daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI ............................7
1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á ..................................................................7
1.2. Nguồn gốc các dân tộc ở Đông Nam Á...........................................................................14
Câu hỏi ôn tập.........................................................................................................................16
CHƯƠNG II: TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á...................................17
2.1. Văn hóa Đông Nam Á thời kỳ tiền - sơ sử ......................................................................18
2.2. Văn hóa Đông Nam Á từ buổi đầu lịch sử đến thế kỷ X.................................................23
2.3. Văn hóa Đông Nam Á từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX ................................................35
2.4. Văn hóa Đông Nam Á từ nửa sau thế kỷ XIX đến năm 1945.........................................44
2.5. Văn Hóa Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay................................54
Câu hỏi ôn tập.........................................................................................................................61
CHƯƠNG III: CÁC THÀNH TỐ CỦA VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á..................................62
3.1. Ngôn ngữ - chữ viết.........................................................................................................62
3.2. Tín ngưỡng bản địa..........................................................................................................68
3.3. Tôn giáo...........................................................................................................................72
3.4. Lễ hội - lễ tiết ..................................................................................................................83
3.5. Phong tục tập quán ..........................................................................................................87
3.6. Các trò chơi giải trí..........................................................................................................95
3.7. Nhà cửa............................................................................................................................96
3.8. Nghệ thuật tạo hình .........................................................................................................99
3.9. Nghệ thuật biểu diễn......................................................................................................103
Câu hỏi ôn tập.......................................................................................................................108
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI
1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á
Phải đến Chiến tranh thế giới thứ 2, khái niệm “Đông Nam Á” mới xuất hiện khi Bộ chỉ
huy liên quân Anh - Mỹ thiết lập Bộ chỉ huy đồng minh (Southeast Asia Command) nhằm
ngăn chặn sự bành trướng của quân đội Nhật Bản xuống khu vực Đông Nam của châu Á.
Trước đó, đầu thế kỷ XIX, Malte Brun (Pháp) và Leyden (Anh) lần đầu tiên đưa ra khái
niệm “Indo - Chine”: một khu vực địa - văn hoá nằm giữa hai trung tâm văn minh lớn là Trung
Hoa và Ấn Độ. Tuy nhiên, khái niệm đó chỉ bao gồm các nước ngày nay là Đông Nam Á lục
địa, còn các quốc đảo phía đông nam thì vẫn nằm ngoài quan niệm của các tác giả.
Trong lịch sử khu vực Đông Nam Á có nhiều tên gọi khác nhau. Trong thời kỳ giữa hai
cuộc chiến tranh thế giới, người Nhật đã dùng từ “Tonan Ajia” có nghĩa là “Đông Nam Á”
trong các sách địa lý phổ thông. Trước đây các sách địa lý Nhật Bản biên soạn từ thời Minh Trị
theo quan điểm địa lý châu Âu, đều dùng tên gọi cũ là “Nan’yo” (Nam Dương) để chỉ khu vực
bành trướng trên biển kéo dài đến phía nam Thái Bình Dương. Người Ấn Độ thì gọi Đông
Nam Á là những “Đảo vàng”, “Đất vàng”.
Trước thập niên 60, thế giới nói chung vẫn xem Đông Nam Á là vùng nước đọng của lịch
sử nhân loại, nơi mà các cơn lốc văn minh với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ thậm chí Đông Âu
đi qua và thỉnh thoảng để lại dấu tích. Một quan điểm gần như chính thống của đại bộ phận học
giả phương Tây là văn hóa Đông Nam Á chỉ là sự pha trộn văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa, và
văn minh Đông Nam Á chẳng có phát kiến gì đáng kể.
Tuy nhiên, kể từ sau khi cuốn sách Địa đàng ở phương Đông - Lịch sử huy hoàng của
lục địa Đông Nam Á bị biến mất của Stephen Oppenheimer ra đời đã cho chúng ta một cách
nhìn mới. Qua những dữ kiện dồi dào được thu thập một cách công phu từ nhiều ngành nghiên
cứu khác nhau, tác giả đã đưa ra nhiều luận điểm đáng chú ý: Đông Nam Á là nơi phát triển
nông nghiệp sớm nhất, và có thể là quê hương của kỹ nghệ kim loại đầu tiên trên thế giới.
Những kĩ nghệ này được truyền bá đi khắp nơi trên thế giới qua làn sóng di cư vĩ đại xuất phát
từ Đông Nam Á. Những phát hiện này nói theo nhà khảo cổ học danh tiếng người Mỹ, Wihelm
G. Solheim II, đã làm cho người ta phải suy nghĩ lại vai trò, vị trí của người phương Tây trong
quá trình tiến hóa của văn hóa thế giới, vì có nhiều bằng chứng cho thấy một cách hùng hồn
rằng Đông Nam Á (chứ không phải Trung Quốc hay Ấn Độ) có thể là nơi đã đặt một số nền
tảng đầu tiên cho văn minh nhân loại.
Trước đây Đông Nam Á là một lục địa nhỏ chạy dài từ miền nam Trung Quốc và một
phần đất của Ấn Độ ngày nay đến gần châu Úc. Vào thời kỳ đó Nam Hải, vịnh Thái Lan, và
biển Java là một vùng đất khô nối liền các khu vực của lục địa. Nghĩa là vùng đất phía Nam
sông Dương Tử thuộc Trung Quốc ngày nay cũng được xem là một phần đất của Đông Nam Á
cổ. Sau kỷ Băng Hà chấm dứt khoảng 10.000 năm về trước, Đông Nam Á bị ngập bởi nước
biển. Những vùng đất thấp của lục địa trở thành đáy biển Đông ngày nay và những vùng đất
cao phía Nam lục địa nay là các quần đảo thuộc Nam Dương. Những vùng đất liền hiện nay
thuộc Việt Nam, Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Mã Lai. Địa đàng phương Đông bắt
đầu bằng một giả thiết rằng nền văn minh Đông Nam Á cổ hiện nay đang nằm dưới lòng biển.
Năm 1858, trong khi Pháp thiết lập ảnh hưởng ở Đông Nam Á, một học giả tên là Henri
Moubot tiến hành các cuộc thám hiểm vào vùng đất liền Đông Nam Á. Những ghi chép trong
cuộc hành trình được ông cho sắp xếp xuất bản vào năm 1864 (sau khi ông chết) làm cho thế
giới bắt đầu chú ý đến những di tích lịch sử quan trọng như đền Angcor phía bắc biển Hồ
(Tonle Sap), lúc đó đang bị bỏ hoang và bị cây cối bao phủ, nhưng qua kiến trúc hoành tráng
và nghệ thuật điêu khắc độc đáo nó nói lên sự thịnh vượng của một nền văn minh tiên tiến.
Song, Moubot chỉ ghi lại chi tiết và đề nghị nghiên cứu thêm, chứ không diễn dịch những điều
mắt thấy.
Năm 1898, trường Viễn Đông Bác Cổ được thành lập. Từ đó đã có rất nhiều cuộc nghiên
cứu về văn hóa, văn minh Đông Nam Á được tiến hành. Qua nghiên cứu các học giả trường
Viễn Đông Bác Cổ mới phát hiện ra một thành phố bị chôn vùi trong rừng, và Angkor từng thủ
đô của đế chế Khơme vào đầu thiên niên kỷ (khoảng 2000 năm về trước). Họ còn phát hiện
thêm rằng một nền văn minh rực rỡ khác, văn minh Chăm, cũng hiện hữu cùng thời với văn
minh Khmer.
Một trong những học giả danh tiếng thời đó là Georges Coede’s, giám đốc Viện Viễn
Đông Bác Cổ từ thập niên 1920 đến thập niên 1950. Coede’s và nhiều đồng nghiệp của ông
thời đó tin rằng văn minh nhân loại khởi nguồn từ Lưỡng Hà, đến Ai Cập, rồi lan sang Hi Lạp,
La Mã. Niên đại của các tượng đài tại Ấn Độ, Trung Quốc cho thấy hai nền văn minh phát
triển sau nền văn minh Lưỡng Hà. Coede’s suy rằng Đông Nam Á chỉ là hậu thân của hai nền
văn minh lớn Ấn Độ và Trung Quốc mà thôi, chỉ là các quốc gia “Ấn Độ hóa”. Năm 1960,
Coede’s còn viết, người Đông Nam Á “có vẻ thiếu thiên tư sáng tạo, và năng khiếu tiến bộ”.
Đến năm 1971, nhà sử học Anh, Grahame Clark vẫn đánh giá thấp văn minh Đông Nam
Á. Ông cho rằng người tiền sử Đông Nam Á chưa bao giờ thoát khỏi thời đại đồ đá để tiến lên
thời đại đồ đồng như các nền văn minh khác. Clark viết rằng không như văn minh Lưỡng Hà
hay Trung Hoa, “người Đông Nam Á vẫn tiếp tục sử dụng công cụ bằng đá cho đến thời đại
KiTo giáo”. Từ năm 1879, trước một số di vật được sản xuất bằng đồng, và một số đồ gốm
thuộc thời tiền sử được tìm thấy ở Đông Nam Á. Clark vẫn bác bỏ sự hiện hữu của văn minh
Đông Nam Á. Ông ta cho rằng đó chỉ là những phát hiện “khác thường” và tin rằng đó là
những công cụ của các nền văn hóa khác đem lại cho Việt Nam mà thôi.
Vào thập kỷ 1920, M. Colani đã bắt đầu khảo cứu các vùng duyên hải Việt Nam và qua
các di vật thu thập được, bà chứng minh rằng tại đây đã có cư dân sống từ thời đại đồ đá. Tiếp
đó bà tiến hành khai quật quanh vùng Hòa Bình và phát hiện một nền văn hóa săn bắt cá biệt
mà bà đặt tên là “Văn hóa Hòa Bình”. Sau này, qua bằng chứng về các công cụ săn bắt làm
bằng đá từ Văn hóa Hòa Bình được phát hiện tại nhiều nơi dọc theo bờ biển Nam Hải chạy dài
đến bán đảo Malai, các nhà khảo cổ kết luận Văn hóa Hòa Bình không phải xuất phát từ một
nhóm người mà từ một công nghệ đồ đá.
Thoạt đầu, những phát hiện của Colani có vẻ xác định những giả thiết của Grahame
Clark và Georges Coede’s rằng văn minh Đông Nam Á lạc hậu so với hai nền văn minh lớn Ấn
Độ, Trung Quốc, nhưng mặt khác Colani còn phát hiện đồ gốm từ văn hóa Hòa Bình có niên
đại 8000 năm về trước - tức là còn cổ hơn thời kỳ mà các nhà khảo cổ tin rằng cư dân Đông
Nam Á vẫn còn học cách làm gốm. Cho đến khi những trống đồng lớn có hoa văn tinh vi được
phát hiện tại Đông Sơn cho thấy một công nghệ luyện kim khí khá hoàn chỉnh từ thời tiền sử
đã hình thành
Năm 1932, nhà nhân chủng học người Áo Robert Heine-Geldern đề ra một giả thuyết
giải thích những sự thật trên như sau: Đông Nam Á là vùng đã kinh qua nhiều “làn sóng văn
hóa” và một làn sóng di cư liên tục đem đến cho Đông Nam Á những kỹ thuật hiện đại. Ông tin
rằng những cái rìu mang hình lưỡi vòm hay những người thợ làm ra chúng chắc chắn phải xuất
phát từ miền Bắc Trung Quốc. Còn đối với trống đồng Đông Sơn thì Heine-Geldern đề ra giả
thuyết rằng đó là thành quả của một làn sóng văn hóa khác, lần này thì xuất phát từ người
Đông Âu, những người theo ông di cư về phía Nam vào khoảng 1000 năm TCN và đến Đông
Nam Á vào khoảng 500 năm sau đó. Mặc dù giả thiết của Hein-Geldern, ngày nay ai đọc qua
cũng phải lắc đầu về sự thiếu khoa học và phi lý của nó, cực kỳ sơ sài nhưng được chấp nhận
như là cách giải thích khoa học nhất thời đó.
Nhiều bằng chứng sau đó đã cho thấy giả thuyết “làn sóng văn hóa” của Heine-Geldern
không thể đứng vững được. Năm 1930, học giả người Hà Lan là F.D.K.Bosch tái thẩm định
những văn bia được khắc trên những đền đài Nam Dương, và ông khám phá rằng các văn bia
này không hề đề cập đến sự xâm nhập hay chinh phục của người Ấn Độ. Những ảnh hưởng của
Ấn Độ trong ngôn ngữ và biểu tượng thường thấy ở các vương quốc trong lục địa hơn là trong
các vùng duyên hải. Nếu ảnh hưởng của Ấn Độ đến Đông Nam Á có thật thì nó phải biểu hiện
ở các vùng duyên hải hơn là các vùng trong đất liền. Do đó, phát hiện cho thấy cách diễn giải
của Heine-Geldern cần xem xét lại.
Ngoài ra, giới thực vật học cũng đã thu thập nhiều bằng chứng cho thấy giả thiết của
Hein-Gelder thiếu căn cứ khoa học. Các nhà thực vật học nghiên cứu nguồn gốc cây cỏ, cây ăn
quả từng suy luận rằng Đông Nam Á là quê hương của một số loài thực vật như cây lúa, khoai
mỡ, khoai nước, cây mía, cây chuối. Năm 1952, nhà địa lý học người Mỹ Carl Sauer, qua quan
sát khí hậu và nhiều giống cây trồng đưa ra ý kiến rằng Đông Nam Á có thể là nơi phát sinh
nền nông nghiệp trên thế giới. Nhưng chưa có bằng chứng khoa học.
Năm 1965, Chester Gorman, học trò của Wilhelm Solheim II, quyết chí đến Thái Lan
truy tìm những di chỉ về nông nghiệp thời đại đồ đá làm bằng chứng cho giả thiết của Sauer.
Ông đã được người dân dẫn đường đến 1 hang đá vôi, và ông đặt tên cho nó là Động Linh Hồn.
Gorman ước đoán động này đã được con người sử dụng khoảng 10.000 TCN. Tại đây còn phát
hiện thấy rìu và dao có niên đại 7000 TCN (niên đại này còn cổ hơn các cây rìu được tìm thấy
ở Trung Quốc đến 2000 năm. Trước đó người ta vẫn tin rằng những công cụ như thế do Trung
Quốc “xuất cảng” sang Đông Nam Á khoảng 3000 TCN). Sau 3 năm phân tích và khám phá về
Động Linh Hồn, Gorman quay lại Thái Lan vào năm 1972 để khai quật các hang động xung
quanh. Ông tìm thấy hai hang động khác, và có thể kết luận rằng một quá trình định cư tại đây
khoảng 10.000 TCN - 1000 SCN.
Năm 1966, hai học trò khác của Solheim II là Donn Bayard, tiến hành khai quật ở nghĩa
trang Non Nok Tha (Thái Lan).
Từ những phát hiện ở Động Linh Hồn và nghĩa trang Non Nok Tha, Wilhein Solheim II,
không ngần ngại tuyên bố rằng Đông Nam Á là cái nôi đầu tiên của văn minh nhân
loại.[Nhưng những kết quả này ít được phổ biến rộng rãi].
Kế thừa các thành quả nghiên cứu của các học giả tiền bối, trong tác phẩm Địa đàng
phương Đông, Oppenheimer lần đầu tiên, đặt Đông Nam Á vào trung tâm của các nguồn gốc
văn hóa và văn minh thế giới. Oppenheimer chứng minh rằng khoảng 9000 năm đến 10.000
năm về trước, một số dân Đông Nam Á đã là những nhà canh tác nông nghiệp chuyên nghiệp,
không chỉ là những người sống bằng những nghề săn bắt ban sơ như giới khảo cổ học phương
Tây mô tả. Vào khoảng 8000 năm trước đây, mực nước biển tăng một cách đột ngột và gây ra
trận đại hồng thủy, và trận lụt vĩ đại đã làm cho những nhà nông nghiệp đầu tiên trên thế giới
này phải tản cư đi các vùng đất khác để mưu sinh. Trong quá trình di cư đến các vùng đất mới,
họ đem theo ngôn ngữ, truyền thuyết, quan niệm tôn giáo, kinh nghiệm thiên văn, yêu thuật và
đẳng cấp xã hội đến vùng đất mới. Ngày nay các dấu vết cuộc di dân vẫn còn trên các quần đảo
Melanesia, Polynesia, và Micronesia, dân chúng những nơi này nói ngữ hệ Nam Đảo có nguồn
gốc từ Đông Nam Á. Theo Oppenheimer, những “người tị nạn” này có thể là những hạt giống
cho những nền văn minh lớn khác mà sau này được phát triển ở Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập và
Địa Trung Hải.
Những kết luận của Oppenheimer phù hợp với hàng loạt nghiên cứu di truyền học học
mới được công bố gần đây. Ví dụ, như qua phân tích AND, các nhà khoa học Mỹ đã có thể tái
xây dựng quá trình di cư thời tiền sử. Con người hiện đại di dân ra khỏi châu Phi và đến châu
Á vào khoảng 100.000 năm trước đây. Có thể trong đợt thiên di đầu tiên họ đến vùng Trung
Đông, nhưng không thể định cư được vì thời tiết khắc nghiệt, sau đó có thể họ phải làm thêm
một hành trình thứ hai từ Trung Đông đến tận vùng Đông Nam Á. Cũng có thể họ đi thẳng từ
Đông Phi, dọc theo đường bờ biển Arập ngày nay băng ngang qua Ấn Độ và đến định cư ở
Đông Nam Á. Từ Đông Nam Á, họ lại di cư một lần nữa, một nhóm đi về hướng Nam ra châu
Úc và Tân Guinea, nhóm hai đi về hướng bắc đến Trung Quốc và Nhật Bản và cuộc di dân này
xảy ra vào khoảng 55.000 năm trước đây. Điều này cũng phù hợp với các dữ kiện di truyền học
gần đây cho thấy người Trung Hoa ngày nay nhất là người Trung Hoa ở phía Nam Trung Quốc
rất gần gũi và có tổ tiên ở vùng Đông Nam Á.
Những phát hiện mới về Đông Nam Á có một tác động rất lớn đối với Việt Nam chúng
ta. Nếu thế kỷ XX là thế kỷ của ý thức hệ, thì thế kỷ XXI là thế kỷ của văn hóa. Suốt 100 năm
tranh chấp dai dẳng trong thế kỷ XX, người ta phân biệt các quốc gia qua chủ nghĩa, và cao
điểm của sự phân biệt đó là cuộc “chiến tranh Lạnh”. Trong tương lai các quốc gia trên thế giới
có thể sẽ quy tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa và tôn giáo. Trong thế kỷ XXI,
người ta sẽ hỏi “Anh là ai” thay vì “Anh thuộc phe nào” giống như trong thời Chiến tranh
Lạnh. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ phe phái sang diện mạo. Câu trả lời trước
tiên là dựa vào diện mạo văn hóa, bởi vì văn hóa gắn liền với con người trong thế giới hiện đại.
Cuốn sách Địa đàng ở phương Đông sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
Con người luôn luôn gắn bó với tự nhiên. Con người sinh ra và lớn lên trong tự nhiên. Tự
nhiên nuôi dưỡng chở che con người. Không có tự nhiên, con người không thể tồn tại được bởi
thức ăn, nước uống, không khí…Tóm lại, tất cả những thứ không thể thiếu được đối với con
người, đều lấy từ tự nhiên. Chính vì thế mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng là một
mặt cơ bản của đời sống văn hóa. Có thể nói rằng điều kiện tự nhiên, môi trường tự nhiên của
một khu vực chắc chắn có một ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hóa của những con
người sống trong khu vực đó. Đây là lý do giải thích vì sao trước khi đi vào các mặt khác của
đời sống văn hóa, chúng tui lại bắt đầu từ môi trường tự nhiên của nó.
1. Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi từ khoảng 92° đến 140° kinh
đông và từ khoảng 28° vĩ bắc chạy qua xích đạo đến khoảng 15° vĩ nam. Tổng diện tích của
Đông Nam Á khoảng trên 4 triệu km2. Đông Nam Á bao gồm quần thể các đảo, bán đảo, quần
Khác với văn hóa phương Tây, vốn hầu như chỉ mang tính chất thành thị, văn hóa Đông
Nam Á còn lưu giữ rất nhiều những nét gắn liền nó với nông thôn, cũng như với nguồn gốc xa
xưa, tức là vẫn duy trì cái cơ sở chung gắn liền với quá khứ rất có lợi cho việc xây dựng khu
thịnh vượng chung.
Những yếu tố, những đặc trưng văn hóa mang tính nông thôn còn tồn tại khá nhiều,
chẳng hạn [Phan Ngọc, 1998]:
- Nông nghiệp lúa nước và tổ chức làng xã có tính chất tự quản thích hợp với nền nông
nghiệp này.
- Quan niệm về gia đình xây dựng trên cơ sở sự hòa hợp vợ chồng trong đó vai trò của
người phụ nữ được coi trọng.
- Những nghi lễ gắn liền với lá trầu, quả cau trong mọi giao tiếp xã hội.
- Những tín ngưỡng gắn liền với linh hồn cha mẹ và những tàn dư vạn vật hữu linh vẫn
được duy trì cho dù nước này theo Phật giáo, nước kia theo Hồi giáo hay Thiên chúa giáo.
- Trong văn học, vai trò của văn học dân gian vẫn chiếm vị trí quan trọng, bên cạnh dòng
văn học mới ít nhiều chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây. Các lĩnh vưc văn hóa nghệ
thuật khác như âm nhạc, vũ, điêu khắc, hội họa ở trong tình trạng tương tự.
- Về mặt tâm thức, con người Đông Nam Á coi trọng cộng đồng hơn cá nhân,thích hòa
hợp hơn cạnh tranh, lấy tình nghĩa làm chính trong các quan hệ giữa người với người.
Đông Nam Á có một bản sắc văn hóa riêng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bản sắc ấy
ngày càng được bồi đắp thêm bởi những yếu tố tiến bộ. Ngày nay, các nước Đông Nam Á đều
đã giành được độc lập và đang bước vào thời kì phát triển kinh tế, xây dựng xã hội mới giàu
mạnh, tiên tiến, hiện đại. Chỉ với mấy chục năm khôi phục kinh tế, phát triển đất nước, các
quốc gia Đông Nam Á đã thu được những thành tựu đáng kể. Có được những thành tựu ấy,
một trong những lí do quan trọng nhất là bởi vì khu vực này từ xa xưa đã có một bản sắc văn
hóa chung, đặc sắc, mà chỉ ngày nay trong hoàn cảnh thế giới mới, nó mới có điều kiện phát
huy sức mạnh vốn có của mình.
Văn hóa là động lực quan trọng nhất của sự phát triển một nước, một khu vực. Với một
bề dày văn hóa giàu có, trong điều kiện hội nhập mới, từng quốc gia Đông Nam Á nói riêng, cả
khu vực Đông Nam Á nói chung nhất định sẽ có những bước tiến dài trong một tương lai
không xa. Đông Nam Á nhất định sẽ trở thành một khu vực phát triển của thế giới.
UẬN
Toàn bộ quá trình trình bày trên đây cho chúng ta thấy rằng Đông Nam Á rõ ràng là một
khu vực địa lí - văn hóa - lịch sử thống nhất.
Về mặt địa lí, Đông Nam Á là khu vực nhiệt đới, gió mùa; khí hậu nóng, ẩm, nắng lắm,
mưa nhiều. Xét về góc độ cảnh quan địa lí, Đông Nam Á có đủ rừng núi, đồng bằng, sông biển.
Đó là những hằng số tự nhiên góp phần tạo nên bản sắc thống nhất của văn hóa Đông Nam Á:
văn hóa nông nghiệp lúa nước, văn hóa sông biển và văn minh xóm làng.
Về mặt lịch sử, Đông Nam Á là một trong những cái nôi của nhân loại. Trong quá trình
phát triển, số phận của các dân tộc, các quốc gia Đông Nam Á thăng trầm theo những bước lên
xuống gập ghềnh khá giống nhau. Nơi đây có chung các nền văn hóa nổi tiếng: văn hóa Hòa
Bình, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Đông Sơn,... Con đường dựng nước và giữ nước của các dân
tộc, các quốc gia Đông Nam Á cũng luôn luôn ở vào một hoàn cảnh tương tự: xây dựng nhà
nước sơ khai ban đầu theo mô hình tổ chức của Ấn Độ, cùng phải đối mặt với đế quốc Nguyên
Mông, các đế quốc phương Tây và Nhật Bản,…
Với tư cách là một khu vực văn hóa rêng biệt, khác với hai nền văn minh lớn cận kề là
Ấn Độ và Trung Hoa, văn hóa Đông Nam Á đã tạo ra được một bản sắc riêng và đã có những
đóng góp quan trọng vào kho tàng văn hóa thế giới.
Trước hết, Đông Nam Á là quê hương của các loại cây có củ như khoai mài, khoai sọ,
ngũ cốc mà quan trọng nhất là cây lúa. Có thể nói, trên lĩnh vực này, so với nhiều khu vực
khác, Đông Nam Á đóng một vai trò tối quan trọng nếu không nói là chủ chốt. Do đó, hiện
nay, Đông Nam Á trở thành khu vưc xuất khẩu lúa gạo vào lại hành đầu thế giới cũng là điều
dễ hiểu.
Không chỉ với cây lúa, nền văn minh thực vật Đông Nam Á còn tạo ra chè, quế, hồ tiêu
và nghề trồng dâu nuôi tằm. Và hệ quả của việc tạo ra các sản phẩm này là những con đường
thương mại quốc tế mang tên chúng như: đường chè, đường hồ tiêu, đường tơ lụa,…
Đông Nam Á là khu vực đầu tiên trên thế giới thuần dưỡng thành công các loài động vật
hoang dã như chó, gà, vịt, ngỗng, trâu, voi.
Đóng góp cho di sản văn hóa thế giới còn phải kể đến đồ gốm (Bản Chiềng, Thái Lan; Sa
Huỳnh, Việt Nam), đồ đồng thau (Đông Sơn, Việt Nam) và hàng loạt các công cụ bằng sắt
phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp.
Về mặt kiến trúc, Đông Nam Á đã để lại cho thế giới những công trình kì vĩ, độc đáo như
khu đền Ăngco, tháp Chàm, chùa Borobudur, hệ thống đê điều Bắc Bộ,... Nghệ thuật điêu khắc
Khmer, Chăm, Myanmar,... cũng là những đóng góp đặc sắc của văn hóa Đông Nam Á.
Với một bề dày, một truyền thống văn hóa như vậy thì sự phát triển kinh tế và văn hóa
như hiện nay của các nước Đông Nam Á cũng là điều có thể lí giải được.
Văn hóa Đông Nam Á là một nền văn hóa thống nhất trong sự đa dạng. Tính thống nhất
trong đa dạng được biểu hiện ở rất nhiều mặt, nhiều khía cạnh của văn hóa Đông Nam Á. Dưới
đây chỉ xin đơn cử một vài ví dụ minh họa.
Về mặt ngôn ngữ, sự đa dạng của chúng được thể hiên ở chỗ mỗi quốc gia Đông Nam Á
có đến hàng chục, thậm chí hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Với gần 200 triệu dân sống ở
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top