Waescburne

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2010
Chủ đề: Chiến lược kinh doanh
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
Năng lực cạnh tranh
Quản trị kinh doanh
Miêu tả: 127 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong giai đoạn vừa qua. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

DOANH NGHIỆP……………………………...……………….………………...…………..6
1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…………………….……..………6
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh………………………………………...6
1.1.2. Vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp………...……..11
1.2. Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp…………13
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp……16
1.3.1. Môi trường kinh tế…………………………… ………….. ………………17
1.3.2. Môi trường luật pháp, chính trị……………………………………………..18
1.3.3. Khả năng gia nhập thị trường của các doanh nghiệp tiềm ẩn ………..18
1.3.4. Nhân tố các đơn vị cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp………………..19
1.3.5. Nhân tố khách hàng…………………………………………………………..19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1………………………………………….…………………….......39
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
BÁNH KẸO HẢI HÀ……………………………………………………………………......40
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà………………………..40
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển…………………………………………40
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà…………………………………………………………………………..42
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải
Hà………………………………………………………………………...……..47
2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm bánh kẹo ……………………………………...……50
2.2.2. Đặc điểm thị trường tiêu thụ………………………………………………...51
2.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần bánh kẹo Hảiiii
Hà……………………………………………………………………………….52
2.2.4. Đặc điểm về khách hàng……………………………………………………..70
2.2.5. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh……………………………………………..75
2.2.6. Đặc điểm về tài chính…………………………...……………………………79
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải
Hà……………………………………………………………………….……....81
2.3.1. Về sản phẩm……………………………………………………………………81
2.3.2. Về hoạt động Marketing…………………………………………………......83
2.3.3. Về thời gian và không gian…………………………………………………..85
2.3.4. Đánh giá chung………………………………………………………………..87
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2……………………………………………………………………89
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ…………...……………………………………………...……....90
3.1. Thách thức đối với Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế…………………………………………... ………………90
3.2. Định hƣớng giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
cổ phần bánh kẹo Hải Hà ……………………………………………….…….91
3.2.1. Mở rộng liên kết với các công ty trong nước………………………….....92
3.2.2. Định hướng chiến lược kinh doanh lâu dài đối với Công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Hà………………………………………………….………………….94
3.2.3. Nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và nâng cao
trình độ người lao động……………………………………………….……..99
3.2.4. Ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh của Công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Hà………………………………………………………………….103
3.3. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
cổ phần bánh kẹo Hải Hà ………………………………………………..…..111
3.3.1. Đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực…………………………..112
3.3.2. Hoàn thiện công tác phát triển đại lý, chiến lược phân phối sản
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiv
phẩm…………………………………………………………………………..114
3.3.3. Nâng cao năng lực công nghệ…………………………………….……….116
3.3.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm…………………………………………...117
3.3.5. Hiện đại hoá hệ thống tổ chức, quản lý của doanh nghiệp……………118
3.3.6. Tài chính doanh nghiệp…………………………………………………….119
3.3.7. Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiến bán hàng và các loại dịch vụ
để kích thích sức mua của thị trường………………………… ……….120
3.3.8. Phát triển thị phần của doanh nghiệp…………………………………….121
3.3.9. Kiến nghị đối với nhà nước………………………………………………...122
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3……………………………….…….……………………………126
KẾT LUẬN……………………………………………….………………………………...127
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….…………...130v
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải
Hà 3 năm 2007, 2008, 2009
47
Bảng 2.2 Cơ cấu kinh doanh các nhóm hàng chính của Công ty 52
Bảng 2.3 Một số loại sản phẩm bánh kẹo của Công ty 54
Bảng 2.4 Hệ thống đại lý của công ty bánh kẹo Hải Hà 55
Bảng 2.5 Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các tháng từ năm 2007-2009 58
Bảng 2.6 Một số mặt hàng bán chạy của Công ty 60
Bảng 2.7 Giá bán một số mặt hang của công ty so với đối thủ cạnh tranh 61
Bảng 2.8 Mức chiết giá sản phẩm của công ty 62
Bảng 2.9 Tỷ lệ giảm giá theo km đường 62
Bảng 2.10 Chi phí dành cho quảng cáo 66
Bảng 2.11 Mức khuyến mãi 66
Bảng 2.12 Thị phần của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà 3 67
Bảng 2.13 Mức trợ giá cho các đại lý của công ty năm 2009 68
Bảng 2.14 Đặc điểm tiêu thụ bánh kẹo ở từng khu vực của thị trường 70
Bảng 2.15 Đặc điểm tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng 71
Bảng 2.16 So sánh thị phần của các công ty trong cả nước 74
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phivi
Số hiệu
bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.17 Cơ cấu vốn của công ty mốt số năm gần đây 77
Bảng 2.18 So sánh giá của một số bánh kẹo của công ty khác nhau 78
Bảng 2.19 Thời gian kế hoạch giao hàng cho các đại lý của công ty (tính
cả cấm đường ) 82vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ Tên hình vẽ Trang
Hình 2.1 Dây chuyền công nghệ sản xuất kẹo cứng 43
Hình 2.2 Dây chuyền công nghệ sản xuất kẹo mềm 43
Hình 2.3 Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kem xốp 44
Hình 2.4 Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh Cr-acker 44
Hình 2.5 Hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần bánh
kẹo Hải Hà
64
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lực cạnh tranh là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố và chịu tác động
của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; là quá trình lâu dài,
phức tạp và thường xuyên, liên tục; là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, bên cạnh các cơ hội kinh
doanh, các doanh nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, đòi hỏi
các tổ chức, doanh nghiệp phải nhận thức đúng cạnh tranh để từ đó nâng cao
năng lực cạnh tranh và giành thắng lợi trong kinh doanh. Để từng bước vươn lên
giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh chính
là tiêu chí phấn đấu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và trong nước như vũ bão đồng
thời với việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức kinh tế mà đặc biệt là việc gia
nhập WTO, mọi thành tựu khoa học công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi
vào sản xuất hàng hoá và dịch vụ, năng suất lao động trong sản xuất tăng nhanh,
hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt. Hơn nữa trong cơ chế thị trường các
doanh nghiệp đang ra sức cạnh tranh, luôn cố gắng, nỗ lực tìm cho mình một vị
thế, chỗ đứng trên thị trường, liên tục mở rộng thị phần sản phẩm, nâng cao uy
tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Sản phẩm hàng hoá có thể cạnh tranh
được trên thị trường phải là những sản phẩm, hàng hoá có chất lượng cao, mẫu
mã đẹp và điều quan trọng không thể thiếu đó là giá bán phải phù hợp với nhu
cầu người tiêu dùng. Mặt khác, trong các doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn là mục
tiêu là sự phấn đấu và là cái đích cần đạt tới. Như vậy để doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì không những đầu ra của quá trình2
sản xuất phải đảm bảo mà đầu vào cũng phải được ổn định. Nghĩa là sản phẩm
của doanh nghiệp phải được mọi người tiêu dùng chấp nhận, đòi hỏi doanh
nghiệp phải luôn phấn đấu và tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra được giá bán phù hợp, có như
vậy mới tồn tại và phát triển được. Chính vì lý do đó mà vấn đề chiếm lĩnh thị
trường, nâng cao năng lực cạnh tranh luôn có tầm quan trọng và có tính thời
cuộc đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào.
Thực tiễn tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo chiếm một tỷ
trọng rất lớn trên tổng số doanh nghiệp và có xu hướng ngày càng tăng. Do đó,
sự tồn tại và phát triển của những doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sự
tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế của Việt Nam. Đứng trước thực tế đó,
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bánh kẹo ở Việt Nam trở thành
một yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải
Hà là một trong những công ty có truyền thống, uy tín, phát triển lâu dài và là
một công ty lớn của Miền bắc. Trong những năm qua, do sự biến động của thị
trường với sự cạnh tranh gay gắt của một số công ty cùng ngành nên tình hình
sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường của công ty gặp nhiều khó khăn và
trở ngại. Để có thể đứng vững hiện nay trên thị trường bánh kẹo, công ty cần
thực hiện nhiều biện pháp cấp bách cũng như lâu dài để nhằm đẩy mạnh hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững uy
tín và vị thế của công ty trên thị trường. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, đề tài
“ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ” được
chọn để nghiên cứu nhằm định hướng cho chiến lược nâng cao năng lực cạnh
tranh sản phẩm bánh kẹo của doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp đồng bộ để
thực hiện.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp đã được khá nhiều đề tài trong và
ngoài nước nghiên cứu nhưng ở phạm vi và hoàn cảnh khác nhau như một số đề
tài sau:
- Đề tài: “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ” - Chủ nhiệm: TS. Lê Hùng; Phó
Chủ nhiệm: CN. Lê Thanh Hải; Thành viên tham gia: TS.Nguyễn Văn Hà, ThS. Lê
Nguyễn Hải Đăng, ThS.Lê Nguyễn Quỳnh, ThS.Trần Anh Tuấn, Trần Đình Cường,
Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đức Lệch, Nguyễn Hữu Nghĩa, Đỗ Xuân Trung, Lê Phan
Thanh Hoà, Phạm Thị Thanh Hiền.
- Đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay ” - Nguyễn Vinh Thanh, Tạp chí nghiên cứu thế giới
- Đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội
nhập kinh tế quốc tế ” - PGS.TS Nguyễn Thế Nghĩa
- Đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ” - PGS.TS Phạm
Văn Phúc.
Tuy nhiên với phạm vi của từng doanh nghiệp cụ thể thì còn rất tản mạn.
Chính vì vậy mà trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một cách hệ thống,
toàn diện ở một doanh nghiệp thuộc ngành lương thực - thực phẩm với các đặc
điểm đặc thù riêng có.4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm bánh kẹo của
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà hiện nay và đề xuất các chính sách giải pháp
nhằm nâng cao năng lực cạnh của sản phẩm trên thị trường nội địa, cụ thể:
 Nghiên cứu hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh
tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
 Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho
Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần bánh kẹo Hải Hà
 Phạm vi nghiên cứu là những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh
tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng tổng hợp các phương pháp của triết học Mác - Lê Nin, quan điểm
đổi mới của Đảng, các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp chuyên
gia và một số phương pháp khác để làm rõ kết quả nghiên cứu.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
6. Những đóng góp mới của luận văn
 Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh ở một
doanh nghiệp.
 Phân tích những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế năng lực cạnh
tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
 Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo
Hải Hà trong giai đoạn vừa qua.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.6
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh
1.1.1.1 Cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh
vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, ...; thường xuyên
được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương
tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc
độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể
như sau:
- Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của
cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận
trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình
quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả
giá cả có thể giảm đi ”[4].
- Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của doanh nghiệp với các
đối thủ trong cùng một ngành. Cạnh tranh có vai tró rất quan trọng và là một
trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản
xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp
dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao
động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hay có biểu hiện độc quyền ở đó
hoạt động sản xuất, thị thường trì trệ và kém phát triển.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
- Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa
những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh cụ thể xảy ra giữa những người sản xuất
với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua
rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người
sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ.
- Theo từ điển kinh doanh: (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản
xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình [23].
- Cạnh tranh sẽ đem lại lợi ích cho người này và sự thiệt hại cho người khác,
song xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động tích cực
(chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn v.v.)
- Trong quan hệ kinh tế cạnh tranh là sự đấu tranh giữa những chủ thể trong
việc thực hiện sản phẩm, dịch vụ nhằm chiếm lĩnh thị trường ở mức cao nhất,
giành điều kiện tiêu thụ có lợi nhất và tối đa hoá lợi nhuận [18].
Từ những định nghĩa trên có thể rút ra nhận định chung sau đây:
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau
tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh
thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có
lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh
là tối đa hoá lợi ích, đối với người sản xuất - kinh doanh là lợi nhuận, đối với
người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.8
Cạnh tranh là quy luật tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Các
doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn
không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Nếu như lợi
nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh
doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động kinh doanh một
cách có hiệu quả cao nhất nhắm thu được lợi nhuận tối đa. Kết quả cạnh tranh sẽ
loại bỏ được các doanh nghiệp yếu kém và giúp phát triển làm ăn có hiêu quả. Ở
Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một
quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ
chức điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số
kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hay chất lượng các sản
phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và
làm nảy sinh thị trường mới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi
của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao. Như vậy, năng lực canh tranh
của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đấy
là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu
chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách
riêng biệt mà đánh giá, so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng
lĩnh vực, cùng một thị trường.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với
ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó
nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh
doanh,…
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởi trong
điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định.
Thực tế chứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực
lực bên trong yếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay.
Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng
thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ
hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng
cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ”.
Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn với các công ty so sánh (các
đối thủ) về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt được thông qua các
hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành
để tác động tới môi trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận công ty, cũng như bằng
những công cụ marketing khác. Nó cũng đạt được thông qua việc nâng cao chất
lượng sản phẩm mà sự sáng tạo sản phẩm là những khía cạnh rất quan trọng của
quá trình cạnh tranh.
Trong môi trường cạnh tranh, từng chủ thể kinh tế thể hiện vị thế của mình
so với các chủ thể khác. Vị thế đó, dựa trên những ưu thế nhất định về các điều
kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Sức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, khả
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương III luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh cho Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà nói riêng, các công ty sản
xuất bánh kẹo nói chung trong thời gian tới. Để bánh kẹo Việt Nam ngày càng
có ưu thế trên thị trường trong nước, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ của
các cấp các ngành, các tổ chức và các doanh nghiệp sản xuất. Nhà nước đóng vai
trò trong việc định hướng phát triển và cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhờ có sự
quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô mà môi trường cạnh tranh trở nên lành mạnh,
hiệu quả hơn, đặc biệt là trong môi trường kinh tế đối ngoại. Nhà nước xây dựng
các chính sách khuyến khích nhà sản xuất kinh doanh đầu tư đổi mới công nghệ
sản xuất, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng và đa dạng
hoá sản phẩm. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cần sử dụng một tổ hợp các
giải pháp gắn kết, trong đó vai trò chủ đạo là sự cố gắng vươn lên của doanh
nghiệp, nhưng vai trò quan trọng không nhỏ là sự hỗ trợ của Nhà nước và sự ủng
hộ của xã hội. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần xây dựng cho mình chiến
lược để nâng cao sức cạnh tranh của mình như là chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã,
chủng loại…và tuân thủ chặt chẽ những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá của mình để ngày càng khẳng
định được thương hiệu, chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước và vươn ra
khu vực, thế giới.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi127
KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu, với các mục tiêu, yêu cầu đặt ra, đề tài “ Nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà” đã đáp ứng cơ bản
nội dung nghiên cứu cụ thể là:
1. Luận văn đã trình bày, phân tích cơ sở và lý luận về nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà và khẳng định tính tất yếu của
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu về nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà.
2. Trên cơ sở báo cáo tài chính, số liệu thống kê hàng năm và số liệu điều tra
để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà so với các
Công ty bánh kẹo khác ở Việt Nam.
3. Từ các đánh giá được rút ra phát hiện một số cản trở làm hạn chế năng lực
cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà trong quá trình, cản trở quá
trình hội nhập của Công ty đó là:
- Các sản phẩm của công ty vẫn chưa có sức cạnh tranh cao, tuy đã có
xuất phát điểm khá thuận lợi là đã chiếm lĩnh thị trường trong nước với thị
phần khá cao, vươn ra thị trường khu vực và thế giới nhưng do năng suất,
chất lượng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế và có
nhiều bất cập nên sản phẩm vẫn chưa có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Thực tế cho thấy đó chính là sự lạc hậu về công nghệ so với thế giới, non
kém về năng lực và trình độ của người lao động cũng như hạn chế về kinh
nghiệm của người quản lý.128
- Về giá thành của các Công ty sản xuất bánh kẹo nói chung ở Việt
Nam hiện nay so với thị trường thế giới còn có sự chênh lệch rất lớn.
Nguyên nhân này bắt nguồn từ sự yếu kém về kiểm soát giá thành của các
yếu tố đầu vào, cụ thể: nhiều chi phí trung gian như điện, cước vận
chuyển, cước điện thoại, internet … đều cao hơn so với các nước trong
khu vực và thế giới. Ngoài ra các Công ty sản xuất bánh kẹo còn phải chịu
chi phí cao cho các yếu tố đầu vào, nguyên nhiên vật liệu, do phải nhập
khẩu các yếu tố đầu vào này trong khi sản xuất trong nước không đáp ứng
được. Do chưa có cơ chế hợp lý trong việc sản xuất và thu mua nguyên
liệu trong nước, chính vì vậy mà khâu cung ứng đầu vào trong nước bấp
bênh thiếu tính ổn định.
- Các công ty sản xuất nói chung, bánh kẹo nói riêng còn thụ động
trong việc tiếp cận thị trường, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc nhận thông
tin qua những nguồn nhất định, chứ chưa năng động trong việc tìm kiếm
thông tin, đi sâu, đi sát với người tiêu dùng để tìm hiểu thị hiếu.
4. Luận văn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục các nhược điểm
trên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó bao gồm các biện pháp và
kiến nghị cơ bản sau: Công ty cần mở rộng liên kết giữa các doanh nghiệp trong
cùng ngành hàng, cũng như giữa các ngành trong nền kinh tế để hỗ trợ lẫn nhau
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời các doanh nghiệp này cần
xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh dài hạn nhằm đảm bảo cho sự phản
ứng kịp thời với sự biến động của thị trường từ đó giúp cho doanh nghiệp phát
triển một cách ổn định và lâu dài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phát triển kinh
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi129
doanh thương mại điện tử để khắc phục những hạn chế về quy mô, vốn, nhân
lực, đảm bảo phát triển thị trường nhanh chóng với một chi phí hợp lý. Ngoài
những biện pháp trên, doanh nghiệp cũng nên chú trọng tới việc hoàn thiện công
tác phát triển đại lý, chiến lược phân phối sản phẩm, cần có các biện pháp để
nâng cao năng suất lao động thông qua đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ
người lao động, nhằm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Công ty bánh kẹo Hải Hà với quãng đường tồn tại và phát triển đầy khó khăn
nhưng đã không ngừng vươn lên tạo cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị
trường, xây dựng uy tín, chiếm được lòng tin yêu của khách hàng trong cả nước.
Tuy nhiên, đứng trước ngưỡng cửa hội nhập ở tương lai gần và môi trường cạnh
tranh ngày càng gay gắt khốc liệt, Công ty sẽ còn phải đối mặt với vô vàn khó
khăn và trở ngại. Để tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
mạnh mẽ và đúng hướng, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp còn cần
rất nhiều từ sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn, đất đai, thông tin, nguồn nhân lực.
Nhà nước với tư cách là người quản lý nền kinh tế vĩ mô, để doanh nghiệp phát
triển vững chắc cần tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi
cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế như: chống độc quyền, hoàn thiện
chính sách pháp luật, đơn giản hoá thủ tục hành chính…
Nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu tất yếu để hội nhập kinh tế
quốc tế, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà hiện đang tích cực để tiếp nhận các cơ
hội cũng như đương đầu với những thách thức của quá trình này. Với những giải
pháp và kiến nghị nêu trên, tác giả hy vọng rằng: Công ty cổ phần bánh

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ vận chuyển nội địa của Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn VNPT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May Việt Tiến Quản trị học 0
D Nghiên cứu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất trong lưới điện phân phối, ứng dụng vào lưới điện của công ty điện lực Lào Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top