Parkins

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
Vấn đề chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp hiện nay. Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại, phát triển và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường khi sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng tốt. Trong nền kinh tế hiện nay do nhu cầu của khách hàng trên thị trường luôn luôn nhỏ hơn mức cung hàng hoá trên thị trường. Do đó người tiêu dùng có quyền lựa chọn cho mình những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với khả năng của họ. Khách hàng chỉ tìm đến doanh nghiệp khi sản phẩm của doanh nghiệp thoả mãn nhu cầu của họ. Mặt khác, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập vào khu vực và thế giới. Đây là cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt không chỉ những doanh nghiệp trong nước mà còn cả doanh nghiệp nước ngoài. Chất lượng sản phẩm là điền kiện hết sức cần thiết để các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường khu vực và thế giới. Nó còn là điền kiện để hợp tác làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm phát triển doanh nghiệp.
Quản lý chất lượng với vai trò nâng cao chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp và nó là vẫn đề không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng là vấn đề hết sức quan trọng đối với nền kinh tế xã hội. Quản lý chất lượng nó không những làm cho các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh mà nó còn làm cho nền kinh tế phát triển theo.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ có hạn bài viết không tránh khỏi những thiếu sót.
Em xin chân thành Thank thầy Nguyễn Quang Hồng và Công ty xe đạp VIHA đã giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành chuyên đề này.




Chương I. Những lý luận cơ bản về quản lý chất lượng
I. Những nhận thức cơ bản về quản lý chất lượng
1. Các khái niệm về quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng liên doanh Du lịch một lĩnh vực còn khá mới đối với nước ta, nhất là từ khi nước ta chuyển hướng phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường một số nhận thức về chất lượng cũng như QLCL không còn phù hợp với giai đoạn mới, đồng thời xuất hiện một số khái niệm mới mà ta chưa tìm được thuật ngữ tiếng Việt thích hợp để hiểu được nó. Gần đây, xuất hiện trên các tài liệu, báo chí.. những khái niệm, thuật ngữ dịch từ tiếng nước ngoài có liên quan đến chất lượng và QLCL mà những thuật ngữ này đã gây không ít tranh cãi trong giới chuyên môn.
Trong phần này chúng ta không thể đưa ra cả các khái niệm có liên quan đến QLCL, mà chỉ xin trình bày một số khái niệm cơ bản thông dụng nhất cũng như những khái niệm còn có những tranh cãi nhằm thống nhất cách hiểu về các khái niệm cũng như có thể lựa chọn để đáp ứng vào mô hình QLCL cụ thể cho các doanh nghiệp.
Nhận thức về QLCL cũng như tìm và thực hiện mô hình thích hợp cho nó phụ thuộc rất nhiều vào những quan điểm chất lượng.
Quan niệm về chất lượng và định nghĩa về chất lượng đã được thay đổi và mở rộng theo từng thời kỳ phát triển của phong trào chất lượng. Tổng quát lại có ba quan điểm về chất lượng sau đây: quan điểm dựa trên sản phẩm: dựa trên quá trình sản xuất và dựa trên nhu cầu người tiêu dùng.
* Quan điểm về chất lượng dựa trên sản phẩm
Walte.A. Shewhart – một nhà quản lý người Mỹ là người khởi xướng và thay mặt cho quan điểm chất lượng dựa trên sản phẩm. Ông cho rằng: chất lượng sản phẩm được sản xuất công nghiêp có thể được diễn tả trong giới hạn một tập hợp các đặc tính. Định nghĩa này phù hợp với các nhà kỹ thuật, vì họ quan tâm đến những đòi hỏi của sản phẩm về những thành phần đặc trưng và kích thước vật lý có thể được sản xuất. Chất lượng là sự phản ánh số lượng các thuộc tính tồn tại trong sản phẩm. Và vì vậy, thuộc tính được định giá đối với sản phẩm. Chất lượng cao –chi phí phải cao. Theo quan điểm này thì một chiếc xe Cadilac với số lượng các tiện nghi sẽ có chất lượng cao hơn xe Chevrolet.
Quan điểm chất lượng dựa trên sản phẩm có một số ý nghĩa, nhưng nó không tính đến sự thích nghi khác nhau về ý thích và khẩu vị riêng biệt của người tiêu dùng. Ví dụ: Một số người thích xe Chevrolet hơn Cadilac.
* Quan điểm chất lượng dựa vào sản xuất
Quan điểm chất lượng dựa vào sản xuất lại nêu bật vấn đề công nghệ “Chất lượng là trình độ cao nhất mà một sản phẩm có được khi sản xuất ”Quan điểm này quan tâm đến thực tế sản xuất và công nghệ: thích nghi với các yêu cầu đã đặt ra cho sản phẩm và tin tưởng vào sự phân tích thống kê đo lượng chất lượng. Khi sản xuất hàng loạt, do sự biến đổi trong quá trình sản xuất có thể sản xuất ra các sản phẩm không đảm bảo các đặc tính kỹ thuật cần thiết. Tuy nhiên, một phần nhỏ các sản phẩm có chất lượng không phù hợp có thể được phân tích tỷ mỷ bằng phương pháp thống kê: ứng dụng phương pháp thống kê để cải tiến việc kiểm tra chất lượng và số lượng cải tiến chất lượng liên tục nhằm giảm khuýêt tật., ít phế phẩm, ít phải làm lại và do đó giảm được chi phí trong sản xuất.
Qua nhiều thập kỷ, các nhà quản lý Mỹ đã tin tưởng vào cách tiếp cận về chất lượng dựa trên sản xuất. Nhưng vào những năm gần đây, họ nhận thấy rằng, cách tiếp cận này quá hạn hẹp vì nó được tập trung quan tâm vào các yếu tổ bên trong, liên quan nhiều đến kỹ thuật và kiểm soát sản xuất hơn là đến sự hình thành một quan điểm chất lượng dựa trên cơ sở người tiêu dùng. Các đặc tính kỹ thuật đơn thuần của sản phẩm theo các nhà thiết kế, các nhà kỹ thuật sản xuất được thay bằng những tiêu chuẩn phù hợp với người tiêu dùng.
* Quan điểm chất lượng hướng tới người tiêu dùng
Quan điểm chất lượng hướng tới người tiêu dùng (phổ biến với các nhà làm Marketing) thuyết phục rằng: “Chất lượng nằm trong con mắt của người mua”. Do đó mọi cố gắng được tập trung vào việc nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng và luôn luôn hướng tới cải tiến chất lượng liên tục để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Theo xu hướng của quan niệm này, sự thành công hay thất bại của nhà doanh nghiệp là, anh ta có thể mang lại bảo nhiêu giá trị cho khách hàng. Đây là một quan điểm rất đặc trưng của nền kinh tế thị trường và đang được thịnh hành nhất hiện nay trong giới kinh doanh hiện đại.
* Khái niệm về quản lý chất lượng
Nếu mục đích cuối cùng của chất lượng là thoả mãn nhu cầu khách hàng, nhu cầu người tiêu dùng, thì quản lý chất lượng là tổng thể những biện pháp kinh tế, kỹ thuật, hành chính, tác động toàn bộ quá trình hoạt động của một tổ chức để đạt đựơc mục đích đó với chi phí xã hội thấp nhất.
Tuy nhiên, tuỳ từng trường hợp vào quan điểm nhìn nhận khác nhau của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, tuỳ từng trường hợp đặc trưng của từng nền kinh tế, mà người ta đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về QLCL sau đây là một vài khái niệm đặc trưng.
Theo tiêu chuẩn quốc gia Liên xô (GOCT 15467 - 70) thì:
“Quản lý chất lượng là việc xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng”
Một số nền kinh tế thị trường như Nhật Bản, Mỹ, một số nước châu Âu… cũng đã đưa ra khái niệm khác nhau về quản lý chất lượng. Ví dụ theo tiêu chuẩn công nghiêp Nhật Bản thì:
“Quản lý chất lượng là hệ thống các phương pháp tạo điền kiện sản xuất tiết kiệm những hàng hoá có chất lượng hay đưa những hay đưa ra những dịch vụ có chất lượng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng”
Những tư tưởng lớn về điền kiện chất lượng, quản lý chất lượng đã được khởi nguồn từ Mỹ trong nửa đầu của thế kỷ 20 và dần dần được phát triển sang các nước khác thông qua những chuyên gia đầu đàn về quản lý chất lượng như Walter A. Shewan. W.Ewards Deming,Jọeph Juran. A.mand Feigenbaun. Ishikawa, Philip. B.Crosby… Theo cách tiếp cận khác nhau mà các chuyên gia nghiên cứu cũng đã đưa ra những khái niệm riêng của mình về chất lượng và quản lý chất lượng. Tiến sĩ Deming với quan điểm mọi vật đều bến động, và quản lý chất lượng là cần tạo ra sự ổn định về chất lượng bằng việc sử dụng các biện pháp thống kê để giảm độ biến động của các yếu tố trong quá trình. Ông đã đưa ra 14 quan điểm có liên quan đến các vấn đề kiểm soát quá trình bằng thống kê, cải tiến liên tục quá trình thông qua các số liệu thống kê, mối liên hệ giữa các phòng ban, bộ phận…
Giáo sư Juran chuyên gia chất lượng nổi tiếng trên thế giới và là người đã có những đóng góp to lớn cho sự thành công của các Công ty Nhật Bản. Ông là người đầu tiên đưa ra quan điểm chất lượng là sự phù hợp với điền kiện kỹ thuật và cũng là người đầu tiên đề cập đến những khía cạnh rộng lớn về quản lý chất lượng, cùng với việc xác định vai trò trách nhiệm lớn về chất lượng thuộc về các nhà lãnh đạo. Vì vậy, ông cũng xác định quản lý chất lượng trước hết đòi hỏi trách nhiệm của lãnh đạo, sự tham gia của mọi thành viên trong tổ chức, đặc biệt là các nhà quản lý, Juran cũng nhấn mạnh khía cạnh kiểm soát, điều khiểm chất lượng và yếu tố cải tiến liên tục.
PhilipB.Crosby với quan điểm “Chất lượng là thứ cho không “, làm chất lượng không những không tốn kém, mà còn là một trong những nguồn lợi nhuận chân chính. Cách tiếp cận chung của Crosby về quản lý chất lượng là nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa, cùng với quan điểm “sản phẩm không khuyết tật” và làm đúng ngay từ đầu. Chính ông cũng là người đặt ra từ “Vacxin chất lượng” bao gồm ba thành phần: quyết tâm, giáo dục và thực hiện để ngăn chặn tình trạng không phù hợp yêu cầu. Ông đưa ra 14 bước cải tiến chất lượng như một hướng cần hướng dẫn thực hành về cải tiến chất lượng như một hướng dẫn thực hành về cải tiến chất lượng cho các nhà quản lý.
Trong khi đó Fêignbanum lại nghiên cứu những kinh nghiệm về điều khiển chất lượng toàn diện (Total quallty control – TQC) và đã nêu 40 nguyên tắc của điểu khiển chất lượng toàn diện. Các nguyên tắc này nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng là tất cả các yếu tố trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu đặt hàng đến khâu tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, kiểm soát quá trình cũng được ông nhấn mạnh bằng việc áp dụng các công cụ thống kê chất lượng ở mọi nơi cần thiết. Ông nhấn mạnh điều khiển chất lượng toàn diện nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là sự thoả mãn khách hàng và đạt được lòng tin đối với khách hàng.
Ishikawa – là một chuyên gia chất lượng đầu đàn người Nhật Bản, ông luôn luôn chú trọng việc đào tạo giáo dục khi tiến hàng quản lý chất lượng, ông cho rằng “chất lượng bắt đầu bằng và cũng kết thúc bằng đào tạo ”. Ông cũng quan niệm rằng để thúc đẩy đào tạo cải tiến chất lượng làm tăng trưởng hoạt động theo tổ đội và tuân thủ các nguyên tắc: tự phát triển, và tự nguyện hoạt động theo nhóm, mọi người đều tham gia công việc của nhóm, có quan hệ hỗ trợ, chủ động công tác và làm việc liên tục, giúp nhau tiến bộ, tạo ra bầu không khí cởi mở và tiềm năng sáng tạo…
Như vậy có thể nói rằng, với cách tiếp cận khác nhau, nhưng các chuyên gia chất lượng, các nhà nghiên cứu đã tương đối thống nhất với nhau về quan điểm quản lý chất lượng, đó là quản lý theo quá trình, nhấn mạnh yếu tố kiểm soát quá trình và cải tiến liên tục cùng với việc giáo dục đào tạo, và cuốn hút sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức. Đồng thời đề cao vai trò trách nhiệm của lãnh đạo và các nhà quản lý, nhấn mạnh yếu tố con người trong hoạt động chất lượng và chú ý đến việc sử dụng các công cụ thống kê trong QLCL.
Tiếp thu sáng tạo các luồng tư tưởng, kinh nghiệm thực hành hiện đại, dựa trên cách tiếp cận khoa học, hệ thống, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã khái niệm QLCL như sau:
“Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng ”
Trong khái niệm này cũng nhấn mạnh QLCL là trách nhiệm của tất cả các cấp quản lý, nhưng trách nhiệm cao nhất thuộc về cán bộ lãnh đạo. Việc thực hiện công tác QLCL liên quan đến tất cả mọi thành viên trong tổ chức.
2. Nội dung của quản lý chất lượng
* Coi khách hàng là vấn đề trung tâm
Trước đây do nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung cho nên các doanh nghiệp chỉ lo sản xuất làm sao cho đủ số lượng trên giao. Đây là thời kỳ mà các doanh nghiệp chỉ chạy theo số lượng, chứ không hề quan tâm đến chất lượng, miễn là doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch so với Nhà nước hay là vượt kế hoạch trên giao, chứ doanh nghiệp không cần quan đầu tâm đến việc họ sản xuất sản phẩm như thế nào. Mặt khác về phía khách hàng, đây cũng là thời kỳ mà nhu cầu của họ không được đáp ứng. Bởi vì Nhà nước đã không hạn chế mức sản xuất theo kế hoạch do vậy mà lượng hàng hoá sản xuất ra luôn luôn nhỏ hơn nhu cầu thực tế của thị trường. Chính vì thế mà khách hàng không có sự lựa chọn cho mình những sản phẩm tốt phù hợp với nhu cầu sử dụng, khách hàng chỉ cần mua được sản phẩm để phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống là được. Người tiêu dùng không hề phản ứng trước những sản phẩm kém chất lượng hay sai lỗi, ai mua được sản phẩm nào buộc phải chấp nhận sản phẩm đó. Các doanh nghiệp đã nắm được điều này, họ đã không những không cố gắng tìm cách khắc phục những sản phẩm khuyết tật hay kém chất lượng để làm sao sản xuất càng nhiều sản phẩm càng tốt. Mục tiêu lúc này của các doanh nghiệp la lợi nhuận và họ đã chạy theo mục tiêu này bằng mọi cách. Đây là thời kỳ mà các doanh nghiệp làm ăn dối trá lừa dối khách hàng để đạt được mục đích của họ nó là thời kỳ làm ăn theo kiểu chớp giật.
Hiện nay, do nền kinh tế thị trường Nhà nước không thể theo kế hoạch như trước nữa. Do đó sản phẩm cung cấp ra thị trường ngày càng nhiều, dẫn đến mức cung cấp sản phẩm đã vượt nhu cầu của người tiêu dùng. Lúc này khách hàng không tự chấp nhận những sản phẩm kém chất lượng như trứơc nữa họ sẽ lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng mà họ phải trả cho người sản xuất thì họ phải nhận được mức độ thoả mãn cao nhất cho nhu cầu của mình. Điều này dẫn đến, khi doanh nghậêp muốn sản xuất hay kinh doanh bất kỳ một mặt hàng nào đó họ cũng phải bắt đầu từ thị trường, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về mặt hàng để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp nào đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì mới có thể tồn tại và phát triển mạnh trên thị trường được. Còn doanh nghiệp nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ dẫn đến không tiêu thụ được sản phẩm làm ứ đọng vốn.
Mục tiêu hàng đầu bây giờ không phải là lợi nhuận nữa mà là chất lượng. Các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, để nhằm làm thoả mãn và vượt mong đợi của khách, tìm cách lôi kéo khách hàng về phía mình và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là thời kỳ của cạnh tranh gay gắt và sản xuất kinh doanh đều xoay quanh khách hàng.
* Quản lý kế hoạch là yếu tố quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp
Thời kỳ kế hoạch hoá tập trung các doanh nghiệp thường sản xuất sản phẩm theo kế hoạch của Nhà nước nên vẫn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là những con số, doanh nghiệp chỉ cần quan tâm xem năm nay họ có hoàn thành kế hoạch của Nhà nước hay không hay là vượt kế hoạch là vượt kế hoạch là bao nhiêu.
Trong nên kinh tế thị trường hiện nay, quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đều xoay quanh khách hàng. Do đó vai trò của khách hàng là hết sức quan trọng và nó luôn được đưa lên hàng đầu chính vì vậy mà vấn đền chất lượng cũng được đưa lên hàng đầu. Bởi vì chất lượng không phải do doanh nghiệp đánh giá hay bất kỳ ai khác mà chính khách hàng. Khách hàng công nhận sản phẩm của doanh nghiệp tốt khi nó đáp ứng được những yêu cầu của họ, còn nó không tốt khi nó không làm thoả mãn yêu cầu của họ.
Quản lý chất lượng với mục đích là duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm nên QLCL được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp hiện nay, chưa thấy đựơc vai trò của QLCL trong doanh nghiệp. Những doanh nghiệp này không cho rằng QLCL sẽ giúp chất lượng sản phẩm được cải thiện mà coi đây là một cách quảng cáo và đồng thời nó là chiếc giấy thông hành đi vào thị trường thế giới. Tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này, nhưng do trình độ có hạnh chưa thể triển khai, áp dụng các hệ thống chất lượng được.
Mặt khác do các doanh nghiệp này chạy theo lợi nhuận với quan điểm làm giàu bằng bất cứ giá nào. Mặc dù họ rất muốn làm chất lượng nhưng các doanh nghiệp này vẫn cho rằng họ cần làm giàu trước, khi có nhiều tiền họ làm chất lượng. Chúng ta có thể thấy rằng trên đây là những quan điểm chưa thật đúng. Doanh nghiệp muốn làm ăn phát đạt thì phải giữ được chữ tín với khách hàng. Muốn được như vậy doanh nghiệp không thể làm ăn theo kiểu chụp giật mà có được, các doanh nghiệp muốn tạo ra uy tín với khách hàng thì phải làm ăn chân chính bằng cách ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm và cách chủ yếu là phải quản lý chất lượng sao cho có hiệu quả và đúng với bản chất của nó.
* Quan điểm hệ thống và đồng bộ
Hầu hết các doanh nghiệp nước ta vấn đề hệ thống và đồng bộ chưa được giải quyết tốt. Một phần cũng là do quan điểm làm ăn đã thấm dần tư tưởng của các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp nhận thức được hai quan điểm trên thì cũng chưa giải quyết để đạt hiệu quả nhất. Các doanh nghiệp thường phải giải quyết theo từng khâu, từng bộ phận riêng lẻ theo quan điểm cá nhân là chính. Mặt khác vấn đề hệ thống chất lượng cũng chưa hiểu rõ và hiểu đúng của nó. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp phàn nàn rằng chúng tui chưa đủ khả năng để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. Điều này làm các doanh nghiệp nghĩ là chỉ có một hệ thống ISO 9000 và họ chưa đủ khả năng áp dụng. Hiện nay trên thế giới có nhiều hệ thống quản lý chất lượng khác nhau, có hệ thống được cấp chứng chỉ, có hệ thông không cần cấp chứng chỉ. Các doanh nghiệp luôn luôn phải nghĩ rằng quản lý chất lượng với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải áp dụng hệ thống chất lượng với mục đích khác. Hầu hế các doanh nghiệp nước ta, không coi quản lý chất lượng là có thể nâng cao được chất lượng sản phẩm mà chỉ cọi đây là hình thức quảng cáo một giấy thông hành …..
Chúng ta cần hiểu rằng dù có quảng cáo hay đến đâu nếu chất lượng không đảm bảo thì khách hàng cũng chỉ đến với doanh nghiệp một lần. Nếu doanh nghiệp nào đó sản phẩm thực sự có chất lượng thì nó sẽ làm cho uy tín của doanh nghiệp ngày một nhiều. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ làm ăn phát đạt và ngày càng phát triển trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên các doanh nghiệp không cứ gì cứ phải áp dụng hệ thống ISO 9000 chúng ta phải biết xem xét và áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng sao cho phù hợp với khả năng của mỗi doanh nghiệp. Không
dịch tự do Đông Nam á. Nhà nước bắt đầu thực hiện một số chính sách cắt giảm thuế đối với hàng nhập khẩu đến năm 2006 sẽ xoá bỏ hàng rào thuế quan và đến năm 2010 xoá bỏ hàng rào phi thuế quan . Như vậy Công ty phải biết khi đất nước tham gia vào thị trường Mậu dịch tự do Đông Nam á thì trong những năm tới Công ty phải cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm của nước bạn. Thời gian từ nay đến năm 2003 là thời gian để cho Công ty đưa ra những chính sách phù hợp về mặt sản xuất kinh doanh, đặc biệt là chính sách vật chất sản phẩm. Khi mà Công ty không còn được Nhà nước bảo trợ đối với sản phẩm của mình, thì Công ty sẽ phải tự cạnh tranh bằng sản phẩm của chính mình. Lúc đó khách hàng chỉ biết đến sản phẩm của Công ty thông qua chất lượng người tiêu dùng lúc này được quyền tự do lựa chọn và họ không cần biết đây là sản phẩm sản xuất tại trong nước hay nước ngoài, mà sản phẩm nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ thì họ tìm đến. Công ty muốn tồn tại và phát triển thì phải tạo được niềm tin và nâng cao uy tín của Công ty đối với khách hàng. Do vậy ngay từ bây giờ Công ty xây dựng cho mình một chính sách chất lượng phù hợp để dần dần cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm có thể hoà nhập được vào thị trường khu vực.
Ngoài ra trong hai năm tới đây là giai đoạn công ty khắc phục tình trạng yếu kém về chất lượng ra còn phải khắc phục tình trạng lạc hậu về công nghệ hạ tầng cơ sở, máy móc thiết bị trình độ tổ chức quản lý chất lượng ở doanh nghiệp. Đây là thời gian để Công ty chuyển dần từ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới. Đưa một nền văn hoá mới vào trong Công ty, đó là văn hoá chất lượng.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và tạo về chất lượng đồng thời thúc đẩy phong trào chất lượng toàn Công ty.
Hoạt động quản lý chất lượng đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các thành viên trong Công ty. Đây là hoạt động quản lý chất lượng theo quan điểm hiện đại, nó không giống như quản lý chất lượng bằng phương pháp kiểm tra, chỉ cần một bộ phận hay một số cá nhân có thể thực hiện được. Trong Công ty xe Đạp VIHA hiện nay, ngoài Giám đốc và cán bộ lãnh đạo cấp cao ra, số còn lại thì mức độ hiểu biết về chất lượng không nhiều. Do đó muốn hoạt động quản lý chất lượng trong Công ty đạt hiệu quả cao. Trước hết Công ty phải tuyên truyền hệ thống quản lý chất lượng vào trong Công ty, để tạo khí thế và kích thích tính hiểu biết của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bằng cách thông báo về việc Công ty sắp sửa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào Công ty. Sau đó Công ty nên mở các lớp tìm hiểu về hệ thống quản lý chất lượng mà Công ty sẽ áp dụng cho cán bộ của Công ty. Khi các cán bộ của Công ty đều phải hiểu về hệ thống quản lý chất lượng họ mới có thể tham gia vào hoạt động quản lý chất lượng trong Công ty. Để nhận thức đúng về quản lý chất lượng theo quan điểm hiện đại cũng không phải ai cũng hiểu ngay đựơc, nó đòi hỏi phải tìm hiểu và học hỏi trong thời gian dài và liên tục. Bởi vì khi chúng ta thay đổi hẳn những nếp nghĩ đã in sâu vào trong tâm trí con người thì không phải dễ, chắc chắn sẽ gặp phải những phản ứng từ phía cá nhân. Tuy nhiên hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống văn bản quy định những cách thức tổ chức quản lý như đã định chứ không phải là làm theo những thông số kỹ thuật đã định khi mọi thành viên trong Công ty đã nắm được bản chất của quản lý chất lượng tại Công ty cần khuyến khích mọi người tham gia vào quá trình đóng góp những ý kiến bổ ích trong việc cải tiến và nâng cấp quá trình sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn tức là cần khuyến khích việc tập hợp trí tuệ tập thể để đem lại lợi ích cho Công ty. Điều này cần có sự khích lệ động viên kịp thời từ phía lãnh đạo, để họ cảm giác hãnh diện về những ý kiến đóng góp có lợi cho Công ty.
3. Hoàn thiện công cơ cấu tổ chức quản lý nhấn mạnh vai trò của chất lượng trong Công ty
Hiện nay trong Công ty xe đạp VIHA vấn đề chất lượng, tuy chính sách được quan tâm nhưng thật sự chưa đựơc đưa lên hàng đầu. Do đó lãnh đạo Công ty nên nhận thức một cách đúng đắn hơn về tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng đối với sản phẩm của Công ty. Để thể hiện sự quan tâm hàng đầu đến chất lượng và để các hoạt động chất lượng doanh nghiệp và làm tư vấn cho Giám đốc phụ trách chất lượng. Hơn nữa, để thể hiện trách nhiệm cao nhất về chất lượng thuộc về ban lãnh đạo cao nhất, đồng thời để giúp cho lãnh đạo có thể kiểm soát được các hoạt động chất lượng của doanh nghiệp. Bộ phận quản lý chất lượng trực tiếp thuộc sự chỉ đạo của ban Giám đốc, trong đó có một thay mặt của ban lãnh đạo, trực tiếp quản lý bộ phận này trong doanh nghiệp cần xác định vai trò, chức năng của các phòng ban sao cho có sự phối hợp chặt chẽ trong toàn bộ doanh nghiệp nhằm phục vụ cho mục tiêu cao nhất là quản lý và cải tiến chất lượng liên tục, sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực để tạo ra chất lượng và năng suất cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và lợi ích cho người tiêu dùng, cho xã hội.
Công ty nên xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện vì vậy là một hệ thống quản lý mang tính tập thể rất cao, nó đòi hỏi phải quản lý tốt công tác ở tất cả các khâu, đồng thời mọi người, mọi khâu đều phải hỗ trợ cho nhau để cùng thực hiện tốt nhất mọi công việc, nó phát huy được sức mạnh tập thể điều mà rất nhiều Công ty Việt Nam vẫn còn thiếu.
Mặt khác, hệ thống quản lý chất lượng toàn diện luôn coi chất lượng là mục tiêu hàng đầu nhưng nó còn thể hiện sự nắm bắt kịp thời các thông tin từ thị trường, đó là coi chất lượng sản phẩm phải do khách hàng đánh giá, chứ không phải là cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Hơn thế nữa nó còn coi con người là trung tâm, ở đây muốn nói lên hệ thống này rất coi trọng chí tuệ của con người có thể nghĩ ra được thử đều có thể thực hiện được và muốn làm được thì con người luôn luôn phải tìm tòi , nghiên cứu và học hỏi hỗ trợ lẫn nhau. Quản lý chất lượng toàn diện với phương châm phòng ngừa là chính và phải làm đúng ngay từ đầu. Đây là một điểm rất quan trọng mà có lẽ Công ty cũng rất cần, bởi vì làm đúng ngay từ đầu có thể giảm giá trị sản phẩm xuống mức thấp nhất.
Kết luận
Trong nền kinh tế hiện nay, chất lượng sản phẩm là hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế. Nó là cầu nối của người tiêu dùng và doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau đồng thời nó còn là niềm tin, uy tín đối với doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Muốn chất lượng sản phẩm tốt các doanh nghiệp phải quản lý chất lượng sao cho phủ hợp và hiệu quả nhưng không thể quản lý chất lượng theo phương pháp cổ điển là quản lý chất lượng bằng phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. Bởi vì kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng không cải thiện được chất lượng sản phẩm mà nó chỉ mang tính chất phân loại và loại bỏ những sản phẩm khuyết tật. Chính vì vậy các doanh nghiệp nên quản lý chất lượng theo phương pháp cổ điển là quản lý chất lượng bằng phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng. Bởi vì kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng không cải thiện được chất lượng sản phẩm mà nó chỉ mang tính phân loại và loại bỏ những sản phẩm khuyết tật, chính vì vậy các doanh nghiệp nên quản lý chất lượng theo phương pháp hiện đại với các mô hình quản lý chất lượng hiện đại thì mới có thể nâng cao chất lượng sản phẩm được.
Công ty Xe đạp VIHA cũng như đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, vẫn quản lý chất lượng bằng phương pháp truyền thống, cho nên mặc dù Công ty luôn luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm và nâng cao chất lượng số lượng nhưng vẫn chưa chiếm được nhiểu thị phần trong nước. Trong khi thị trường Xe đạp trong nước là khá rộng lớn, với nhu cầu hàng năm là rất lớn. Điều này đã khiến cho lãnh đạo Công ty suy nghĩ và buộc họ phải nghiên cứu và tìm hiểu, những hệ thống quản lý chất lượng hiện đại trên thế giới hiện nay. Cuối cùng thì họ cũng tìm được hướng đi cho mình, cụ thể là Công ty bắt đầu triển khai đào tạo cán bộ công nhân viên trong Công ty, để triển khai áp dụng hệ thống ISO 9000:2000, theo dự định là 1 năm.
Tuy nhiên với một Công ty như Xe đạp VIHA, nếu triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 : 2000, với số tiền bỏ ra thuế tư vấn và xin cấp chứng chỉ là quá khả năng tài chính của Công ty.
Tài liệu tham khảo
1. Đổi mới sản phẩm trong thời kỳ mới: Hoàng Mạnh Tuấn
2. chất lượng là thứ cho không : P.Crosby
3. Quản lý chất lượng là gì: Nguyễn Quang Tuệ
4. Quản lý chất lượng: Đặng Minh Trang
5. Quản lý chất lượng theo ISO 9000: Nguyễn Thị Định
6. KaiZen: IMai
7. Bản tin cân lạc bộ chất lượng số 67, 68
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I. Những lý luận cơ bản về quản lý chất lượng 2
I. Những nhận thức cơ bản về quản lý chất lượng 2
1.Các khái niệm về quản lý chất lượng 2
2. Nội dung của quản lý chất lượng 7
II. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế 11
1. Vai trò của quản lý chất lượng qua các giai đoạn 11
2. Quản lý chất lượng đối với cạnh tranh 17
3. Quản lý chất lượng đối với sự phát triển của nền kt 18
III. Những quan niệm hạn chế về quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. 20
1.Chất lượng - chi phí 20
2. Công nhân sản xuất trực tiếp phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm. 21
3. Chất lượng được đảm bảo thông qua việc kiểm tra nghiêm ngặt sản phẩm cuối cùng. 21
4. Chất lượng - năng suất 22
5. Chỉ Công ty lớn mới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 23
IV. Giới thiệu một số hệ thống quản lý chất lượng 23
1. Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM) 23
2. Hệ thống Q- Base 26
3. Hệ thống HACCP: 28
4. Hệ thống ISO 9000. 30
Chương II. Thực trạng quản lý chất lượng của Công ty xe đạp VIHA 34
I. Quá trình ra đời và phát triển và các điền kiện kinh doanh của Công ty Xe đạp viha 34
1. Lịch sử ra đời và phát triển 34
2. Các điền kiện kinh doanh của Công ty 35
2.2. Đặc điểm về lao động 36
3. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty xe đạp VIHA trong thời gian qua. 38
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty xe đạp VIHA 40
1. Người cung ứng. 40
2.Công tác tổ chức quản lý 41
3. Vấn đề công tác quản lý chất lượng tại Công ty 43
4. Thiết bị máy móc và công nghệ sản xuất của Công ty 44
III. Một số thành tự và hạn chế cơ bản 46
1. Những thành tựu đạt được 46
2. Các tồn tại 47
Chương III. Một số giải pháp cơ bản 50
1. Nhận thức và xây dựng chính sách chiến lược về chất lượng. 50
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và tạo về chất lượng đồng thời thúc đẩy phong trào chất lượng toàn Công ty. 51
3. Hoàn thiện công cơ cấu tổ chức quản lý nhấn mạnh vai trò của chất lượng trong Công ty 52
Kết luận 54
Tài liệu tham khảo 56

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ quản lý vận hành chung cư trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại trung tâm mua sắm Aeon Mall Bình Dương Quản trị Chiến Lược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe grab bike của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top