luong_luyen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
PHẦN MỘT KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG 2
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Chương Dương 2
1. Giới thiệu chung về Ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương 2
2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh. 3
II. Tổ chức bộ máy và các hoạt động chủ yếu của NHCT chi nhánh Chương Dương 4
1. Tổ chức bộ máy của NHCT chi nhánh Chương Dương 4
2. Các hoạt động chủ yếu của NHCT chi nhánh Chương Dương 5
3. Định hướng và phương châm hoạt động của chi nhánh 5
III. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc NHCT chi nhánh Chương Dương 6
1. Phòng khách hàng doanh nghiệp 6
2. Phòng khách hàng cá nhân 8
3. Phòng quản lý rủi ro 10
4. Phòng quản lý nợ có vấn đề 12
5. Phòng kế toán 13
6. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu 15
7. Phòng tiền tệ kho quỹ 17
8. Phòng tổ chức - hành chính 18
9. Phòng thông tin điện toán 19
10. Phòng tổng hợp 19
IV. Những kết quả đạt được trong thời gian qua 20
1. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng 20
2. Kết quả đạt được của NHCT chi nhánh Chương Dương trong những năm gần đây. 21
PHẦN HAI CƠ CẦU & QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA 26
1. Cơ cấu của phòng khách hàng doanh nghiệp 26
2. Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng tại phòng khách hàng doanh nghiệp. 27

PHẦN MỘT
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công Thương chi nhánh Chương Dương
1. Giới thiệu chung về Ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương
Tên đơn vị: Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương
Trực thuộc: Ngân hàng Công thương Việt Nam
Tên giao dịch: Vietinbank

MẠNG LƯỚI GIAO DỊCH

TRỤ SỞ CHÍNH
32/298 Ngọc Lâm-Q.Long Biên- HN

Phòng giao dịch Tràng An
175 - Giảng Võ - Q.Đống Đa - HN

Phòng giao dịch Hà Thành
83 Hàng Điếu - Q.Hoàn Kiếm - HN

Phòng giao dịchThành Công
21 - Huỳnh Thúc Kháng - HN

Điểm giao dịch 60
07 - Hàng Giấy - Q.Hoàn Kiếm - HN

Điểm giao dịch 62
156 Nguyễn Sơn - Q.Long Biên -HN

Điểm giao dịch 63
124 Quán Thánh - Q.Ba Đình - HN
Điểm giao dịch 78
135 Nguyễn Văn Cừ-Q.Long Biên-HN

Điểm giao dịch 79
147 Ngô Gia Tự - Q.Long Biên - HN

Điểm giao dịch 88
28 Tăng Bạt Hổ - Q.Hai Bà Trưng - HN

Điểm giao dịch 89
30 Tràng Tiền - Q.Hoàn Kiếm - HN

Điểm giao dịch 99
809 Giải Phóng - Q.Hoàng Mai - HN

Điểm giao dịch 68
106 Ngọc Lâm - Q.Long Biên - HN

Điểm giao dịch 69
55R Đức Giang - Q.Long Biên - HN



2. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh.
Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT) chi nhánh Chương Dương được thành lập từ tháng 8 năm 1988, trên cơ sở tách Ngân hàng Nhà nước huyện Gia Lâm thành chi nhánh NHCT Chương Dương và chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Gia Lâm.
Chi nhánh Chương Dương là chi nhánh ngân hàng cơ sở trực thuộc chi nhánh NHCT Hà Nội, đến đầu năm 1993 được nâng cấp thành chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương trực thuộc NHCT Việt Nam.
Từ một chi nhánh có quy mô nhỏ, nguồn vốn khi mới thành lập chỉ có 13 tỷ đồng nay đã lên tới 520 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay ngày thành lập là 5,7 tỷ đồng nay lên tới 420 tỷ đồng.
Hoạt động trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là huy động vốn và cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp Nhà nước, nay các mặt hoạt động của ngân hàng đã phát triển đa dạng, bao gồm: huy động vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế, huy động vốn tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu banừg VND và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh.
Năm đầu thành lập chỉ có 344 khách hàng giao dịch, trong đó có 80 khách hàng vay vốn, đến nay đã có 1800 khách hàng, trong đó có 1400 khách hàng vay vốn. Khách hàng của chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương trước đây chủ yếu trên địa bàn huyện Gia Lâm, nay nhiều khách hàng nội thnàh, Đông Anh, Từ Sơn cũng đến mở tài khoản và vay vốn.
Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh khi mới thành lập chủ yếu ở Hội sở và 4 quỹ tiết kiệm ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên và Gia Lâm. Với sự tăng trưởng và phát triển tốt trong hoạt động kinh doanh, chi nhánh đã thành lập thêm 3 phòng giao dịch (PGD) ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên, Đông Anh và 4 quỹ tiết kiệm trong đó 3 quỹ ở nội thành và 1 quỹ ở Sài Đồng. Riêng phòng giao dịch Đông Anh đã được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam từ tháng 1 năm 1997. Hiện nay, chi nhánh đã mở thêm 3 phòng giao dịch tại nội thành, gồm có: PGD Hà Thành (83 - Hàng Điếu), PGD Thành Công (21 - Huỳnh Thúc Kháng), PGD Tràng An (175 - Giảng Võ).
Trong những năm hoạt động, chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương được sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Gia Lâm, NHCT Việt Nam và chi nhánh NHNN thành phố Hà Nội, chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương đã không ngừng đổi mới, năng động sáng tạo và vương lên hòa nhập với cơ chế đổi mới của ngành, đưa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số chi nhánh lớn của hệ thống NHCT Việt Nam.
II. Tổ chức bộ máy và các hoạt động chủ yếu của NHCT chi nhánh Chương Dương
1. Tổ chức bộ máy của NHCT chi nhánh Chương Dương
Chi nhánh NHCT Chương Dương, đứng đầu là ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và 3 phó Giám đốc, chi nhánh có 10 phòng ban với đội ngũ nhân viên hơn 165 người, trong đó nhiều nhân viên trẻ với nhiệt huyết, năng động và trình độ cao.
Về cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của NHCT chi nhánh Chương Dương

2. Các hoạt động chủ yếu của NHCT chi nhánh Chương Dương
NHCT Chương Dương được huy động vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ từ mọi nguồn trong nước dưới các hình thức chủ yếu sau:
 Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của tất cả các tổ chức dân cư:
 Huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại kỳ hạn.
 Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường.
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân.
 Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh.
 Trực tiếp thực hiện hay làm đại lý cho thuê tài chính theo sự ủy nhiệm của Tổng giám đốc hay Công ty tài chính NHCT Việt Nam.
 Chiết khấu các chứng từ có giá.
 Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối.
 Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước giữa các khách hàng.
 Tham gia đấu thầu mua tría phiếu, tín phiếu Chính phủ, trái phiếu NHNN, Kho bạc Nhà nước trên thị trường mở do NHNN tổ chức khi được TGĐ cho phép.
 Dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư dự án theo yêu cầu.
 Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng.
 Các dịch vụ khác như: dịch vụ rút tiền tự động ATM, Home Banking…
3. Định hướng và phương châm hoạt động của chi nhánh
Chi nhánh Chương Dương là một đơn vị thành viên của Ngân hàng Công Thương Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực NHTM. Chi nhánh Chương Dương hoạt động theo mô hình một cửa, cung cấp sản phẩm , dịch vụ ngân hàng truyền thống và hịên đại theo tiêu chuẩn của các ngân hàng khu vực.
Với chính sách và định hướng khách hàng của chi nhánh Chương Dương: chi nhánh cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các nhu cầu về sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của cá nhân. Chi nhánh Chương Dương luôn mong muốn đem lại cho khách hàng nhữn sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất và nhiều tiện ích nhất.
Về chính sách sản phẩm dịch vụ, Ngân hàng Công Thương Việt Nam xác định chi nhánh Chương Dương là đơn vị đi đầu về phát triển và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng theo mô hình của các ngân hàng hiện đại trên thế giới hiện nay.
Phương châm hợp tác toàn diện, phát triển bền vững, hướng tới tương lai đã và đang được chi nhánh Chương Dương thực hiện có hiệu quả nhằm hướng tới nhóm khách hàng sẵn có và nhóm khách hàng tiềm năng.
III. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban thuộc NHCT chi nhánh Chương Dương
Căn cứ quyết định số 704/QĐ - NHCT1 của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam về việc ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban tại chi nhánh NHCT, đồng thời dựa trên tình hình thực tế tế tại đơn vị, chi nhánh NHCT Chương Dương được tổ chức thành 11 phòng, ban với các chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng như sau:
1. Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở sát nhập phòng khách hàng doanh nghiệp lớn với phòng khách hàng 2 (doanh nghiệp vừa và nhỏ).
1.1. Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dich với khách hàng là các doanh nghiệp; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Phòng là bộ phận trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.
1.2. Nhiệm vụ
 Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các doanh nghiệp
 Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam; lám đầu mối bán các sản phẩm của ngân hàng đến khách hàng là các doanh nghiệp; nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng doanh nghiệp.
 Thẩm định, xác đinh, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT Việt Nam
 Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
 Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác;
 Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT Việt Nam
 Đưa ra các đề xuất chấp thuận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;
 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký;
 Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản vay.
 Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCT Việt Nam
 Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
 Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT Việt Nam.
 Cập nhật và phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
 Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quna hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
 Phản ánh kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hay kiến nghị lên cấp trên giải quyết.
 Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
 Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng
 Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.
2. Phòng khách hàng cá nhân
2.1. Chức năng
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân, để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
2.2. Nhiệm vụ
 Khai thác nguồn vốn bằng VND và ngoại tệ từ khách hàng là các cá nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và NHCT Việt Nam.
 Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam; làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT Việt Nam đến các khách hàng cá nhân. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là cá nhân.
 Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của NHCT Việt Nam.
 Thực hiện nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch:
 Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác;
 Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của NHCT Việt Nam
 Đưa ra các đề xuất chấp nhận/từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định;
 Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng. Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện thu gốc, thu lãi, thu phí đầy đủ, kịp thời đúng hạn, đúng hợp đồng đã ký;
 Theo dõi các khoản cho vay bắt buộc. Tìm biện pháp thu hồi khoản cho vay này.
 Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp; quản lý tài sản đảm bảo theo quy định của NHCT.
 Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
 Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT.
 Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.
 Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
 Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Điểm giao dịch; hướng dẫn và quản lý nghiệp vụ các dịch vụ ngân hàng cho Điểm giao dịch; kiểm tra giám sát các hoạt động của Điểm giao dịch theo quy chế tổ chức hoạt động của Điểm giao dịch.
 Thực hiện nghiệp vụ về bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theo hướng dẫn của NHCT Việt Nam.
 Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc trogn cơ chế nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết.
 Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.
 Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng
 Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.

3. Phòng quản lý rủi ro
3.1. Chức năng
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm định hay tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
 Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động ngân hàng…chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHCT Việt Nam và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kỳ để:
- Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế…phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế tại địa phương.
- Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hay ngừng quan hệ tín dụng
 Thực hiện thẩm định độc lập (theo cấp độ quy định của NHCT Việt Nam hay theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh) hay tái thẩm định:
- Thẩm định, xác đinh giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền quyết định;
- Thẩm định các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh, cấp tín dụng khác có độ phức tạp hay có giá trị lớn theo các quy định của NHCT trong từng thời kỳ hay theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hay Hội đồng tín dụng (HĐTD) chi nhánh
- Thẩm định đánh giá rủi ro đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng cơ sở.
 Tái thẩm định, đánh giá rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hay đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hay Hội đồng tín dụng chi nhánh.
 Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích lập dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo quy đinh hiện hành.
 Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh;
 Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng tại chi nhánh (đối với những khoản vay /dự án/khách hàng cần có bộ phận quản lý rủi ro tham gia quản lý theo các quy định của NHCT Việt Nam) sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kiểm tra việc hoàn tất hồ sơ thủ tục tín dụng do các phòng liên quan lập, đảm bảo tuân thủ theo đúng điều kiện của khoản tín dụng đã được duyệt;
- Theo dõi, giám sát việc hoàn chỉnh hồ sơ tín dụng và giám sát, kiểm tra việc nhập dữ liệu khoản tín dụng vào hệ thống máy tính của phòng có liên quan sau khi cấp tín dụng, đảm bảo sự chính xác, phù hợp về hồ sơ tín dụng trên máy tính và trên giấy.
 Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyển tiền ngoại tệ, mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hay NHCT Việt Nam.
 Nghiên cứu các danh mục tài sản bảo đảm tiền vay, thông báo rủi ro trong việc nhận tài sản bảo đảm.
 Tham gia HĐTD, Hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro theo quy định của NHCT Việt Nam hay theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh/Chủ tịch HĐ
 Triển khai thực hiện các chính sách, quy trình, quy định về qủn lý rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán,…của NHCT Việt Nam nhằm giúp các hoạt động nghiệp vụ tại chi nhánh ngăn ngừa và hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro.
 Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng có liên quan tại chi nhánh và trụ sở chính NHCT Việt Nam khi có yêu cầu.
 Làm đầu mối liên hệ với trung tâm thông tin tín dụng NHNN trên địa bàn trong việc cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng theo quy định của NHNN.
 Lưu trữ hồ sơ số liệu, lập báo cáo theo quy định hiện hành và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh và NHCT Việt Nam.
 Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng.
4. Phòng quản lý nợ có vấn đề
4.1. Chức năng
Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề (bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nahừm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
4.2. Nhiệm vụ
 Nghiên cứu chủ trương, chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của Nhà nước, của các ngành và NHCT Việt Nam có liên quan đến hoạt động ngân hàng để thực hiện xử lý, thu hồi các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro:
- Theo dõi quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khaỏn nợ quá hạn (gốc lãi), thực hiện các biện pháp, chế tài tín dụng và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này;
- Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản bảo đảm nợ vay có vấn đề phù hợp với quy đinh của pháp luật và tình hình thực tế trong từng thời kỳ;
- Thực hiệ phân loại nợ, tính toán trích dự phòng rủi ro, phân tích thực trạng chất lượng dư nợ của chi nhánh theo định kỳ hay theo yêu cầu đột xuất của NHCT Việt Nam
 Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lý của chi nhánh. Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của NHCT Việt Nam trình cấp có thẩm quyền cho xử lý các khoản nợ tồn đọng (nếu có) theo yêu cầu của NHCT Việt Nam.
 Đầu mối kiểm tra, tổng hợp hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi của chi nhánh theo quy định của NHCT Việt Nam.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Quá trình hình thành, phát triển của công ty và cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn Luận văn Kinh tế 0
M Quá trình hình thành - Phát triển, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cục hàng không dân dụng Luận văn Kinh tế 0
B Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Luận văn Kinh tế 0
F Quá trình hình thành phát triển, chức năng và nhiệm vụ của công ty giầy Thụy Khuê Luận văn Kinh tế 1
B Quá trình hình thành, phát triển, chức năng và nhiệm vụ của công ty xuất nhập khẩu mây tre Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ban kế hoạch - Đầu tư Luận văn Kinh tế 0
C Quá trình phát triển chức năng và nhiệm vụ của Bộ kế hoạch đầu tư Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò, chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần đối với việc huy động vốn cho sự nghiệp Luận văn Kinh tế 0
K Hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch kinh tế và phát triển nông thôn huyện Từ Li Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ hiện nay của Sở Kế hoạch đầu tư Lạng Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top