Parkins

New Member
Download Đề tài Chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm Men’vodka tại Công ty Cổ phần Hương Vang
Chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm Men vodka tại Công ty Cổ phần Hương Vang

Gia nhập WTO nền kinh tế nước ta đang hoà nhập và phát triển, tất cả các nghành nghề đều đang tạo được thế và lực mới, những sản phẩm và dịch vụ mới gia đời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay nhà nước ta đang có chính sách khuyến khích nhiều ngành phát triển để cạnh tranh với các sản phẩm đến từ các nước trên thế giới, trong đó có ngành rượu bia nước giải khát.
Công ty cổ phần Hương Vang là một công ty hoạt động trong lĩnh vực rượu bia nước giải khát, trong đó sản phẩm chủ đạo của công ty là sản phẩm Men’vodka. Sản phẩm vodka của công ty đã bước đầu thâm nhập vào thị trường tuy nhiên để phát triển sản phẩm này công ty chỉ có định hướng mà chưa có một chiến lược cụ thể lâu dài để phát triển sản phẩm này.
Được nhà trường cử đi thực tập tốt nghiệp cuối khoá em đã xin vào thực tập và làm việc tại công ty cổ phần Hương Vang, qua thời gian thực tập và làm việc tại công ty được sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn em đã lựa chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm Men’vodka”, vì đây là vấn đề có tính cấp thiết với công ty và gần với chương trình học của em.

1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT Ở NƯỚC TA VÀ TẠI CÔNG TY AROWINE.
1.1 kết qua hoạt động sản xuất kinh doanh ngành rượu bia nước giải khát của nước ta trong 10 năm trở lại đây và phương hướng phát triển của ngành trong những năm tới.
Ngành Rượu Bia Nước giải khát ở nước ta có quá trỡnh phỏt triển lõu dài, từ cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Song đặc biệt 10 năm trở lại đây, do chính sách đổi mới, mở cửa của nước ta; đời sống của các tầng lớp dân cư đó cú những bước cải thiện quan trọng; lượng khách du lịch, các nhà kinh doanh, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy sự phát triển của ngành Rượu Bia Nước giải khát Việt Nam.
Do đó, chỉ trong thời gian ngắn, ngành Rượu Bia Nước giải khát đó cú bước phát triển quan trọng thông qua việc đầu tư khôi phục sản xuất của các nhà máy bia, nước giải khát sẵn có và xây dựng thêm các nhà máy mới thuộc Trung ương, địa phương, các liên doanh với nước ngoài và mở ra các cơ sở sản xuất của cỏc thành phần kinh tế vào lĩnh vực này.
Sự phát triển này mang lại những thành tựu lớn, nhưng cũng có những hạn chế, tiêu cực.
1.1.1.Những thành tựu phát triển của ngành
1.1.1.1 Có tốc độ tăng trưởng nhanh, đáp ứng về số lượng cho người tiêu dựng, thay thế phần lớn nhập khẩu và nâng cao giá trị của sản phẩm chế biến thực phẩm.
a/ Về sản xuất bia:
Có tốc độ tăng trưởng từ 1991-2000 bình quân là trên 10%/ năm. Từ chỗ trước đây chỉ có 2 nhà máy bia là Sài Gòn và Hà Nội, thì nay cả nước có 469 cơ sở sản xuất, với năng lực 1021 triệu lít/năm. Năm 1999 sản xuất trên 700 triệu lít, bình quân tiêu thụ 8,5-9 lít/người/năm.
b/ Về sản xuất rượu:
Sản xuất rượu công nghiệp từ chỗ chỉ có Nhà máy Rượu Hà Nội và Nhà máy Rượu Bình Tây cách đây trên 100 năm, thì nay có 63 cơ sở sản xuất. Năm 1998 ước tính là 95 triệu lít/năm (theo niên giám thống kê 1998). Song phải kể đến lượng rượu dân tự nấu quá lớn, có tới trên 200 triệu lít/năm. Như vậy bình quân tiêu thụ tới 3,4 lớt/người/năm. Người Việt nam uống rượu vào loại nhiều so với các nước.
c/ Về sản xuất nước giải khát
Từ chỗ năm 1938 có Nhà máy nước khoáng Vĩnh Hảo và 1952 có Nhà máy nước ngọt Chương Dương, thì nay có 204 cơ sở sản xuất nước giải khát, với năng lực 1008 triệu lít/năm. Năm 1999 sản xuất trên 460 triệu lít. Bình quân tiêu thụ 5 lít/người/năm. Trong đó: nước ngọt pha chế 3,35 lít (chủ yếu là Coca - Cola và Pepsi - Cola), nước khoáng và nước tinh lọc 1,49 lít và nước quả 0,16 lít.
Rõ ràng sự phát triển nhanh của ngành Rượu Bia Nước giải khát đó đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng do kinh tế phát triển và nước ta lại có khí hậu nhiệt đới nóng nhiều. Nó còn đẩy lùi hàng ngoại tràn vào, như bia Trung Quốc và nhập khẩu tuy cũn nhưng sản lượng ít hơn.
1.1.1.2 Ngành đó được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn với gần 10 ngà n tỷ đồng, nhiều cơ sở có thiết bị công nghệ hiện đại, tạo ra những sản phẩm có tín nhiệm với người tiêu dùng trong cả nước hay khu vực, như: bia 333, bia Hà Nội, Heineken, Halida, Carlsberg, Sanmiguel, Huda... nước ngọt Coca-Cola, Pepsi-Cola, nước khoáng Vĩnh Hảo, Lavie, Đảnh Thạnh, Thạch Bích, rượu Nếp mới, Vang Thăng Long...
1.1.1.3 Ngành hoạt động có hiệu quả, mỗi năm đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 3000 tỷ đồng, giải quyết cho trên 2 vạn người có việc làm ổn định trong các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, còn hàng vạn người tham gia các hoạt động cung ứng vật tư, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm.
Rượu Bia Nước giải khát phát triển cũn gúp phần thúc đẩy các ngành khác phát triển như: nông nghiệp, giao thông, cơ khí, bao bỡ...
Có đ ược những thành tựu trên nhờ có đường lối đổi mới, kinh tế-xã hội đất nước phát triển, sản xuất kinh doanh rượu bia nước giải khát lại có hiệu quả, nên các thành phần kinh tế tích cực đầu tư phát triển.
Hai nhà máy bia Trung ương (Sà i Gũn và Hà Nội) sản xuất đó vượt công suất tới 107% vẫn không đủ sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Nhiều quốc doanh rượu bia nước giải khát chủ lực của địa phương cũng đầu tư phát triển khá như Công ty Bia Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Thái Bình,... Rượu Đồng Xuân (Phú Thọ), Vang Thăng Long (Hà Nội) v.v...
Các thành phần kinh tế cũng tích cực đầu tư mở 575 cơ sở sản xuất (bia 400, rượu 27, nước giải khát 148). Mặt tiêu cực sẽ được nêu dưới đây, song các cơ sở này đó tạo sản phẩm đáp ứng tại chỗ cho người lao động, như bia hơi dần dần trở thành nước giải khát phổ thông, nhất là ở thị xã, thị trấn, khu công ghiệp...
Nhờ chính sách mở cửa, lại vừa tận dụng vốn và kỹ thuật cụng nghệ tiên tiến, cách quản lý v.v... các hãng lớn đó đầu tư vào 27 liên doanh và 100% vốn nước ngoài (bia 6 doanh nghiệp, rượu 8 và nước giải khát 13). Trong đó có những công ty lớn như Heineken, Carlsberg, Foster's, Huda, Coca-Cola, Pepsi-Cola, Hiram Walker.
1.1.2. Những mặt hạn chế, tiêu cực
Bên cạnh những thà nh tựu trên đây, sự phát triển nhanh của ngành Rượu Bia Nước giải khát dẫn đến những hạn chế tiêu cực là sự phát triển tràn lan không theo quy hoạch; phát huy công suất thấp, đầu tư thua lỗ chất lượng sản phẩm kém, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường không đảm bảo để người tiêu dùng phải gánh chịu; cạnh tranh không lành mạnh, gây rối loại thị trường, giá cao, hàng giả, nhãn mác giả v.v...
Với 400 cơ sở sản xuất bia hơi, công suất mỗi cơ sở dưới 1 triệu lít/năm của các thà nh phần kinh tế, thiết bị tự tạo trong nước, nhiều cơ sở rất thủ công lạc hậu, nên chất lượng sản phẩm không đảm bảo, nhưng họ thường nộp thuế thấp theo khoán thuế hay trốn lậu thuế nên giá hạ, dễ cạnh tranh tiêu thụ với bia có chất lượng đảm bảo. 27 cơ sở sản xuất rượu và 148 cơ sở sản xuất nước giải khát của các thành phần kinh tế cũng tương tự. Sự phát triển trà n lan nà y là m quản lý Nhà nước không theo kịp, dẫn đến buông lỏng quản lý tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh môi trường và thất thu thuế.

Điều rõ nhất của đầu tư thua lỗ là 12 nhà máy bia địa phương (10 của quốc doanh địa phương và 2 của tư nhân), nhập thiết bị đồng bộ, tiên tiến của nước ngoài. Mỗi nhà máy có vốn đầu tư 60-70 tỷ đồng, hoàn toàn bằng vốn vay, nâng tổng số lên 1000 tỷ đồng. Nhưng do quy mô nhỏ (3-5 triệu lít/năm), suất đầu tư cao, lại bất cập với kỹ thuật công nghệ, nên bia chai làm ra không tiêu thụ được, nay chủ yếu phải tạm làm bia hơi. Doanh thu thấp, không có khả năng hoàn vốn và trả nợ ngân hàng. các nhón hiệu bia Kaiser, Nager, Henninger, Viger, Habada, Nada, Vida, Timer, Beyker... là hậu quả của những đầu tư sai, mà khi xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật chắc rằng đều kết luận là có hiệu quả cao!!! còn hiện nay đang khó khăn, chưa có hướng giải quyết.
Nhiều người cho rằng sản xuất rượu bia nước giải khát hiện nay dễ tiêu thụ, không phải hoàn toàn vậy. Hãy xem các Nhà máy bia liên doanh, có thiết bị công nghệ tiên tiến, sản phẩm có chất lượng của những hãng có tên tuổi, quảng cáo liên tục, đội ngũ tiếp thị đông đảo... nhưng tiêu thụ không mạnh, nên công suất phát huy thấp, mới đạt chưa đ ược 50% công suất thiết kế. Vì vậy 13 liên doanh được cấp phép, nhưng mới 6 liên doanh bia hoạt động. Liên doanh bia Hà Tây cũng mới xây dựng nhà xưởng để lâu chưa lắp máy. Một số liên doanh quá lỗ, như BGI Tiền Giang, BGI Đà Nẵng phải bán cho hóng Foster's (úc) thành 100% vốn nước ngoài, còn BGI Hải Phũng phải rút giấy phép đầu tư, liên doanh bia Khánh Hoà cũng thành 100% vốn nước ngoài và mang tên Rồng Vàng - Khánh Hoà.

Trong thời kỳ chiến lược năm tới công tác đánh giá kiểm tra tập trung vào các nội dung trước hết là nhân sự từ công tác tuyển dụng, đào tạo, số lượng, chất lượng và phúc lợi.
Về công tác phát triển thương hiệu cần đánh gía việc phát triển thương hiệu trên phạm vi toàn quốc, đánh giá công tác phát triển thị phần và doanh thu trong từng tháng.
Về công tác sản suất cần đánh giá chất lượng sản phẩm tiến độ sản xuất các sản phẩm mới, việc đáp ứng yêu cầu khách hàng.
Về công tác tài chính cần đánh giá nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động được và tốc độ dải ngân các dự án sản xuất.
- Tiêu chuẩn đánh giá:
Việc đánh giá dựa trên cơ sở đạt được mục tiêu kế hoạch, nếu đạt được 90% kế hoạch đặt ra đánh giá việc thực hiện chiến lược trong kỳ đạt được kết quả, nếu 80% việc thực hiện kế hoạch ở mức trung bình, dưới 80% cần xem xét lại và đưa ra các điều chỉnh cần thiết.

MỤC LỤC
1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH RƯỢU BIA NƯỚC GIẢI KHÁT Ở NƯỚC TA VÀ TẠI CÔNG TY AROWINE. 2
1.1 Kết qua hoạt động sản xuất kinh doanh ngành rượu bia nước giải khát của nước ta trong 10 năm trở lại đây và phương hướng phát triển của ngành trong những năm tới. 2
1.1.1.Những thành tựu phát triển của ngành 2
1.1.1.1 Có tốc độ tăng trưởng nhanh 2
1.1.1.2 Ngành đó được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn 3
1.1.1.3 Ngành hoạt động có hiệu quả 3
1.1.2. Những mặt hạn chế, tiêu cực 4
1.1.3 Quy hoạch tổng thể và một số giải pháp phát triển ngành Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010( bộ kế hoạch đầu tư ), với những nội dung chủ yếu sau đây: 8
1.1.3.1. Mục tiêu 8
1.1.3.2. Định hướng phát triển: 9
1.1.3.3. Các chỉ tiêu chủ yếu: 10
1.1.4 Cơ chế chính sách phát triển ngành rượu bia nước giải khát. 12
1.1.4.1. Chính sách đầu tư 12
1.1.4.2. Chính sách Tài Chính 13
1.1.4.3. Chính sách nguyên liệu 13
1.2 Phân tích môi trường ngành 13
1.2.1 Nhà cung ứng 13
1.2.2. Khách hàng 14
1.2.3 Các đối thủ cạnh tranh 15
1.2.4. Sản phẩm thay thế 16
1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh và phát triển của Công ty AroWine 16
1.3.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Hương Vang 16
1.3.2 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 17
1.3.3. Nguồn lực tài chính của công ty AroWine 18
1.3.4 Công cụ sản xuất 20
1.3.5. Sản phẩm 20
1.3.6. Thị trường 21
1.3.7. Chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp 23
2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MEN’VODKA 26
2.1. Khái quát chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp 26
2.1.1. Chiến lược tại các cấp độ khác nhau trong một doanh nghiệp 26
2.1.2. Chiến lược sẽ được kiểm soát như thế nào? – Quản trị chiến lược 27
2.1.3. Phân tích chiến lược 27
2.1.4. Lựa chọn chiến lược 28
2.1.5. Thực hiện chiến lược 28
2.2. Các chiến lược kinh doanh và phát triển DN 28
2.2.1. Chiến lược tăng trưởng 28
2.2.2. Chiến lược ổn định 31
2.2.3. Chiến lược cắt giảm 32
2.3. Phân tích và lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp 33
2.3.1. Yêu cầu của lựa chọn chiến lược 33
2.3.2. Các nhân tố chính để lựa chọn chiến lược 34
2.3.3. Phân tích môi trường 35
2.3.4. Ma trận định vị sản phẩm Men’ Vodka 38
2.3.5. Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và nguy cơ 41
2.3.6. Lựa chọn chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm men’ Vodka 44
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MEN’VODKA 45
3.1. Hệ thống mục tiêu của chiến lược 45
3.1.1. Mục tiêu tổng quát 45
3.1.2. Mục tiêu cụ thể 46
3.2. Chiến lược cấp doanh nghiệp 47
3.2.1. Tập trung khai thác thị trường truyền thống 47
3.2.2. Mở rộng thị trường 49
3.2.3. Chiến lược phát triển sản phẩm 50
3.3. Các chiến lược chức năng 51
3.3.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức 51
3.3.2. Chiến lược nguồn nhân lực 55
3.3.3.Chiến lược marketing 57
3.3.4. Chiến lược sản xuất, sản phẩm 59
3.3.5. Chiến lược tài chính 61
3.4. Quản trị sự thay đổi trong thực hiện chiến lược 62
3.5. Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược 63


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Top