bt_long

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Miêu tả:Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam, giai đoạn 1904 – 1945. Nghiên cứu các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1904 - 1945: Một số khái niệm cơ bản và yếu tố tác động chính: trình bày khái niệm “dân chủ”, “cuộc vận động dân chủ”, “quá trình phi thực dân hóa” và một số khía cạnh của vấn đề dân chủ; một số yếu tố tác động chính đến các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1904-1945. Tìm hiểu các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam những năm 1904 – 1908. Phân tích các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam từ năm 1918 đến 1939. Nghiên cứu cuộc vận động dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ năm1939 đến 1945
1. Lý do nghiên cứu đề tài .............................................................................................. 1
2. Nội dung nghiên cứu................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 2
2.2. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án.3
2.2.1. Cơ sở lý luận và nguồn tƣ liệu của Luận án ........................................3
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Luận án......................................................... 5
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................6
2.4. Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................7
2.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Luận án ..............................8
2.5.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................8
2.5.2.Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................... 9
3. Kết cấu của Luận án.................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC CUỘC VẬN
ĐỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1904 - 1945 .................................... 10
1.1.Các nghiên cứu ở Việt Nam................................................................................... 10
1.2. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ................................................................................ 20
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ...........................................23
CHƢƠNG 2: CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
1904 - 1945: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG CHÍNH .. 26
2.1. Khái niệm “dân chủ”, “cuộc vận động dân chủ”, “quá trình phi thực dân
hoá” và một số khía cạnh của vấn đề dân chủ......................................................... 26
2.1.1. Khái niệm về “dân chủ”, “cuộc vận động dân chủ” và một số khía cạnh
của vấn đề dân chủ...................................................................................................... 26
2.1.2. Về khái niệm “Quá trình phi thực dân hóa”........................................30
2.2. Một số yếu tố tác động chính đến các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam
giai đoạn 1904 - 1945 ..........................................................................................31
2.2.1.Thiết chế chính trị và truyền thống dân chủ làng xã ở Việt Nam trƣớc
thời cận đại.......................................................................................................31
2.2.2. Chính sách cai trị của thực dân Pháp.................................................36
2.2.3. Ảnh hƣởng của tình hình thế giới tới Việt Nam ................................................. 45
2.2.4. Sự biến đổi về kinh tế, xã hội và văn hoá tƣ tƣởng ở Việt Nam .......48
CHƢƠNG 3: CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM
1904 - 1908 ................................................................................................................... 55
3.1. Sự du nhập tƣ tƣởng dân chủ phƣơng Tây vào Việt Nam ..................................... 55
3.1.1. Khái lƣợc quá trình du nhập tƣ tƣởng dân chủ phƣơng Tây vào
Việt Nam.........................................................................................................55
3.1.2. Đặc điểm của nội dung tƣ tƣởng dân chủ đƣợc du nhập từ phƣơng Tây vào Việt
Nam............................................................................................................................... 58
3.2. Nội dung chủ yếu của các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam những năm 1904 -
1908............................................................................................................................... 60
3.2.1. Quan niệm mới của các nhà Nho duy tân về vai trò của ngƣời dân và
sự khởi xƣớng các cuộc vận động dân chủ để duy tân, cứu nƣớc...................60
3.2.2. Xác định những mô hình chính trị mới của quốc gia Việt Nam sau khi
giành đƣợc chủ quyền dân tộc................................................................................... 71
3.2.3. Sự gắn kết giữa cuộc vận động duy tân với cuộc vận động cứu nƣớc 77
3.2.4. Tác động thực tiễn của các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam
những năm 1904 - 1908...................................................................................79
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 81
CHƢƠNG 4: CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1918
ĐẾN NĂM 1939 ........................................................................................................... 85
4.1. Vài nét về một số cuộc vận động dân chủ đầu tiên theo xu hƣớng mới............... 85
4.2. Một số yếu tố quan trọng tác động đến các cuộc vận động dân chủ từ năm1918
đến năm 1939............................................................................................................... 90
4.3. Các cuộc vận động dân chủ từ năm 1918 đến năm 1939 .................................... 103
4.3.1. Cuộc vận động dân chủ của Đảng Lập Hiến ở Nam Kỳ những năm 1923 -
1926............................................................................................................................ 103
4.3.2. Cuộc vận động của Nguyễn An Ninh (1923 - 1926) ........................................ 106
4.3.3. Phong trào đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh và hoạt
động của Đảng Thanh Niên ...........................................................................109
4.3.4. Cuộc vận động qua báo chí của Phạm Quỳnh và nhóm Nam Phong ở Bắc
Kỳ ............................................................................................................................... 114
4.3.5. Cuộc vận động chính trị của giáo phái Cao Đài (1926 - 1939).........117
4.3.6.Cuộc vận động nữ quyền trên báo chí công khai .............................119
4.3.7. Trào lƣu văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán trong cuộc
vận động giải phóng con ngƣời, giải phóng xã hội (1930 - 1939) ................124
4.3.8. Cuộc vận động dân tộc, dân chủ của Việt Nam Quốc dân Đảng...................... 128
4.3.9. Các cuộc vận động dân tộc, dân chủ dƣới ngọn cờ của những ngƣời
cộng sản (1925 - 1939) ..................................................................................130
4.4. Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................ 151
CHƢƠNG 5: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN TỘC, DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM
1939 ĐẾN NĂM 1945............................................................................................... 155
5.1. Vài nét về bối cảnh của cuộc vận động dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ năm 1939
đến năm 1945.............................................................................................................. 155
5.2. Nội dung của cuộc vận động dân tộc, dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1939
– 1945................................................................................................................159
5.2.1. Sự chuyển hƣớng chiến lƣợc của cách mạng Việt Nam dƣới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng ........................................................................... 159
5.2.2. Quá trình tập hợp, xây dựng lực lƣợng của cách mạng ở khu vực
nông thôn .......................................................................................................162
5.2.3. Quá trình tập hợp xây dựng lực lƣợng cách mạng của Đảng Cộng sản
Đông Dƣơng ở khu vực thành thị ..................................................................169
5.2.4. Tính chất nhân dân và dân chủ của cuộc giành chính quyền trong
Cách mạng tháng Tám. ..................................................................................184
5.3. Tiểu kết chƣơng 5 ................................................................................................ 189
KẾT LUẬN................................................................................................................. 192
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN................................................................................................................... 199
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 200
MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nƣớc Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời, nền độc lập của dân tộc Việt Nam đƣợc khôi phục
trên một tầm cao mới. Chế độ thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và
cùng với nó là toàn bộ thiết chế chính trị - xã hội quân chủ chuyên chế từ trung
ƣơng đến làng xã bị lật đổ. Những biến đổi vĩ đại đó chính là kết quả của cuộc
đấu tranh giải phóng dân tộc lâu dài và anh dũng của nhân dân ta khởi đầu từ
năm 1858, đặc biệt là kết quả trực tiếp của cuộc đấu tranh yêu nƣớc và cách
mạng của nhân dân Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng (1930 - 1945). Bao trùm hơn, những biến đổi đó chính là kết quả của
toàn bộ quá trình phi thực dân hóa (decolonization) diễn ra ở Việt Nam, là sự tái
sinh của dân tộc Việt Nam trên một tầm cao mới.
Ngay từ khi vừa mới ra đời vào năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam (sau
là Đảng Cộng sản Đông Dƣơng) đã giữ quyền lãnh đạo cuộc vận động yêu nƣớc
và cách mạng ở Việt Nam. Từ năm 1930 đến 1945, trong quá trình lãnh đạo
cuộc cách mạng tƣ sản dân quyền kiểu mới ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng đã giƣơng cao hai ngọn cờ "Dân tộc" và "Dân chủ" hƣớng tới hai mục
tiêu chính là "Phản đế" và "Phản phong". Thực tế, cuộc vận động cách mạng
của nhân dân Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng là
dòng chảy chủ đạo, là yếu tố cốt lõi của toàn bộ quá trình phi thực dân hóa.
Song bên cạnh "Dòng chảy chình" đó còn không ít "Dòng chảy phụ", tùy theo
điều kiện lịch sử cụ thể mà song hành với dòng chảy chính ở những thời điểm
nhất định, nhƣng cuối cùng đều tƣơng tác với dòng chảy chính và hợp chung lại
thành dòng thác cuồn cuộn, tạo nên xung lực tái sinh và phát triển mạnh mẽ của
dân tộc trong giai đoạn 1939 - 1945, với cuộc Cách mạng tháng Tám vĩ đại.
Từ trƣớc tới nay ở Việt Nam và nƣớc ngoài đã có nhiều công trình nghiên
cứu về "Dòng chảy chình" và một số "Dòng chảy phụ", nhƣng chƣa có công
trình nào đặt tất cả các trào lƣu đó trong một hệ qui chiếu thống nhất của quá
trình phi thực dân hóa. Vì vậy mối tƣơng tác (xung đột hay hòa hợp) giữa các
dòng mạch, trào lƣu nhiều sắc thái đó còn chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ, và dođó còn chƣa mang lại một cái nhìn toàn diện và biện chứng về lịch sử dân tộc.
Việt Nam cận đại. Với hy vọng góp phần vào việc tìm hiểu một cách sâu sắc và
toàn diện về quá trình phi thực dân hóa ở Việt Nam, tui quyết định chọn vấn đề
"Các cuộc vận động dân chủ trong quá trính phi thực dân hóa ở Việt Nam, giai
đoạn 1904 - 1945" làm đề tài luận án tiến sĩ sử học của mình.
Nhƣ đã nói ở trên, cho đến nay ở Việt Nam và nƣớc ngoài đã có khá
nhiều công trình nghiên cứu về các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam từ năm
1904 đến năm 1945. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu đó chỉ đề
cập đến từng phong trào, từng cuộc vận động riêng lẻ, nhƣ các nghiên cứu về
phong trào Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục, về hoạt động của Đảng Lập Hiến,
của nhóm Nam Phong, về các cuộc đấu tranh thời kỳ 1925 - 1926, về các cuộc
vận động trên báo giới, trên văn đàn công khai, về một số cuộc vận động dân
chủ thời kỳ 1936 - 1939 và về tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám vv…
Cho đến nay ở Việt Nam cũng nhƣ ở nƣớc ngoài chƣa có một nghiên cứu
chuyên sâu nào mang tính hệ thống về các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam
từ năm 1904 đến năm 1945 đặt trên nền của quá trình phi thực dân hóa. Vì vậy
nghiên cứu này của chúng tôi, một mặt sẽ kế thừa đƣợc kết quả nghiên cứu của
nhiều tác giả đi trƣớc nhƣng lại không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã
công bố.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của Luận án là làm sáng tỏ lịch sử của các cuộc vận động dân
chủ trong quá trình phi thực dân hóa ở Việt Nam từ 1904 đến 1945.
Để đạt đƣợc mục tiêu này, trong quá trình nghiên cứu về các cuộc vận
động dân chủ, Luận án có nhiệm vụ làm rõ khái niệm và phạm vi của các thuật
ngữ nhƣ “dân chủ” và “các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam”, “quá trính
phi thực dân hoá”.
Nhiệm vụ của Luận án là đặt các cuộc vận động dân chủ trong mối liên hệ
lịch sử chặt chẽ với các cuộc đấu tranh yêu nƣớc, chống thực dân và giải phóng
dân tộc để nghiên cứu. Luận án còn khẳng định quan điểm coi các cuộc vận động trực tiếp nhắm tới mục đích độc lập dân tộc cũng không nằm ngoài phạm
vi của cuộc vận động dân chủ, bởi vì thứ nhất, nó nhằm đƣa lại quyền tự chủ và
sự giải phóng của toàn thể dân tộc Việt Nam - tức là một quyền dân chủ cao
nhất: quyền dân tộc tự quyết. Thứ hai, bản thân mỗi bƣớc tiến của phong trào
giải phóng dân tộc đều phải dựa trên bệ đỡ là những thành tựu của phong trào
dân chủ. Các cuộc vận động dân chủ cũng còn đƣợc đặt trong mối quan hệ mật
thiết với các cuộc vận động giải phóng con ngƣời, giải phóng xã hội khá rộng
lớn thời cận đại, diễn ra không chỉ trên địa hạt chính trị - xã hội, mà còn cả trên
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, tƣ tƣởng…Đây vốn là đặc thù của các cuộc vận động
chính trị xã hội diễn ra trong bối cảnh xã hội thuộc địa nửa phong kiến nhƣ xã
hội Việt Nam cận đại.
Một nhiệm vụ khác của Luận án là đặt các cuộc vận động đó trong bối
cảnh lịch sử cụ thể của nó và trong mối liên hệ xuyên suốt với toàn bộ cuộc vận
động dân chủ nói chung để nghiên cứu và rút ra đƣợc đặc điểm và bƣớc phát
triển của cuộc vận động dân chủ. Trong đó, Luận án chú trọng nghiên cứu về
cuộc vận động dân chủ do Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo, đặc biệt là
trong thời kỳ 1936 - 1939, qua đó chỉ ra vai trò, ý nghĩa to lớn của cuộc vận
động dân chủ thời kỳ này đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thời kỳ
1939 - 1945 cũng đƣợc quan tâm mạnh mẽ, nhằm chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ,
hữu cơ giữa nhiệm vụ giải phóng dân tộc với nhiệm vụ giải phóng con ngƣời và
giải phóng xã hội, nhằm luận chứng rõ hơn về tính chất dân tộc, dân chủ và nhân
dân của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.
2.2. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của Luận án
2.2.1. Cơ sở lý luận và nguồn tư liệu của Luận án
Luận án dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về vấn đề
cách mạng xã hội, về cách mạng dân chủ tƣ sản kiểu mới. Luận án cũng dựa trên
các quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về cách mạng Việt Nam. Các văn kiện của Đảng và các tác phẩm của Hồ Chí
Minh về các vấn đề liên quan đến đề tài Luận án vừa là nguồn tƣ liệu quan
trọng, đồng thời vừa là cơ sở lý luận của Luận án. Để hoàn thành Luận án, tác giả đã sử dụng nguồn tƣ liệu thành văn là chủ
yếu, bao gồm hai nhóm tƣ liệu chính: tƣ liệu sơ cấp (primary sources) và tƣ liệu
thứ cấp (secondary).
Nhóm tƣ liệu thành văn sơ cấp bao gồm những tài liệu thành văn do các
tác nhân có liên quan đến quá trình lịch sử của các vận động dân chủ trong quá
trình phi thực dân hoá ở Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945 sản sinh ra, đƣợc lƣu
giữ trong các cơ quan nhƣ Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I, Thƣ viện Quốc gia
Việt Nam, Viện nghiên cứu Lịch sử Đảng và Viện nghiên cứu về Hồ Chí Minh
và các lãnh tụ của Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng Việt
Nam, Khoa Lịch sử, Trƣờng ĐH KHXH &NV (ĐHQG Hà Nội)… Thƣ viện
Khoa học tổng hợp và Trung tâm lƣu trữ tại các địa phƣơng cũng là nơi lƣu giữ
các tài liệu sơ cấp có giá trị. Đó là các bài viết, các tác phẩm của các nhân vật
lịch sử tham gia hay giữ vai trò lãnh đạo của các cuộc vận động dân chủ và
đƣợc viết ra trong quá trình diễn ra các cuộc vận động đó.
Có giá trị lớn đối với đề tài Luận án là một số bộ tài liệu sơ cấp đã đƣợc
sƣu tầm, tập hợp và xuất bản. Trong những năm 1955 - 1960, nhóm nghiên cứu
do Trần Huy Liệu đứng đầu đã sƣu tập và công bố bộ “Tài liệu tham khảo lịch
sử cách mạng cận đại Việt Nam” với nhiều tƣ liệu quí trong đó có liên quan đến
cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919 - 1945 là từ tập 4 đến tập 12. Đó là các bộ
Văn kiện Đảng đã đƣợc các cơ quan có thẩm quyền sƣu tầm và công bố. Gần
đây nhất là bộ Văn kiện Đảng toàn tập (tập hợp các văn bản nghị quyết và các
tài liệu khác sinh ra trong quá trình hoạt động của Đảng) do Nxb CTQG công bố
lần đầu từ năm 1998. Bên cạnh đó là các bộ tài liệu Hồ Chì Minh toàn tập (bao
gồm các tác phẩm trong quá trình hoạt động cách mạng của Ngƣời) cũng có giá
trị to lớn đối với việc nghiên cứu về các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam từ
sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Nhóm tƣ liệu thành văn thứ cấp bao gồm toàn bộ những tƣ liệu thành văn
khác có liên quan đến lịch sử các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam mà không
do các tác nhân của quá trình này sản sinh ra trong khoảng thời gian diễn ra các
cuộc vận động đó hay do các tác nhân đó viết về sự kiện hay quá trình của cuộc vận động dân chủ mà họ đã tham gia sau khi sự kiện hay quá trình đó đã
kết thúc.
Trong nhóm tài liệu này đặc biệt lƣu ý đến những tác phẩm do chính
những tác nhân của sự kiện hay quá trình lịch sử đó viết về sự kiện hay quá
trình lịch sử mà họ tham gia sau khi sự kiện hay quá trình đó đã kết thúc . Đó là
tài liệu đƣợc biểu hiện dƣới dạng hồi ký, hồi tưởng, phát ngôn của các nhân vật
lịch sử được ghi lại… Trong Luận án đã sử dụng khá nhiều hồi ký của các nhân
vật lịch sử có liên quan đến quá trình vận động của các cuộc vận động dân chủ ở
Việt Nam nhƣ Hồi ký của Phan Bội Châu, Võ Nguyên Giáp,Trần Huy Liệu,
Trần Trọng Kim, Phạm Khắc Hoè, Vũ Đình Hoè…Để sử dụng nguồn tài liệu
này, tác giả Luận án phải tuân thủ nghiêm túc những nguyên tắc phê phán sử
liệu để giảm thiểu ảnh hƣởng của những quan điểm cá nhân từ phía các tác giả.
Tuy một số nhân vật lịch sử quan trọng đã không để lại hồi ký cá nhân ví
dụ nhƣ Hồ Chí Minh.., nhƣng họ cũng có dịp chia sẻ hồi ức của mình trong các
cuộc phỏng vấn và sau đó đƣợc các nhà nghiên cứu tiếp cận.
Ngoài các hồi ký của những nhân vật giữ vai trò lãnh đạo quan trọng nhất
trong các cuộc vận động dân chủ lớn ở Việt Nam, thì còn không ít các hồi ức,
hồi ký của các nhân chứng lịch sử từng giữ vai trò “ít quan trọng” trong diễn
trình lịch sử có liên quan đến các cuộc vận động dân chủ đó cũng đã đƣợc công
bố và đƣợc tác giả Luận án xem xét bổ sung vào cơ sở tƣ liệu.
Bộ phận lớn nhất trong nhóm tƣ liệu thành văn thứ cấp là các công trình
của các nhà nghiên cứu Việt Nam và nƣớc ngoài có liên quan đến các cuộc vận
động dân chủ ở Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945. Những công trình này chúng
tui sẽ tổng thuật kỹ hơn ở chƣơng Tổng quan tình hình nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài Luận án
Trên cơ sở phƣơng pháp luận sử học Mácxít, chủ nghĩa duy vật lịch sử,
tác giả đã sử dụng phƣơng pháp lịch sử trong nghiên cứu đề tài Luận án. Nội
dung của phƣơng pháp lịch sử mà tác giả vận dụng là: - Luôn nhìn nhận các vấn đề của đề tài trong các điều kiện lịch sử cụ thể,
không hiện đại hóa lịch sử, sử dụng phƣơng pháp mô tả lịch sử để khôi phục
diễn trình lịch sử của các cuộc vận động dân chủ trong thời gian 1904 - 1945.
- Trình bày sự kiện lịch sử trong mối quan hệ đồng đại và lịch đại của nó, chỉ
ra những mối tƣơng tác lịch sử đa chiều giữa các cuộc vận động dân chủ với các
trào lƣu chính trị xã hội khác.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ:
Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu nhằm bao quát, khai thác các nguồn tài liệu
khác nhau, phê phán các nguồn sử liệu và sử dụng chúng một cách thích hợp;
phƣơng pháp mô tả, so sánh, phân tích lôgic và phân tích tổng hợp; phƣơng
pháp liên ngành… để hoàn thành Luận án.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Về nguyên tắc, phạm vi nghiên cứu của chúng tui là toàn bộ
lãnh thổ của nƣớc Việt Nam ngày nay, tƣơng ứng với cả ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung
Kỳ và Nam Kỳ) của Liên bang Đông Dƣơng thuộc Pháp thời cận đại. Tuy nhiên,
địa bàn trọng điểm mà Luận án đề cập sẽ là những khu vực của Việt Nam vốn là
những nơi từng diễn ra các cuộc vận động dân chủ tiêu biểu nhƣ: thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An, Thái Bình…
Thời gian: Từ năm 1904 đến năm 1945.
Chúng tui chọn mốc khởi đầu cho khoảng thời gian nghiên cứu của mình
là năm 1904, năm Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội. Phan Bội Châu -
ngƣời sáng lập và linh hồn của Duy Tân hội, thực chất cũng là một nhà Nho duy
tân lớn, trƣớc khi ông trở thành thủ lĩnh của cái gọi là “phái bạo động”. Bệ đỡ
và mục đích tối hậu của Duy Tân hội không chỉ nhằm khôi phục độc lập cho
Việt Nam mà còn hƣớng tới việc đổi mới để phú nƣớc, cƣờng dân nhƣ chính cái
tên mà hội tự đặt. Một minh chứng rõ ràng cho tính chất đổi mới của Duy Tân
hội là khi Phan Bội Châu sang Nhật“cầu viện”, do tình hình thực tế, ông đã
nhanh chóng chuyển sang“cầu học” và phát động phong trào Đông Du, thì Duy
Tân hội đã ủng hộ mạnh mẽ và trực tiếp góp phần tổ chức, tuyên truyền cho
phong trào. Vì những lý do trên, chúng tui quyết định chọn Duy Tân hội và phong trào Đông Du có ảnh hƣởng trong cả nƣớc là mốc khởi đầu tiêu biểu cho
cuộc vận động dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong quá trình phi thực dân hoá.
Chúng tui cũng có cân nhắc: nếu lấy mốc bắt đầu là sự ra đời của một số trƣờng
Tân học ở Quảng Nam tuy có sớm hơn (1903) nhƣng cũng không ổn, bởi lẽ
những sự kiện này không có đƣợc tầm mức ảnh hƣởng rộng trên phạm vi cả
nƣớc. Còn nếu lấy mốc thành lập Đông Kinh nghĩa thục (1907) thì quá muộn và
phải gạt bỏ cả phong trào Duy Tân và phong trào Đông Du khỏi phạm vi nghiên
cứu.
Cuộc vận động phi thực dân hóa vẫn còn tiếp tục diễn ra sau thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhƣng với tính chất và đặc điểm hoàn toàn
khác. Vì thế chúng tui chọn mốc kết thúc cho phạm vi nghiên cứu về mặt thời
gian là tháng 9 năm1945.
Về nội dung nghiên cứu:
Do phạm vi nghiên cứu về không gian tƣơng đối rộng, thời gian cũng khá
dài mà khuôn khổ của Luận án thì có hạn nên chúng tui không có tham vọng
trình bày một cách đầy đủ chi tiết những cuộc vận động dân chủ đƣợc chọn lựa
để nghiên cứu trong Luận án (kể cả những cuộc vận động dân chủ đƣợc coi là
quan trọng nhƣ cuộc vận động dân chủ 1936 -1939). Thực tế những cuộc vận
động đó đã đƣợc những công trình đi trƣớc tái hiện khá đầy đủ khi đi sâu nghiên
cứu ở góc độ đơn lẻ, nhất là các cuộc vận động dân chủ từ khi có Đảng Cộng
sản Đông Dƣơng lãnh đạo. Vấn đề quan tâm của Luận án là đặt tất cả các cuộc
vận động dân chủ trong một hệ qui chiếu là quá trình phi thực dân hóa để phân
tích và luận giải và khẳng định cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam
cũng bao hàm tính chất dân chủ sâu sắc cũng nhƣ sự thống nhất giữa giải phóng
dân tộc và giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời trong đƣờng lối của Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng đã làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám với
tính chất dân tộc, dân chủ và nhân dân sâu sắc.
2.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng bao trùm của Luận án là các cuộc vận động dân chủ trong quá
trình phi thực dân hóa ở Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945 mà theo cách hiểu của
chúng tôi, thì nội dung của các cuộc vận động dân chủ không chỉ bó gọn trong vấn đề nông dân và ruộng đất mà bao gồm tất cả các cuộc vận động đấu tranh
cho giải phóng con ngƣời, giải phóng xã hội diễn ra trong các lĩnh vực nhƣ:
chính trị, xã hội, văn hóa, tƣ tƣởng và biểu hiện ở cấp độ cao nhất là giải phóng
dân tộc để giành quyền độc lập tự chủ cho cả cộng đồng - nền tảng cho quyền
làm chủ của mỗi ngƣời dân. Vì các cuộc vận động dân chủ diễn ra trong nhiều
địa hạt nên đối tƣợng nghiên cứu của Luận án khá rộng lớn, do khuôn khổ có
hạn của Luận án, nên chúng tui chỉ có thể chọn lựa những cuộc vận động tiêu
biểu trong các giai đoạn tiêu biểu để nghiên cứu. Những cuộc vận động dân chủ
tiêu biểu diễn ra ở Việt Nam từ 1904 - 1945 là:
- Giai đoạn 1904 - 1908: Phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, Đông
Kinh nghĩa thục.
- Giai đoạn 1918 - 1939: Các cuộc vận động của Đảng Lập Hiến ở Nam kỳ,
hoạt động của Nguyễn An Ninh, Đảng Thanh Niên, các cuộc đấu tranh đòi ân xá
Phan Bội Châu, để tang Phan Châu Trinh.
Sự ra đời và đƣờng lối cách mạng dân tộc dân chủ của Đảng Cộng sản Đông
Dƣơng, các cuộc vận động cải cách trên báo chí công khai, phong trào giải
phóng phụ nữ, cuộc vận động dân chủ do Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo.
- Giai đoạn 1939 - 1945: Cuộc vận động hợp lƣu các phong trào dân chủ yêu
nƣớc khác nhau tập hợp dƣới ngọn cờ giải phóng dân tộc của Đảng và Mặt trận
Việt Minh từ nông thôn tới thành thị, từ Bắc vào Nam làm nên dòng thác cách
mạng, lật đổ chính quyền thực dân và chế độ quân chủ giành lại chủ quyền độc
lập trong Cách mạng tháng Tám 1945.
Trong đó, trọng tâm nghiên cứu của Luận án là cuộc vận động dân chủ do
Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo giai đoạn 1936 - 1939 và cuộc vận động
dân tộc dân chủ thời kỳ 1939 - 1945.
2.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Luận án
2.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án sẽ góp phần mang lại những nhận thức mới về nội dung của vấn
đề dân chủ và lịch sử của các cuộc vận động dân chủ một cách toàn diện, kể cả trƣớc và sau khi có Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo nhân dân thực hiện
những mục tiêu dân chủ trong cách mạng tƣ sản dân quyền.
Luận án cũng đƣa ra kiến giải về mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân chủ và
nhiệm vụ giải phóng dân tộc và làm rõ ý nghĩa của toàn bộ cuộc vận động dân
chủ trong quá trình phi thực dân hóa ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án cũng
đúc kết lại những bài học kinh nghiệm lịch sử để liên hệ với giai đoạn hiện nay.
2.5.2.Ý nghĩa thực tiễn
Luận án hoàn thành sẽ đóng góp một công trình nghiên cứu mới về các
cuộc vận động dân chủ trong quá trình phi thực dân hoá ở Việt Nam thời cận
đại. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể dùng để phục vụ nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử Việt Nam từ bậc phổ thông đến đại học, ở Việt Nam và cả ở
nƣớc ngoài.
3. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án đƣợc kết cấu làm 5 chƣơng
Chƣơng 1: Tổng quan tính hính nghiên cứu về các cuộc vận động dân chủ ở
Việt Nam, giai đoạn 1904 - 1945
Chƣơng 2: Các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam giai đoạn 1904 - 1945: Một
số khái niệm cơ bản và yếu tố tác động chình
Chƣơng 3: Các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam những năm 1904 - 1908
Chƣơng 4: Các cuộc vận động dân chủ ở Việt Nam từ năm 1918 đến 1939
Chƣơng 5: Cuộc vận động dân tộc, dân chủ ở Việt Nam từ năm1939 đến 1945

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thieuquangthinh

New Member
Chào bạn! Mình không download được. Bạn giúp mình đường link tải về nhé.
Chân thành Thank bạn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C VẬN DỤNG KINH NGHIỆM CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA CÁC NƯỚC NIEs VÀ ASEAN VÀO CÔNG CUỘC CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆ Luận văn Kinh tế 0
Y Người ta nói chọn vợ rất quan trọng,có thể người vợ sẽ thay đổi cả vận mệnh cuộc đời mình, các bạn c Thời trang & Phong cách 9
D Nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D các CUỘC cải CÁCH, DUY tân TIÊU BIỂU ở CHÂU á Văn hóa, Xã hội 0
D Các chủ đề nói, viết rất hay thường gặp trong các cuộc thi chứng chỉ và thi tiếng Anh B1 Các kỳ thi Tiếng Anh 0
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
T Phát thanh trong cuộc cạnh tranh với các phương tiện truyền thông đại chúng Luận văn Sư phạm 0
C Mối liên hệ của các cuộc cách mạng trong sản xuất vật chất và khoa học tự nhiên Kinh tế chính trị 0
N Các cuộc nổi dậy dưới triều Minh Mạng (1820-1840) Lịch sử Việt Nam 0
L Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số t Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top