Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững
Nhà xuất bản: Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường
Ngày: 2008
Chủ đề: Chất lượng nước
Hồ Tây
Mô hình EFDC
Môi trường
Phát triển bền vững
Miêu tả: 82 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Môi trường trong phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu thủy văn, địa chất, hệ sinh thái, tình hình dân cư kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng của khu vực Hồ Tây. Phân tích hiện trạng chất lượng nước Hồ Tây qua một số tiêu chuẩn về chất lượng nước, các tác động đối với môi trường xung quanh Hồ Tây, những nghiên cứu liên quan đến Hồ Tây và thực trạng môi trường của Hồ Tây hiện nay. Nghiên cứu sử dụng mô hình EFDC để đánh giá chất lượng nước Hồ Tây, tổng quan về phần mềm EFDC, cấu trúc mô hình EFDC, mô hình thủy động lực học và bài toán lan truyền nhiệt, mặn, một số đặc điểm và chức năng của phần mềm EFDC, xây dựng mô hình chất lượng nước Hồ Tây - Hà Nội. Nêu kết quả nghiên cứu và một số nhận xét về chất lượng nước Hồ Tây thông qua mô hình EFDC; kiến nghị cần có những biện pháp tổ chức thực hiện theo đúng Luật Bảo vệ môi trường để bảo vệ sự trong sạch mặt nước và vùng bờ Hồ Tây, cần được sự quan tâm đầy đủ, thỏa đáng của các ngành, các cấp và nhân dân Hà Nội
ở đầu .......................................................................................................................
Chương 1. Tổng quan về hồ Tây ...............................................................................4
1.1. Vị trí địa lý ..........................................................................................................4
1.2. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................5
1.2.1. Diện tích tự nhiên ......................................................................................5
1.2.2. Điều kiện khí hậu thuỷ văn và đặc điểm địa chất, địa chất thuỷ văn ...........5
1.2.3. Đặc điểm hệ sinh thái ................................................................................7
1.3 . Tình hình dân cư kinh tế - xã hội khu vực .............................................................7
1.3.1. Dân số khu vực .........................................................................................7
1.3.2. Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................10
1.3.3. Điều kiện kinh tế và xu hướng phát triển khu vực hồ Tây .......................12
1.4. Nhu cầu sử dụng nước trong tương lai ................................................................14
Chương 2. Hiện trạng chất lượng nước hồ Tây .....................................................16
2.1. Hiện trạng môi trường khu vực hồ Tây ...............................................................17
2.2. Hiện trạng chất lượng nước hồ Tây .....................................................................17
2.3. Một số tiêu chuẩn về chất lượng nước ............................................................... 24
2.4. Các tác động đối đối với môi trường xung quanh hồ Tây ....................................33
2.5. Các nghiên cứu liên quan về hồ Tây, và thực trạng môi trường hồ Tây hiện nay .34
Chương 3. Sử dụng mô hình EFDC đánh giá chất lượng nước ............................ 39
3.1. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................39
3.2. Tổng quan về phần mềm EFDC .........................................................................39
3.2.1. Cấu trúc mô hình EFDC ..........................................................................40
3.2.2. Mô hình thuỷ động lực học và bài toán lan truyền nhiệt, mặn ..................41
3.2.3. Một số đặc điểm, chức năng của phần mềm EFDC ....................................43
3.3. Xây dựng mô hình chất lượng nước Hồ Tây-Hà Nội .........................................45
3.3.1. Số liệu địa hình ........................................................................................45
3.3.2. Số liệu khí tượng .....................................................................................50
3.3.3. Điều kiện ban đầu và điều kiện biên ........................................................51
Chương 4 Kết quả, nhận xét và kết luận ................................................................58
4.1. Kết quả ...............................................................................................................58
4.2. Nhận xét-kết luận ................................................................................................69
4.2.1. Về hướng quy hoạch hồ Tây trong tương lai ...........................................72
4.2.2. Nhận xét về chất lượng nước hồ Tây thông qua mô hình .........................75
4.2.3. Một số kết luận ........................................................................................78
Tài liệu tham khảo ...................................................................................................81
MỞ ĐẦU
Hà Nội là thủ đô và là trung tâm văn hoá kinh tế xã hội của cả nước. Hà Nội
được biết đến không chỉ là thủ đô của Việt Nam mà còn nổi tiếng với những danh
lam thắng cảnh đẹp và rất thơ mộng. Nổi bật nhất đó là các hồ lớn trong lòng thành
phố, có thể nói số lượng hồ ở Hà Nội có mật độ lớn rất lớn, có nhiều hồ rộng và
đẹp, trong đó đẹp và rộng nhất là hồ Tây. Ngoài chức năng điều hoà không khí như
lá phổi xanh của thành phố hồ Tây còn là nơi tiêu thoát nước khi úng ngập, nơi nuôi
trồng thuỷ sản, tham quan vui chơi giải trí. Hồ Tây là một khu vực có nhiều cảnh
quan thiên nhiên tươi đẹp với các di tích lịch sử, văn hoá nổi tiếng như chùa Trấn
Quốc, đền Quán Thánh, phủ Tây Hồ... Đây là nguồn tài nguyên quý giá đối với việc
phát triển kinh tế xã hội, văn hoá du lịch, cũng như là một bộ phận quan trọng cân
bằng sinh thái và bảo vệ môi trường Thủ đô Hà Nội.
Với sự phát triển mạnh mẽ nhu cầu về mặt bằng xây dựng, nhu cầu nhà ở của
người dân tăng lên nhanh chóng, dẫn đến các diện tích mặt đất tự nhiên và các hồ ở
Hà Nội đã bị san lấp và lấn chiếm rất nhanh chóng. Cộng với lượng chất thải đổ
xuống hồ quá lớn có thể làm cho hồ bị suy thoái, gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng đến đời sống các loài sinh vật sống trong hồ. Mục tiêu của đề tài phân tích
hiện trạng chất lượng nước hồ Tây qua các thời kỳ và xem xét các ảnh hưởng do
quá trình phát triển tác động tới môi trường thế nào, dự báo xu thế biến đổi chất
lượng nước hồ trong tương lai.
Trong phạm vi của luận văn, đã có nhiều dự án và các công trình triển khai
nhằm bảo vệ quản lý nâng cao giá trị tự nhiên của hồ Tây. Nhiều biện pháp đã được
đặt ra như quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên hồ, thu gom xử lý chất thải, nước thải,
kè bờ hồ... Những biện pháp này đã có những tác dụng tích cực đạt được một số
hiệu quả nhất định trong việc ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái hồ. Đối tượng nghiên
cứu chính của luận văn cũng dựa trên các cơ sở tài liệu đã thu thập quan trắc về Hồ
Tây và lưu vực ven hồ.
Dựa trên phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý các số liệu quan trắc chất
lượng nước hồ Tây. Các tài liệu nghiên cứu, các dự án, các phân tích đánh giá, và
qua tham khảo, quan sát thực địa, quan trắc, đo đạc trên phạm vi khu vực nghiên
cứu. Cùng với việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc
sử dụng mô hình lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường, để giải quyết bài toán
dự báo chất lượng nước hồ Tây thông qua chạy mô hình.
Ý nghĩa của đề tài tổng hợp các số liệu đã có về hồ Tây, dự báo với diện tích
tự nhiên của hồ, điều kiện khí hậu thuỷ văn, lượng nước vào và ra hồ, lượng nước
thải xả vào hồ như hiện nay thì diễn biến của hồ sẽ biến đổi theo xu thế nào. Giúp
cho các nhà quản lý, và người dân hiểu hơn về hồ Tây, các kịch bản có thể diễn ra,
từ đó có những quan tâm sâu sắc hơn về hồ Tây. Mong muốn luận văn thông qua
việc sử dụng mô hình đánh giá dự báo chất lượng nước hồ Tây bước đầu góp phần
vào việc phát triển hồ Tây một cách bền vững ngày càng đẹp và sạch hơn. Từ đó
nghiên cứu quản lý đánh giá dự báo sự biến đổi hệ thống hồ trên toàn thành phố Hà
Nội để có một thủ đô Hà Nội văn minh hiện đại sạch đẹp.
Bố cục của luận văn:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan về hồ Tây
Chương 2. Hiện trạng chất lượng nước hồ Tây
Chương 3. Sử dụng mô hình EFDC đánh giá chất lượng nước
Chương 4. Kết quả, nhận xét và kết luận
Với thời gian hoàn thành luận văn có hạn, các tài liệu số liệu thu thập về hồ
Tây còn hạn chế và chưa được các cơ quan quản lý hồ Tây cập nhật đo đạc kịp thời,
mà việc phân tích dự báo mô hình cần một số lượng rất lớn các số liệu đầu vào
chính xác cần được phân tích toàn diện đầy đủ hơn. Nó nằm ngoài khả năng
của cá nhân học viên và cán bộ hướng dẫn luận văn. Vì vậy việc chạy mô hình và

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt sông Vàm Cỏ Đông tại huyện Bến Lức tỉnh Long An năm 2016 Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
H Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước dưới đất tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An Sinh viên chia sẻ 0
D tiêu chuẩn chất lượng cho nước giải khát Khoa học kỹ thuật 0
D Hệ thống quản lý chất lượng nước mắm Phú Quốc Luận văn Kinh tế 0
A Đề xuất phương pháp sử dụng HVC kết hợp với Penton để nâng cao chất lượng xử lý nước thải dệt nhuộm Kiến trúc, xây dựng 0
B Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại ngâ Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
L Khảo sát ảnh hưởng của một sốyếu tố đến chất lượng hạt sen nước đường đóng hộp Khoa học Tự nhiên 0
T Nâng cao chất lượng và thời gian bảo quản sản phẩm nước bưởi đóng chai Khoa học Tự nhiên 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top