daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT DU LỊCH 1
1.1. Tổng quan về du lịch 1
1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của ngành du lịch 1
1.1.2 Khái niệm du lịch 3
1.1.3. Dịch vụ du lịch 4
1.1.4. Một số khái niệm liên quan 6
1.2. Pháp luật du lịch 8
1.2.1. Khái niệm pháp luật du lịch 8
1.2.2. Nguồn của pháp luật du lịch 8
1.3. Quản lý nhà nước về du lịch 9
1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch 9
1.3.2. Chính sách phát triển du lịch 9
1.3.3. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch 11
1.3.4. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 11
CHƯƠNG 2: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH, TUYẾN DU LỊCH VÀ ĐÔ THỊ DU LỊCH 13
2.1. Quy chế pháp lý về tài nguyên du lịch 13
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tài nguyên du lịch 13
2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch 14
2.1.3. Quản lý tài nguyên du lịch 14
2.2. Quy chế pháp lý về khu du lịch 15
2.2.1. Khái niệm Khu du lịch 15
2.2.2 Điều kiện để được công nhận là khu du lịch 15
2.2.3. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch 16
2.2.4. Quản lý khu du lịch 16
2.3. Quy chế pháp lý về điểm du lịch 17
2.3.1. Khái niệm điểm du lịch 17
2.3.2. Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch 17
2.3.3 Hồ sơ đề nghị công nhận điểm du lịch 18
2.3.4. Quản lý điểm du lịch 18
2.4. Quy chế pháp lý về tuyến du lịch 18
2.4.1. Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch 18
2.4.2. Hồ sơ đề nghị công nhận tuyến du lịch 19
2.4.3. Quản lý tuyến du lịch 19
2.5. Đô thị du lịch 19
2.5.1. Điều kiện công nhận đô thị du lịch 19
2.5.2. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch 20
2.5.3. Quản lý phát triển đô thị du lịch 20
CHƯƠNG 3: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KHÁCH DU LỊCH 22
3.1. Khái niệm khách du lịch 22
3.2. Quyền và nghĩa vụ của khách du lịch 23
3.2.1. Quyền của khách du lịch 23
3.2.2. Nghĩa vụ của khách du lịch 23
3.3. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch 24
CHƯƠNG 4: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ KINH DOANH DU LỊCH 25
4.1. Quy định chung về kinh doanh du lịch 25
4.1.1. Ngành, nghề kinh doanh du lịch 25
4.1.2. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch 25
4.1.3. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch 25
4.2. Kinh doanh lữ hành 26
4.2.1. Khái niệm và đặc điểm 26
4.2.2. Điều kiện và nội dung kinh doanh lữ hành nội địa 27
4.2.3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa 31
4.2.4. Kinh doanh lữ hành quốc tế 31
4.2.5. Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành 35
4.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch 36
4.3.1. Khái niệm 36
4.3.2. Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch 36
4.3.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch 36
4.4. Kinh doanh lưu trú du lịch 37
4.4.1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch 37
4.4.2. Các loại cơ sở lưu trú du lịch 37
4.4.3. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch 37
4.4.4. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch 39
4.4.5. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch 40
4.5. Kinh doanh phát triển Khu du lịch, Điểm du lịch 42
4.5.1. Khái niệm 42
4.5.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch 42
4.5.3. Kinh doanh dịch vụ du lịch trong Khu du lịch, Điểm du lịch và Đô thị du lịch 42
CHƯƠNG 5: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH 44
5.1. Hướng dẫn viên du lịch 44
5.1.1. Khái niệm 44
5.1.2. Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên 46
5.1.3. Cấp thẻ hướng dẫn viên 47
5.2. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên 49
5.2.1. Hướng dẫn viên có các quyền sau đây 49
5.2.2. Hướng dẫn viên có các nghĩa vụ sau đây 49
5.2.3. Những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm 50
5.2.4. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch 50
5.3. Thuyết minh viên 52
CHƯƠNG 6: HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ DU LỊCH 53
6.1. Dịch vụ và hợp đồng dịch vụ 53
6.1.1. Khái niệm 53
6.1.2. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ 54
6.2. Hợp đồng dịch vụ du lịch 54
6.2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại hợp đồng dịch vụ du lịch 54
6.2.2. Nội dung hợp đồng du lịch 56
6.2.3. Hợp đồng lữ hành và Hợp đồng đại lý lữ hành 57
CHƯƠNG 7: QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH VÀ DU LỊCH QUỐC TẾ 59
7.1. Xúc tiến du lịch 59
7.1.1. Khái niệm 59
7.1.2. Nội dung xúc tiến du lịch 59
7.1.3. Chính sách xúc tiến du lịch 59
7.2. Hoạt động xúc tiến du lịch 60
7.2.1. Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 60
7.2.2. Hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp du lịch 60
7.3. Hợp tác quốc tế về du lịch 61
7.3.1. Chính sách hợp tác quốc tế về du lịch 61
7.3.2. Quan hệ với cơ quan du lịch quốc gia của nước ngoài, các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực 61
7.3.3. Chi nhánh, văn phòng thay mặt của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài 61
7.3.4. Chi nhánh, văn phòng thay mặt của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam 61
CHƯƠNG 8: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH 62
8.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 62
8.1.1. Các cơ quan trung ương 64
8.1.2. Các cơ quan địa phương 65
8.2. Quản lý nhà nước về du lịch 65
8.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch 65
8.2.2. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch 69
8.3. Quy hoạch phát triển du lịch 70
8.3.1. Các loại quy hoạch phát triển du lịch 70
8.3.2. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch 70
8.3.3. Nội dung quy hoạch phát triển du lịch 70
8.3.4. Thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch phát triển du lịch 71
8.3.5. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch 72
CHƯƠNG 9: XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH 73
9.1. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực du lịch 73
9.2 Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch 73
9.2.1. Nguyên tắc xử lý 73
9.2.3 Các hình thức xử lý 74

CHƯƠNG 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÁP LUẬT DU LỊCH

1.1. Tổng quan về du lịch
1.1.1. Khái quát sự hình thành và phát triển của ngành du lịch
a. Từ năm 1960 đến 1975
Giai đoạn đất nước còn tạm thời bị chia cắt, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, Du lịch ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách Du lịch vào nước ta theo các Nghị định thư. Để thực hiện mục tiêu này, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/CP, ngày 09/07/1960, thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Quản lý nhà nước về Du lịch thuộc chức năng của Bộ Ngoại thương với một Phòng chuyên trách 4 người; năm 1969 chức năng này chuyển về Phủ Thủ tướng; sau đó chuyển sang Bộ Công an.
Trong điều kiện rất khó khăn của chiến tranh và qua nhiều cơ quan quản lý, ngành Du lịch đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi thử thách, từng bước mở rộng nhiều cơ sở Du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An… Ngành Du lịch đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ an toàn, có chất lượng; một lượng lớn khách của Đảng và Nhà nước, các đoàn chuyên gia các nước Xã hội chủ nghĩa anh em vào giúp Việt Nam thực hiện 2 nhiệm vụ là xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước; đồng thời đón tiếp phục vụ, đáp ứng nhu cầu du lịch, tham quan nghỉ mát của cán bộ, bộ đội và nhân dân.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giả phóng, đất nước thống nhất, hoạt động Du lịch dần trải rộng ra các miền Tổ quốc. Ngành Du lịch bước vào xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ lao động, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở giai đoạn này, ngành Du lịch hoạt động trong điều kiện đất nước vừa phải qua cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lâu dài, phải tập trung sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và phá thế bao vây cấm vận của Mỹ; đồng thời lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía Bắc và Tây Nam.
b. Từ năm 1975 đến 1990
Hoà vào khí thế chung của đất nước đã được thống nhất, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quan, bảo toàn và phát triển các cơ sở Du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng; lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đông, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ… từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Du lịch .
Trong giai đoạn này, ngành Du lịch đã phấn đấu vượt qua những khó khăn, thử thách mới, tổ chức đón tiếp và phục vụ khách du lịch quốc tế từ các nước Xã hội chủ nghĩa anh em và các nước khác trên thế giới đến Việt Nam. Du lịch đã góp phần tích cực tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch giao lưu hai miền Nam - Bắc, thiết thực góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Thông qua du lịch, thế giới hiểu rõ thêm quan điểm, nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sau chiến tranh muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, góp phần phá thế bao vây cấm vận của Mỹ. Về mặt kinh tế - xã hội, ngành Du lịch đã phát triển thêm một bước, hoạt động có kết quả tốt, đặt nền móng cho ngành Du lịch bước vào giai đoạn mới.
c. Từ năm 1990 đến nay
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước ngành Du lịch đã khởi sắc, vươn lên đôi mới quản lý và phát triển, đạt được những thành quả ban đầu quan trọng, ngày càng tăng cả quy mô và chất luợng, dần khẳng định vai trò, vị trí của mình. Chỉ thị 46/CT-TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, thể chế hoá bằng văn bản quy phạm phát luật, tạo môi trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiểu lực quản lý.
Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hoá – Thông tin, rồi vào Bộ Thương mại, tháng 11 năm 1992 Tổng cục Du lịch được thành lập lại, là cơ quan thuộc Chính phủ. Tổng cục Du lịch đã nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, khắc phục khó khăn, vươn lên về mọi mặt để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố. Trong quá trình cải cách hành chính, đến nay bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương có Tổng cục Du lịch, ở địa phương có 15 sở Du lịch, 2 sở Du lịch – Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01 sở Ngoại vụ - Du lịch .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top