnh đó, cà phê phin – cà phê
truyền thống vẫn phát triển. Trung Nguyên hiện chiếm thị phần lớn trong cà phê
rang xay, năm 2012 con số này là 80%.
6
Phần 2: Chuỗi cung ứng của Tập đoàn Trung Nguyên
2.1 Giới thiệu sơ lược về tập đoàn Trung Nguyên
Ngày 16/6/1996 Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma
Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam, với số vốn đầu tiên là chiếc xe đạp cọc cạch
cộng với niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ cùng với khát vọng xây dựng một
thương hiệu cà phê nổi tiếng, đưa hương vị cà phê Việt Nam lan tỏa khắp thế giới.
Đến nay, Trung Nguyên - nhãn hiệu cà phê của Việt Nam đã nhanh chóng tạo dựng
được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu
dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 18 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé,
Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên:
Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên,
công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7,
công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global
Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh
trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong
tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh
doanh nhiều ngành nghề đa dạng.

Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt
Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng
quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan,
Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà
phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên thế giới với các thị
trường trọng điểm như Mĩ, Canada, Anh, Đức…. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng
đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối
G7Mart trên toàn quốc.
Niềm tin: Cà phê mang lại sức mạnh, giàu có và hạnh phúc đích thực
Tầm nhìn: Nhà lãnh đạo cà phê thế giới
Sứ mệnh: Kết nối và phát triển cộng đồng những người yêu và đam mê cà phê
vì một thế giới thịnh vượng và bền vững.
7
Giá trị cốt lõi: Khát vọng lớn, tinh thần quốc gia, tinh thần quốc tế, không
ngừng sáng tạo và đột phá, thực thi vượt trội, tạo giá trị và phát triển bền vững.
2.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng cà phê của Trung Nguyên ở thị trường nội địa
2.3 Mô tả thành viên kênh và vai trò của họ trong chuỗi
2.3.1 Nhà cung cấp nguyên vật liệu
8
Nhập khẩu
hạt Arabica,
hạt cà phê
Brazil,
Colombia,
Ethiopia
3 nhà máy sản xuất cà
phê rang xay và 2 nhà
máy chế biến cà phê

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top