bcktooyou

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu .................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
3.1. Mục đích................................................................................................ 3
3.2. Nhiệm vụ............................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4.1. Đối tượng .............................................................................................. 3
4.2 Phạm vi.................................................................................................. 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4
5.1. Nguồn tư liệu......................................................................................... 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 4
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận văn..................................................................................... 5
NỘI DUNG........................................................................................................... 6
Chƣơng 1: CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG.............................................................................. 6
1.1. Điều kiện tự nhiên và không gian thành phố.............................................. 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................ 6
1.1.2.Quá trình hình thành Thành phố Hải Dương................................... 7
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội trước năm 1997............................................... 12
1.2.1. Về kinh tế ....................................................................................... 12
1.2.2.Về văn hóa - xã hội......................................................................... 15
Chƣơng 2: NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ .............................................. 19
CỦA THÀNH PHỐ TỪ 1997 - 2010................................................................ 19
2.1. Công cuộc đổi mới và chủ trương của Ban lãnh đạo Thành phố Hải
Dương nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH Thành phố Hải Dương........... 19
2.2. Những thay đổi về không gian đô thị ....................................................... 28
2.3. Những biến đổi về kinh tế của Thành phố Hải Dương từ năm 1997 - 201033
2.3.1. Biến đổi cơ cấu kinh tế.................................................................... 33
2.3.2. Sự xuất hiện của các khu công nghiệp............................................ 37
2.3.3.Về nông nghiệp ................................................................................ 39
2.3.4. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp............................................. 43
2.3.5.Về thương nghiệp, dịch vụ ............................................................... 47
Chƣơng 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ VĂN HÓA – XÃ HỘI.......................... 52
CỦA THÀNH PHỐ HẢI DƢƠNG.................................................................. 52
3.1. Những biến đổi về văn hóa, giáo dục ....................................................... 52
3.1.1. Về văn hóa....................................................................................... 52
3.1.2. Về giáo dục ..................................................................................... 59
3.2. Những biến đổi về xã hội.......................................................................... 65
3.2.1. Biến đổi về dân cư và lực lượng lao động...................................... 65
3.2.2. Sự phân hóa giàu cùng kiệt trong xã hội............................................. 71
3.2.3. Vấn đề sinh kế của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp..... 76
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 90
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống của xã hội hiện đại, dù ở các quốc gia phát triển cao hay
các nước đang phát triển, các đô thị luôn luôn là những tâm điểm chứa đựng
nhiều vấn đề kinh tế - xã hội gay cấn và bức xúc.
Trong thời đại ngày nay, để phát triển và hội nhập, tiến hành sự nghiệp
CNH, HĐH là con đường phát triển tất yếu của mỗi quốc gia. Thực tế lịch sử đã
chỉ ra rằng: quá trình CNH, HĐH luôn gắn liền với xu hướng tập trung nguồn
lao động, dân cư và quá trình đô thị hóa. Các nhà khoa học cần nhận thức
đầy đủ, sâu sắc, khách quan về vấn đề này, trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu,
hoạch định các chính sách phát triển quốc gia.
Trong định hướng tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm
2020, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc - Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với quá trình đô thị hóa của vùng và cả nước. Trong đó, Hải
Dương là một trong 3 tỉnh có sức hút đầu tư đứng đầu cả nước. Kể từ khi trở
thành đơn vị hành chính độc lập của cả nước (1/1997), Thành phố Hải Dương là
một địa điểm có vị thế quan trọng cho sự hình thành và phát triển những khu,
cụm công nghiệp, dịch vụ quy mô lớn. Ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển
thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng ở các vùng ven
thành phố, tạo nên nhiều đổi thay về kinh tế - xã hội của khu vực này. Vì vậy,
việc nghiên cứu biến đổi kinh tế - xã hội ở một vùng quan trọng như vậy là việc
làm cần thiết và mang ý nghĩa khoa học thực tiễn, góp phần nghiên cứu sự hình
thành, phát triển và vai trò của các thành phố vệ tinh nói riêng, các thành phố
lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung. Theo suy nghĩ
như vậy nên tui đã chọn: „„Biến đổi kinh tế - xã hội của Thành phố Hải Dương
(1997 - 2010)‟‟ làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, đặc biệt là những
chuyển biến về kinh tế - xã hội của Việt Nam hơn hai mươi năm qua đã thu hút
nhiều nhà khoa học luận bàn về vấn đề này.
Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã tham khảo các công trình về đô
thị, đổi mới và sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam như: Phạm Xuân Nam với
Đổi mới kinh tế - xã hội: thành tựu, vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội Hà Nội (1991); Nguyễn Trung Quế, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp – nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà
Nội (1998); Trương Thị Tiến, Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (1999); Nguyễn Văn Khánh với
Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở châu thổ sông Hồng trong
thời kỳ đổi mới (qua khảo sát một số làng xã), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Hà Nội (2001); Phan Thanh Khôi, Lương Xuân Hiến (chủ biên), Một số vấn đề
kinh tế - xã hội trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng
sông Hồng, Nhà xuất bản Lý luận chính trị Hà Nội (2006)…Cùng với các bài
viết được đăng trên các tạp chí khoa học như: Nguyễn Ngọc Cơ, Sự biến đổi đời
sống vật chất của nông dân đồng bằng Sông Hồng từ 1976 đến nay, Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, số 4 (1993); Phạm Xuân Nam, Mấy nét tổng quan về quá
trình đổi mới kinh tế - xã hội ở Việt Nam 15 năm qua, Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử, số 1 (2001); Nguyễn Sinh Cúc, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 20 năm đổi
mới, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử Đảng, số 12 (2005)…
Đặc biệt, học viên đã khai thác và xử lý các tư liệu liên quan đến lịch sử
tỉnh Hải Dương nói chung và thành phố Hải Dương nói riêng trong thời kỳ Đổi
mới như: Trần Công Hiến, Trần Huy Phác, Nguyễn Thị Lâm dịch, giới thiệu
Hải Dương phong vật chí, Nhà xuất bản Lao động Hà Nội (2009); Cục thống kê
tỉnh Hải Dương, Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương (2009); Nguyễn Mạnh
Hiển, Trịnh Xuân Hấn, Trần Công Dưỡng, Phạm Thị Thanh Thủy, Lịch sử Đảng
bộ tỉnh Hải Dương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Hà Nội (2010); Cục thống
kê tỉnh Hải Dương, Kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương 5 năm (2006 - 2010), Nhà
xuất bản thống kê Hà Nội (2010); Lê Huy Hòa, Trịnh Xuân Huấn, Ngô Bá Toại,
Lịch sử phong trào nông dân và Hội Nông dân Hải Dương (1936 – 1996), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội (2000)…
Những tài liệu trên đã đưa ra được rất nhiều số liệu thống kê khá xác thực
về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương trong thời gian qua. Tuy
nhiên vấn đề chuyển biến kinh tế - xã hội của thành phố Hải Dương mới chỉ
được đề cập ở từng khía cạnh và chưa có công trình nào đề cập cụ thể đến vấn
đề này một cách hệ thống và toàn diện.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
+ Trình bày và làm sáng tỏ quá trình chuyển dịch về không gian đô thị và cơ
cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố Hải Dương từ 1997 – 2010.
+ Phân tích sự biến đổi về văn hóa - xã hội dưới tác động của những biến đổi
về kinh tế.
+ Nêu một số vấn đề đã và đang được đặt ra trong quá trình đô thị hóa của
Thành phố Hải Dương, từ đó gợi mở cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch
định chính sách quản lý đô thị ở Hải Dương hiện tại và tương lai.
3.2. Nhiệm vụ
+ Trên cơ sở tập hợp và xử lý các tư liệu có liên quan đến Thành phố Hải
Dương từ năm 1997 đến nay, luận văn trình bày những chuyển biến về kinh tế -
xã hội của Thành phố Hải Dương trong những năm 1997 – 2010.
+ Nêu lên một số nhận xét, đánh giá (thành tựu và hạn chế) về sự biến đổi
cũng như phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hải Dương
trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ta hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng
Luận văn tập trung nghiên cứu:
Nhìn một cách tổng thể, quỹ đất nông nghiệp ở khu vực nông thôn trên
địa bàn Thành phố Hải Dương vẫn còn rất nhiều (1.776,28/ 3.414,04 tổng diện
tích đất). Nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập không thể bỏ qua của phần lớn
các hộ gia đình ở khu vực này. Bên cạnh đó, một số người dân cũng đã tham gia
vào nhiều hoạt động kinh tế phi nông nghiệp như trở thành công nhân trong các
khu công nghiệp, làm nghề xe ôm, mở cửa hàng ăn uống, giải khát, các dịch vụ
sửa chữa xe máy, làm nhà cho thuê, thậm chí là cả các dịch vụ chỉ có ở vùng đô
thị như cắt tóc, gội đầu, karaoke… Dưới tác động của kinh tế công nghiệp, cơ
cấu kinh tế nông thôn có sự dịch chuyển từ nông thôn thuần nông sang nông
thôn bán CNH. Tuy nhiên chưa có sự phân định ranh giới rõ ràng giữa các khu
vực kinh tế và các nhóm lao động.
CNH, đô thị hóa cùng với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã
có những tác động đáng kể đến ngành nghề sản xuất, kinh doanh, cơ cấu lao
động, việc làm của các hộ dân vùng chuyển đổi. Theo Hội Nông dân Việt Nam,
trong quá trình xây dựng các khu công nghiêp, khu đô thị và cơ sở hạ tầng, mỗi
năm cả nước có gần 200.000 ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử
dụng, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động bị mất việc làm. Từ năm 2000 -
2009, thực hiện việc thu hồi đất đã có khoảng 2,92 triệu nông dân trên cả nước
bị ảnh hưởng đến đời sống. Tại một vài địa phương, có tỉnh có từ 25 – 30% số
lao động sau khi bị thu hồi đất không có việc làm hay việc làm không ổn định.
Trong xu thế chung của cả nước, Thành phố Hải Dương cũng không nằm ngoài
quy luật này.
Để tạo điều kiện cho lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có việc
làm ổn định, trong giai đoạn trong giai đoạn 2001-2005, tỉnh Hải Dương đã có
những chính sách thích hợp để giải quyết việc làm cho người lao động.:
- Quyết định số 557/QĐ-UB ngày 13-3-2002 phê duyệt Đề án cho vay
vốn giải quyết việc làm.
- Quyết định số 3149/2002/QĐ-UB ngày 7-7-2002 về việc “khuyến khích
đầu tư các khu công nghiệp”, trong đó có hỗ trợ kinh phí đối với các doanh
nghiệp tuyển dụng lao động và đào tạo nghề tại doanh nghiệp.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những biến đổi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước thời Pháp thuộc (1862-1945) Văn hóa, Xã hội 0
C Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (qua kh Luận văn Sư phạm 1
D Chuyển biến về kinh tế - xã hội Huyện Sơn Dương (Tỉnh Tuyên Quang) trong thời kỳ đổi mới (1986-2010) Luận văn Kinh tế 0
M Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của một xã châu thổ sông Hồng Lịch sử Thế giới 0
C Những biến đổi của đạo đức gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ Kinh tế chính trị 0
R Sự biến đổi của gia đình trong kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Tỉnh Hưng Yên hiện n Kinh tế chính trị 0
B Văn hóa làng - xã và sự biến đổi của nó trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Qua Kinh tế chính trị 4
T Biến đổi cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đến kinh tế - xã hội Việt Nam từ Lịch sử Việt Nam 0
H Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Văn Giang (Hưng Yên) sau quá trình dồn điền đổi thửa 1999 - 2008 Lịch sử Việt Nam 0
T Định canh định cư và biến đổi kinh tế xã hội của người Khơ Mú ở xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top