ilvcom94

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đề ra, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc, tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm luôn đạt trên 7%, là nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Nhân tố chủ chốt trong sự phát triển kinh tế này chính là các doanh nghiệp, những người trực tiếp mang về nguồn thu cho nền kinh tế quốc dân.
Chính vì vậy, việc tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp bắt kịp với trình độ sản xuất, công nghệ trên thế giới, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào trong nước… là những mục tiêu hàng đầu mà Nhà nước ta đã đề ra ngay từ những ngày đầu hội nhập. Để thực hiện được điều đó thì yếu tố vốn đầu tư là một trong những yếu tố then chốt, quyết định.
Có nhiều nguồn vốn doanh nghiệp có thể khai thác như huy động trong nhân dân thông qua phát hành trái phiếu, thu hút đầu tư nước ngoài, góp vốn liên doanh, cổ phần hóa… Tuy nhiên nguồn vốn thông dụng nhất vẫn là vay ngân hàng. Mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp là một mối quan hệ bền chặt, chi phối lẫn nhau và thường là lâu dài, mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
Vì lẽ đó, các ngân hàng cũng thường xuyên đổi mới chính sách tín dụng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước đang diễn ra từng ngày từng giờ. Tuy nhiên, do nền kinh tế của nước ta vẫn còn đang trong quá trình phát triển, nên thị trường tiền tệ nói chung và thị trường vốn tín dụng nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, chưa mang lại những hiệu quả như mong đợi.
Vì vậy, trong quá trình thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu Hà Nội, được tìm hiểu về hoạt động cho vay doanh nghiệp của chi nhánh, với mong muốn đóng góp những suy nghĩ của mình, em đã chọn đề tài: “Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội”.
Chuyên đề gồm ba chương với những nội dung chính như sau:
Chương 1: Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ACB Hà Nội
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ACB Hà Nội
Do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn, nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè để chuyên đề của em hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1. Khái quát về ngân hàng thương mại
1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ từng trường hợp vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại (NHTM) thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Ngân hàng là tổ chức thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế. Hàng triệu cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội đều gửi tiền tại ngân hàng. Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ cho toàn xã hội. Ngân hàng là tổ chức cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với Nhà nước (thành phố, tỉnh,…). Đối với các doanh nghiệp, ngân hàng thường là tổ chức cung cấp tín dụng để phục vụ cho việc mua hàng hoá dự trữ hay xây dựng nhà máy, mua sắm trang thiết bị. Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh toán cho các khoản mua hàng hoá và dịch vụ, họ thường sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử… Và khi họ cần thông tin tài chính hay lập kế hoạch tài chính họ thường đến các ngân hàng để nhận được lời tư vấn. Các khoản tín dụng của ngân hàng cho Chính phủ (thông qua mua chứng khoán Chính phủ) là nguồn tài chính quan trọng để đầu tư phát triển. Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là công cụ quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế bền vững.
Tóm lại, ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hay vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi. Thực tế rất nhiều tổ chức tài chính - bao gồm các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác. Vì vậy, ta có thể định nghĩa ngân hàng theo những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp.
Ngân hàng là các tổ chức trung gian tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán - và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Còn nếu dựa trên các hoạt động chủ yếu thì có thể hiểu : Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Các loại hình NHTM rất phong phú, căn cứ theo nhiều tiêu thức người ta có thể phân ra thành ngân hàng sở hữu tư nhân, ngân hàng sở hữu cổ đông, ngân hàng sở hữu Nhà nước, ngân hàng liên doanh; hay ngân hàng đơn năng, ngân hàng đa năng; ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ…
1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
1.2.1. Huy động vốn
Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm hai loại chính nếu phân chia theo hình thức sở hữu: vốn của chủ ngân hàng và vốn nợ.
Để bắt đầu hoạt động ngân hàng (được pháp luật cho phép) chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định, gọi là vốn chủ sở hữu. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng và là cơ sở để huy động vốn từ công chúng, tạo “đòn bẩy” cho hoạt động. Trên thực tế, các ngân hàng là những doanh nghiệp có đòn bẩy tài chính (tài trợ bằng nợ) lớn nhất. Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) chiếm không quá 10% giá trị tổng tài sản.
Vốn nợ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn của NHTM, được hình thành chủ yếu từ hai nguồn tiền gửi và các khoản vay.
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, thể hiện các yêu cầu tài chính đối với ngân hàng từ phía doanh nghiệp, hộ gia đình và Chính phủ. Có 5 loại hình tiền gửi chính:
- Tiền gửi thanh toán (tiền gửi giao dịch). Đây là tiền của doanh nghiệp hay cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp (hay bằng không), thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp.
- Tiền gửi tiết kiệm. Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm), họ có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn.
- Tài khoản NOW. Đây là những tài khoản chỉ có thể được nắm giữ bởi cá nhân và các tổ chức phi lợi nhuận. Đây là tài khoản hưởng lãi và cho phép người gửi tiền phát séc để thực hiện thanh toán cho bên thứ ba.
- Tiền gửi có kỳ hạn. Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Hình thức này có lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán, tùy theo độ dài của kỳ hạn, nhưng không được áp dụng các hình thức thanh toán như tiền gửi thanh toán.
- Tiền gửi của các ngân hàng khác. Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, NHTM này có thể gửi tiền tại NHTM khác. Tuy nhiên quy mô nguồn này thường không lớn.
Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM. Tuy nhiên, khi cần, NHTM thường vay mượn thêm. Tại nhiều nước Ngân hàng Trung ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ. Vì vậy nhiều ngân hàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khi khả năng huy động bị hạn chế. Các khoản vay chủ yếu của ngân hàng là:

KẾT LUẬN

Hoạt động cho vay không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho các NHTM mà còn giúp ngân hàng khẳng định được vị thế trên thị trường tài chính tiền tệ, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và ổn định.
Hoạt động cho vay tốt là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy sự phát triển kinh tể vững mạnh của đất nước trong thời gian qua. Những tín hiệu tốt của nền kinh tế luôn đi kèm với tốc độ tăng trưởng cao trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói riêng.
Nghiên cứu về các giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, sau một thời gian được thực tập tại ACB Hà Nội, vận dụng những kiến thức được học, chuyên đề của em đã đề cập được một số vấn đề sau:
• Khái quát về hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại.
• Giới thiệu khái quát về chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội và thực trạng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh, đồng thời đưa ra những đánh giá về thành tựu đã đạt được của chi nhánh, cũng như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó.
• Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay doanh nghiệp tai chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội
Những ý kiến em đưa ra xuất phát từ ý kiến chủ quan của bản thân, với mong muốn được góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển hoạt động cho vay và cũng là một chút thể nghiệm với những gì học được trên trường đại học. Vì vậy, những thiếu sót là không thể tránh khỏi. Em kính mong được sự giúp đỡ của các thầy cô để hoàn thiện đề án này!






DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý thuyết tài chính tiền tệ - PGS.TS.Vương Trọng Nghĩa
2. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – F.Mishkin
3. Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose
4. Kinh tế Việt Nam trên đường hội nhập – Quản lý quá trình tự do hóa tài chính – PGS.TS.Trần Ngọc Thơ
5. Thị trường tài chính Việt Nam – Thực trạng, vấn đề và giải pháp chính sách – NXB Tài chính 6/2004
6. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – TS.Phan Thị Thu Hà
7. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – PTS.Lê Văn Tề
8. Luật các tổ chức tín dụng
9. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng
10. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003, 2004, 2005 của ACB Hà Nội
11. Một số luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngân hàng – Tài chính khóa 43
12. Các báo và tạp chí: Ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Nghiên cứu kinh tế…



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.. 3
1. Khái niệm ngân hàng thương mại…………………………………………... 3
1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại…………………………………………. 3
1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại ........................................4
1.2.1. Huy động vốn………………………………………………………….. 4
1.2.2. Hoạt động tín dụng…………………………………………………….. 6
1.2.3. Trung gian thanh toán………………………………………………….. 7
2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại…………………………….. 7
2.1. Khái niệm………………………………………………………………….. 7
2.2. Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại………………………... 8
2.2.1. Căn cứ vào mục đích…………………………………………………... 8
2.2.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay…………………………………………... 9
2.2.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng…………………….. 9
2.2.4. Căn cứ vào hình thái tài sản…………………………………………... 10
2.2.5. Căn cứ vào hình thức cho vay………………………………………… 10
2.2.6. Căn cứ vào mối quan hệ với người vay………………………………. 15
2.2.7. Tín dụng bằng uy tín của ngân hàng (nghiệp vụ bảo lãnh)…………… 17
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM……………... 19
3.1. Các nhân tố khách quan…………………………………………………... 19
3.2. Các nhân tố chủ quan……………………………………………………... 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH ACB HÀ NỘI…………………………………………………………… 23
1. Khái quát về chi nhánh ACB Hà Nội ……………………………………... 23
1.1. Sự ra đời và nhiệm vụ chính của chi nhánh ACB Hà Nội………………... 23
1.2. Cơ cấu tổ chức của ACB Hà Nội…………………………………………. 25
1.2.1. Phòng tổ chức hành chính…………………………………………….. 25
1.2.2. Phòng kế toán…………………………………………………………. 26
1.2.3. Phòng khách hàng cá nhân……………………………………………. 26
1.2.4. Phòng khách hàng doanh nghiệp……………………………………… 27
1.2.5. Bộ phận thẻ - Bộ phận pháp lý chứng từ - Bộ phận thẩm định tài sản – Tổ xử lý nợ…………………………………………………………………... 30
1.3. Tình hình kinh doanh của chi nhánh ACB Hà Nội……………………….. 30
2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp của chi nhánh ACB Hà Nội………….. 31
2.1. Tình hình cho vay của chi nhánh…………………………………………. 31
2.2. Thực trạng cho vay doanh nghiệp của chi nhánh………………………… 39
3. Đánh giá khái quát thực trạng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ACB Hà Nội………………………………………………………………………….. 42
3.1. Thành tựu………………………………………………………………… 42
3.2. Hạn chế và nguyên nhân…………………………………………………. 43
3.2.1. Hạn chế……………………………………………………………….. 43
3.2.2. Nguyên nhân………………………………………………………….. 44
3.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan……………………………………………. 44
3.2.2.2. Nguyên nhân khách quan…………………………………………. 45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH NHTM CỔ PHẦN Á CHÂU HÀ NỘI…………………………… 47
1. Định hướng cho vay của chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội…………….. 47
2. Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng ACB Hà Nội………………………………………………………………………….. 48
2.1. Đa dạng hóa các hình thức cho vay doanh nghiệp……………………….. 48
2.2. Đa dạng hóa chính sách lãi suất …………………………………………..48
2.3. Tăng cường công tác huy động vốn ………………………………………49
2.4. Hoàn thiện chính sách khách hàng ………………………………………..50
2.5. Cải tiến quy trình thẩm định cho vay, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng ……………………………………………………….51
2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng …………………………………...52
3. Một số kiến nghị ………………………………………………………………53
3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu ………………….53
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ………………………………………54
3.3. Kiến nghị với Chính phủ ………………………………………………….54
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………57
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

tunhatha

New Member
Dạ cho em xin file đề tài "

Mở rộng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu chi nhánh Hà Nội" với ạ​

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top