tctuvan

New Member
Ai nuôi cá rồng lâu chắc cũng đều biết Cái bệnh này cực kỳ dai dẳng nếu không thực hiện đúng phương pháp.
Chữa khỏi rồi lại tái. Chính vì vậy ta cần có biện pháp diệt tận gốc nguồn bệnh và phòng ngừa tái phát.

Ta cần tìm hiểu qua một chút
Nấm thủy my là bệnh không hiếm gặp ở loài cá nước ngọt

1. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh gây ra bởi Saprolegnia spp., Achlya spp. hoặc
Aphanomyces sp.
2. Loài bị ảnh hưởng
Nhiều loài cá nước ngọt: cá chép, cá vàng.. bị ảnh
hưởng.
3. Triệu chứng bệnh
- Một túm bông phát triển trên trứng cá và các mô tổn
thương khác của cá.
- Mầu sắc của nấm có thể thay đổi từ màu trắng sang
màu xám.





* Dấu hiệu khi cá bị bệnh
Giai đoạn đầu khi cá mới bị bệnh rất khó phát hiện được bằng mắt thường và khi đã phát hiện được bằng mắt thường có nghĩa cá đã bị bệnh nặng. Ở mức độ nhẹ, thì nấm chưa thành búi nhưng ta có thể thấy được những sợi trắng nhỏ trên vây hay đuôi cá
- Biểu hiện của bệnh nấm thủy mi trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào vảy của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Khi cá bị bệnh nấm thủy mi sẽ bơi lội không định hướng, ngứa ngáy cọ sạt vào thành bể hay các vật dụng trong bể, Từ đó làm tróc vẩy trầy ra đây chính là cơ hội cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển làm cho bệnh cá càng nặng hơn.
* Lây truyền bệnh:
Bệnh nấm thủy mi xảy ra ở hầu hết các loài cá cảnh nước ngọt. Bệnh hay phát triển ở cá bị thương tổn trên da do tác động cơ học như bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh và Bệnh phát triển mạnh trong các bể nuôi bị ô nhiễm chất thải hưu cơ, bể nuôi ít được thay nước.


Ảnh 3A. Nấm Saprolegnia có chứa túi bào tử trưởng thành.
Ảnh 3B. Nấm Saprolegnia có bào tử động đang giải phóng từ túi bào tử


các bạn cần chú ý, vòng đời của nấm bào tử > nấm > sợi > bào tử, đây là lý do vì sao bệnh rất dai giẳng




* Phương pháp điều trị khi mắc bệnh



Phương pháp 1


Dùng Mycogynax, thuốc đặt phụ khoa của chị em, liều dùng 4 viên cho 100 lít + 100g muối cho 100 lít.
Sau 24h, thay khoảng 20% nước, rồi bổ sung 20% muối + đúng 4 viên cho 100 lít vì sau 24h thuốc hết tác dụng.
Khi thay nước thì cần giặt luôn cả bông lọc.
Cứ thế cho khoảng ít nhất 4 ngày, kéo dài đến 1 tuần thì càng hạn chế bị tái lại.
Trong trường hợp thấy cá không còn dấu hiệu của nấm thì vẫn phải tiếp tục với liều lượng 2 viên 100 lít..
Nhiệt độ lưu ý nên duy trì ổn định từ 28-30 độ C. Vì vậy khi thay nước vào mùa đông cá bạn cần dùng nước ấm từ bình nóng lạnh nhé.

Hơi tốn tiến và tốn công nhưng chắc chắn sẽ khỏi.
:amen:


Phương pháp 2

Khi cá mắc bệnh nấm thủy mi ta nên dùng hóa chất Xanh methylen để xử lý như sau:
Xanh methylen hoàn toàn an toàn đối với việc xử lý nấm trên trứng nhiều loài cá. Đặt biệt là rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về nấm Saprolegnia trên các giai đoạn của cá.
Để điều trị cá mắc bệnh nấm thủy mi liều lượng sử dụng là liều 2~3 mg/L.
Ngoài ra, xanh methylen rất có hiệu quả trong việc tiêu diệt Ichthyophthiriosis,

Costiasis, Chilodonelliasis.
Xanh methylen hoạt động như một chất ức chế nấm và vi khuẩn. Chúng diệt hiệu quả Saproglenia, Costia, Trichodina ở liều 3 mg/L cho ngâm. Ở liều lượng 2-5 mg/L có thể sử dụng tắm ở tất cả các giai đoạn của cá. 1-2 mg/L có thể sử dụng để diệt Icthyopthirius multifilis.

* Độ độc cấp tính và mãn tính lên thủy sinh vật
Nồng độ an toàn của xanh methylen trên cá da trơn là 50,48 ppm. Nồng độ gây chết 50% (LC50) là 188,5; 181,5; 172 và 165,5 pPhần mềm trong 24, 48, 72, và 96 giờ tương ứng.
(trên đây là tài liệu mình sưu tầm để anh em chơi cá tham khảo)


Phương pháp 3

Trích từ tài liệu
ĐỊNH DANH NẤM THỦY MI (ACHLYA BISEXUALIS) VÀ KHẢO SÁT HÓA CHẤT KHÁNG VI NẤM

3.1 Dấu hiệu bệnh lý
Cá lóc bị nhiễm vi nấm vào thời gian từ tháng nuôi thứ nhất đến tháng nuôi thứ
hai. Các dấu hiệu thường thấy như cá bơi lờ đờ, gầy, không tập trung lại sàn ăn,
trên thân, vây và đuôi cá có các búi màu trắng như bông gòn và tạo thành vết loét
và vây bị mất đi. Vi nấm ký sinh trên cá thì phần gốc của sợi nấm bám vào cơ cá,
phần còn lại của sợi nấm lơ lửng trong nước (Hình 1A). Quan sát tiêu bản tươi tại
nơi có các búi màu trắng cho thấy có sự hiện diện của các sợi nấm không có vách
ngăn (Hình 1B).

Ở mức độ nhẹ, thì nấm chưa thành búi nhưng ta có thể thấy được những sợi trắng nhỏ trên vây hay đuôi cá





Kết quả sinh học phân tử có thể kết luận rằng chủng vi nấm VN1101 được phân lập trên cá lóc giống thuộc loài Achlya bisexualis VN1101.


Kết quả thí nghiệm nồng độ ức chế tối thiểu của formol và bronopol đến sự phát triển của nấm được ghi nhận tương ứng là 600 và 40 ppm. Nấm không phát triển sau 24 giờ ngâm trong dung dịch formol 800 pPhần mềm và sau 1 giờ ngâm trong dung dịch bronopol 30 ppm. Như vậy có thể sử dụng bronopol như hóa chất chuyên trị
vi nấm.


Hóa chất được sử dụng:

Hai loại hóa chất được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm formol thương mại
(38%- HCHO)(Công ty Hóa chất Việt Nam) và Antizol (50% bronopol- C3H6BrNO4) của công ty Virbac, Việt Nam).


các bạn nên nhớ
PHP:
ppm
là 1/1 triệu (1mg / 1l)

Giá trị của pPhần mềm là: ppm = 1/1 000 000 = 10[sup]-4[/sup]%




Phương pháp 4
Methylen Green, Sulfat đồng cũng là 2 loại hóa chất hiệu quả để trị nấm này
các bạn cũng có thể tham khảo Ý kiến của bác Leo198xhn ở diễn đàn arowana:
A. Đối với cá bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy my: Methylen 2-3pPhần mềm và lặp lại 2 lần trong 1 tuần.
B. Thuốc đặc trị nấm cho cá rồng: thuốc japy (có tên thường gọi là thuốc mỹ) ở dạng bột, đóng gói 5g, với liều lượng là 1 gói/ 40-45 lít nước. Đồng thời duy trì nhiệt độ 32oC và nồng độ muối 2-3‰. Xử lý 2 lần, mỗi lần cách nhau 48h. Khi xử lý liều thứ 2 thay 30-50% lượng nước trong bể rồi bổ xung thêm thuốc theo tỷ lệ tương ứng.
C. Tắm cá với dung dịch KMnO4 pha loãng với tỉ lệ 1/1000..tắm cá 15-60 phút tùy size cá
D. Dùng Methylen Green nồng độ cực loãng để điều trị


Phương pháp 5
Cách chữa khác của bác Trường Sa
Bắt cá ra, trà hết các nầm của nấm ở trên vây và thân cá rồi bôi tetracilin lên chỗ đó cũng có hiệu quả.
Sau khi khỏi bệnh thì ngâm tất cả với povidone để diệt mầm mống nấm
Tương tự
Mình đã chữa 3 chú bị nấm thủy my như thế này ,đặc biệt là có chú khá nặng ,chú đó là 1 chú huyết của khách thanh lý nấm đuôi có từng cục và bị 2 năm ,sau khi chữa 2 chú khỏi ,và chú bị nặng nhất thì ok
Cách làm như sau ,gây mê cá ,bắt ra ,dùng dung dịch ASA loại dung dịch cồn đặc trị hắc lào ,cái này ai đã từng đi bộ đội hay qua thời sinh viên đều nếm trải ,dùng bông ngoáy tai chấm dung dịch vào chỗ bị nấm.Lưu ý làm thật cẩn thận vì dung dịch đó có thể làm cháy tế bào ngoài da,.
Sau khi bôi đến đâu sẽ thấy nấm tuột đi tới đó ,nếu gặp phải chú cá nào bị nặng nấm thành cục tròn trứơc khi bôi ta dùng dao trổ sặc cạo đi.
Sau khi làm xong cho cá vào hồ nhỏ ,lưu ý hồ này nước chuẩn bị trước chạy nước ngon lành và không dùng nước ở hồ cũ để cách ly môi trường nấm
dùng dung dịch xanh ety len loại dung dịch đặc trị kháng khuẩn của nước vào hồ cá ,khoảng 1 tuần cá sẽ ok
đây là cách chữa riêng của mình ,cũng có ý kiến sau khi bôi ASA ,cho vào hồ nhỏ có thể điều trị bằng nước vôi trong ,nhưng cái này mình chưa làm nên chưa có ý kiến
các bạn thử xem ,lưu ý khi điều trị xem sức khỏe cá vì điều trị liên tục cá dễ bị stess ,nên điều trị vào mùa hè


Phương pháp 6

Thuốc tím (KMnO4) nồng độ 1g/100l nước, bác ngâm 30p rồi thay nước mới. Trong quá trình đánh thuốc để sủi vừa phải, sau khi thay nước bật sủi tối đa. Lưu ý nếu có dấu hiệu cá yếu thì thay nước ngay, sau 1 tuần cá khỏe hẳn bác đánh lại 1 lần nữa là hết sạch
Thuốc này bán tại các hiệu thuốc giá rất chát, nếu mua lẻ là 1k (1000đ)/1g, thường được đóng vào túi 2g/túi. Bác chịu khó cắn răng bớt hút điếu thuốc dành tiền chữa bệnh cho các em nó.


Còn về bệnh nấm thủy mi, em xin chia sẻ với các bạn sau 1 năm dùng các loại từ chai Ocean số 4, vôi, muối v.v. không trị dứt được nấm thủy mi tháng trước em sử dụng thuốc tím KMnO4 đánh với liều lượng 1g/100 lít nước, ngâm cá khoảng gần 1 giờ thì thay nước. Hiện nay cá đã hết nấm và sau hơn 3 tuần chưa hề thấy bị nấm lại. Có thể nói kết quả là khả quan rất đáng mừng.

Kinh nghiệm trong quá trình đánh thuốc: Do KMnO4 là chất oxi hóa mạnh nên hút hết oxi trong bể, lúc đánh thuốc phải ngồi trông thật cẩn thận bật sủi, khi thấy cá có dấu hiệu mệt, yếu thì phải bơm nước vào hòa loãng tránh nguy hiểm. Sau đó lại hút nước có thuốc ra, bơm nước mới vào, em làm 2 lượt để gần hết thuốc, khi bơm đầy nước thì bể chỉ còn màu tím nhạt thôi.

Khi cho thuốc vào cho từ từ thành vài lượt chứ không đổ ngay vào, đến lúc thấy màu tím hồng đậm nhìn cá mờ mờ thì dừng.

Em đánh thuốc như trên 2 lần, cách nhau 4 ngày. Thực ra là em chờ cho cá khỏe lại 100% làm tiếp phát nữa để chắc cú.

Nhận xét: Cá chữa trị theo cách này lúc bị ngâm thuốc thì trong có vẻ rất mệt, lừ đừ như sắp chết đến nơi nhưng sau thời gian ngâm thuốc cho nước mới vào thì cá hồi rất nhanh, sau 1 ngày khỏe gần như chưa bao giờ bị bệnh. Thuốc tím diệt nấm bằng cách lấy hết Oxi nên khá lành cho cá, cá chỉ bị mệt do thiếu oxi thôi chứ không bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Sau vài tiếng thì thuốc tím cũng bốc hết bể không còn màu gì cả.

Chúc các bạn chữa trị thành công cho chú cá yêu của mình. Đánh bại nấm thủy mi khó chịu

Phương pháp 7
Xanh malachite (Malachite Green) không kẽm 0,1% dùng để bôi lên chỗ mô bị tổn thương. Vùng bôi sau đó được rửa đi. Nếu tắm sử dụng nồng độ 67mg/l trong 1 phút, nồng độ 0,2 mg/l trong 1 giờ, và 0,1 mg/l trong thời gian dài (Cấm trong thủy sản, chỉ dùng cho cá kiểng nha)

Phương pháp 8
Formalin: 0,4-0,5 ml/l trong 1 giờ.




:read: :read: :read: :read:
Tóm lại có khá nhiều hóa chất có hiệu quả tốt với bênh này.

QUan trọng nhất sau khi chữa xong cần vệ sinh lại bể bằng cách phơi khô hộp lọc, vật liệu lọc một vài hôm rồi gây dựng lạ hệ vi sinh, nước tốt đảm bảo không bị tái phát bệnh
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top