maybe_Iloveyou

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG CHẾ DƢỢC
PHẨM VÀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ DƢỢC PHẨM
9
1.1. Khái niệm về sáng chế dược phẩm, bảo hộ sáng chế dược phẩm 9
1.2. Đặc điểm của việc bảo hộ sáng chế dược phẩm 10
1.3. Các dạng yêu cầu bảo hộ điển hình đối với sáng chế trong lĩnh vực
dược
12
1.4. Tính chất hai mặt của việc bảo hộ sáng chế dược phẩm 27
1.4.1. Lợi ích của việc bảo hộ sáng chế dược phẩm 27
1.4.2. Tác động tiêu cực của việc bảo hộ sáng chế dược phẩm 29
1.5. Ý nghĩa của việc bảo hộ sáng chế cho dược phẩm 31
1.6. Cơ sở pháp lý quốc tế bảo hộ sáng chế dược phẩm 33
Chƣơng 2
NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS LIÊN QUAN
ĐẾN BẢO HỘ SÁNG CHẾ DƢỢC PHẨM
36
2.1. Khái quát về Hiệp định TRIPS 36
2.2. Các quy định của Hiệp định TRIPS về bảo hộ sáng chế dược phẩm 39
2.2.1. Đối tượng của bảo hộ sáng chế dược phẩm 41
2.2.2. Tiêu chuẩn cấp bằng sáng chế dược phẩm 44
2.2.3. Nghĩa vụ công bố thông tin 47
2.2.4. Ngoại lệ cấp bằng độc quyền sáng chế dược phẩm 49
2.2.5. Nhập khẩu song song 59
2.2.6. Thời hạn bảo hộ sáng chế dược phẩm 64
2.2.7. Quy định về bảo vệ quyền đối với sáng chế dược phẩm 65
2.2.8. Quy định về việc thực thi sáng chế dược phẩm 65
2.2.9. Thời gian chuyển tiếp 69
2.3. Tuyên bố Doha năm 2001 về Hiệp định TRIPS và Y tế công cộng 70
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG BẢO HỘ SÁNG CHẾ DƢỢC PHẨM TRÊN THẾ
GIỚI, Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Thực trạng bảo hộ sáng chế dược phẩm trên thế giới
3.1.1. Thực trạng bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Hoa Kỳ
3.1.2. Thực trạng bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Thái Lan
3.1.3. Thực trạng bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Ấn Độ
3.1.4. Thực trạng bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Trung Quốc
3.2. Thực trạng bảo hộ sáng chế dược phẩm tại Việt Nam
3.2.1. Tổng quan về ngành dược của Việt Nam
3.2.2. Thực trạng bảo hộ sáng chế dược phẩm ở Việt Nam
3.3. Nguyên tắc và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo
hộ sáng chế dược phẩm
3.3.1. Nguyên tắc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hội sáng chế
dược phẩm
3.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ sáng
chế dược phẩm
3.3.2.1. Sửa đổi Điều 136 và Điều 142 Luật SHTT
3.3.2.2. Kiến nghị cần có quy định thống nhất trong Luật SHTT năm
2005 (sửa đổi năm 2009), Luật khám chữa bệnh năm 2009 và Luật
dược năm 2005.
3.3.2.3 Kiến nghị về việc Việt Nam phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi Hiệp
định TRIPS
3.3.2.4. Các giải pháp khác hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ
sáng chế dược phẩm
3.3.2.5 Kiến nghị về sáng chế dược phẩm và khuyến nghị đối với Việt
Nam trong đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chƣơng II
CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ĐỊNH TRIPS LIÊN QUAN
BẢO HỘ SÁNG CHẾ DƢỢC PHẨM
2.1. Khái quát về Hiệp định TRIPS:
Vào năm 1995, Hiệp định liên quan đến các khía cạnh thương mại của quyền
sở hữu trí tuệ (TRIPS) có hiệu lực như một phần của Vòng đàm phán Uruguay về
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), là một thỏa thuận đa phương
rất quan trọng được quản lý bởi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm tăng
cường và thống nhất một số khía cạnh của việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại cấp
độ toàn cầu. Những bất cập của việc bảo hộ và các quy định liên quan đến thực thi
quyền sở hữu trí tuệ, cùng với sự thiếu vắng một cơ chế giải quyết tranh chấp quốc
tế được đánh giá là đã được cải thiện trong Hiệp định TRIPS.
Lời mở đầu, cùng với các quy định tại các điều 7-8, quy định các đối tượng
áp dụng và các mục tiêu của Hiệp định TRIPS: để "giảm bớt sự bóp méo và cản trở
đối với thương mại quốc tế", và để các thành viên phải tính đến cả nhu cầu bảo hộ
sở hữu trí tuệ và sự cần thiết phải ngăn chặn bảo hộ trở thành rào cản đối với
thương mại hợp pháp. Lời mở đầu công nhận "các mục tiêu chính sách xã hội cơ
bản của hệ thống quốc gia về bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong đó có mục tiêu phát triển
và công nghệ".
Hiệp định có ba đặc điểm cơ bản sau. Thứ nhất, nó kết hợp các quy định của
Công ước Paris và phát triển trên cơ sở các quy định này. Nó đòi hỏi các nước thành
viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với các quyền sở hữu trí tuệ
khác nhau, và trao quyền quyết định cách thức thực hiện mục tiêu này. Các yếu tố
chính của việc bảo hộ được quy định rõ bao gồm đối tượng bảo hộ, các quyền được
hưởng và các ngoại lệ đối với các quyền đó. Bằng cách đó, Hiệp định nhằm tạo ra
sự cân bằng giữa các lợi ích lâu dài trong việc thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, phúc
lợi kinh tế và xã hội với chi phí ngắn hạn cho xã hội thông qua các ngoại lệ khác
nhau, ví dụ để giải quyết vấn đề y tế công cộng, như được quy định tại Điều 8 của
Hiệp định TRIPS.
ảnh hưởng xấu đến lợi ích hợp pháp của người nắm độc quyền sáng chế, ảnh hưởng
đến môi trường đầu tư cũng như quan hệ hợp tác quốc tế.
Thứ 3, nghiên cứu, tham khảo học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các nước
về bảo hộ sáng chế dược phẩm và vận dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Pháp luật về sáng chế nói chung và pháp luật về sáng chế dược phẩm nói riêng tại
một số quốc gia trên thế giới đã hình thành trước Việt Nam hàng thập kỷ. Việc học
tập kinh nghiệm của các nước, đặc biệt các nước phát triển sẽ hữu ích cho Việt Nam
trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về SHTT nói chung và pháp luật về bảo
hộ sáng chế dược phẩm nói riêng. Tuy nhiên, “không có một mô hinh pháp luật nào
phù hợp với tất cả các mô hình khác” dó đó việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
bảo hộ sáng chế dược phẩm phải dựa trên điều kiện cụ thể của đất nước.
Trên cơ sở phương hướng đã được được xác định, việc đề xuất các giải pháp
và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ sáng chế cho dược
phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc:
Thứ nhất các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
bảo hộ sáng chế dược phẩm quán triệt đường lối của đảng và chinh sách của nhà
nước về chủ động hội nhập quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế, phát triển khoa
học công nghệ, công nhận và tăng cường bảo hộ SHTT. Bên cạnh đó phải xuất phát
từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây
dựng và tổ chức thi hành pháp luật.
Thứ hai, đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ sáng chế dược phẩm là
cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế và lợi ích của xã hội, lợi ích quốc gia là
nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng như
thực thi pháp luật trên thực tế. Việc tăng cường bảo hộ mạnh quyền SHTT khi Việt
Nam hội nhập sâu vào quá trình toàn cầu hóa sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều
thách thức hơn là cơ hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần đảm bảo được lợi ich
quốc gia, lợi ích xã hội và lợi ích của các tổ chức cá nhân trước sức ép của quá trình
hội nhập quốc tế trong bảo hộ sáng chế dược phẩm đồng thời cần tôn trọng và thực
hiện các cam kết quốc tế.
Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về bảo hộ sáng chế cho dược phẩm cần
đảm bảo tính “đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch”. Tính đồng bộ
thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẩn, không trùng lặp, chồng chéo trong mỗi
ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật vơi nhau. Cần
phải đảm bảo tính thống nhất trong các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế dược
phẩm không chỉ trong luật SHTT, giữa BLDS, Luật Dược, Luật Khám chữa bệnh,
Luật Hành chính, Pháp luật về cạnh tranh…mà còn trong chính sách của nhà nước
và bộ ban nghành liên quan như Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ.
3.3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ
sáng chế dƣợc phẩm:
3.3.2.1. Sửa đổi Điều 136 và Điều 142 Luật SHTT
Điều 136 Luật SHTT quy định: “Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất
sản phẩm được bảo hộ hay áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu
quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hay các
nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà
chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm
quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần
được phép của chủ sở hữu sáng chế theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của
Luật này”.
Điều 145 Luật SHTT quy định: ”Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế
theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế
theo quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này”.
Tác giả kiến nghị sửa đổi Điều 136 và Điều 142 Luật SHTT ở hai nội dung:
Sửa đổi Điều 136 (1) Luật SHTT theo hướng quy định chủ sở hữu sáng chế có
nghĩa vụ sử dụng sáng chế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Việt
Nam; đưa quy định tại điều 142 (5) Luật SHTT vào quy định tại Điều 136 Luật
SHTT.
a. Kiến nghị sửa đổi Điều 136 (1) Luật SHTT gắn với nghĩa vụ sử dụng sáng
chế của sở hữu sáng chế phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Thứ nhất quy định tại điều 136 (1) Luật SHTT gắn nghĩa vụ sử dụng sáng
chế của chủ sở hữu sáng chế với mục đích “đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh,
phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hay các nhu cầu cấp thiết khác
của xã hội” đã bộc lộ một số bất cập sau:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Thùy trang

New Member
Chào bạn. bạn có thể cho mình xin link download được không ạ. Link này mình không tải xuống được ạ. Mình Thank ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Q Tác động của chính sách khoa học và công nghệ tới bảo hộ sáng chế Kinh tế quốc tế 0
S Bảo hộ sáng chế theo hiệp ước hợp tác sáng chế : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60 Luận văn Luật 0
L Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
D Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60.38.30 Luận văn Luật 0
B Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
D Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
D Bảo hộ quyền của nhà sản xuất ghi âm, ghi hình theo pháp luật Việt Nam Luận văn Luật 0
H Thực trạng công tác bảo hộ lao động tại công ty Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông Luận văn Kinh tế 3
M Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bảo hộ lao động trên thị trường nội địa của công ty c Luận văn Kinh tế 0
S Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Tạp phẩm và bảo hộ lao động Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top