daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
30 CÂU HỎI THẢO LUẬN MÔN TCCS HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (tham khảo)
Câu hỏi
1. Khái niệm về công sở?nhiệm vụ của công sở? Tại nới anh chị công tác nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào?
2. Các nhiệm vụ của công sở được xác lập trên cơ sở nào? Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ?theo an chị nhiệm vụ nào là quan trọng nhất?vì sao? Lấy dẫn chứng để minh họa
3. Tại sao nói: công sở là một pháp nhân công quyền? Cho ví dụ để minh họa
4. Nhận thức của anh chị về công sở hành chính?phân biệt công sở hành chính với công sở sự nghiêp và cơ sở tư nhân? Lấy dẫn chứng minh họa
5. Phân tích các nguyên tắc tổ chức hoạt động các công sở? Anh chị hãy làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các nguyên tắc này?
6. Trình bày tóm tắt các nguyên tắc hoạt đông của công sở
7.Kỹ thuật điều hành công sở trong giai đoạn hiện nay có đặc fđiểm gì? Sự cần thiết của đổi mới kỹ thuật điều hành công sở?
8. Nội dung và phương pháp thiết kế công việc? Tác dụng của việc thiết kế công việc theeo nhóm?
9. Cơ sở để phân công điều hành công việc? Yù nghĩa của việc phân công công việc? Nêu dẫn chứng minh họa
10. Phân tích nguyên tắc phân công công việc? Tại sao các nhà lãnh đạo thường coi trọng nguyên tắc “dụng nhân như dụng mộc”
11. Phân tích nguyên tắc điều hành công việc ?phân biệt tính chất điều hành công việc với điều hành công sở? Laayd dẫn chứng minh họa
12.Trình bày khái niệm về quy chế, quy trình xây dựng quy chế, các laoij quy chế thường có trong một cơ quan mà anh chị được tiếp cận? Tác dụng của nó?
13. Các loại về kế hoạch, ?phương pháp xây dựng kế hoạch .? ý nghĩa kế hoạch ?lấy ví dụ thực tiễn minh họa
14. Quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch? Để tổ chức thực hiện kế hoạch cố hiệu quả theo anh chị khâu nào là quan trọng nhất vì sao?
15. Quy trình tổ chức một hội nghị? Các biện pháp kỹ thuật để tổ chức, điều hành một hội nhị có hiệu quả? Lấy ví dụ minh họa
16. Nội dung kiểm tra, kiểm soát công việc ? tại nơi cơ quan anh chị đang công tác các nội dung này được vận dụng như thế nào?
17. Các hình thức và phương phấp kiểm tra công việc, nhưng phẩm chất cần có của người làm công tác kiểm tra/ tồn tại của công tác kiểm tra hiện nay cần khắc phục ( theo nhận thức của anh chị)
18. Văn hóa công sở là gì?những biểu hiện của văn hóa công sở? Nững tồn tạo cần khắc phục ( theo nhận thức của anh chị)
19. Các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng như thế nào đến honhf thành văn hóa công sở ? vai trò của văn hóa công sở đối với tiến trình hình thành văn hóa công sở?
Lấy đẫn chứng?
20. Thiết bị và điều kiện làm việc có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả làm việc của công chức viên chức? Lấy ví dụ thực tiễn
21. Anh chị hãy phân tích yếu tố môi trường của công sở có ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của công chức viên chức nhưn thế nào?cho vd
22. Nhận thức của anh chị về phương pháp lãnh đạo quản lý theo tình huống? Dẫn chứng
23. Nhận thức của anh chị về quản lý theo chức năng ? những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng lãnh đạo nhà nước theo chức năng
24. Nhận thức của anh chị về phương pháp lãnh đạo theo hệ thống ? trong phương pháp lãnh đạo theo hệ thoongsanh chị tâm đắc nhất phương pháp nào? Vì sao
25. Anh chị hãy phân biệt các phương pháp lãnh đạo sau: phương pháp lãnh đạo theo chức năng, phương pháp lãnh đạo theo tình huống, phương pháp lãnh đạo theo hệ thống
26. Nhận thức của anh chị về ác kỹ năng tổ chức lao động của người lãnh đạo, vai trò của nhà lãnh đạo đối với sự phát triển của công sở? Lấy dẫn chứng
27. Các biện pháp đổi mới kỹ thuật điều hành công sở. Theo anh chị biện pháp nào là quan trọng nhất ?vì sao lầy ví dụ minh họa
28. Vai trò của giao tiếp trong quản lý điều hành, bằng sự thâm nhập thực tiễn anh chị hãy chứng minh hoạt động giao tiếp của các nhà lãnh đạo có ảnh hưởng ddiiens hiệu quả hoạt động công sở.
29. Hệ thống thông tin trong hoạt động quản lý? Vai trò của cong tác quản lý thông tin tổng hợp trong hoạt động công sở? Lấy ví dụ minh họa
30. Tại sao cần tăng cường bồi dưỡng kỹ năng hành chính cho cán bộ công chức? Anh chị hãy cho cho biệt biết những tồn tại của công tác đào tạo và sử dụng cán bộ công chức hiên nay? Biện pháp khắc phục.
__________________
Bài trả lời
Câu hỏi 1: Khái niệm công sở, nhiệm vụ của công sở? tại nơi công sở mà anh chị dang công tác, nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào?
Theo quan điểm cổ điển: công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành công việc chuyên ngành của nhà nước.
Xét về nội dung công việc: hoạt động công sở nhằm thỏa mãn các lợi ích chung của cộng đồng. do vậy cần được sự bảo vệ và kiểm tra của nhà nước và chỉ có nhà nước mới thảo mãn các nhu cầu này.
Xét về hình thức tổ chức : công sở là một tập hợp có cơ cấu tổ chức, phương tiện vật chất và con người được nhà nước bảo trợ để thực hiện nhiệm vụ của mình. Hình thức tổ chức của công sở do nhà nước quy định và lệ thuộc vào cách điều hành của bộ máy nhà nước. hiện nay ở nước ta có các loại công sở như công sở hành chính, công sở sự nghiệp….
Xét về ý nghĩa tổ chức nhà nước: công sở là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước, do nhà nước lập ra và để giải quyết công vụ.
Định nghĩa tổng quát: công sở là các tổ chức mang tính chất công ích được nhà nước công nhận thành lập chịu sự điều chỉnh cùa luật hành chính và các luật khác.
Công sở là các tổ chức thực hiện cơ chế đều hành, kiểm soát công việc hành chính, là nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin cho bộ máy quản lý nhà nước, là nơi phối hợp hoạt động và thực hiện nhiệm vụ được nhà nước giao cho. Là nơi tiếp nhận khiếu nại của dân.
Nhiệm vụ;
- Quản lý công vụ theo pháp luật
- Tổ chức phối hợp công việc giữa các bộ phận cơ quan.
- Tổ chức công tác thông tin trong cơ quan và giữa cơ quan với cơ quan khác.
- Thực hiện việc kiểm tra, theo dõi công việc của cán bộ công chức thuộc cơ quan theo cơ chế chung và quy chế khác do cơ quan đơn cị ban hành dựa trên các quy định chung của nhà nước.
- Tổ chức việc giao tiếp với dân, với các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ cức xã hội , làm thay mặt cho nhà nước để thực thi công vụ.
- Quản lý tài sản của cơ quan để sử dụng vào mục đích chung , quản lý ngân sách.
- Tham mưu trong hoạt động chính sách, xây dựng pháp luật, các quy chế, quy định của cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền
Tóm lại: công sở là nơi phục vụ nhân dân, giao tiếp, giải quyết các công việc của dân, là hình ảnh nhìn thấy được của chính quyền nhà nước trong quy trình hoạt động của mình.
Câu hỏi 2 : các nhiệm vụ của công sở được xác lập trên cơ sở nào ? mối quan hệ của các nhiệm vụ ? theo anh ( chị ) nhiệm vụ nào là quan trọng nhất ? vì sao? Dẫn chứng?
Trả lời:
Công sở là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành kiểm soát, hành chính lá nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực thi công việc đảm bảo thông tin cho hoạt động quảnlý của bộ máy nhà nước, nơi phù hợp các hoạt động để thực thi các nhiệm vụ được nhà nước giao, là nơi tiếp nhận đề nghị , yêu cầu, khiếu nại của nhân dân.
Công sở có các nhiệm vụ sau:
- Quản lý công vụ theo pháp luật
- Tổ chức nhân sự , phối hợp công việc giữa các bộ phận của cơ quan
- Tổ chức công tác thông tin trong cơ quan và giữa các cơ quan với nhau
- Kiểm tra theo dõi công việc của cán bộ công chức của cơ quan, theo cơ chế chung của cơ quan và các cơ chế khác theo quy định của nhà nước.
- Tổ chức giao tiếp với nhân dân với các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội là m điều kiện cho nhà nước thực thi công v iệc
- Quản lý tài sản của cơ quan để sử dụng vào mục đích chung, quản lý ngân sách
- Tham mưu cho các hoạt động chính sách xây dựng pháp luật, các quy chế, chế định cho cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền.
- Ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác
Cơ sở xác lập nhiệm vụ của công sở:
- Công sở thực hiện những nhiệm vụ trên đây nhằm thực hiện chủ yếu tốt những chức năng của tổ chức cơ quan. Các cán bộ, bộ máy hành chính công sở tham gia vào hoạt động này theo nhiệm vụ, chức trách và quy chế nhất định. Do đó cơ sở đầu tiên đển xác lập nhiệm vụ của công sở là căn cứ vào quy định của pháp luật về chức năng của công sở đó trong bộ máy nhà nước. dựa vào các quy định, công sở có chức năng gì thì sẽ có nhiệm vụ phù hợp.
Tuân theo những quy định, hướng dẫn của pháp luật, của nhà nước cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền, nhiệm vụ quyền hạn để thực thi công vụ .
- Theo quy định , về vai trò bộ máy tổ chức của công sở mình để sắp xếp nhiệm vụ cho cơ quan. Tránh tình trạng làm trái thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Một cơ sở xác lập nhiệm vụ của công sở nữa đó là, mục tiêu hoạt động mà công sở đó hướng tới.mỗi công sở đều có mục tiêu hoạt động khác nhau, ví dụ như bệnh viện và trường học. tùy theo từng mục tiêu riêng của công sở sẽ thực thi các nhiệm vụ theo chức năng của mình.
- Thực hiện mục tiêu chung của cơ quan hành chính nhà nước đó là công bộc của dân, giải quyết các vấn đề hành chính nhà nước liên quan đến tiếp dân, thực thi nhiệm vụ là thay mặt nhà nước thực thi công vụ, tổ chức giao tiếp với dân.
- Đội ngũ cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ tùy thuộc vào từng công sở nhất định, thì sẽ có những yêu cầu riêng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng công chức trrong công sở. và để thực thi công vụ đội ngũ này phải qua thi tuyển, tuyển dụng bổ nhiệm, biên chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan công sở đó. Do đó công sở pảhi thực hiện nhiệm vụ và phối hợ phân công nhiệm vụ cho họ.
- Nội quy , quy chế của cơ quan, đây cũng là một cơ sở để xác lập nhiệm vụ cơ quan , tổ chức . cơ quan phải dựa tren những quy định, quy chế này để thực hiện, giao nhiệm vụ cho cán bộ công chức những nhiệm vụ hợp lý không được trái với nội quy cơ quan.
- Mối quan hệ mật thiết liên quan đến với các công sở khác, cơ quan khác, các khối cơ quan hành chính nhà nước nhằm tham mưu xây dựng các chính sách quy chế, quyết định cho cơ quan tổ chức hoạt động.
Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ:
Các nhiệm vụ trên có liên quan mật thiết với nhau, thực hiện tốt nhiệm vụ này là cơ sở để thực hiện nhiệm vụ khác.
- Tất cả các nhiệm vụ phải được quản lý công vụ theo pháp luật. việc thực hiện các nhiệm vụ như tổ chức, phối hợp giữa các bộ phận cơ quan theo dõi kiểm tra, hoạt động của cán bộ công chức giao tiếp với nhân dân, với các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước và tổ chức xã hội, quản lý tài sản của cơ quan, tham mưu trong hoạt động chính sách xây dựng pháp luật đều phải tuân theo quy định của pháp luật. Mọi hoạt động của công sở nhiệm vụ của công sở đều phải tuâ theo pháp luật, dựa vào pháp luật để thực hiện nhiệm vụ mình. Đồng thời quản lý nhà nước theo công vụ thì mới thực hiện được các nhiệm vụ tiếp theo của công sở.
- Nhiệm vụ giao tiếp với công dân, cơ quan trong bộ máy nhà nước, tổchức xã hội liên quan đến các nhiệm vụ kháccủa công sở.
+ Cơ quan nhà nước , công sở được thành lập để quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân, do đó muốn thự iện tốt nhiệm vụ của mình thì công sở phải giao tiếp với nhân dân, với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
+ Có giao tiếp mới khai thác được thông tin để quản lý, mới thực hiện kiểm tra giám sát theo dõi công việc với nhau, muốn quản lý tốt tài sản công, đồng thời tham mưu xây dựng pháp luật , quy chế quy định cho cơ quan tổ chức nhà nước.

Khả năng điều tiết các mối quan hệ, lãnh đạo và chỉ huy, ra quyết định điều hành, phong cách lãnh đạo tốt hay xấu, sẽ quyết định khả năng làm việc của cán bộ công chức. nếu người lãnh đạo điều tiết tốt thì hiệu quả hoạt động của cán bộ công chức, viên chức sẽ cao và ngược lại.
Ví dụ minh họa:
Trong một UBND tỉnh X, đứng đầu là Chủ tịch tỉnh. Ông này là người lãnh đạo toàn bộ UBND đó, tuy nhiên dưới ông ta có hang loạt các phòng ban, nhân viên cấp dưới…văn phòng UBND tỉnh X là cơ quan giúp ông chủ tịch quản lý chung mọi công việc. Đứng đầu văn phòng có trưởng phòng, để đưa công việc của văn phòng đạt được hiệu quả cao thì ông trưởng phòng này cần có những chính sách phù hợp, đối xử tốt với nhân viên như: quan tâm tới sở thích, tâm lý của nhân viên trong phòng, có các hình thức khen thưởng vật chất cũng như tinh thần để khuyến khích nhân viên. Đồng thời phải có mọt quy chế làm việc hợp lý, tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên trong phòng, giữa các nhân viên trong văn phòng, có những chính sách “dụng người”, thể hiện được vai trò của mình trong văn phòng đó…từ đó giúp cho nhân viên trong phòng thấy thỏa mãn, yên tâm và có động lực để làm việc, giúp công việc đạt hiệu quả cao nhất, bộ máy văn phòng được vận hành thống nhất.
Câu 22: Nhận thức của anh chị về phương pháp lãnh đạo quản lý theo tình huống
I. Phương pháp lãnh đạo, quản lý:
Quản lý nhà nước công sở có 5 chức năng cơ bản, bao gồm:
1. Kế hoạch
2. Tổ chức
3. Nhân sự
4. Lãnh đạo
5. Kiểm tra.
Trong đó chức năng lãnh đạo, quản lý là hết sức quan trọng, cơ bản của quản lý hành chính nhà nước, làm nền cho hành chính nhà nước ngày càng phát triển.
Chức năng lãnh đạo là việc hướng dẫn, điều chỉnh, chỉ huy người khác cùng mình hay tự họ làm một công việc cụ thể nào đó nhằm đạt mục tiêu của tổ chức đã đề ra. Qua đó ta thấy được phương pháp lãnh đạo quản lý là cách thức tiến hành lãnh đạo, chỉ huy của nhà lãnh đạo trên cơ sở một hệ thồng nguyên tắc đúc kết lại đối với nhân viên của mình nhằm đạt được mục tiêu tồ chức đề ra.
Xét theo khía cạnh quản lý hành chính nhà nước với quan điểm về công sở thì có 3 phương pháp lãnh đạo quản lý, đó là:
• Phương pháp lãnh đạo quản lý theo tình huống
• Phương pháp lãnh quản lý theo chức năng
• Phương pháp lãnh quản lý theo hệ thống.
Phương pháp lãnh đạo theo tình huống là một trong những phương pháp quản lý công sở phổ biến hiện nay.
II. Phương pháp lãnh đạo, quản lý theo tình huống:
1. Cơ sở thực hiện:
 Đây chính là sự hợp lý các hành động của nhà lãnh đạo quản lý trong quá trình hoạt động điều hành.
 Các tình huống cụ thể do thực tiễn yêu cầu đặt ra đòi hỏi các nhà quản lý phải giải quyết.
 Đó là sự phù hợp giữa hành vi của một người lãnh đạo với cấp dưới của mình, đối với từng tình huống cụ thể cần xem xét.
 Định hướng được hành vi của tình huống đặt ra và phải xác định được các yếu tố có ảnh hưởng tới các hành vi quản lý cùa mình.
 Phải tạo ra một môi trường làm việc có hiệu quả thiết lập được kỹ luật và trật tự cần thiết trong tổ chức.
2. Khái niệm:
 Phương pháp lãnh đạo theo tình huống là việc các nhà lãnh đạo, quản lý căn cứ vào tình huống cụ thể do thực tiễn đặt ra, định hướng cho hành vi của mình, thực hiện quản lý có hiệu quả.
Ví dụ: Trưởng phòng nội vụ của huyện T gặp 2 nhân viên A & B đang tranh luận, cải nhau trong cơ quan, lai gây ồn ào mất trật tự trong công sở, trưởng phòng nhắc nhở hai nhân viên đó, sau đó tìm cách hòa giải bất đồng giữa hai người này.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp quản lý , lãnh đạo theo tình huống:
 Trình độ của cán bộ công chức.
 Nhu cầu riêng của cán bộ công chức.
 Phương thức ra quyết định.
 Các quan hệ nội bộ.
 Tính cách và năng lực của nhà lãnh đạo.
 Nhiệm vụ được giao và cấu trúc của nó.
 Nguồn gốc quyền lực của người lãnh đạo.
Qua đó ta thấy được mỗi yếu tố có một ảnh hưởng khác nhau đến hoạt động quản lý, lãnh đạo theo tình huống. Tuỳ theo trình độ của từng nhân viên, cán bộ trong tổ chức mà nhà lãnh đạo có cách phân công các công việc phù hợp với họ, từ đó tạo ra năng suất cong việc cao hơn. Hiểu được nhu cầu nguyện vọng của từng nhân viên hay từng nhóm nhân viên trong tổ chức, từ đó giúp nhà lãnh đạo có thể đưa ra được những quyết định phù hợp, đúng với yêu cầu của công việc được giao đồng thời giải quyết tốt được mối quan hệ trong tổ chức.
4. Phân loại:
 Phong cách hướng vào công việc hoặc quan hệ phụ thuộc vào 3 yếu tố:
• Quan hệ giữa nhà lãnh đạo với cấp dưới
• Các nhiệm vụ được giao và cấu trúc của nó
• Quyền hạn chính thức giữa người lãnh đạo
Trong đó quan hệ giữa người lãnh đạo với cấp dưới là quan trong nhất, thể hiện năng lực, ý chí, sự phối hợp hoạt động của người lãnh đạo.
 Phong cách lãnh đạo theo các hành vi trong quan hệ trưởng thành với cấp dưới
• Hành vi chỉ đạo: chỉ đạo, giao nhiệm vụ và hướng dẫn cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ.
• Hành vi hỗ trợ: Một lãnh đạo trong quá trình giải quyết công việc, tiến hành các biện pháp phù hợp theo ý kiến của cấp dưới, lôi cuốn nhân viên vào quá trình ra quyết định.
Sự trưởng thành của nhân viên sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra mục tiêu cao hay thấp cho quá trình quyết định. Người nào có kinh ngiệm, trưởng thành thì giao những công việc có mức độ khó hơn và ngược lại.
 Phong cách theo mô hình để dẫn đến muc tiêu:
• Phương pháp này là người lãnh đạo xác định rõ nhiệm vụ đặt ra, loại bỏ những hoạt động không cần thiết, chỉ ra các nhiệm vụ cần thiết, cụ thể cho cán bộ công chức để dễ dàng thực hiện công việc theo yêu cầu của mình, để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.
• Phụ thuộc vào các yếu tố:đặc điểm của cán bộ cấp dưới, đặc trưng công việc, phong cách lãnh đạo, hiệu quả lãnh đạo
Tóm lại: Phương pháp lãnh đạo theo tình huống sẽ đạt được hiệu quả cao nếu người lãnh đạo có khả năng nắm bắt được tình huống công việc cùng năng lực lãnh đạo với công việc tốt
Câu 23: Nhận thức của anh, chị về Phương pháp lãnh đạo, quản lý theo chức năng. Những thuận lợi khó khăn khi áp dụng phương pháp này
1. Khái niệm:
Phương pháp lãnh đạo, quản lý theo chức năng là việc người lãnh đạo căn cứ vào các yêu cầu của công việc, cá nhân, tập thể xây dựng các mối quan hệ hài hòa và dựa vào năng lực, chức năng của từng nhóm yêu cầu công việc để giao nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao và thực hiện phong cách lãnh đạo có hiệu quả.
2. Yêu cầu và đặc điểm của phương pháp lãnh đạo, quản lý theo chức năng:
Phương pháp này được thực hiện do sự tác động của mối quan hệ chặt chẽ của ba nhóm yêu cầu cơ bản, đó là: Yêu cầu của các nhân
Yêu cầu cảu tập thể
Yêu cầu của nhiệm vụ
Do đó người lãnh đạo trong quá trình điều hành công sở khi áp dụng phương pháp này phải có sự nhận biết các khía cạnh khác của vấn đề đặt ra và xử lý thích hợp, hiệu quả một yêu cầu nào đó.
Ba nhóm yêu cầu : 1- của cá nhân ( yêu cầu đào tạo, tư vấn hỗ trợ, thúc đẩy công việc, trưởng thành và phát triển)
2- của tập thể ( xây dựng đội ngũ, thông tin liên alc5, thúc đẩy công việc, kỹ thuật, nguyên tắc làm việc)
3- của nhiệm vụ ( mục tiêu rõ ràng, phân công trách nhiệm cụ thể, đáng giá kết quả hòan thánh công việc, thực hiện công việc)
Chúng có mối quan hệ mật thiết chặt chẽ, vừa phải có sự phối hợp giao thoa, điều hòa một cách hợp lý, vừa phải hoàn thiện chúng đồng thời thực hiện lần lượt từng nhóm yêu cầu để đạt được hiệu quả cao.
Các tình huống, nhiệm vụ đặt ra phải được xem xét trong mối tương quan với chức năng của người lãnh đạo.
Các nhà lãnh đạo cần xác định rõ yêu cầu của từng yếu tố, từ đó thực hiện phương pháp này sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
3. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp lãnh đạo, quản lý theo chức năng:
a) Thuận lợi:
- Hiểu biết nhu cầu, mong muốn của từng nhân viên, nhóm, nhiệm vụ công việc đặt ra => có cách thức điều hòa, phối hợp, hòan thiện phương pháp quản lý này hơn nữa.
- Với từng loại yêu cầu khác nhau đặt ra trong công việc giúp nhà lãnh đạo nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ.
- Bên cạnh đó, nó còn tạo sự đàon kết, phối hợp hoạt động của các thành viên trong công sở
b) Khó khăn:
- Đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có trình độcao, vững nghiệp vụ, xác định được yêu cầu nào là quan trọng, ưu tiên xử lý vấn đề trước sau một cách hợp lý.
- cần định hướng được đòi hỏi của các yêu cầu nếu không khi thỏa mãn yêu cầu này thì chưa đáp ứng yêu cầu kia và ngược lại.
- Phải xác định yêu cầu, chức năng của từng công việc từ đó giải quyết công việc sẽ đạt được hiệu quả.
Câu 24: Nhận thức của anh, chị về phương pháp lãnh đạo theo hệ thống. trong các phương pháp lãnh đạo theo hệ thống, phương pháp nào anh chị tâm đắc nhất? Vì sao?
Muốn có một hệ thống hoàn hảo trong quá trình điều hành công sở, cơ quan thì hệ thống đó


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top