huynhnhu191

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục lục
TIÊU ĐỀ TRANG
Lời nói đầu…………………………………………………………………………………………….….…02
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………………………………………04
1. Phần 1: Giới thiệu chung về Phòng GD&ĐT huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn………………..…..05
1.1. Vài nét về hoạt động và quá trình phát triển………………………………………………..…05
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn …………………………………..…………………..….06
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tổ chức Phòng GD&ĐT Hữu Lũng.………………11
2. Phần 2: Mô tả và phân tích hoạt động của chuyên viên tổ chức Phòng GD&ĐT huyện Hữu Lũng….13
2.1. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ……………………………………………………... 13
2.2. Thực hiện chế độ, chính sách cho CB, GV, NV ngành GD …………………………………....17
2.3. Quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân sự CB, GV, NV………………………………………………….. …20
2.4. Phối hợp chặt chẽ với Phòng nội vụ - UBND huyện thực hiện công tác tổ chức CB……..…...22
2.5. Một số công tác khác………………………………………………………………………………...…24
3. Phần 3: Đánh giá chung về hoạt động của chuyên viên tổ chức phòng GD Hữu Lũng……………..…25
3.1 Điểm mạnh……………………………………………………………………………………………...…25
3.2. Điểm yếu (hạn chế)………………………………………………………………………………….…....25
3.3. Nguyên nhân và một số biện pháp khắc phục những yếu kém…………………………………….....26
Phần kết luận ………………………………………………………………………………………..….…...28
Phụ lục ………………………………………………………………………………………………………31
Các tài liệu tham khảo và trích dẫn…………………………….……………………………………………32


LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập cơ sở là một cơ hội giúp sinh viên tìm hiểu các hoạt động QLGD trong thực tế, hoạt động của một cơ quan QLGD, của nhà trường và của các CSGD khác, hoạt động của một cá nhân cụ thể trong hệ thống quản lý..
Thực tập cơ sở giúp sinh viên biết ứng dụng, vận dụng lý thuyết trong phân tích, đánh giá hoạt động quản lý trên thực tế của một đơn vị, cá nhân trong hệ thống GD, định hướng hoàn thiện những tri thức đã được học tập và nghiên cứu. Từ đó, sinh viên có điều kiện được khẳng định và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về quản lý và QLGD cũng như ý thức nghề nghiệp trong tương lai
Thời gian thực tập cơ sở chính là khoảng thời gian sinh viên được tiếp xúc với thực tế, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động thực tiễn, có ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai.
Để thực hiện tốt các mục đích đã đề ra cho đợt thực tập này, nhóm chúng em đã lựa chọn địa điểm thực tập tại Phòng GD & ĐT huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn – một lá cờ đầu của ngành giáo dục Lạng Sơn trong nhiều năm qua. Hơn nữa, về với quê hương Hữu Lũng, chắc chắn chúng em sẽ gặp được rất nhiều thuận lợi, sẽ nhận được sự quan tâm tận tình, sự chỉ bảo chu đáo nhất của các thầy cô công tác tại Phòng vừa là thế hệ đi trước vừa là những thầy cô giáo rất thân thiết của chúng em.
Qua đây, chúng em xin chân thành Thank Phòng GD&ĐT Hữu Lũng, đặc biệt là Cô Đỗ Minh Tuyết – chuyên viên tổ chức Phòng GD&ĐT Hữu Lũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và hướng dẫn chúng em tận tình trong thời gian chúng em thực tập tại cơ sở. Chúng em xin gửi lời Thank đặc biệt tới cô Hoàng Thị Dân, giảng viên Khoa Quản lý – Học viện Quản lý giáo dục đã giúp chúng em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Bản báo cáo thực tập cơ sở của chúng em ngoài lời mở đầu còn bao gồm các nội dung chính sau:
Phần 1: Giới thiệu chung về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn
Phần 2: Mô tả và phân tích hoạt động của chuyên viên tổ chức Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hữu Lũng
Phần 3: Đánh giá chung về hoạt động của chuyên viên tổ chức phòng Giáo dục và Đào tạo Hữu Lũng

Phần 1: Giới thiệu chung về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hữu Lũng – tỉnh Lạng Sơn
1.1 Vài nét về hoạt động và quá trình phát triển của Phòng GD&ĐT huyện Hữu Lũng.
Phòng GD - ĐT huyện Hữu Lũng là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng, có chức năng và nhiệm vụ quản lý sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo trên địa bàn 26 xã, thị trấn của huyện Hữu lũng.
Phòng Giáo dục & Ðào tạo có Trưởng phòng và 03 Phó trưởng phòng. Biên chế hành chính của Phòng Giáo dục gồm các công chức phụ trách giáo dục: Mầm non, Tiểu học, THCS, Giáo dục thường xuyên, hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác tổ chức cán bộ, công tác tài vụ, thống kê, kế toán, văn thư lưu trữ, thủ quỹ, công tác thi đua khen thưởng, công đoàn ngành.... liên quan đến các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc trên địa bàn huyện Hữu Lũng.
Phòng GD - ĐT Hữu Lũng quản lý 76 đơn vị công lập trực thuộc (Mầm non: 19, Tiểu học: 28, THCS - PTCS: 28, DTNT THCS: 01) và 01 đơn vị Mầm non tư thục. Phối hợp với các xã, thị trấn theo dõi nhiều nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn. Có trên 25.000 học sinh (Mầm non, Tiểu học và THCS), với hơn 2.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành.
Trong quá trình phấn đấu thực hiện đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Hữu Lũng đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực: Phát triển mạng lưới trường lớp, đa dạng hóa các loại hình trường lớp; Huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ cao; Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn, chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ. Đầu tư xây dựng mới, nâng
- Năng lực của người cán bộ QLGD chưa được chú trọng và nâng cao.
- Từ thực tế trên cho thấy, công tác đào tạo cán bộ quản lý chuyên môn cao cho cấp phòng chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức của các cấp lãnh đạo
- Công việc sự vụ tại cơ sở quá nhiều nên các cán bộ quản lý thật khó dành thời gian cho việc học tập; trình độ ngoại ngữ cũng là vấn đề khó khăn khi thi tuyển đầu vào đặc biệt đối với cán bộ ở những nơi không có điều kiện học tập.
- Vấn đề chế độ chính sách với người đi học hiện nay cũng chưa được quan tâm đúng mức cũng là một trong những trở ngại, không tạo được động lực cho người cán bộ quản lý trong việc học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ.
3.3.2 Biện pháp khắc phục
Một trong những vấn đề có tính thời sự hiện nay của đời sống giáo dục nước ta cũng như với nhiều nước trong khu vực và thế giới là vấn đề “quản lý giáo dục và người cán bộ quản lý giáo dục”. Bác Hồ đã từng dạy: vấn đề cán bộ có ý nghĩa quan trọng quyết định sự thành công của một sự nghiệp.
Người cán bộ quản lý giáo dục các cấp nói chung và người cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT nói riêng có những trách nhiệm và nghĩa vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. Chính họ là những người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục tại cấp cơ sở, nơi các chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước về giáo dục được triển khai trên thực tế. Như vậy, muốn phát triển giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước thì cần bắt đầu từ cấp cơ sở.
Để có thể thực thi tốt các trọng trách được giao, người cán bộ QLGD cấp Phòng cần được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức quản lý nói chung và kiến thức quản lý giáo dục nói riêng. Bên cạnh việc cử người đi bồi dưỡng các khóa cán bộ quản lý giáo dục, cần chú ý đến việc đào tạo ở trình độ cao như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ QLGD cho cán bộ quản lý cấp Phòng.
Để đạt được mục tiêu phát triển giáo dục tại các địa phương cần coi trọng việc đào tạo đội ngũ cán bộ QLGD có trình độ sau đại học cho các quận/huyện. Trước hết cần tập trung vào một số các giải pháp sau :
1. Các cấp lãnh đạo và cơ sở đào tạo cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo cán bộ QLGD sau đại học cho phòng GD-ĐT.
2. Phối hợp với các trường Cán bộ QLGD trong việc đào tạo cán bộ QLGD chuyên sâu.
3. Cần chú trọng đến sự liên kết giữa Trường Cán bộ QLGD, các Sở GD-ĐT trong việc đào tạo.
4. Các cấp lãnh đạo quan tâm nhiều hơn trong việc giải quyết các chế độ chính sách nhằm khuyến khích động viên người đi học. Sắp xếp công việc hợp lý, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham gia học tập. Vì vấn đề chế độ, chính sách với người đi học hiện nay cũng chưa được quan tâm đúng mức cũng là một trong những trở ngại, không tạo được động lực cho người cán bộ quản lý trong việc học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ.
Việc tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và địa phương sử dụng nhân lực quản lý đã được chú trọng trong thời gian qua. Thực tiễn cho thấy việc giải quyết các đề tài, các luận văn tốt nghiệp chuyên ngành QLGD cũng chính là việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong đời sống.
Để các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ và mang lại hiệu quả tốt, đòi hỏi các cấp quản lý phải quan tâm và tạo điều kiện cho các mối quan hệ này ngày một phát triển.






Phần kết luận
Ba tuần thực tập tại phòng giáo dục và đào tạo Hữu Lũng đã để lại cho chúng em rất nhiều ấn tượng đẹp, và một điều không thể phủ nhận là chúng em đã có được những bài học đầu tiên về thực tế ngành nghề mà mình đã lựa chọn. Thời gian không đủ dài để chúng em có được cái nhìn đầy đủ nhất về công việc cũng như năng lực cần có của một cán bộ quản lý gáo dục nói chung và cụ thể là vị trí chuyên viên bộ phận tổ chức của một phòng giáo dục cụ thể.
Được thâm nhập vào thực tế công việc, chúng em mới hiểu được những điểm khác biệt không nhỏ giữa lý luận và thực tiễn, sự cần thiết phải học tập hơn nữa, rèn luyện hơn nữa và tiếp cận thực tế nhiều hơn nữa.
Được quan sát chuyên viên tổ chức - cô Đỗ Minh Tuyết, giải quyết công việc, được nghe những lời tâm sự chân thật và tràn đầy tâm huyết, tình yêu nghề nghiệp, niềm tin và tự hào với ngành giáo dục của cô về nghề nghiệp, chúng em mới thấu hiểu hết sự khó khăn của cán bộ ở cương vị quản lý của ngành. Chúng em tự nhận thấy rằng, để có thể làm tốt được công việc sau này, trở nên thành công với cương vị một người cán bộ QLGD, chúng em cần học tập và rèn luyện hơn nữa trong học tập cũng như trong giao tiếp và quan hệ xã hội. Chúng em cũng xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm nho nhỏ sau đây, được nhìn nhận như là một vấn đề không thể thiếu:
Một là: Chuyên viên tổ chức là người tham mưu hay nói cách khác là đảm bảo quyền lợi trong việc thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức trong ngành, để họ yên tâm công tác và cống hiến. Do đó cần thiết phải hiểu và nắm chắc cá quy định, các văn bản chỉ đạo của ngành và cấp lãnh đạo: Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật giáo dục, Điều lệ trường học, các nghị định, thông tư của các cấp quản lý …
Hai là: Chuyên viên tổ chức thực hiện đúng chức năng: Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch của CB, CC toàn ngành giáo dục huyện Hữu Lũng, bổ sung lý lịch hàng năm, thống kê, báo cáo số lượng và chất lượng CB, CC theo quy định. Nên cần thiết phải là người có cách làm việc khoa học, đặc biệt là có trí nhớ tốt, tinh thần làm việc nghiêm túc và tận tâm.
Ba là: Có khả năng giao tiếp tốt, ứng xử thông minh, khéo léo và linh hoạt trong xử lý tình huống mới giúp một cán bộ tổ chức ngành giáo dục phát huy hết năng lực và hiệu quả công việc.
Những ngày đầu đến với Phòng giáo dục cũng như trong cả đợt thực tập chúng em luôn nhận được sự giáp đỡ tận tình của các thầy cô công tác tại Phòng, cũng như sự chỉ dẫn sát sao kịp thời của giảng viên hướng dẫn tại Học viện Quản lý Giáo dục. Tuy nhiên những khó khăn đến với chúng em cũng không ít, chúng em thật sự thấy được sự cần thiết phải có kiến thức, phải có sự vận dụng hợp lý vào thực tiễn. Và thực sự phải có một sự chuẩn bị và lên kế hoạch rõ ràng thì mới có thể có được một đợt thực tập thành công.
Với kinh nghiệm chắt lọc được từ lần đi xâm nhập thực tế này, chúng em có một số lời khuyên, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên khóa sau cũng như cho các bạn sinh viên Khoa Quản lý trong lần thực tập tốt nghiệp năm tới:
Trước tiên, các bạn hãy học tập thật tốt, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản thật vững chắc. Để có thể là một người khiêm tốn nhưng vẫn đủ tự tin.
Hai là: Ngoài kiến thức học trên sách vở, bạn cũng cần đầu tư thời gian tiếp cận thực tế.
Ba là: Luôn xác định rõ mục đích thực tập, phải xác định trước tiên là: ở đâu, về cái gì, thời gian bao lâu, đạt được mục đích gì? Theo chúng mình thì chớ quá tham mà ôm đồm, cầu toàn. Xác định rõ ràng, kế hoạch cụ thể. Cơ sở sẽ hỏi các câu

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top