duan seo

New Member
TACA xin gửi bạn bài tập CCHN Kế toán APC môn Pháp luật về Kinh tế và Luật Doanh nghiệp để giúp bạn có đầy đủ những tài liệu ôn thi APC trong thời gian sắp tới.

[IMG]


5 bài tập CCHN Kế toán APC môn Pháp luật bạn cần hiểu rõ bản chất:

Bài 1:
Trình bày quy định cơ bản của Luật doanh nghiệp hiện hành về doanh nghiệp nhà nước và phân tích tác động lớn nhất của các quy định này đến các quy định hiện hành về doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Bài 2: So sánh các điểm giống nhau và khác nhau của tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng.

Bài 3:Chính, Bắc và Dũng có ý định thành lập một công ty TNHH với ngành nghề kinh doanh là sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.Chính hiện là thành viên của công ty TNHH Nhất Tín, Bắc đang là giáo viên dạy tiếng Anh hợp đồng thời vụ tại một trường cấp 3 công lập và Dũng là trưởng phòng sản xuất một công ty 100% vốn sở hữu nhà nước.

Yêu cầu:
1. Chính Bắc và Dũng có quyền thành lập và quản lý công ty không? Vì sao?
2. Công ty trên có bắt buộc phải có Ban kiểm soát hay không? Vì sao?
3. Công ty trên có quyền phát hành các loại chứng khoán để tăng vốn điều lệ không? Có những cách nào để tăng vốn điều lệ của công ty?


Xem tài liệu:

Bài 4:
Công ty TNHH ABC sử dụng 200 người lao động. Anh M đã ký kết hợp đồng lao động 12 tháng với Công ty ABC. Do buông thả và lười lao động. sau 12 tháng làm việc, Anh M đã sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc và để có tiền mua ma túy, Anh M đã ăn trộm 40 thùng sản phẩm của công ty. Anh M đã bị bảo vệ bắt quả tang vì hành vi trộm cắp nêu trên. Phó Giám đốc Công ty TNHH ABC đã ra quyết định kỷ luật sa thải Anh M và thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với Anh M; Anh M đã gửi đơn kiến nghị tới Giám đốc Công ty TNHH ABC và đòi bồi thường thiệt hại do Công ty TNHH ABC đã chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn 04 tháng mà không được báo trước theo Luật lao động hiện hành;

Hỏi: Anh (chị) hãy đưa ra căn cứ pháp luật giải quyết vụ việc trên

Bài 5:
Tình huống góp vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn A: Tuấn, Thành, Hưng, Hoàng quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn với vốn điều lệ 2 tỷ đồng, và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vào tháng 7/2015. Trong bản cam kết góp vốn: Tuấn góp 200 triệu bằng tiền mặt; Thành góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được các thành viên thỏa thuận định giá là 1 tỷ, mặc dù hiện tại có giá khoảng 500 triệu (vì theo quy hoạch đến cuối 2015 sẽ có 1 con đường lớn mở trước nhà, Hưng góp 400 triệu bằng tiền mặt, nhưng lúc đầu chỉ góp 300 triệu, phần còn lại sẽ góp khi nào công ty cần. Hoàng góp bằng Giấy xác nhận nợ của Công ty Trần Anh với số nợ 500 triệu, với thời hạn là ngày 31/12/2015, được các thành viên định giá là 400 triệu. Đến 31/12/2015, công ty Trần Anh chỉ trả được 300 triệu, phần còn lại không đòi được. Mặc dù cuối năm 2015, con đường đã làm xong, nhưng do thị trường bất động sản đóng băng nên giá ngôi nhà của Thành không có gì biến động. Cuối 2015, công ty chưa lần nào yêu cầu Hưng góp phần vốn còn thiếu. Tháng 3 năm 2016, công ty lãi ròng 400 triệu đồng. Hội đồng thành viên họp để chia lợi nhuận, các thành viên không thống nhất được với nhau, họ cho rằng việc chia phải tính theo số vốn thực tế đã góp, nên xảy ra tranh chấp giữa các thành viên. Với tư cách là thẩm phán giải quyết vụ việc này, bạn hãy cho biết:

1. Việc góp vốn bằng giấy xác nhận nợ có hợp pháp hay không? Vì sao
2. Việc định giá tài sản cao hơn thực tế tại thời điểm góp vốn có hợp pháp không? Những vấn đề đặt ra là gì?
3. Nếu công ty trách nhiệm hữu hạn A chuyển sang công ty cổ phần P và Tuấn tham gia góp vốn vào một công ty cổ phần với tỉ lệ vốn góp là 15%, trên vốn điều lệ ban đầu là 5 tỷ. Hỏi sau 1 năm hoạt, công ty sẽ tăng vốn điều lệ lên,
ví dụ: sang năm 2017 vốn điều lệ công ty là 50 tỷ, thì số tiền vốn góp ban đầu 15% của Tuấn sẽ được tính dựa trên 15% của 5 tỷ hay là 15% của 50 tỷ.
4. Tháng 11/2016, Hoàng làm giám đốc – công ty cổ phần P, công ty P có kí hợp đồng (Hoàng là người kí) với công ty Q và công ty Q yêu cầu chung tiền với công ty Q là 1 tỉ thì công ty Q sẽ giao việc cho công ty P làm, sau khi làm thì công ty P trả được 500 triệu còn nợ 500 triệu. Hiện tại công ty P đã được bán lại cho công ty M và Hoàng vẫn còn cổ phần trong đó nhưng không còn là giám đốc. Công ty Q kiện Hoàng (cá nhân) ra tòa vì số nợ 500 triệu trên. Hỏi:
a, Công ty Q kiến Hoàng ra tòa có đúng không?
b, Nghĩa vụ thanh toán khoản nợ 500 triệu của công ty Q thuộc về công ty P hay công ty M?


Xem và tài liệu tham khảo:
 
Top