daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Văn học phương Tây thế kỉ XIX xuất hiện hàng loạt khuynh hướng,
trào lưu với nhiều tác giả nổi tiếng thế giới. Trong đó nổi lên hai trào lưu văn
học chính là chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa hiện thực. Trong giới hạn “văn
học phương Tây” văn học nước Pháp đạt được nhiều thành tựu có tính chất
tiêu biểu hơn cả, nhất là với trào lưu văn học lãng mạn. “Cây đại thụ” của
dòng văn học lãng mạn là nhà văn V.Hugo (1802- 1885) - người được mệnh
danh là “truyền kì của thế kỉ”.
Cho đến nay trên văn đàn thế giới nói chung và văn đàn Pháp nói
riêng, “cây sồi già xanh ngắt cho đến lúc chết” [6, 475] - V.Hugo - vẫn luôn
sừng sững. Là nhà văn lãng mạn lớn nhất nước Pháp thế kỷ XIX, qua thời
gian tên tuổi và sự nghiệp văn học đồ sộ của V.Hugo càng được khẳng định.
Nếu như Engels từng đánh giá H.Balzac là “bậc thầy của chủ nghĩa hiện
thực” thì có thể xem V.Hugo là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, là
“tiếng vọng âm vang của thời đại” [6, 473]. Dù trào lưu lãng mạn đã qua thời
vàng son thì bản thân V.Hugo vẫn làm mờ nhạt tài năng của nhiều “chủ
nghĩa” đang nở ra và tàn đi nhanh chóng ở cuối thế kỉ.
Là lãnh tụ của phái lãng mạn, V.Hugo luôn trung thành với những tư
tưởng lãng mạn tích cực, chống đối lại xu hướng lãng mạn tiêu cực, thoát ly.
V.Hugo đề ra nhiệm vụ của nghệ thuật là phải phục vụ lợi ích của nhân dân,
sức mạnh của văn chương chính là ở mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Sáng
tác của ông bao trùm toàn bộ thế kỷ XIX. Đó hầu hết là những bài ca đầy
niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai. Vì thế ông còn được coi là “nhà tiên
tri của hoà bình trên thế giới” [6, 473].
V.Hugo đã để lại khối lượng các tác phẩm đồ sộ và đa dạng. Tài năng
của ông thể hiện trên nhiều phương diện, thể loại nào ông cũng thành công
7và để lại nhiều dấu ấn lớn. Ông chủ yếu sáng tác trên ba thể loại: thơ, kịch,
tiểu thuyết. Ông đã đóng góp cho văn học nhân loại 15 tập thơ, 20 vở kịch và
10 cuốn tiểu thuyết. Đã hơn một thế kỷ trôi qua, nhưng những tác phẩm của
V.Hugo vẫn luôn căng tràn sức hấp dẫn, làm rung động con tim của biết bao
thế hệ độc giả. Dù ông sáng tác ở thể loại nào thơ, kịch hay tiểu thuyết thì
ông luôn luôn đạt được những thành công lớn. Khi mới hai mươi tuổi,
V.Hugo đã đạt được nhiều điều mà biết bao tài năng trẻ hồi ấy hằng khát
vọng.
Nhắc tới ông, người ta sẽ nghĩ ngay tới những tác phẩm vô cùng tiêu
biểu. Những tập thơ: Những bài thơ phương Đông (1829), Lá thu (1831),
Trừng phạt (1853)... những vở kịch: Cromoen (1827), Marion Đơlormơ
(1829), Hecnani (1830)... những cuốn tiểu thuyết: Những người khốn khổ
(1862 ), Chín mươi ba (1874)... Và chắc chắn người ta sẽ không thể quên kiệt
tác tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari.
Là một nhà văn lãng mạn, V.Hugo lại được coi là đã có nhiều sáng tạo
độc đáo trong lĩnh vực văn xuôi nhất là trong thể loại tiểu thuyết. Ở thể loại
này, V.Hugo đã thể hiện được những dự định sáng tạo táo bạo, mới mẻ, thầm
kín mà ông chưa thể đưa được vào thể loại thơ. Với ông, tiểu thuyết là thể
loại có thể thực hiện được tối đa “điều không thể có”, là mảnh đất tự do có
thể đồng thời chung sống cái thực và cái mộng, quá khứ và hiện tại, cái lịch
sử và cái riêng tư. Ngòi bút của ông đã thoả sức xây dựng nên những bức
tranh tuyệt đẹp về cuộc sống, tình yêu, về những số phận bất hạnh, “những
người khốn khổ” trong xã hội... Đặc biệt với cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức
bà Pari, một lần nữa V.Hugo dạo lên những bản đàn tuyệt diệu ca ngợi tình
yêu sáng trong, đẹp đẽ. Đó là bản tình ca bất diệt của anh chàng lưng gù, kéo
chuông nhà thờ - Quasimodo với cô gái Bohémiens - Esméralda xinh đẹp, có
tâm hồn trong sạch. Mặc dù nổi tiếng với hình thức tiểu thuyết lịch sử, phục
8dựng “bức tranh về Pari vào thế kỉ XV và thế kỉ XV đối với Pari” nhưng
trước hết nó vẫn là cuốn tiểu thuyết lãng mạn, trữ tình, đầy lôi cuốn!
Cuốn tiểu thuyết khép lại bằng những cái chết của nhân vật chính và
đám cưới của Quasimodo ở thiên đường bên cạnh Esméralda nhưng đồng
thời mở ra cho người đọc bao nhiêu suy nghĩ về những tư tưởng mà V.Hugo
đã gửi gắm trong đó. Hơn nữa với bút pháp lãng mạn, trí tưởng tượng phong
phú tác giả đã khoác lên tác phẩm một màn sương hư ảo, huyễn hoặc, ngập
tràn không khí thần thoại. Cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari được coi là
“bản giao hưởng bằng đá”!
Như vậy, trước nhân cách lớn của “chủ suý” văn học lãng mạn cùng
những thành công, sức hấp dẫn, lôi cuốn của cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức
bà Pari đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu, có giá trị trên
nhiều phương diện theo các hướng tiếp cận khác nhau. Và hậu thế mỗi lần
tiếp cận tác phẩm lại thêm một lần bàng hoàng về sức chứa đựng không cùng
của nó. Bản thân tui là một độc giả say mê những sáng tác của V.Hugo, cùng
thổn thức theo từng trang viết, việc đi tìm hiểu “Bút pháp lãng mạn trong
tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari” cũng là một điều dễ hiểu. Hơn nữa khi
nghiên cứu, tìm hiểu bút pháp lãng mạn của “hiện thân của chủ nghĩa lãng
mạn” sẽ tạo điều kiện cho chúng tui hiểu sâu hơn về cuộc đời, tác phẩm, sự
nghiệp sáng tác. Nhận thức được những đóng góp của V.Hugo trong văn học
lãng mạn Pháp nói riêng và văn học thế giới nói chung. Đồng thời việc
nghiên cứu này sẽ góp phần làm tư liệu mới, quý báu để cung cấp thêm vốn
hiểu biết phục vụ việc học tập của chúng tui sau này. Đề tài này cũng sẽ
đóng góp một phần nhỏ vào việc giảng dạy, học tập của thầy và trò về tác
phẩm của V.Hugo trong nhà trường.
II. Lịch sử vấn đề
V.Hugo là “tiếng vọng âm vang của thời đại”, tên tuổi và sự nghiệp
sáng tác văn học của ông trải dài không chỉ suốt thế kỉ XIX mà còn ảnh
9hưởng lớn đối với cả văn học nhân loại. Chính vì thế những tác phẩm văn
học của ông luôn luôn là trung tâm của những sự tìm hiểu và nghiên cứu.
Đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari. Lẽ dĩ nhiên một tác giả vĩ
đại như V.Hugo sẽ có nhiều công trình nghiên cứu nhưng do hạn chế về mặt
ngôn ngữ và cũng do khuôn khổ của một khoá luận, chúng tui chỉ dựa vào
những tài liệu bằng tiếng Việt.
Nhà thờ Đức bà Pari là một cuốn tiểu thuyết độc đáo, hấp dẫn biết bao
trái tim bạn đọc và nó cũng được giành nhiều sự quan tâm, nghiên cứu. Đã
có nhiều vấn đề được bàn một cách thấu đáo nhưng vẫn còn những vấn đề
mới chỉ bắt đầu. Trong các vấn đề được đề cập và nghiên cứu thì vấn đề
khảo sát các yếu tố lãng mạn trong tác phẩm rất được quan tâm. Tuy nhiên
để nhận thấy một cách tổng thể nó như thế nào thì chưa được quan tâm đúng
mức.
Các tài liệu viết về tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari cũng như về cuộc
đời, sự nghiệp sáng tác của V.Hugo rất nhiều. Nhưng ở đây chúng tui chỉ
đưa ra một số cuốn sách đề cập đến những yếu tố lãng mạn trong cuốn tiểu
thuyết.
1. Các giáo trình
1.1. Cuốn Văn học phương Tây, các tác giả: Đặng Anh Đào, Hoàng
Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn
Văn Chính, Phùng Văn Tửu, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001.
Những tác giả cuốn giáo trình trên thừa nhận rằng Nhà thờ Đức bà
Pari và Những người khốn khổ từ “tiểu thuyết lịch sử đến tiểu thuyết sử thi”
tức đó là hai cái mốc tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của V.Hugo. Và Nhà
thờ Đức bà Pari mang tính chất của tiểu thuyết sử thi - phục dựng lại Pari ở
thế kỉ XV, nhưng trên hết họ cũng thừa nhận rằng nó là một tác phẩm văn
học lãng mạn điển hình và có giá trị: “Những nhân vật của V.Hugo không
phải hoàn toàn chết cứng, trừu tượng mà đã có sự sống sinh động và phức
10tạp trong đó. Chính vì thế mà cho tới nay, dù trào lưu lãng mạn đã qua, thời
trung cổ của phương Tây càng trở nên xa xôi với độc giả nhiều nước nhưng
Nhà thờ Đức bà Pari vẫn là một cuốn truyện được dịch và đọc nhiều trên thế
giới với tất cả sự ngây thơ, tươi mát và tình yêu con người tràn ngập trong
đó”.
1.2. Cuốn Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XIX, tác giả Lê Hồng Sâm,
Nhà xuất bản ngoại văn Hà Nội, 1990.
Nhận xét về Nhà thờ Đức bà Pari tác giả viết: “với Nhà thờ Đức bà
Pari (1831) V.Hugo đã chuyển tấn bi kịch về những con người bị gạt ra khỏi
ngoài lề xã hội - từng xuất hiện hai năm trước đó ở ngày cuối cùng của một
kẻ bị kết án (1829) - vào khung cảnh lịch sử và huyền thoại”. Tác giả còn
nhấn mạnh “các tiểu thuyết của V.Hugo rất liền mạch về chủ đề, tư tưởng,
thể hiện một hành trình từ ác đến thiện, từ bất hạnh đến công bằng… từ thú
tính đến nhân tính, từ địa ngục đến thiên đàng, từ hư không đến Chúa tóm lại
là một khát vọng vươn tới lí tưởng”. Như vậy, tác giả đã phần nào khẳng
định giá trị của cuốn tiểu thuyết này, một cuốn tiểu thuyết được bao trùm
không khí huyền thoại trong đó các nhân vật vươn lên từ địa ngục lên thiên
đàng - một trong những phẩm chất tiêu biểu của nhân vật lãng mạn.
1.3. Cuốn Lịch sử văn học phương Tây (tập 2), tác giả Nguyễn Ngọc
Ban, Đỗ Đức Hiểu, Nhà xuất bản Giáo dục, 1970.
Trong cuốn giáo trình này các tác giả viết: “Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà
Pari (1831) miêu tả những sự việc vào thế kỷ XV… căm ghét bọn quý tộc
tăng lữ, tình cảm nhà văn đều dồn về phía những con người bất hạnh,
Esméralda thật thà mà nhân đạo thể hiện những mặt tốt đẹp của bản tính
nhân dân. Mối tình cao thượng và vẻ đẹp thần thánh của tâm hồn Quasimodo
ẩn sau một thân hình xấu xí. Với những ấn tượng lãng mạn, V.Hugo mô tả
quá khứ trong tình thế nhân dân chống đối phong kiến, tăng lữ, lên án cuộc
sống giả tạo, những dục vọng xấu xa của tên cố đạo, mặt khác ca ngợi những
11khát vọng chân chính, lòng nhân đạo của con người bình thường. V.Hugo đã
gợi lên những ý nghĩa chiến đấu của những sự biến thời ông”.
Tác giả đã cho ta thấy được, bên cạnh việc miêu tả những sự việc vào
thế kỷ XV thì V.Hugo đã ca ngợi tình yêu và vẻ đẹp thần thánh của những
con người bình thường, thay mặt cho những phẩm chất của nhân dân. Đó
cũng chính là những mục đích cao cả của một tác phẩm lãng mạn tích cực
muốn vươn đến.
2. Các chuyên luận nghiên cứu về V.Hugo
2.1. Chuyên luận Tiểu thuyết V.Hugo của tác giả Đặng Thị Hạnh, Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.
Bàn về Nhà thờ Đức bà Pari tác giả của chuyên luận này viết: “Nhà thờ Đức
bà Pari thể nghiệm đầu tiên của một cuốn tiểu thuyết viết về đám đông”
nhưng tác giả cũng đã khẳng định khi xem xét bút pháp miêu tả của V.Hugo
trong Nhà thờ Đức bà Pari rằng: “Chọn một ví dụ nổi tiếng là chân dung
Quasimodo trong chương “một bầy súc vật kì quái, kẻ chăn dắt lại còn kì
quái hơn” điều ta nhận thấy ngay trong những trang miêu tả này là vai trò
lớn lao của một số hình thái tu từ trong nghệ thuật miêu tả của V.Hugo: ẩn
dụ, ngoa dụ và tương phản, về mặt này ông rất tiêu biểu cho trường phái lãng
mạn”. Như vậy, tác giả thừa nhận trong tiểu thuyết này luôn góp mặt đầy đủ
các thủ pháp nghệ thuật lãng mạn điển hình như: tương phản, ẩn dụ, ngoa
dụ…
2.2. Chuyên luận Vichto V.Hugo, tác giả Đặng Thị Hạnh, Nhà xuất bản
văn hoá.
Trong chuyên luận này tác giả nhận xét: “Trong cuốn tiểu thuyết viết về ngôi
nhà thờ đó có một điều kỳ lạ mà Lamartine, nhà thơ thuộc trường phái lãng
mạn tiêu cực đã phát hiện thấy ngay trong nhà thờ của anh có tất cả… Linh
hồn nhà thờ chính là Quasimodo, người đánh chuông cùng kiệt hèn khổ sở,
12không hiểu biết gì nhưng một khi tâm hồn được tình yêu thức tỉnh thì lại có
thể hy sinh tất cả cho hạnh phúc và cho người mình yêu”.
Như vậy, tác giả đã hết sức ca ngợi tâm hồn cùng tình yêu thần thánh
của Quasimodo. Mà khẳng định tình yêu cũng là một trong những phẩm chất
của tác phẩm lãng mạn!
3. Các luận văn khoá trước
Các đề tài luận văn khoá trước từ nhiều góc độ khác nhau đã nghiên
cứu về V.Hugo cũng như Nhà thờ Đức bà Pari đó là:
- Một số đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết
Nhà thờ Đức bà Pari của V.Hugo, tác giả Nguyễn Thị Huê, 2001.
- Một số mô típ thể hiện chủ đề tình yêu trong tiểu thuyết Nhà thờ
Đức bà Pari của V.Hugo, tác giả Nguyễn Thị Hướng, 2001.
- Nghệ thuật tương phản trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari của
V.Hugo, tác giả Hoàng Nữ Như Ái, 2004.
Ngay ở tên đề tài các khoá luận trước ta thấy các tác giả đã đi vào một
số vấn đề khác nhau và chủ yếu tìm hiểu phương diện nghệ thuật của tác
phẩm.
4. Ý kiến đánh giá
Qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về V.Hugo của các tác giả đã
nêu trên chúng ta thấy đó đều là những công trình có giá trị. Các công trình
nghiên cứu đã giúp chúng ta hiểu thêm về con người, cuộc đời cũng như sự
nghiệp sáng tác đồ sộ của V.Hugo. Nhìn chung các bài viết, công trình
nghiên cứu ấy đã chỉ ra được những nét chính và những nhận xét chính xác,
khái quát về tính chất lãng mạn trong tác phẩm. Chính những nét gợi mở ấy
đã giúp ích rất nhiều cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Trong phạm vi khóa luận này, chúng tui sẽ tổng quát và đi sâu nghiên cứu
làm rõ “Bút pháp lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari của
V.Hugo”.
13III. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari của V.Hugo là một sáng tạo nghệ
thuật xuất sắc và là cái mốc tiêu biểu cho giai đoạn sáng tác trong những
năm 1848 - 1852. Trước khi lưu đày Nhà thờ Đức bà Pari đặc biệt nổi tiếng
với hình thức tiểu thuyết lịch sử. Nhưng vượt lên trên những yếu tố mang
tính giá trị lịch sử thì trước hết nó là một cuốn tiểu thuyết lãng mạn điển
hình. Có thể nói rằng V.Hugo đã lãng mạn hoá thời Trung cổ, huyền thoại
hoá một Pari lịch sử của thế kỉ XV. Cho nên để đạt được mục đích nghiên
cứu đặt ra ở trên, nội dung nghiên cứu của đề tài này tập trung giải quyết các
vấn đề sau:
- Thứ nhất: Nhà thờ Đức bà Pari - một tác phẩm lãng mạn điển hình.
- Thứ hai: Nhà thờ Đức bà Pari và những thủ pháp nghệ thuật lãng mạn.
Với nhiệm vụ đó, trong đề tài này chúng tui lần lượt đi khảo sát: Thế
giới nhân vật (tiêu biểu là những nhân vật như Quasimodo, Esméralda,
Frollo), không gian nghệ thuật, kết thúc tác phẩm cũng như đi tìm hiểu khảo
sát các thủ pháp tiêu biểu của nghệ thuật lãng mạn như: tương phản đối lập,
cường điệu phóng đại, trữ tình ngoại đề. Từ đó, chúng ta mới thấy được bức
tranh hoàn chỉnh về màu sắc lãng mạn với nội dung nhân văn sâu sắc cũng
như nghệ thuật lãng mạn điển hình trong tiểu thuyết. Đồng thời, chúng ta
cũng thấy được sự sáng tạo và những đóng góp lớn của nhà văn cho lịch sử
phát triển văn học Pháp thế kỉ XIX nói riêng và văn học thế giới nói chung.
IV. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu tác phẩm Nhà thờ Đức bà Pari qua bản dịch
tiếng Việt của dịch giả Nhị Ca, Nhà xuất bản văn học, 2002.
- Tìm hiểu thêm (liên hệ) một số tác phẩm khác của V.Hugo đặc biệt
là ở thể loại tiểu thuyết.
14V. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được thực hiện bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
- Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh.
- Phương pháp lịch sử: đặt V.Hugo trong trào lưu lãng mạn để nghiên
cứu, làm nổi bật bút pháp lãng mạn trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Pari.
VI. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Chủ nghĩa lãng mạn - quá trình hình thành, lịch sử phát triển,
nguyên tắc mỹ học
Chương 2: Nhà thờ Đức bà Pari - một tiểu thuyết lãng mạn điển hình
Chương 3: Nhà thờ Đức bà Pari và những thủ pháp nghệ thuật lãng mạn
15CHƯƠNG 1
CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, LỊCH SỬ
PHÁT TRIỂN, NGUYÊN TẮC MỸ HỌC
1.1. Quá trình hình thành và lịch sử phát triển
Sau cách mạng tư sản vào buổi bình minh của thế kỉ XIX là thắng lợi
của chủ nghĩa tư bản ở nước Pháp. Cuộc cách mạng tư sản Pháp bắt đầu từ
năm 1789 đã mở ra một thời kì phát triển mới trong lịch sử Châu Âu. Trong
lịch sử thế giới, đó là cuộc cách mạng tư sản duy nhất đã chiến thắng triệt để
chủ nghĩa phong kiến lâu đời. Cách mạng tư sản Pháp phát triển tất yếu phù
hợp với yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến lạc hậu và
những quan hệ tư bản chủ nghĩa đang đi lên. Như Lenin đã nhận định ý
nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp: “Đối với giai cấp của nó, đối
với giai cấp mà nó phục vụ, đối với giai cấp tư sản, nó đã làm đến nỗi cả thế
kỉ XIX, thế kỉ đã đem nền văn minh và văn hoá đến toàn thể nhân loại đều
diễn ra dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp. Ở tất cả các nơi trên thế
giới thế kỉ đó chỉ còn có việc đem áp dụng từng phần, hoàn thành cái mà
những nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp tư sản Pháp đã tạo ra, họ đã phục
vụ quyền lợi của giai cấp tư sản một cách tự phát bằng cách nêu lên những
khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái” [6, 404].
Cuộc cách mạng Pháp đã mang lại những thay đổi lớn lao trong tất cả
mọi lĩnh vực của xã hội Pháp. Và thế kỉ XIX là thế kỉ của những biến động
cách mạng và những tư tưởng lớn của nước Pháp. Trong đó nền văn học
Pháp thế kỉ XIX đã phản ánh những biến động cách mạng, cuộc sống xã hội
và chính trị của nhân dân Pháp trong suốt chiều dài lịch sử, những tư tưởng
lớn của thời đại như chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỉ và Chủ nghĩa
xã hội khoa học nửa sau thế kỉ. Đã có nhiều trào lưu và khuynh hướng văn
học liên tục xuất hiện qua các thời kì khác nhau với nhiều tác giả danh tiếng
16và tiêu biểu, một trong những khuynh hướng văn học nổi bật nhất là khuynh
hướng Văn học lãng mạn hay còn gọi là Chủ nghĩa lãng mạn.
Chủ nghĩa lãng mạn là một khái niệm mang tính lịch sử. Từ lâu nó đã
được sử dụng với tư cách là một trào lưu tư tưởng, thủ pháp biểu hiện và loại
hình văn học. Nhưng chủ nghĩa lãng mạn với tư cách là một trào lưu thì đến
cuối thế kỷ XVIII nửa đầu XIX mới thực sự phát triển và lan rộng khắp
Châu Âu.
Thuật ngữ Chủ nghĩa lãng mạn nhằm chỉ một trào lưu nghệ thuật và
phương pháp sáng tác mới đối lập với Chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa lãng
mạn ngoài cách hiểu là phương pháp sáng tác của trào lưu văn học có tên gọi
tương ứng còn được xem là một kiểu sáng tác tái tạo (hay còn được gọi là
cách sáng tác tái tạo) đối lập với kiểu sáng tác tái hiện (tức là kiểu
sáng tác hiện thực thiên về mô tả thế giới khách quan).
Thời kì phát triển rực rỡ, hưng thịnh nhất của Chủ nghĩa lãng mạn là từ
sau cuộc đại cách mạng tư sản Pháp 1789. Năm 1789 giai cấp tư sản Pháp lật
đổ chính quyền phong kiến chuyên chế, lập nên sự thống trị của giai cấp tư
sản. Điều này làm dâng lên phong trào cách mạng dân chủ tư sản và phong
trào giải phóng dân tộc ở khắp Châu Âu. Đi liền với phong trào này là sự bấp
bênh, hỗn loạn của hiện thực xã hội, lí tưởng của chủ nghĩa khai sáng bị huỷ
diệt, sự thất vọng của tầng lớp quý tộc cũ ăn sâu, lan rộng trong xã hội. Cùng
với nó sự là mong ước về một xã hội lí tưởng chân chính cũng trở thành tâm
lí xã hội phổ biến. Như vậy, tiền đề tư tưởng - xã hội cơ bản của Chủ nghĩa
lãng mạn là sự thất vọng đối với kết quả của cuộc cách mạng tư sản Pháp
1789 (thành quả thực tế của cách mạng không như họ mong muốn) và đối
với nền văn minh tư sản nói chung. Chính những phản ứng đối với xã hội
thực tại của lớp người thuộc ý thức hệ quý tộc đã sản sinh ra Chủ nghĩa lãng
mạn. F.Engels đã có nhận xét về giai đoạn này như sau: “Vì những cơ cấu
mới tưởng như hợp lý hơn so với trước kia thì lại hoàn toàn không hợp lý…
17Phương châm bác ái được thực hiện bằng những trò lừa bịp, đố kị trong cạnh
tranh…”.
Nhà văn đầu tiên mở đường cho Chủ nghĩa lãng mạn là bà De Stael
(1766 – 1817). Vào đầu thế kỉ, bà là người định hướng cho nền văn học mới
về mặt lí luận. Bà đã khẳng định ưu thế của cảm xúc trong văn học và mở ra
chân trời của sự giải phóng văn học khỏi những quy phạm của chủ nghĩa cổ
điển. Bà đã mở rộng ý niệm về cái đẹp khi quan tâm đến những kiệt tác văn
chương của nước Pháp. Nhà văn lớn thứ hai mở đầu chủ nghĩa lãng mạn là
Chateaubriand (1768 – 1848). Ông là nhà văn lãng mạn có ảnh hưởng rộng
rãi ở Pháp và Châu Âu đầu thế kỉ XIX khi ông khai thác sâu sắc cái tui cô
đơn qua các hình tượng sống động và những trang văn xuôi đổi mới, lưu loát
và đầy chất thơ.
Từ những năm hai mươi, phong trào văn học lãng mạn ở Pháp đã phát
triển mạnh mẽ với các nhà văn nổi tiếng như: Lamartine, Vigny, G.Sand.…
đặc biệt là thiên tài V.Hugo.
Ngoài ra, mặc dù những lý luận của Chủ nghĩa xã hội không tưởng với
đại biểu là Saint Simone và Owen tuy không phải lí luận khoa học, hoàn
thiện nhưng tư tưởng xã hội tiêu biểu của nó là mong ước không tưởng về
một xã hội tự do, giải phóng, chân chính cũng trở thành cơ sở tư tưởng của
Chủ nghĩa lãng mạn.
Bất bình với lối sống tư sản và sự chống lại cái dung tục, tầm thường
của xã hội văn minh tư sản, các nhà văn theo khuynh hướng lãng mạn hướng
về một thế giới khác thường mà họ tìm thấy ở các thời đại đã qua. Họ đem
những ước vọng cao cả và những biểu hiện cao nhất của đời sống tinh thần
đối lập với hiện tại. Họ luyến tiếc thời vàng son, quá vãng để rồi tìm về với
quá khứ cùng nỗi buồn hoài cổ. Hơn nữa Chủ nghĩa lãng mạn cho rằng
người nghệ sĩ có quyền cải biến thế giới hiện thực bằng cách tạo ra cho mình
một thế giới đẹp đẽ hơn, lý tưởng hơn bằng trí tưởng tượng mà như G.Sand
18khẳng định: “tui chẳng thú một tí nào nếu nghệ thuật cứ phải bắt nguồn từ
đời sống. Nghệ thuật là con đẻ của trí tưởng tượng”.
Tuỳ theo thái độ phản ứng lại thực tại xã hội, mỗi nghệ sĩ của Chủ
nghĩa lãng mạn tìm cho mình lối thoát riêng. Từ đó Chủ nghĩa lãng mạn
phân hoá thành hai khuynh hướng: lãng mạn tích cực và lãng mạn tiêu cực.
Lãng mạn tiêu cực: Là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị cách
mạng tư sản tước đoạt quyền lợi và đẩy ra khỏi đời sống chính trị. Họ có thái
độ bi quan với thực tại, tình cảm chán chường và luôn hoài niệm về quá khứ.
Họ luôn tìm tới thời trung cổ - thời hoàng kim của chế độ phong kiến, luôn
hướng tới lí tưởng về cuộc sống đẹp đẽ, êm đềm của thời xưa cũ. Khuynh
hướng lãng mạn tiêu cực này mơ ước khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối
với nhà thờ để truyền bá thuyết thần bí về thế giới. Đại diện tiêu biểu của
khuynh hướng này là: Lamartine, Chateaubriand, A.Vigny…
Lãng mạn tích cực: Các nhà văn theo khuynh hướng này luôn tràn đầy
niềm tin vào thực tại và tương lai, lạc quan về nhân thế và khả năng sáng tạo
đời sống. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực luôn gắn liền với tâm trạng quần
chúng nhân dân đang bất mãn trước những hệ quả của cuộc cách mạng tư
sản Pháp nhưng họ cũng mơ ước một tương lai tốt đẹp hơn thực tại mà họ
đang sống nơi đó con người được giải phóng khỏi mọi áp bức bất công. Chủ
nghĩa lãng mạn tích cực chịu sự ảnh hưởng của hai nhà tư tưởng của Chủ
nghĩa xã hội không tưởng (Saint Simone và Owen), họ “nhìn vào chiều
hướng của sự phát triển thực tại” nhưng thực tế họ đã đi trước sự phát triển
của thực tại. Các nhà văn tiêu biểu cho khuynh hướng này là: A.Musset,
G.Sand, V.Hugo…
1.2. Các nguyên tắc mỹ học của Chủ nghĩa lãng mạn
- Đề cao mộng tưởng (hướng về lí tưởng)
Chủ nghĩa lãng mạn phản ứng lại xã hội đương thời, muốn thoát li
thực tế tìm đến một thế giới khác, quên đi cuộc sống mà họ chán ghét. Họ vẽ
19ra một cuộc sống làm thoả mãn cái tui cá nhân bị tổn thương. Vậy nên thế
giới trong Chủ nghĩa lãng mạn là thế giới mộng tưởng. Hơn nữa Chủ nghĩa
lãng mạn luôn hướng về và truy tìm lí tưởng với tinh thần vượt lên trên hiện
thực, dùng lí tưởng chủ quan thay thế hiện thực khách quan, dốc toàn lực để
biểu hiện một viễn cảnh cuộc sống mà con người nên có. G.Sand nói sáng
tác của mình là “cảm giác tất yếu phải dựa theo hi vọng của tui đối với nhân
loại dựa vào cái mà tui tin là nhân loại nên có để viết về nó”.
- Đề cao tình cảm
Chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là Chủ nghĩa tình cảm vì ở đây tình
cảm của con người được biểu hiện rõ rệt nhất. Vì vậy Chủ nghĩa lãng mạn
chính là sự phản ứng, chống lại Chủ nghĩa cổ điển đề cao và tôn sùng lý trí
với những quy tắc “tam duy nhất” nghiêm ngặt đã siết chặt tính sáng tạo và
tình cảm của con người. Nên trong Chủ nghĩa lãng mạn, tình yêu của con
người được khai thác ở mọi phương diện, thiên nhiên được phản ánh một
cách sinh động nhất, trở thành nơi phản ánh nội tâm và nuôi dưỡng tâm hồn
con người.
- Chủ nghĩa lãng mạn luôn đề cao tính chủ quan trong sáng tạo nghệ
thuật
Cuộc sống lí tưởng mà Chủ nghĩa lãng mạn hướng đến truy tìm trong
hiện thực cuộc sống đương thời là không tồn tại, mà nó đều xuất phát từ tâm
hồn chủ quan con người. Khi tranh luận với Balzac, G.Sand khẳng định:
“Chúng tui và ông nhìn sự vật từ những quan điểm khác nhau, chúng tui nói
với ông rằng ông muốn tìm cách miêu tả con người như mắt ông nhìn thấy,
còn tui thì cố miêu tả con người như tui muốn thế, như tui muốn nó phải trở
thành”.
- Tưởng tượng mãnh liệt, khoa trương đặc biệt cũng là thủ pháp biểu
hiện chủ yếu của Chủ nghĩa lãng mạn.
20Để làm nổi bật lí tưởng và biểu hiện tình cảm chủ quan, Chủ nghĩa
lãng mạn cũng có nét đặc sắc trên thủ pháp nghệ thuật và hình thức nghệ
thuật. Nó vận dụng thủ pháp biểu hiện nghệ thuật khoa trương, khác thường
và trí tưởng tượng mãnh liệt, lấy tình tiết vượt lên hiện thực, sắc thái đậm đà,
ngôn ngữ mĩ lệ…
- Phương pháp lãng mạn trong sáng tác lãng mạn vốn ưa dựng cốt
truyện li kì, tính cách xuất chúng, hoàn cảnh đặc biệt, trong đó mỗi nhân vật
thường thay mặt cho một phẩm chất cố định, tượng trưng cho một đặc tính
vĩnh cửu như thiện và ác, đẹp và xấu còn thế giới nội tâm tách khỏi cuộc đời
bên ngoài, hành động không đếm xỉa tới môi trường, tất cả dựa trên một đầu
óc tưởng tượng phóng khoáng, một thích thú ngẫu hứng, một khát vọng
huyền ảo, nên rất ít chú ý quan sát đối chiếu với thực tế.
- Nếu Chủ nghĩa cổ điển trong việc xây dựng tính cách rất chú ý đến
cái chung, ý nghĩa khái quát mà coi nhẹ cái riêng, cá tính thì ngược lại Chủ
nghĩa lãng mạn lại coi trọng vẻ riêng, cái đặc biệt độc đáo thậm chí nhấn
mạnh đến mức cực đoan, phi thường, ngoại lệ như V.Hugo khẳng định “cái
bình thường là cái chết của nghệ thuật”.
- Câu văn trong tác phẩm lãng mạn rất phóng túng, linh hoạt nhưng
cũng rất mực ngân chuyển, giàu chất nhạc hoạ. Nó tràn đầy cảm xúc kích
động, thống thiết bằng những định ngữ, tỉ dụ, ẩn dụ, ngoa dụ, phản ngữ…
nghĩa là sự huy động cao độ mọi biện pháp tu từ hết sức phong phú!
1.3. V.Hugo với chủ nghĩa lãng mạn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Phương pháp gia tăng hiệu quả của Đề án tạp chí tiếng Anh trong việc học bút ngữ cho sinh viên chuyê Ngoại ngữ 0
S Bài thơ Giải đi sớm trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh hòa hợp tuyệt diệu giữa bút pháp tượn Văn học 0
T Phân tích truyện ngắn "Vi hành" để thấy một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, một bút pháp mỉa mai, châm Văn học 1
L Những chuyển biến về tư tưởng và bút pháp trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 Tài liệu chưa phân loại 1
S Thực thể trời tâm linh trong thế giới nhân quả truyện Kiều qua bút pháp Nguyễn Du Tài liệu chưa phân loại 0
T Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động kích thích tiêu thụ tại Công ty bút bi Thiên Long - C Luận văn Kinh tế 0
X Đánh giá, đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải cho Công ty xi măng Bút Sơn Tài liệu chưa phân loại 2
B Thực trạng môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ở công ty xi măng Bút Sơn Luận văn Kinh tế 0
L Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Xi Măng Bút Sơn. Luận văn Kinh tế 0
I Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top