daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
I.Tổng quan về Chủ nghĩa Tượng trưng(Symbolisme).

3

1. Hoàn cảnh ra đời.

3

2. Nền tảng lý thuyết của Chủ nghĩa Tượng trưng

3

3. Chủ nghĩa Tượng trưng qua các giai đoạn.

7

II. Quan điểm nghệ thuật của Chủ nghĩa Tượng trưng

10

III. Những đặc điểm chủ yếu của Chủ nghĩa Tượng trưng

12

IV. Tác giả - tác phẩm tiêu biểu cho Chủ nghĩa Tượng trưng

14

V. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Tượng trưng đối với Văn học Việt Nam 22
Tổng kết

I.

40

Tổng quan về Chủ nghĩa Tượng trưng(Symbolisme):
1. Hoàn cảnh ra đời:
Chủ nghĩa Tượng trưng nằm trong hệ thống các loại chủ nghĩa

hiện đại thế kỉ XX mặc dù đã manh nha trước đó chứ không phải đợi đến thế
kỉ XX mới xuất hiện. Chủ nghĩa tượng trưng có thể được xem như sự khởi
đầu cho các thiên hướng sáng tác văn học hiện đại sau này. Khi chủ nghĩa
lãng mạn nửa sau thế kỉ XIX bị lấn át trước sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện
thực, Chủ nghĩa Tượng trưng ra đời vào những năm cuối thế kỉ XIX như một
2


thái độ phản kháng sự thống trị tuyệt đối của chủ nghĩa hiện thực và quay
lưng với phái Thi Sơn (Parnasse) sau đó suy thoái trong buối giao thời giữa
hai thế kỉ nhưng lại được tái sinh vào những năm 20 của thế kỉ XX. Trong bối
cảnh xã hội đầy biến động ở Pháp nói riêng và thế giới nói chung, chủ nghĩa
tượng trưng đã làm một cuộc bứt phá ngoạn mục cho nền thơ ca thế giới, nâng
thơ ca lên tầm ám thị với cảm quan mới mẻ về những vùng đất “xa lạ” chưa
được biết đến. Đồng thời, Chủ nghĩa Tượng trưng đã tạo ra những sự thay đổi

về mặt thẩm mỹ, tư duy văn học vừa kế thừa vừa chối bỏ chủ nghĩa lãng mạn;
thời đại mà cái tui chiến thắng độc tôn trên thi đàn và phát triển mạnh mẽ.
2.

Nền tảng lý thuyết của chủ nghĩa tượng trưng:

2.1 Thuật ngữ “tượng trưng”:
Tượng trưng là một kiểu tư duy nghệ thuật đã có từ thời trung cổ của
phương Đông lẫn phương Tây và nhất là dòng văn học chịu ảnh hưởng sâu
sắc của tôn giáo, đề cao sự huyền bí tâm linh trong thế giới nhận thức của con
người về vũ trụ. Với phương Đông là Đạo giáo, Phật giáo; với phương Tây là
Ki-tô giáo. Theo từ điển của Viện Ngôn ngữ Khoa học Xã hội Nhân văn,
tượng trưng có nghĩa là: mượn vật có hình thể để biểu hiện cho vật không
hình thể. Có rất nhiều cách hiểu về tượng trưng trong văn học nghệ thuật.
Theo nghĩa thông thường nhất, tượng trưng là một loại hình tạo ra nhiều liên
tưởng xa xôi, bất ngờ, có sức ám gợi những hàm nghĩa sâu xa, ám gợi tâm
trạng. Vào cuối thế kỉ XIX, với những sáng tác của Baudelaire, Rimbaul thì
tượng trưng mới thực sự được nâng lên thành chủ nghĩa, xét về thuật ngữ có
khi lại nằm trong hiện tượng thơ “suy đồi” (Décadence) cùng với phái Thi
Sơn (Parnasse). Với Baudelaire ông có cách hiểu riêng về tượng trưng:
“Trong một số trạng thái tâm hồn hầu như có tính chất siêu nhiên, chiều sâu
của cuộc sống bộc lộ toàn vẹn trong một cảnh tượng bày ra trước mắt con
3


người, có thể là hết sức tầm thường. Cảnh tượng này là tượng trưng của sự
sống”. Chỉ đến ngày 18/9/1886, một năm quan trọng đã diễn ra triễn lãm cuối
cùng của các nhà Ấn tượng chủ nghĩa, trong phần phụ lục của tờ Firago:
“Tuyên ngôn của chủ nghĩa tượng trưng đã xuất hiện, được chấp bút bởi nhà
thơ Jean Moréas”.

2.2 Cơ sở tư tưởng của Chủ nghĩa Tượng trưng:
Chủ nghĩa Tượng trưng chịu ảnh hưởng trước tiên và sâu xa của triết học
siêu hình và tôn giáo Đức thế kỉ XVIII. Thuyết thần cảm của người Đức chủ
trương rằng thế giới hữu hình là hình ảnh của thế giới vô hình...Giữa hai thế
giới đó có những điều tương ứng. Người thụ pháp là người nhận biết được
những điều tương ứng đó, và nếu cần, có thể nhờ đó mà có những quyền lực
thiêng liêng (M.Albérès, (1963), Tổng kết văn học thế kỉ XX, Phạm Đình
Khiêm dịch, Viện Đại học Huế). Tuy nhiên, khi được du nhập vào Pháp gặp
phải tư tưởng triết học duy lý khá vững chắc đã được hình thành qua nhiều thế
kỉ từ Montaigne, Decartes, Voltaire, Diderot,...nó nhanh chóng bị gạt sang một
bên chỉ xuất hiện rải rác trong sáng tác của một vài nghệ sĩ lãng mạn. Đến chủ
nghĩa tượng trưng, hầu như mọi giá trị của học thuyết được vực dậy mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, nhà thơ Théophile Gautier mặc dù thuộc trường phái thơ Thi
Sơn nhưng lại tác động ít nhiều về mặt tư tưởng trong thơ Tượng trưng ở
những buổi đầu sơ khai. Chịu sự ảnh hưởng của mĩ học Kant, Gautier đã nêu
lên quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”; cho rằng nghệ thuật không có giá
trị thực dụng cho nên “những thứ vô dụng mới đẹp, những loại có ích đều
xấu”. Ông phản đối việc công cụ hóa, đạo đức hóa nghệ thuật. Sau đó lại đề
xuất “tính độc lập tuyệt đối của nghệ thuật, không cho phép thơ có mục đích
nào ngoài bản thể của nó, cũng không cho phép thơ có nhiệm vụ nào khác
ngoài việc mang lại mĩ cảm tuyệt đối trong lòng bạn đọc”. Theo ông “Những
4


con chữ rạng rỡ lấp lánh, cộng thêm tiết tấu và âm nhạc, đó chính là thơ”.
Phái Thi Sơn khá chú trọng hình thức, luôn tỉ mẩn phục sức cho ngôn từ mà
gạt bỏ tình cảm cá nhân, lập ý khách quan, miêu tả ngắn gọn, chính xác; chủ
trương nghệ thuật và khoa học không nên tách rời mà “cần hòa tan vào nhau”.
Đó cũng là một trong những nét khác biệt cơ bản giữa dòng thơ của phái
Parnasse và thơ Tượng trưng như Mallarmé đã từng nhận xét: “Các nhà thơ

Parnasse chỉ nắm chắc sự vật rồi biểu hiện tất cả ra, cho nên họ thiếu hẳn sự
kì diệu” trong khi thơ tượng trưng cần sự sáng tạo xuất phát điểm từ tâm linh
của nhân loại.
Với thuyết “thuần văn học” của Edgar Allan Poe được Baudelaire giới
thiệu nhiều nên cũng phần nào gây ảnh hưởng đến Chủ nghĩa Tượng trưng
Pháp. Ông viết: “Chỉ cần chúng ta tự thức tỉnh linh hồn của mình, từ đó chúng
ta liền có thể phát hiện dưới gầm trời không hề có, không thể có một tác phẩm
nào rất mực tôn quý, vô cùng cao thượng so với bài thơ này – một bài thơ tự
nó, vì bài thơ này đúng là một bài thơ, ngoài ra, không có gì khác, một bài thơ
được viết ra chỉ vì thơ mà thôi” (Nguyên lí thơ). Edgar Allan Poe chia thế giới
tinh thẩn ra ba lĩnh vực: “trí lực thuần túy, cảm quan đạo đức và hứng thú”.
Theo ông, trí lực sẽ dẫn đến chân lý, cảm quan đạo đức mang lại đạo nghĩa
riêng chỉ có hứng thú mới đưa con người đến với cái đẹp. Trong sự quan sát
cái đẹp, mỗi người sẽ phát hiện và có khả năng đạt đến sự thăng hoa của
khoái cảm và sự kích động của linh hồn; xem sự thăng hoa và kích động ấy
chính là tình cảm của thơ. Bên cạnh đó, “có lẽ chính từ trong âm nhạc, tình
cảm thơ mới được kích động” làm cho cuộc đấu tranh của linh hồn càng tiến
gần đến sự sáng tạo ra cái đẹp thần thánh. Với Edgar Allan Poe, thơ không lấy
chân thực làm đối tượng mà chỉ lấy tự thân làm mục tiêu.
Mặt khác, có thể nói Chủ nghĩa Tượng trưng chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ tư tưởng của Baudelaire. Được xem là người tiên phong cho Chủ nghĩa
5


Tượng trưng, Baudelaire là minh chứng tiêu biểu cho sự có mặt của dòng thơ
đi sâu vào cảm quan của cái tui huyền bí và đoạn tuyệt với cách nhìn nhận hời
hợt thông thường vể thế giới. Năm 1857, Baudelaire với tập thơ “Những bông
hoa Ác” (Les Fleurs du Mal) đã thay cho lời phát ngôn ông về “cảm giác
tương giao” trong thơ Tượng trưng. Tưởng tượng làm cho con người cảm thấy
hình dáng, màu sắc, âm thanh, hương vị đều có một hàm nghĩa về tinh thần,

phảng phất quan niệm thiên nhân cảm ứng. Cảm giác tương giao không phải
không có ở Chủ nghĩa Lãng mạn và Chủ nghĩa Hiện thực mà nhất là ở một
mảng thơ ca của phương Đông, nhưng chỉ được kết tinh đậm đặc ở Chủ nghĩa
Tượng trưng. Trong “khu rừng Tượng trưng” của “ngôi đền” thiên nhiên mà
mọi vật đều hợp nhất phát ra những âm thanh mơ hồ, vẫy gọi con người qua
lại thì nhà thơ chính là những nhà phiên dịch đi giải thích những quan hệ
thanh âm, sắc màu, hương vi,... bằng trực giác của lý trí thông qua một loạt
những ngôn từ hoa mĩ để giải mã “những phán đoán vĩnh hằng mà nhân loại
hiếu kì đã tiến hành”. Cảm giác tương giao của Baudelaire đã góp phần khám
phá những mối quan hệ tiềm ẩn có tính tượng trưng trong vạn vật, cũng là một
cách nhìn có tác dụng mở rộng tầm chiếm lĩnh của nghệ thuật đối với hiện
thực nhưng cũng không tránh khỏi việc nghệ thuật dần trượt vào con đường
huyền bí, thoát ly khỏi thực tại.
3. Chủ nghĩa Tượng trưng qua các giai đoạn:

Nếu xem Chủ nghĩa Tượng trưng như một tư tưởng nghệ thuật thì Chủ
nghĩa Tượng trưng chỉ hình thành từ giữa thế kỉ XIX ở phương Tây. Chúng ta
có thể chia sự phát triển của chủ nghĩa tượng trưng thành các giai đoạn: định
hình, đỉnh cao và suy thoái,tái sinh.
3.1 Giai đoạn định hình:
6


Chủ nghĩa Tượng trưng bắt đầu từ giữa thế kỉ XIX được đánh dấu
mốc quan trọng với tập thơ “Những bông hoa Ác” (Les Fleurs du Mal) của
Baudelaire. Thời kỳ đầu, Chủ nghĩa Tượng trưng chịu sự công kích, lên án rất
dữ dội vì nó đã tạo nên hiệu ứng gây sốc trong việc tiếp nhận văn học không
theo lối thông thường. Đó là bằng chứng tại sao tập thơ “Những bông hoa Ác”
của Baudelaire năm 1857 bị truy tố vì “xúc phạm đến đạo đức tu hành “ và
“thuần phong mỹ tục” của nước Pháp. Giai đoạn này thơ Tượng trưng còn

chịu ảnh hưởng khá lớn từ Chủ nghĩa Lãng mạn về đề tài là những nỗi buồn,
tuyệt vọng, con người luôn ưu sầu suy tư. Một mặt kế thừa chủ nghĩa lãng
mạn về cái nhìn đi sâu vào nội tâm, mặt khác Chủ nghĩa Tượng trưng khước
từ cách diễn đạt dông dài, lối nói hoa mĩ đến khuôn sáo mà phái Thi Sơn tiếp
nhận từ Chủ nghĩa Lãng mạn. Dù có được xem là những hiện tượng thơ “suy
đồi” đi chăng nữa, thì với cảm quan về vũ trụ một cách nổi loạn cũng như
những chất liệu thơ quái đản, mông lung của Baudelaire là sự tiên báo cho
một trường phái thơ ca độc đáo sắp sửa bùng nổ trên thi đàn thế giới.
3.2 Giai đoạn đỉnh cao và suy thoái:
Tháng 9/1886, Chủ nghĩa Tượng trưng ra đời ở Pháp với bản “Tuyên
ngôn tượng trưng” của Jean Moreas đề xuất một quan niệm thi ca mới nhằm
phản ứng lối thơ thiên về chạm trỗ, trau chuốt ngôn từ của phái Thi sơn
(Parnasse) và cách làm thơ quá dễ dãi của Trường phái Lãng mạn thì thuật
ngữ Chủ nghĩa Tượng trưng (Symbolism) mới chính thức xuất hiện. Cùng với
Mallarmé, Verlaine họ quan niệm: thi ca Tượng trưng biểu hiện trước hết
“những tư tưởng nguyên thuỷ”, nó là kẻ thù của “sự mô tả khách quan”. Hình
tượng tượng trưng là đa nghĩa, bất định, nó ghi nhận sự tồn tại của “khu vực
bí ẩn” (Mallarmé), của “những cái vô hình và những thế lực định mệnh”
(Maeterlinck), thơ “trước hết phải có nhạc tính” do âm nhạc hơn hẳn các
7


nghệ thuật khác trong việc truyền đạt những sắc thái, những bán âm
(Verlaine). Do vậy, ở những tác phẩm tượng trưng biểu tượng vật thể thực
được đan bện chặt với các thủ pháp ấn tượng. Vai trò chủ đạo trong nhận thức
và sáng tác nghệ thuật của chủ nghĩa tượng trưng là trực giác - được đồng
nhất với sự bừng ngộ thần bí, với sự khải thị, với trạng thái kích động cao.
Từ quê hương của nó – nước Pháp – Chủ nghĩa Tượng trưng nhanh
chóng trở thành hình thức thơ ca phổ biến, quyết định diện mạo thơ ca
phương Tây và châu Âu cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX với nhiều màu sắc

khác nhau ở Anh với Oscar Wilde, ở Đức với Rainer Maria Rike, ở Tây Ban
Nha với Rubin Dario, Juan Ramin Jiminez, ở Nga với Bryusov Balmont,
Andrei Belyi, Vlardimir Solovev, ở Mỹ với Erza Pound,...
Đến thời kỳ cuối, thơ Tượng trưng rơi vào hình thức chủ nghĩa, mấp mé
giữa đường ranh nghệ thuật và phi nghệ thuật bằng lối thơ hủ nút, kín mít.
Điều này khiến thơ tượng trưng rơi vào tình trạng phi giao tiếp, có tính chất
loại bỏ sự giao tiếp của người đọc. Ngôn ngữ thơ ca dần dần chỉ đơn thuần
phục vụ cho âm hưởng, âm đã hại ý, ám thị đã biến thành những câu đố thuần
túy, mất hẳn hiệu lực với người đọc. Đến giữa những năm 90, chủ nghĩa
tượng trưng đã thoái trào hẳn. Năm 1891, J.Moreax tuyên bố rời khỏi phái
tượng trưng, nhóm tượng trưng tan rã, thơ tượng trưng chia thành hai hướng:
một hướng theo Mallarme sau dẫn đến Verlaine đỉnh cao của trường phái thơ
tượng trưng sau này ở thế kỉ XX. Hướng thứ hai với những thay mặt như
Arthur Rimbaud, Guillaume Appolinaire phát nguồn cho trường phái siêu
thực sau này.
3.3 Giai đoạn tái sinh (Chủ nghĩa Hậu tượng trưng):
Sau chiến tranh Thế giới thứ nhất, Chủ nghĩa Tượng trưng được tái
sinh thành chủ nghĩa Hậu tượng trưng. Ngoài những đặc điểm kế thừa chủa
Chủ nghĩa Tượng trưng, Chủ nghĩa Hậu tượng trưng còn mang trong mình
8


những đặc điểm nghệ thuật mới như chú trọng sự suy nghĩ đầy lí tính mang
màu sắc triết lí trước những vấn đề hồn với xác, sống với chết, bộc lộ da diết
hơn sự trống trải và đau khổ trong nội tâm con người thời đại, những tư tưởng
tình cảm đã hướng ra ngoải xã hội không còn bị gò bó hạn chế trong phạm vi
cá nhân, do cùng lúc xuất hiện ở nhiều nước nên chủ nghĩa tượng trưng hậu kì
có phong cách nghệ thuật là khá khác nhau.
Chủ nghĩa Tượng trưng hậu kì đã xuất hiện nhiều nhà văn, nhà thơ
nổi tiếng thế giới như Paul Valéry -“nhà thơ lớn nhất nước Pháp thế kỉ XX”

với bài thơ trường thiên Nữ thần vận mệnh thanh xuân và Lăng mộ bên biển
cả của ông được truyền đi rộng rãi khắp Châu Âu, T.S.Elio gốc Hoa Kỳ, quốc
tịch Anh được xem là đại biểu lớn nhất của Chủ nghĩa Tượng trưng hậu kì.
Bài thơ trường thiên Hoang mạc của ông được đánh dấu như một cột mốc lớn
của thơ ca hiện đại. Ngoài ra,W.B.Yeasts với kịch thơ Vùng quê của tâm
nguyện cũng khá tiêu biểu cho Chủ nghĩa Hậu tượng trưng ở Anh, đại biểu
cho Chủ nghĩa Hậu tượng trưng ở Ý là E.Montalor với tác phẩm chủ yếu là
Hạnh phúc...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Phân tích hiện tượng tiền lương trong chủ nghĩa tư bản thường thấp hơn giá trị sức lao động Luận văn Kinh tế 0
V Ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng đối với thơ mới ( Qua thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Bích Khê) Văn học 0
Y Bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan niệm tâm lý của chủ nghĩa Macxit Tài liệu chưa phân loại 3
D Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà nước trong chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu chủ nghĩa tư bản hiện nay Môn đại cương 0
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Môn đại cương 0
D Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top