Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Mod mới có tài liệu này chia sẻ miễn phí cho các bạn


Đề tài: “Chính sách đối ngoại Mỹ từ góc nhìn Hiện thực mới: Trường hợp đối với Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ”.




Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế

Mã số: 62310206

Nghiên cứu sinh: Lê Đình Tĩnh

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương

Cơ sở đào tạo: Học viện Ngoại giao



TÓM TẮT NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN



Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, trong đó có chính sách đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995, nhưng việc lý giải những nội dung này qua lăng kính của thuyết Hiện thực mới lại hầu như chưa được nghiên cứu. Trên cơ sở khảo sát nhiều nguồn tài liệu, kết hợp với các chuyến đi khảo sát, tham gia các hội thảo, tọa đàm khoa học, phỏng vấn chuyên gia và kết hợp với các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành quan hệ quốc tế, luận án đi đến những kết luận chính như sau: Thứ nhất, phân tích chính sách đối ngoại Mỹ, theo gợi ý của thuyết Hiện thực mới, trên các phương diện mục tiêu, biện pháp, nhân tố tác động, quá trình triển khai đòi hỏi việc xem xét kỹ lưỡng ít nhất hai tham số: lợi ích quốc gia và tương quan so sánh lực lượng của Mỹ với các chủ thể chính trong hệ thống quốc tế. Thứ hai, su Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn tìm cách duy trì vị trí siêu cường duy nhất, ngăn không cho một nước, hay nhóm nước nổi lên thách thức vị trí này của Mỹ, bởi vị trí đó đem đến những lợi ích to lớn cho Mỹ và các đồng minh. Để bảo đảm các mục tiêu an ninh và thịnh vượng, Mỹ đặc biệt coi trọng sử dụng quan hệ về kinh tế và quân sự, giành giữ lợi ích chủ yếu bằng hai “kênh” này này. Các yếu tố khác như hệ giá trị, tư tưởng cũng đóng vai trò tương đối quan trọng. Thứ ba, mặc dù đang định hình một “đại chiến lược” cho thời kỳ mới, về cơ bản xu hướng Mỹ ưu tiên khu vực châu Á-Thái Bình dương ngày càng trở nên rõ nét do đây là khu vực hàm chứa nhiều lợi ích quan trọng cũng như đang có những biến chuyển quyền lực đáng chú ý, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc và châu Á nói chung trong bàn cờ địa chính trị và địa kinh tế toàn cầu. Thứ tư, trong bối cảnh đó, kể từ khi bình thường hóa, Mỹ đánh giá ngày càng cao vai trò của Việt Nam trên cơ sở những lợi ích đơn phương và song trùng với Việt Nam cũng như các mục tiêu lớn của Mỹ tại khu vực. Thuyết hiện thực mới dự báo trong trung hạn, nhiều khả năng Mỹ sẽ tranh thủ nhiều hơn vai trò của các nước “đối tác mới nổi”, trong đó có Việt Nam, nhằm thực hiện chiến lược “cân bằng từ xa”, là phương cách đạt lợi ích thông qua sự hỗ trợ của các nước đồng minh, đối tác trong bối cảnh sức mạnh tương đối của Mỹ đang đi xuống. Cuối cùng, với tư cách là một lý thuyết, một công cụ phân tích chính sách đối ngoại, thuyết Hiện thực mới có những lợi thế nhất định như đề cao vai trò của quốc gia với tư cách là các chủ thể đơn nhất, lý tính, luôn coi trọng các lợi ích tuyệt đối cũng như tương đối về an ninh và vật chất trong hệ thống quốc tế vô chính phủ, là các giả định quan trọng và được thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật. Hơn nữa, do Mỹ là siêu cường toàn cầu, cách tiếp cận hệ thống của thuyết hiện thực mới càng có thêm điểm hợp lý. Bên cạnh đó, do bỏ qua vai trò của yếu tố nội bộ, các chủ thể phi quốc gia, hay các dạng thức sức mạnh mềm, thuyết hiện thực mới không giúp giải thích được chính sách đối ngoại Mỹ một cách đầy đủ và chi tiết, ví dụ như vai trò nổi bật của các nhóm, cá nhân trong quá trình thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt. Đánh giá tổng thể, thuyết hiện thực mới giúp làm rõ nhiều khía cạnh quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung trong đó có chính sách đối với Việt Nam, song nếu được kết hợp với các công cụ lý thuyết khác thì sẽ đưa đến những kết quả toàn diện hơn.
3.4. Kiểm chứng lý thuyết
Được thừa nhận rộng rãi, thuyết hiện thực mới xác định động
cơ chính đằng sau chính sách của Mỹ đối với Việt Nam là lợi ích
quốc gia Mỹ. Các yếu tố khác như ý thức hệ đóng vai trò ít quan
trọng hơn. Quá trình Mỹ thúc đẩy quan hệ với Việt Nam kể từ khi
bình thường hóa là sự tổng hòa các lợi ích quốc gia, có lúc song
trùng với Việt Nam, nhưng cũng có những lợi ích đơn phương. Một
gợi ý quan trọng khác của thuyết hiện thực mới là đã đặt chính sách
đối với Việt Nam trong tổng thể chính sách của Mỹ đối với khu vực,
trong đó đặc biệt chú ý đến sự biến chuyển tình trạng phân bố quyền
lực khu vực. Tuy nhiên, những “điểm mờ” trong cách tiếp cận khiến
thuyết hiện thực mới có những hạn chế khi không giúp giải thích một
cách chi tiết chính sách của Mỹ đối với Việt Nam.
3.5. Khuyến nghị chính sách
Một là, từ phía Mỹ, nền tảng hoạch định chính sách là lợi ích
quốc gia Mỹ, do vậy từ phía Việt Nam, cần tiếp tục vận dụng trên
thực tế chủ trương “nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong
quan hệ quốc tế”, giữa hai mặt “đối tác và đối tượng”, “chủ động,
linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”, lấy nguyên tắc vì “lợi ích dân tộc”
làm nền tảng cho hoạt động đối ngoại.
Hai là, Mỹ sẽ không từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới và do vậy
cần xem việc thúc đẩy quan hệ với Mỹ trong chừng mực Mỹ vẫn còn
có thể duy trì vai trò này là hành vi phổ biến trong quan hệ quốc tế.
Ba là, phía Mỹ luôn chú trọng sử dụng các công cụ quân sự
và kinh tế, do vậy một mối quan hệ phát triển và bền vững cần dựa
trên việc làm sâu hơn nữa hai lĩnh vực này.
thực mới. Nhưng chính những giả định này đã gợi ý cho quá trình phâ
tích chính sách đối ngoại Mỹ, kể cả trong trường hợp đối với Việt Nam,
giúp nhận diện những khía cạnh thực chất của chính sách và quan hệ.
Thực tế Việt Nam cũng có cách tiếp cận “thực tế” những vấn đề thuộc
về “đạo lý” trong quan hệ như các vấn đề bồi thường chiến tranh, khắc
phục hậu quả bm mìn hay vụ kiện chất độc da cam, nhờ vậy đã đạt
được một số tiến triển đáng khích lệ.
Cuối cùng, do chỉ là tập hợp những giả định tổng quát, thuyết
HTM không giúp giải thích được một cách cặn kẽ và chi tiết chính sách
của Mỹ (hay của bất kỳ nước nào khác). Để khắc phục, các nhà phân
tích có thể sử dụng kết hợp với những công cụ khác, như những cách
tiếp cận có tính đến những yếu tố nội bộ hay đặc thù quốc gia. Xét cho
cùng trong một hệ thống quốc tế các quốc gia có cùng “thứ bậc” sức
mạnh không hoàn toàn ứng xử như nhau trong cùng một tình huống.
Điều này giúp giải thích vì sao Việt Nam không chọn cách ứng xử như
Philipin tại Biển Đông (cân bằng chiến lược), sự kỳ vọng của Việt Nam
vào các nhân tố như Mỹ là có mức độ hơn (độc lập, tự chủ) kể cả nếu
quan hệ Việt-Mỹ cũng có độ gắn bó như quan hệ Mỹ-Philipin.
Tóm lại, là một lý thuyết có ảnh hưởng, nếu được vận dụng
kết hợp với những cách tiếp cận khác, thuyết hiện thực mới sẽ không
chỉ cung cấp những gợi ý bổ ích về nền chính trị quốc tế mà còn có
thể giúp phân tích chính sách đối ngoại của một quốc gia. Nghiên
cứu về chính sách đối ngoại Mỹ sau Chiến tranh Lạnh, trong đó có
trường hợp đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa
quan hệ năm 1995 đã cho thấy điều đó./

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Re: [Free] Chính sách đối ngoại Mỹ từ góc nhìn Hiện thực mới: Trường hợp đối với Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ

Em xin tài liệu này ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đề cương cao học quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá của nhà bán lẻ đối với chính sách phân phối mặt hàng nước giải khát của Suntory Pepsico Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách đối ngoại việt nam – trung quốc trong giai đoạn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
Y Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với người nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Luận văn Kinh tế 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
I Chính sách của nhà nước đối với KTTN và các giải pháp phát triển Kiến trúc, xây dựng 0
P Nội dung chính sách thương mại quốc tế của liên minh Châu Âu (EU) và những điểm cần lưu ý đối với do Luận văn Kinh tế 0
O Quan hệ Việt Nam – Malaysia kinh nghiệm của malaysia đối với Việt Nam trong chính sách thu hút đầu t Luận văn Kinh tế 0
P Những chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích công tác quản lý chi ngân sách cho những đối tượng chính sách xã hội và bảo trợ xã hội của Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top