daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Phần I:
ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN ĐÀ NẴNG

I. SỰ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1. Sự ra đời của Công ty:
Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng tiền thân là xí nghiệp Quốc doanh Khai thác Thuỷ sản Quảng Nam - Đà Nẵng, được thành lập từ tháng 12/1977. Khi mới thành lập Công ty chỉ có 25 tàu thuyền với nhiệm vụ chủ yếu là tập trung khai thác thuỷ sản theo kế hoạch của Nhà nước. Trong giai đoạn này, hoạt động của Xí nghiệp hoàn toàn được Nhà nước bao cấp vật tư, tiền vốn và tiêu thụ sản phẩm.
Bước sang giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý mới (năm 1986 - 1990) Công ty đã chủ động đề xuất và được Nhà nước cho phép áp dụng cơ chế quản lý mới làm bộ máy tổ chức được gọn nhẹ để tổ chức điều hành hoạt động của Công ty đảm bảo có hiệu quả.
Sau gần 15 năm hoạt động, năm 1992 thực hiện nghị định 388/HĐBT về việc sắp xếp lại doanh nghiệp, Xí nghiệp đổi tên thành Công ty Khai thác và Dịch vụ Thuỷ sản QN-ĐN theo quyết định 2969/QĐUB ngày 17/10/1992.
Ngày 17/12/1997, Công ty chính thức lấy tên là Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng theo quyết định số 5011/QĐUB của UBND thành phố Đà Nẵng. Công ty đã dần đi vào hoạt động ổn định với hình thức là Công ty Cổ phần dưới sự lãnh đạo của HĐQT tại Công ty và bên cạnh sự quản lý của Ban chỉ đạo cổ phần thành phố Đà Nẵng.
Ngay từ khi thành lập xí nghiệp có:
- Tổng số vốn kinh doanh (theo giá cố định 1992) : 870.759.000đ
- Phương tiện khai thác : 25 tàu đánh cá
- Tổng số lao động : 172 người
2. Quá trình phát triển Công ty từ khi thành lập đến nay:
Cuối năm 2000, quy mô và năng lực của Công ty được nâng lên do đầu tư xây dựng thêm một phân xưởng chế biến tại địa bàn phường Nại Hiên Đông - thành phố Đà Nẵng. Để kịp thời ổn định sản xuất tại cơ sở mới, lãnh đạo công ty đã quyết định thành lập 2 xí nghiệp trực thuộc nằm trên 2 địa bàn đó là:
- Xí nghiệp Thuỷ sản Hoà Cường đóng cùng địa bàn với công ty.
- Xí nghiệp Thuỷ sản Nại Hưng đóng tại phường Nại Hiên Đông - Q. Sơn Trà - ĐN.
Sau 3 năm thực hiện mô hình Công ty có 2 xí nghiệp thành viên, do còn tồn tại một số vấn đề còn phải giải quyết nên Công ty quyết định sát nhập 2 xí nghiệp lại nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã trải qua 26 năm xây dựng và không ngừng phát triển để theo kịp với tiến trình đổi mới của đất nước. Mặc dù Công ty đã gặp không ít khó khăn, song dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc cùng với chủ trương, chính sách quản lý đúng đắn của Nhà nước, Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng sẽ tiếp tục đi vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng khẳng định vị trí của mình không chỉ trên địa bàn thành phố và phạm vi cả nước mà còn cả trên thị trường thế giới.
- Quy mô kinh doanh của Công ty: Vừa & nhỏ
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần.
- Mạng lưới kinh doanh : Nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài
- Mặt hàng kinh doanh sản xuất : sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ
sản và cung cấp dịch vụ hàng hoá cần cho
nghề đánh cá
- Thị trường hoạt động : trong nước và ngoài nước
- Số vốn kinh doanh (2004) : 5.708.676.016
- Số lượng công nhân (2004) : 378 người trong đó quản lý doanh nghiệp
27 người
- Tên công ty : Công ty cổ phần Thuỷ Sản Đà Nẵng
- Tên giao dịch : SEAFISH (ĐN city seaproduct corporation)
- Trụ sở chính : 71 Trương Chí Cương, Q. Hải Châu, ĐN
II. CHỨC NĂNG & NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
1. Chức năng:
- Công ty Cổ phần Thuỷ sản Đà Nẵng với chức năng nhập khẩu trực tiếp theo giấy phép kinh doanh 3112677/GB ngày 19/02/1998 của Bộ nội vụ thương mại cấp và kinh doanh các mặt hàng như sau:
+ Khai thác, mua bán chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản.
+ Kinh doanh các nghiệp vụ kèm theo nghề cá như: cung ứng dầu, nước đá, đóng tàu thuyền và các dịch vụ khác phục vụ cho nghề cá.
+ Chức năng chế biến và xuất khẩu là chức năng chính của công ty. Đây cũng là một lợi thế của công ty trong việc kinh doanh xuất khẩu.
2. Nhiệm vụ:
2.1. Nhiệm vụ chung:
- Tổ chức kinh doanh đúng nghề đã đăng ký.
- Tổ chức liên doanh, liên kết với các đơn vị trực thuộc mọi thành phần kinh tế để thu mua, khai thức nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu.
- Tự tạo nguồn vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ đồng thời quản lý và dùng vốn có hiệu quả.
- Quản lý, sử dụng tốt cán bộ công nhân viên, chăm lo đời sống vật chất bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn cho mọi người.
2.2. Nhiệm vụ cụ thể:
- Khai thác các nguồn nguyên liệu, vật tư hàng hoá.
- Tổ chức sản xuất, gia công, chế biến các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu và nội địa.
- Tổ chức kinh doanh dịch vụ hậu cần cho nghề cá.
- Nghiên cứu, thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Thực hiện các chính sách và phân phối thu nhập.
- Làm tốt bảo hộ và an toàn lao động, trật tự xã hội.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
1. Tổ chức bộ máy quản lý:
* Sơ đồ tổ chức bộ máy:
Do đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty và tình hình đổi mới kinh tế hiện nay của đất nước, đồng thời, do việc sát nhập 2 xí nghiệp nên cơ cấu tổ chức của công ty có một số thay đổi nhằm tính giảm bộ máy quản lý nhưng vẫn bảo vệ điều hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
























Chú thích:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng

* Nhiệm vụ của các bộ phận:
- Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
+ Giám đốc: kiêm chủ tịch HĐQT của công ty, có trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của công ty, có quyền hạn ký kết hợp đồng với mọi khách hàng trong và ngoài nước.
+ Trợ giúp cho Giám đốc có 3 Phó giám đốc: PGĐ Thuỷ sản, PGĐ Nội chính và PGĐ dịch vụ có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc và được quyền chỉ đạo đến các phân xưởng sản xuất để kịp thời giải quyết các vấn đề sản xuất kỹ thuật.
- Phòng kế hoạch kinh doanh (KH - KD):
Tham mưu cho Giám đốc trong việc hưởng chính sách, kế hoạch công tác, sản xuất kinh doanh của Công ty, lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
- Phòng kế toán tài vụ (KT - TV):
Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về hệ thống kế toán, tài chính và ngân sách của công ty. Phản ánh kịp thời chính xác, kịp thời tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Phát hiện kịp thời những sai phạm thống kê, hạch toán tài chính để báo cáo cho giám đốc xử lý.
- Phòng tổ chức hành chính (TC - HC):
Hướng dẫn nghiệp vụ lao động, tiền lương, tổ chức quản lý đời sống cán bộ, công nhân viên. Lập kế hoạch hàng năm cho công ty theo yêu cầu quản lý lao động. Có quyền yêu cầu cán bộ, công nhân viên thực hiện quy định, quy chế của công ty.
- Phòng kỹ thuật - vật tư (KT - VT):
Chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến kỹ thuật - vật tư. Lập kế hoạch, phục vụ cho việc sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
Dự trù và cung ứng vật tư cho Công ty.
+ Trạm kinh doanh: chuyên mua bán, kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản phục vụ nhu cầu của nước và xuất khẩu.
+ Phân xưởng đóng sửa tàu thuyền: đóng và sửa tàu thuyền, cưa xẻ gỗ phục vụ cho đóng sửa tàu thuyền.
+ Phân xưởng nước đá:
Phân xưởng sản xuất nước đá: Chuyên sản xuất nước đá phục vụ cho việc ướp sản phẩm đánh bắt.
+ Cửa hàng xăng dầu: Mua bán dầu phục vụ nghề cá.
2. Tổ chức công tác kế toán:
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy:
Nhằm tổ chức thực hiện công tác kế toán với đầy đủ các chức năng thông tin, kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh, mô hình tổ chức hạch toán công tác kế toán mà Công ty áp dụng là mô hình kế toán tập trung.
Dưới đây là mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.

Lời mở đầu

Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới, hội nhập nền kinh tế khu vực và những biến động tích cực của nền kinh tế nước ta đã tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, điều này mang đến cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để thâm nhập phát triển thị trường, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước có nền kinh tế phát triển, đồng thời tiếp thu các khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, cũng mang lại nhiều thử thách đối với doanh nghiệp đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn.
Công ty cổ phẩn thuỷ sản Đà Nẵng hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng và lĩnh vực khác nhau trong đó sản xuất sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu chiếm tỷ trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, việc hạ thấp giá thành sản phẩm là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Công việc hạ giá thành đặt ra là yêu cầu phải nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phải xây dựng những phương án hạ thấp giá thành sản phẩm trong từng thời kỳ, từng thời điểm cụ thể.
Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng, em nhận thấy đf được vai trò quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Nội dung của đề tài gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Đặc điểm, tình hình của Công ty cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng
Phần thứ hai: Kế toán các nghiệp vụ theo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Phần thứ ba: Nhận xét và kiến nghị

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top