nhoc_sean_kute

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần : Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 54
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2008
Chủ đề: Lịch sử tư tưởng Phật giáo
Nhà Lý
Nhà Trần
Phật giáo
Tư tưởng Phật giáo
Miêu tả: 134 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Với phạm vi nghiên cứu là vấn đề tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần, luận văn khái quát về xã hội Đại Việt thời Lý Trần và những tác động trực tiếp của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội đối với Phật giáo thời Lý Trần. Làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Việt Nam, nội dung cơ bản và đặc điểm của tư tưởng Phật giáo Việt Nam, được xem xét trong bối cảnh lịch sử tư tưởng Việt Nam thời kỳ này. Phân tích ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến một số lĩnh vực như chính trị, văn hóa nghệ thuật, đạo đức xã hội, tạo nên một thứ tôn giáo gần gũi, quen thuộc, là nhu cầu thiết yếu về tinh thần của đại đa số người Việt đương thời
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: XÃ HỘI ĐẠI VIỆT THỜI LÝ TRẦN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
ĐẾN PHẬT GIÁO THỜI KỲ NÀY 7
1.1. Tác động của yếu tố chính trị 7
1.2. Tác động của yếu tố kinh tế 14
1.3. Tác động của yếu tố văn hoá 23
Ch-¬ng 2: vµI nÐt vÒ t- t-ëng phËt gi¸o thêi lý trÇn 29
2.1. Vài nét về Phật giáo Việt Nam trước thời Lý 29
2.2. Vài nét về tư tưởng Phật giáo thời Lý 32
2.3. Vài nét về tư tưởng Phật giáo thời Trần 50
2.4. Mét sè ®Æc ®iÓm vÒ t- t-ëng PhËt gi¸o thêi Lý TrÇn 69
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO ĐẾN MỘT SỐ
LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI THỜI LÝ TRẦN 81
3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến chính trị 81
3.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến văn hoá nghệ thuật 92
3.3. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến đạo đức 114
KẾT LUẬN 126
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 130
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tư tưởng Việt Nam là một trong những nội dung lớn, vô cùng phong
phú. Đây là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau
như: triết học, sử học, văn học, nghệ thuật, tâm lý học, tôn giáo học… Tư
tưởng Phật giáo là một trong những nhân tố cấu thành quan trọng của tư
tưởng Việt Nam.
Tư tưởng Phật giáo cũng đã từng là đối tượng nghiên cứu của nhiều
lĩnh vực, trong đó có cả lĩnh vực thuộc khoa học tự nhiên như vật lý học, sinh
học, thiên văn học…Lịch sử khi được tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác nhau
sẽ cho chúng ta có cái nhìn hoàn chỉnh, chính xác hơn về các sự kiện lịch sử.
Phật giáo không chỉ là đối tượng nghiên cứu của tôn giáo học mà còn là đối
tượng nghiên cứu của sử học. Tiếp cận từ góc độ sử học, người nghiên cứu sẽ
thấy tổng thể các mối liên hệ giữa tôn giáo và các lĩnh vực của đời sống xã
hội, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm cần thiết để làm tốt hơn những vấn
đề tương tự trong bối cảnh xã hội hiện đại.
Thời kỳ Lý Trần, Phật giáo phát triển hưng thịnh, vì thế nó là một trong
những trọng tâm của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Cũng từ vấn đề mang tính
chất căn bản này, người nghiên cứu có thể tiếp cận Phật giáo ở những giai
đoạn khác, đặc biệt là Phật giáo đương đại một cách thuận lợi. Mặt khác, tư
tưởng dân tộc là cái cốt của lịch sử, tư tưởng Phật giáo là một trong những
dòng lớn nằm trong dòng chảy chung của tư tưởng dân tộc. Từ đề tài này,
người nghiên cứu sẽ có điều kiện để tiếp xúc và nghiên cứu những vấn đề có
liên quan trực tiếp nêu trên.
Từ góc độ lịch sử, nghiên cứu tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần có thể
thấy rõ sự đồng hành của Phật giáo đối với dân tộc, vai trò, vị trí của Phật
giáo đối với xã hội đương thời. Qua lịch sử thấy tôn giáo, qua tôn giáo để hiểu
lịch sử.
Tìm hiểu tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần vừa có ý nghĩa khoa học, vừa
mang ý nghĩa thực tiễn. Xuất phát từ những ý nghĩa như vậy, chúng tui đã
chọn vấn đề Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần làm đề tài
luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tìm hiểu về Phật giáo Lý Trần là một trong những nội dung trọng
tâm của nghiên cứu Phật giáo Việt Nam. Tư tưởng Phật giáo Lý Trần được
nghiên cứu riêng với những phái thiền, những vị thiền sư hay được nghiên
cứu chung trong Phật giáo sử hay tư tưởng Phật giáo Việt Nam, tư tưởng
dân tộc. Có thể khái quát các thời kỳ nghiên cứu về tư tưởng Phật giáo Việt
Nam như sau:
- Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến 1945: Trong giai đoạn này, nghiên cứu
Phật giáo Việt Nam chỉ mới dừng lại ở bước đầu tìm hiểu vấn đề, khai thác
vấn đề một cách sơ lược. Chẳng hạn như tìm hiểu Phật giáo là gì? lịch sử sơ
lược về Phật giáo, đánh giá những sự kiện lớn, bước đi lớn của dân tộc, của
nhân vật lịch sử, nhân vật Phật giáo có liên quan đến Phật giáo, tìm hiểu một
số chặng đường phát triển của Phật giáo trong tiến trình lịch sử… Các tác
phẩm và tác giả tiêu biểu của giai đoạn này là: Thích Mật Thể với Việt Nam
Phật giáo sử lược, Trần Văn Giáp với Phật giáo Việt Nam từ nguyên thuỷ đến
thế kỷ XIII, Trần Trọng Kim với Phật giáo thời Lý, Phạm Quỳnh với Phật
giáo… Trần Văn Giáp là người đầu tiên áp dụng văn bản học phương Tây và
cách nhìn theo kiểu Pháp học vao nghiên cứu Phật giáo. Thích Mật Thể tuy
viết Phật giáo sử không dày nhưng ông có đống góp nhất định về góc độ Phật
pháp. Trần Trọng Kim thì có cái nhìn toàn cảnh và đặc sắc. Ngoài ra còn có
một số ý kiến nghiên cứu của tác giả nước ngoài về Phật giáo Lý Trần được
đăng trên các báo, tiêu biểu như tờ Đông Dương.
- Giai đoạn 1945-1975: Nghiên cứu về Phật giáo trong giai đoạn này
được đẩy mạnh, đạt được những thành tựu đáng kể. Các công trình nghiên
cứu đi sâu vào các giai đoạn phát triển Phật giáo, các giáo phái khác nhau như
Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông…Các tác gia tiêu biểu cho giai đoạn này
là: Nguyễn Lang, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đăng Thục, Toan Ánh, Nguyễn
Hiến Lê, Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát, Thích Đức Nghiệp… Toan Ánh với Tôn
giáo tín ngưỡng Việt Nam, Thích Đức Nghiệp với Phật giáo Việt Nam là hai
trong những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn, có những đóng góp mới cho
nghiên cứu Phật giáo.
- Giai đoạn từ 1975 đến nay: Thời kỳ này, Phật giáo Việt Nam được
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau của các khoa học liên ngành: tôn giáo
học, sử học, triết học, văn học, khảo cổ học, văn bản học, văn hoá nghệ thuật,
xã hội học, vật lý, sinh học… Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về các
giai đoạn phát triển Phật giáo Việt Nam, về giáo lý, về từng thiền sư, hoặc
những nhân vật có liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển của Phật giáo,
nghiên cứu những tác phẩm Phật giáo… Chẳng hạn như nghiên cứu về Vạn
Hạnh, Lý Công Uẩn, Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ,
Trần Nhân Tông… cùng với những tác ph0ẩm của họ. Dựa trên thành tựu của
các ngành khoa học khác, những nghiên cứu về Phật giáo có những bước phát
triển thuận lợi, có cái nhìn đa diện và ngày càng sáng rõ hơn về lịch sử Phật
giáo và lịch sử dân tộc. Có thể nói đến nay, những tác phẩm nghiên cứu về
Phật giáo rất nhiều, vô cùng phong phú, nhiều luồng có cả kinh Phật được
dịch từng phần hay trọn bộ, có cả những tác phẩm từ hải ngoại dịch và
nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu cũng ở nhiều cấp độ khác nhau từ nhỏ
lẻ cá nhân cho đến các công trình khoa học lớn ở các luận văn, các bài báo,
tạp chí, tập san, báo cáo khoa học… Những công trình nghiên cứu trong giai
đoạn này có giá trị lớn và đóng góp khá quan trọng cho quá trình nghiên cứu
Phật giáo. Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: Lịch sử Phật giáo
Việt Nam do Nguyễn Tài Thư chủ biên, xuất bản năm 1988 viết về các giai
đoạn phát triển của lịch sử Phật giáo từ khi du nhập đến nay. Trong đó, phần
thứ II viết về Phật giáo từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV do Hà Văn Tấn viết rất rõ
ràng, lô gíc và dễ hiểu. Nguyễn Duy Hinh trong Tư tưởng Phật giáo Việt
Nam, xuất bản năm 1999 chủ yếu là dịch và giới thiệu các bộ kinh một cách
sơ lược và chỉ ra được một số đặc sắc của mỗi khuynh hướng. Nguyễn Đăng
Thục có sự dày công về cái nhìn Phật giáo Việt Nam từ rất nhiều chiều trong
các tác phẩm: Thiền học Việt Nam xuất bản năm 1997, Thiền học Trần Thái
Tông xuất bản năm 1996, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (thời Lý), xuất bản năm
1998, Lịch sử tư tưởng Việt Nam (thời Trần), xuất bản năm 1998. Nguyễn
Lang thực sự đã đóng góp lớn cho nghiên cứu Phật giáo trong hai tập Việt
Nam Phật giáo sử luận. Lê Mạnh Thát có những nghiên cứu mới từ Phật giáo,
từ văn bản học để nhìn lại lịch sử như trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam
tập 2, xuất bản năm 2002…
Với đề tài Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần, chúng
tui có được sự kế thừa hết sức quý báu và phong phú của những người đi
trước, được tiếp cận vấn đề từ nhiều ngành khoa học: lịch sử, tôn giáo, triết
học, khảo cổ học… Song chúng tui cũng phải đứng trước một khó khăn về sự
lựa chọn và xác định tiếp cận vấn đề.
Về vấn đề tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần, chúng tui chỉ tìm hiểu
những nội dung cơ bản. Trên cơ sở những nghiên cứu trước đã rải rác nêu đặc
điểm của tư tưởng Phật giáo thời kỳ này, chúng tui tổng hợp lại và mạnh dạn
đưa ra những đặc điểm nổi bật của tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần. Đây là sự
cần thiết để nhận thức rõ hơn về tư tưởng dân tộc và lịch sử dân tộc. Và hơn
nhất, nghiên cứu từ góc độ lịch sử sẽ chỉ rõ đặc điểm tư tưởng một cách thuận
lợi so với những khoa học khác.
Về vấn đề tác động hai chiều giữa tư tưởng Phật giáo với các lĩnh vực
của đời sống xã hội đương thời thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu.
Những nghiên cứu trước có đề cập đến thường được nói chung chung và sơ
lược từ góc độ triết học như Luận án Tiến sĩ Triết học của Lê Hữu Tuấn về
Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá
tinh thần ở Việt Nam, hay được đề cập đến một cách đơn lẻ trên một số lĩnh
vực như chính trị, kinh tế, văn hoá, đạo đức… trong cuốn Tìm hiều xã hội Việt
Nam thời Lý Trần xuất bản năm 1981, Sự phục hưng của nước Đại Việt từ thế
kỷ X-XIV xuất bản năm 1996, hay ở những bài báo, tạp chí… Bằng phương
pháp thống kê các sự kiện liên quan đến Phật giáo, tác giả luận văn đã sử
dụng các nguồn sử liệu hết sức quan trọng như: Việt sử lược, Thiền uyển tập
anh, Đại Việt sử ký toàn thư, kế thừa những người đi trước, qua tư tưởng Phật
giáo Lý Trần, bước đầu tìm hiểu sự tác động qua lại giữa tư tưởng Phật giáo
với lịch sử dân tộc. Đây là cái nhìn từ lịch sử, là cách tìm hiểu tư tưởng Phật
giáo trong một xã hội động, có chứng minh cụ thể, từ đó, thấy được vai trò, vị
trí của Phật giáo, tư tưởng Phật giáo đối với xã hội đương thời và đối với lịch
sử tư tưởng dân tộc.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lịch sử tư tưởng Phật giáo thời
Lý Trần.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần
(1009- 1400), của nước Đại Việt. Phạm vi nghiên cứu vấn đề là tư tưởng Phật
giáo thời Lý Trần.
* Luận văn thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Nêu những tác động trực tiếp của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn
hoá xã hội đối với Phật giáo thời Lý Trần
+ Nêu và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Việt Nam thời
Lý Trần.
+ Nhận diện những nội dung cơ bản, đặc điểm của tư tưởng Phật
giáo Việt Nam thời Lý Trần, đặt nó trong lịch sử tư tưởng Việt Nam thời
Lý Trần.
+ Chỉ ra sự tác động của tư tưởng Phật giáo đối với các lĩnh vực của
đời sống xã hội thời Lý Trần.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
* Luận văn được nghiên cứu trên các nguồn tư liệu chủ yếu sau:
- Dựa vào các nguồn sử liệu như: Việt sử lược, Thiền uyển tập anh,
Tam tổ thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư.
- Các công trình nghiên cứu cấp thứ như: sách, báo, tạp chí, luận án,
luận văn, báo cáo khoa học…
- Một số hình ảnh ở phụ lục do tác giả sưu tầm và đi thực địa thực hiện.
* Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp
lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương
pháp khác như: thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp… để thực hiện luận
văn này.
5. Đóng góp chính của luận văn
- Nghiên cứu sự tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá xã
hội đối với Phật giáo thời Lý Trần.
- Bước đầu tìm ra một số đặc điểm của tư tưởng Phật giáo Lý Trần.
- Bước đầu làm rõ được những tác động từ Phật giáo đối với các lĩnh
vực của đời sống xã hội đương thời.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn bao gồm 3 chương, 10 tiết và phụ lục.
Chương 1
XÃ HỘI ĐẠI VIỆT THỜI LÝ TRẦN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG
ĐẾN PHẬT GIÁO THỜI KỲ NÀY
1.1. TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ CHÍNH TRỊ
Trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, đến thế kỷ X, đất nước ta chuyển
sang một giai đoạn mới: giai đoạn quá độ, chuẩn bị những tiền đề căn bản cho
thời đại phong kiến dân tộc. Các triều Khúc- Ngô- Đinh- Tiền Lê đã có những
cố gắng bước đầu xây dựng và bảo vệ quốc gia độc lập. Đến thời Lý, sự
chuẩn bị của các triều đại trước đó đã hội tụ đầy đủ các yếu tố, tạo nên bước
chuyển mình lớn cho dân tộc. Triều Lý và sau đó đến triều Trần đã cố gắng
phục hưng các yếu tố của dân tộc. Đại Việt dưới hai triều đại Lý Trần để lại
nhiều dấu ấn sâu sắc trong lịch sử Việt Nam. Trong đó, Phật giáo đạt đến sự
hưng thịnh nhất trong lịch sử dân tộc.
Phật giáo dưới hai triều đại Lý Trần được tạo điều kiện thuận lợi về mọi
mặt để phát triển.
Các vua Lý Trần tiến hành xây dựng một bộ máy chính quyền quân chủ
phong kiến trung ương tập quyền. Đó là chính quyền của đội ngũ quý tộc.
Tầng lớp qúy tộc chi phối rất nhiều lĩnh vực: kinh tế, quân sự, văn hoá, tư
tưởng. Do vậy, họ có sự ảnh hưởng rất lớn đối với Phật giáo.
Đứng đầu bộ máy chính quyền là nhà vua có uy quyền tuyệt đối và tập
trung đối với quần thần và dân chúng.
Đó là một sự kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh của một thủ
lĩnh tối cao, một người đứng ở vị trí trung tâm cộng đồng, lãnh
đạo và điều hành mọi công việc của nhà nước, với hình ảnh một
đấng chí tôn, mang tính chất thần thánh, thay trời cai trị muôn
dân, đứng ở vị trí bên trên cộng đồng, với một địa vị tuyệt đối, vô
thượng [57; 305].
Vì vai trò ấy, cho nên các vua Lý Trần ảnh hưởng rất lớn đến đời sống
xã hội Đại Việt. Tư tưởng của vua, tín ngưỡng của vua ảnh hưởng sâu sắc
đến tư tưởng, tín ngưỡng của xã hội đương thời. Các vua Lý Trần thường
sùng bái Phật giáo cho nên quý tộc, quan lại, quần thần trong cả nước cũng
vì đó mà theo.
Vua quan và quý tộc dưới hai triều đại Lý Trần đã dành cho Phật giáo
sự quan tâm đặc biệt. Khi Lý Công Uẩn vừa lên ngôi đã xuống chiếu phát tiền
cho thuê thợ làm chùa, dựng bia, tạc tượng rất nhiều nơi. Đến mức độ, Lê Văn
Hưu phải phàn nàn:
Lý Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, Tôn miếu chưa dựng,
Xã Tắc chưa lập mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức, lại sửa
chữa chùa quán ở các lộ, và cấp độ điệp cho hơn nghìn người ở
kinh sư làm tăng, thế thì tiêu phí của sức dân về việc thổ mộc biết
chừng nào mà kể…[12; 242].
Sau Lý Thái Tổ, các vua Lý và các vua Trần cũng dành nhiều công sức,
tiền của để xây dựng chùa chiền, phát triển giáo phái và giáo lý... Chính nhờ
sự bảo lãnh vững chắc của vua quan triều Lý Trần mà Phật giáo có điều kiện
phát triển mạnh mẽ.
Các vua Lý Trần đã ban hành những chính sách tạo điều kiện thuận lợi
cho Phật giáo truyền giáo và thuyết giáo tại nhiều địa phương trong cả nước.
Mới lên ngôi được hai năm, Lý Thái Tổ đã cấp độ điệp cho nhân dân làm sư
sãi (1011). Độ điệp là chứng thư của chính quyền dùng làm thông hành cho
tăng sĩ. Có độ điệp thì đi đến chùa nào của môn phái cũng được tiếp đón và
nghỉ chân.
Năm 1014, tăng thống Thẩm Văn Uyển xin lập giới trường ở
chùa Vạn Thọ trong thành Thăng Long để làm cho tăng đồ thụ giới.
Năm 1016, vua chọn hơn nghìn người ở kinh đô để làm tăng và đạo
sĩ. Năm 1019, lại độ dân làm tăng. Đến năm 1134, Thần Tông lại độ
gạt bỏ cái ác, vị tha, độ lượng với tất cả mọi người, mọi việc, biết trân trọng
cuộc sống và mọi thứ xung quanh mình. Từ những suy nghĩ và việc làm tích
cực của mỗi người, tạo thành một xã hội thiện, yên bình.
Tư tưởng Phật giáo thời Lý Trần được hội tụ bởi các yếu tố dân tộc,
thời đại, giao lưu văn hóa khu vực và đặc biệt là sự phát triển nội tại của Phật
giáo. Tư tưởng Phật giáo và các lĩnh vực của đời sống xã hội thời Lý Trần có
sự tác động biện chứng. Đối với lịch sử Phật giáo, tư tưởng Phật giáo thời Lý
Trần là cơ sở quan trọng, làm nền tảng cho sự phát triển Phật giáo (đặc biệt là
các dòng phái thuộc Bắc tông) ở các giai đoạn tiếp theo. Đối với tư tưởng dân
tộc, tư tưởng Phật giáo thời kỳ này cũng đóng góp không nhỏ trong việc khắc
đậm những quan điểm của tư tưởng dân tộc gần gũi, phù hợp với triết lý đạo
Phật, khẳng định thêm tính nhân văn trong văn hóa Việt.
Có thể nói một trong những nét đặc sắc tốt đẹp của đạo Phật là khả
năng thích ứng của một tôn giáo. Phật giáo cởi mở, không hẹp hòi, không
giáo điều, là một tôn giáo của trí tuệ và tình thương, một tôn giáo nhân bản
và thực sự người. Tôn giáo đó đã góp phần tạo nên nhân cách con người
Việt Nam.
Sự phát triển của Phật giáo Việt Nam qua hai triều đại Lý Trần cho
thấy ý thức nỗ lực rất lớn của tập thể tăng ni Phật giáo và những nhà lãnh đạo
đất nước đương thời nhằm xây dựng và phát triển một tôn giáo mang màu sắc
dân tộc. Bên cạnh sự phát triển nội tại của tôn giáo Phật giáo, Đại Việt còn
chịu ảnh hưởng của Phật giáo láng giềng và khu vực nhưng Phật giáo Lý Trần
còn tạo cho mình những phái riêng như Thảo Đường, Trúc Lâm Yên Tử.
Không phải đến đây khi hai phái Thảo Đường và Trúc Lâm Yên Tử ra đời ta
mới thấy được cái riêng trong Phật giáo Việt Nam. Trước đó, Việt Nam đã
từng hình thành trung tâm Phật giáo là Luy Lâu cùng với những vị sư nổi
tiếng đi truyền đạo sang cả Trung Hoa đã thể hiện tính dân tộc trong Phật giáo
của Việt Nam. Đến thời Lý Trần, khi đất nước có điều kiện để xây dựng nền
độc lập thì bản sắc dân tộc được khắc hoạ một cách rõ nét. Qua đó, ta cũng
thấy được vai trò của Phật giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ độc lập
dân tộc.
Có lẽ vì sử dụng một tôn giáo hiền hoà như Phật giáo và chủ trương
tam giáo đồng nguyên nên triều đại Lý Trần mới hưng thịnh và kéo dài tới
gần bốn trăm năm (1009-1400). Giáo sư Vũ Minh Giang nói về hệ thống
chính trị trong lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, cho rằng: hệ thống chính trị
dựa vào ba kiềng: cơ sở kinh tế, bộ máy cưỡng chế và sự ủng hộ của nhân
dân. Hai triều đại Lý Trần đã được nhân dân ủng hộ, tạo nên sự vững bền và
phát triển. An dân và đoàn kết được dân tộc là do nhà Lý Trần đã lấy đạo để
trị là chính, giúp ổn định tình hình chính trị, xã hội. Từ kinh nghiệm lịch sử về
chính sách thực hiện tam giáo đồng nguyên của hai triều đại Lý Trần và
những kinh nghiệm lịch sử của nhiều giai đoạn lịch sử khác của dân tộc và thế
giới thì hiện nay ở nước ta đang có nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng khẳng
định: nên xây dựng bệ đỡ tư tưởng theo hướng dung hòa và có sự lựa chọn tư
tưởng làm nền tảng.
Phải chăng Phật giáo là yếu tố đã gắn kết hai triều đại Lý và Trần với
nhau trong lịch sử dân tộc? Khi nói về lịch sử dân tộc, người ta đã nói đến
triều đại Lý thì thường phải nói đến triều đại Trần và ngược lại. Còn các triều
đại khác thường ít có sự liên hệ và gắn kết như vậy. Cả hai triều đại có nhiều
điểm tương đồng nhưng sự tương đồng nhất là coi trọng và sử dụng Phật giáo.
Cả hai triều đại tạo nên một nét văn hoá rực rỡ, một thời kỳ yên bình nhất
trong lịch sử phong kiến. Phật giáo chính là nét bút đậm đã tô lên giai đoạn
lịch sử này.
Đạo Phật là con đường trung đạo, không thái quá về một mặt nào,
không cực đoan. Chính tư tưởng này đang là nền tảng để nối kết cộng đồng
người, nối kết các dân tộc, các xu hướng của xã hội hiện đại. Với học thuyết
từ bi cứu khổ, cứu nạn, đạo Phật đã hoà nhập với cộng đồng dân tộc Việt
Nam trong lịch sử, góp phần củng cố tinh thần độc lập dân tộc - tư tưởng
chính trị chủ đạo của hệ tư tưởng Việt Nam. Triết lý nhà Phật đã khơi dậy
trong nhân dân tinh thần đoàn kết thân ái. Thời Lý Trần, triết lý nhà Phật
được đề cao như là hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội. Tư tưởng Phật giáo Lý
Trần là một nhánh trội cùng tồn tại và phát triển với tư tưởng của đạo Nho,
đạo Lão và hệ tư tưởng dân tộc đương thời.
Tư tưởng Phật giáo đã song hành và trở thành một bộ phận của tư
tưởng dân tộc Việt Nam từ khi du nhập vào đến nay. Có lúc tư tưởng ấy thấm
sâu vào đời sống xã hội như dưới thời Lý Trần. Trước và sau thời Lý Trần,
Phật giáo cũng vẫn là thứ không thể thiếu trong văn hóa Việt. Từ đó cho thấy
đạo Phật Việt Nam có những bản sắc riêng, mang nhiều yếu tố của truyền
thống Việt Nam. Văn hóa Việt Nam, trong đó có Phật giáo để lại những gia
sản có thể đóng góp cho nền hòa bình trên thế giới. Thế giới ngày nay cần đến
một triết lý xoá bỏ hận thù, mở rộng tình yêu thương, đoàn kết để có một nền
hoà bình thực sự. Triết lý đạo Phật là thông điệp của những mong muốn trên.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top