Avniel

New Member
Luận văn: Dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Nhà xuất bản: ĐHGD
Ngày: 2010
Chủ đề: Phương pháp dạy học
Lớp 10
Chèo
Ngữ văn
Miêu tả: 125 tr. + CD-ROM+Tóm tắt
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (Bộ môn Ngữ văn) -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Tổng quan lý thuyết dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng thi pháp thể loại vào dạy chèo cho HS lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông ở một số trường THPT địa bàn tỉnh Nam Định. Đề xuất một số phương pháp, biện pháp cụ thể nhằm vận dụng những đặc trưng thể loại vào dạy Chèo cho học sinh lớp 10. Thiết kế bài dạy Chèo cho HS lớp 10 theo đặc trưng thể loại. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tƣợng nghiên cứu
5. Phạm vi nghiên cứu
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
9. Đóng góp của đề tài
10. Cấu trúc luận văn
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Thể loại và dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thi pháp thể
loại
1.1.1.1. Thể loại văn học
1.1.1.2. Thi pháp thể loại và thi pháp thể loại văn học dân gian
1.1.1.3. Dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thể loại
1.1.1.4. Đặc trƣng thể loại chèo
1.1.2. Tâm lý tiếp nhận văn chƣơng và tâm lý tiếp nhận chèo của học sinh
THPT
1.1.2.1. Tâm lý học sinh trung học phổ thông
1.1.2.2. Tâm lý tiếp nhận văn chƣơng của học sinh trung học phổ thông.
1.1.2.3. Tâm lý tiếp nhận Chèo của học sinh trung học phổ thông
1.1.3. Tích cực hóa hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn chƣơng
1.1.3.1. Tích cực và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh
1.1.3.2. Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học Ngữ
văn và giờ học tác phẩm văn chƣơng
Trang
1 4 9 9 9
10
10
10
10
11
12
12
12
12
16
19
22
32
32
36
43
45
45
476
1.1.3.3.Tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học trích đoạn chèo
cổ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chèo trong chƣơng trình Ngữ văn
1.2.2. Thực trạng dạy học Chèo trong chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao
Chƣơng 2: GIẢI PHÁP DẠY CHÈO THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI
CHO HỌC SINH LỚP 10
2.1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật trong chèo với văn hóa nông
nghiệp Đồng bằng Bắc Bộ.
2.1.1. Nhân vật chèo với quan niệm đạo đức của ngƣời nông dân
2.1.2. Nhân vật chèo với tinh thần phản kháng áp bức bóc lột của ngƣời
nông dân.
2.1.3. Nhân vật chèo với tinh thần lạc quan, nhân đạo của ngƣời nông dân
2.2. Tìm hiểu chèo trong mối quan hệ với nghệ thuật biểu diễn
2.3. Tìm hiểu chèo trong mối quan hệ với cốt truyện và kịch tính
2.3. Tìm hiểu chèo theo đặc trƣng ngôn ngữ thể loại
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM
3.1. Những vấn đề chung
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
3.1.2. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm
3.1.3. Nội dung thực nghiệm
3.1.4. Tiến trình thực nghiệm
3.1.5. Đánh giá quá trình thực nghiệm
3.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.1. Tiến hành kiểm tra
3.2.2. Kết quả kiểm tra
3.2.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
50
56
56
57
65
65
66
73
77
87
93
100
111
111
111
112
112
113
114
115
115
115
116
119
121
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Văn học là môn học về khoa học xã hội và nhân văn, có nhiệm vụ
cung cấp cho HS những kiến thức về văn học, hình thành và phát triển ở HS
năng lực tiếp nhận TPVH. Văn học còn đem lại những tri thức phong phú, bổ
ích về văn hoá, xã hội, lịch sử, đời sống nội tâm, bồi dƣỡng tƣ tƣởng tình
cảm, giáo dục thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh, góp phần hình thành và phát triển
nhân cách ngƣời học. Trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật nhƣ
hiện nay, con ngƣời có năng lực, trình độ nhận thức phải có tầm khái quát
toàn diện và sâu sắc. Cùng với các môn khoa học khác, môn Ngữ Văn có một
vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục. Muốn đạt đƣợc hiệu quả
giáo dục cao nhất, việc giảng dạy văn học phải tiến hành sao cho phù hợp với
đặc trƣng của bộ môn, vừa mang bản chất xã hội, vừa là một hiện tƣợng thẩm
mỹ, hiện tƣợng nghệ thuật. Nâng cao chất lƣợng giảng dạy văn học, nâng cao
khả năng tiếp nhận, cảm thụ TPVH cho HS, đổi mới PPDH để tạo hiệu quả
giảng dạy cao là công việc luôn đƣợc ngƣời làm công tác giảng dạy Văn quan
tâm.
1.2. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học ở
nƣớc ta đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ các cấp quản lí giáo dục rất quan
tâm. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa
VIII đã nhấn mạnh đến việc “Đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp giáo dục – đào
tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tƣ duy sáng tạo
của ngƣời học. Từng bƣớc áp dụng các phƣơng pháp tiên tiến và phƣơng tiện
hiện đại vào quá trình dạy học…”.
Trong “Luật giáo dục” đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 02/12/1998 ở chƣơng I “Những quy định
chung” đã nhấn mạnh tới yêu cầu và đổi mới phƣơng pháp giáo dục là “Phải8
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tƣ duy sáng tạo của học sinh, bồi
dƣỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vƣơn lên”.
Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 – 2010 đã đề ra phƣơng
hƣớng: Cùng hòa nhịp vào xu hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học đang
diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở
nƣớc ta cần đƣợc xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm
đầy đủ và thống nhất về đổi mới phƣơng pháp dạy và học cũng nhƣ những
giải pháp phù hợp, khả thi.
Theo tinh thần đổi mới phƣơng pháp dạy học, hoạt động dạy học
tác phẩm văn chƣơng không đơn thuần nhằm truyền thụ tri thức đến học sinh
mà quan trọng hơn là giúp các em biết cách “giải mã” tác phẩm. Để làm
đƣợc việc này, mỗi ngƣời giáo viên phải luôn suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo
không ngừng để tìm ra một phƣơng pháp hợp lí, hiệu quả để nâng cao chất
lƣợng giảng dạy tác phẩm văn chƣơng.
Trong nhà trƣờng Việt Nam, việc dạy tác phẩm văn chƣơng theo
đặc trƣng thể loại là một vấn đề đã và đang đƣợc chú trọng. Bởi vì, thể loại
chính là đơn vị cơ sở để giảng dạy tác phẩm văn chƣơng. Trong các chuyên
đề giáo dục sinh viên sƣ phạm ở các trƣờng Sƣ phạm và trong các chuyên đề
bồi dƣỡng thƣờng xuyên cho giáo viên Ngữ văn, các nhà sƣ phạm đã luôn
coi việc dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thể loại là một hƣớng
dạy học quan trọng. Nắm vững thi pháp thể loại, ngƣời dạy không chỉ hiểu
đúng, hiểu sâu hơn tác phẩm văn học mà còn có khả năng thiết kế có hiệu
quả hệ thống hoạt động, thao tác để hƣớng dẫn học sinh cách thức đọc – hiểu
tác phẩm, giúp ngƣời học có khả năng “giải mã” những tác phẩm cùng thể
loại. Trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn
thể loại, PGS.TS Lã Nhâm Thìn cũng khẳng định việc phân tích tác phẩm
văn học từ góc nhìn thể loại là một trong những hƣớng khoa học nhất, hiệu
quả nhất, vừa có ý nghĩa về khoa học cơ bản, vừa thiết thực về khoa học sƣ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
phạm, là “một công đôi việc”, là “mũi tên đạt được hai đích”, là cần thiết
với nhà nghiên cứu đồng thời cần thiết với ngƣời giảng dạy.
1.3. Chƣơng trình môn Ngữ văn THPT đƣợc xây dựng theo tinh thần đổi
mới nội dung và phƣơng pháp dạy học. Về nội dung, hƣớng đến việc dạy học
“toàn diện” nên ngoài việc đƣa vào nhiều văn bản mới, chƣơng trình còn phát
huy kinh nghiệm vốn có của ngƣời học về các kiểu văn bản. Về phƣơng pháp,
dạy học trên tinh thần tích cực hóa hoạt động của ngƣời học trong giờ dạy học
tác phẩm văn chƣơng và dạy đọc hiểu văn bản, trong đó nhấn mạnh việc dạy
học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thể loại. Tiếp tục thực hiện quan
điểm dạy học, chƣơng trình môn Ngữ văn phân hóa thành Chƣơng trình
chuẩn và Chƣơng trình nâng cao. Có điều nếu chƣơng trình chuẩn đáp ứng
đƣợc khả năng tiếp nhận của học sinh đại trà thì chƣơng trình nâng cao “còn
nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết, phát huy khả năng tìm tòi, sáng
tạo về ngôn ngữ và văn học của những học sinh có thiên hướng ngữ văn, qua
đó góp phần phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn cho các
ngành khoa học xã hội và nhân văn.”. (Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên thực hiện
chƣơng trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông môn Ngữ văn, Nxb
Giáo dục). Một trong những điểm mới là chƣơng trình đã đƣa vào nội dung
dạy học nhiều kiểu tác phẩm văn học theo các thể loại khác nhau. Riêng phần
Văn học dân gian đã cho thấy khá đầy đủ diện mạo văn học dân gian. Sách
giáo khoa Ngữ văn 10, chƣơng trình nâng cao còn đƣa thêm nhiều trích đoạn
tiêu biểu cho đặc trƣng từng thể loại. Chèo là thể loại sân khấu dân gian mới
đƣợc đƣa vào Sách giáo khoa Ngữ văn 10 chƣơng trình nâng cao. So với các
thể loại sân khấu dân gian truyền thống nhƣ múa rối, tuồng thì chọn Chèo là
phù hợp nhất, bởi xét ở góc độ văn bản văn học thì Chèo có tích truyện hoàn
chỉnh; xét về nghệ thuật trình diễn thì Chèo là loại hình sân khấu đậm bản sắc
dân tộc, rất nên đƣợc dành thời gian giới thiệu.10
Trong Chƣơng trình Ngữ văn 10 nâng cao thể loại Chèo đƣợc giảng dạy
thông qua trích đoạn “Xúy Vân giả dại” trong vở “Kim Nham”. Việc giảng
dạy một trích đoạn Chèo trong nhà trƣờng hiện nay cho đối tƣợng học sinh
lớp 10, là điều khó khăn. Vở “Kim Nham” lại là Chèo cổ. Những đặc trƣng
riêng biệt của thể loại Chèo cổ đã tạo nên một khó khăn về khoảng cách tiếp
nhận văn bản. Số phận các nhân vật trong Chèo, ngôn ngữ nhân vật trong
Chèo gắn với đặc điểm văn hóa nông thôn Việt Nam thời kì phong kiến đã
trở nên xa lạ với thị hiếu thẩm mĩ của thời đại. Với trích đoạn “Xúy Vân giả
dại” (Trích trong vở “Kim Nham”), giáo viên giảng dạy còn lúng túng trong
việc lựa chọn phƣơng pháp để giúp học sinh hiểu, cảm, rung động với niềm
vui, nỗi buồn và những khát vọng của nhân vật trong Chèo, một loại hình
sân khấu dân gian.
Từ những lí do trên đây, chúng tui đã lựa chọn đề tài “Dạy Chèo
theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung
học phổ thông”. Hy vọng, sự thành công của đề tài này sẽ góp một tiếng nói
vào việc giảng dạy văn học theo đặc trƣng loại thể, cũng nhƣ tìm ra một
hƣớng đi mới cho việc dạy kịch bản văn học trong nhà trƣờng phổ thông,
nhất là dạy một trích đoạn sân khấu dân gian với ý nghĩa gìn giữ và lƣu
truyền vốn văn hóa cổ truyền của dân tộc một cách tích cực.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1. Những năm gần đây do yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học giáo viên
Ngữ văn các cấp đã đƣợc bồi dƣỡng nhiều tri thức các thể loại văn học và dạy
học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thể loại. Bên cạnh đó cũng có rất
nhiều các công trình nghiên cứu, các tài liệu hƣớng dẫn phân tích tác phẩm
văn chƣơng theo thể loại. Trên cơ sở những thành tựu về loại thể văn học và
thi pháp học, nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo đã đề xuất những cách thức, con
đƣờng dạy HS cảm thụ, tiếp nhận TPVC nói chung, TPVHDG nói riêng, theo
thể loại. Các tác giả trong chuyên luận của mình khi nói về vấn đề giảng dạy
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
và phân tích tác phẩm văn chƣơng đều không bỏ qua đặc thù thẩm mỹ của thể
loại tác phẩm cần phân tích. Vấn đề dạy học tác phẩm văn chƣơng thể loại
đƣợc đề cập đến trong các công trình của các tác giả: Trần Thanh Đạm – Vấn
đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, tập 1, 1969; tập 2, 1970; Phan
Trọng Luận – Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường (1977), Cảm thụ
văn học - giảng dạy văn học (1983), Phương pháp dạy học văn học (1993),
Xã hội – Văn học – Nhà trường (1996); Nguyễn Thanh Hùng – Văn học -
Tầm nhìn - biến đổi (1996), Hiểu văn, dạy văn (2000), Đọc và tiếp nhận văn
chương (2002).
Một số công trình viết sâu về phƣơng pháp tiếp nhận TPVC trong nhà
trƣờng từ đặc trƣng thể loại, nhƣ: công trình của Hoàng Tiến Tựu (Mấy vấn
đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu văn học dân gian – 1983); Bình giảng
ca dao Việt Nam – 2001; của Đỗ Bình Trị (Phân tích tác phẩm văn học dân
gian – 1996); của Chu Xuân Diên (Văn hoá dân gian - Mấy vấn đề phương
pháp luận và nghiên cứu thể loại – 2006); Vũ Ngọc Khánh (Bình giảng Thơ
ca - Truyện dân gian – 2001; của Nguyễn Viết Chữ (Phương pháp dạy học
tác phẩm văn chương – Theo loại thể - 2003); của Nguyễn Thị Thanh Hƣơng
(Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương – 1998); của Hoàng Ngọc
Hiến – (Năm bài giảng về thể loại – 1999),…
Điểm chung của các công trình này là: các tác giả đã khái quát đƣợc
những định hƣớng chung về dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thể
loại. Chúng tui xin điểm qua nội dung một số công trình, chuyên luận, bài viết
nghiên cứu cụ thể về những vấn đề cơ bản của thể loại văn học dân gian,
phƣơng pháp phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học dân gian theo thể loại rất
có giá trị với ngƣời nghiên cứu, ngƣời dạy văn học dân gian.
Trƣớc hết là công trình Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy nghiên cứu
văn học dân gian (NXB Giáo dục, H, 1983) của tác giả Hoàng Tiến Tựu đặt
vấn đề vận dụng các thuộc tính cơ bản của VHDG – tính tập thể, tính dị bản
gƣơng xấu, không theo chuẩn mực đạo đức “Tam tòng tứ đức”. Ngƣời thì vào
chùa ghẹo chú tiểu, kẻ có chồng rồi còn bỏ chồng theo giai…, kết cục thua
thiệt, bất hạnh đến với họ là xứng đáng. Song khi trình diễn các vai chèo đó
trên sân khấu, diễn viên bình dân đã phần nào thể hiện thái độ cảm thông của
mình đối với các vai nữ lệch này.
Với nhân vật Thị Mầu trong “Quan Âm Thị Kính”, xét về nguồn gốc xã
hội thì Thị Mầu là con gái Phú Ông, một nhà giàu ở nông thôn. Nhƣng giầu là
giầu thế thôi, chứ cô ta vẫn phải lao động nhƣ chăn trâu, chăn bò,… Song cái
cô con gái nhà giầu này, xét về mặt lao động thì có vẻ lƣời. Cô ta bỏ trâu để
lên chùa ghẹo trai. Đến khi tiếng đế - thay mặt cho dƣ luận quần chúng – lƣu ý
cô, thì cô lại nói một cách chỏng lỏn “nhà tao còn ối bò”. Với tính lẳng lơ, Thị
Mầu lên chùa với cái áo tứ thân sặc sỡ mầu, với cái thắt lƣng bao, cái váy
rộng… tất cả nhƣ bay tung lên cùng với dáng đi ƣỡn ẹo để tạo những đƣờng
cong của cơ thể trong cái không gian nhà chùa tĩnh mịch và trang nghiêm.
Đặc biệt là cái áo tứ thân cảu cô để lộ cái yếm thắm trong đó thổn thức trái
tim với khát vọng yêu đƣơng. Cô “cƣa”, cô tấn công tiểu nhƣ vũ bão hừng
hực nhƣ bốc lửa. Cô vận dụng toàn thân với tất cả những gì có trên ngƣời vào
cuộc ghẹo đầy lí thú này. Đôi mắt sắc nhƣ dao bổ cau liếc đi, liếc lại; đôi môi
đỏ mọng lúc nào cũng cƣời nở nhƣ hoa; và nhất là lời bóng gió, ẩn ý đầy chất
dân gian để “đánh” đi những lƣợng thông tin cần thiết về phía thầy Tiểu. Ai
cũng thấy rõ rành rành là Thị Mầu lẳng lơ. Nhìn bề ngoài thì có vẻ các cụ ta
xƣa chê cô Thị Mầu ở cái nết đỏng đảnh, chỏng lỏn, ƣỡn ẹo của cô nhƣng
thực chất thì dƣờng nhƣ các cụ lại ngầm ý đứng về phía cô. Bình tĩnh mà suy
xét, thì cô Thị Mầu cũng có mấy điểm đánh giá là đƣợc: Thứ nhất, cô có một tình
yêu bốc lửa; Thứ nhì, dám nói ra, dám phơi bày ruột gan của mình ra trƣớc
mọi ngƣời; Thứ ba, dám thổ lộ tình yêu đó trƣớc đối tƣợng, tức là chủ động
tấn công – nói nhƣ cách nói hiện nay – mà không cần biết thái độ của đối
phƣơng thế nào; Thứ tƣ, bất chấp dƣ luận xã hội, lễ giáo phong kiến, miễn sao86
đạt đƣợc dục vọng yêu đƣơng cháy bỏng đó của mình. Tất nhiên cô cũng có
những cái dở đó là sự mù quáng trong tình yêu, không nhận biết đối tƣợng
mình mê (Thầy Tiểu) là nữ cải trang nam. Ngƣời ta bảo, cô Mầu lẳng lơ, cô
bèn đáp lại, theo cách nói của Văn học dân gian: “Lẳng lơ thì cũng chẳng
mòn/ Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ”. Chỉ với hai câu lục bát đã
tóm gọn quan niệm nổi loạn của Thị Mầu. Có hai cách lí giải hết sức thú vị và
thuyết phục về quan niệm đó: Thứ nhất, đó là cách dùng gậy ông đập lƣng
ông mà văn học dân gian rất thiện nghệ để phê phán, hơn nữa, bóc trần cái
đạo đức giả của đạo đức quan phong kiến luôn đƣợc tuyên ngôn một cách rất
văn chƣơng, rất có điển tích cảu những Nho gia, Đạo gia, Phật gia đã tha hóa,
những kẻ nói một đằng, làm một nẻo… mà chúng ta thấy rõ ở màn Việc làng;
Thứ hai, mà đây mới là điều đáng chú ý, nội dung giáo huấn của chèo bị lấn
át đi, lu mờ đi bởi nội dung xã hội và nội dung nhân bản. Qua nhân vật Thị
Mầu, ta lại có thể thấy ít nhiều những dấu vết xã hội in đậm trong hình tƣợng
nhân vật, đó là: Thứ nhất, sự mất tôn nghiêm của nhà Chùa, nhà chùa biến
thành một điểm ghẹo trai của các cô gái; Thứ hai, Đạo đức quan Nho giáo,
Phật giáo đã không phải là độc tôn trong quan niệm của các tác giả, ngƣời
nghệ sĩ xƣa, đặc biệt là quan niệm về đạo đức ngƣời phụ nữ; Và điều quan
trọng nhất là, một nội dung nhân bản đã ùa vào Chèo, nó khiến cho cả cái nhà
Chùa vốn xám ngắt tĩnh mịch, trang nghiêm bỗng sặc sỡ, sinh động và rộn rã
hẳn lên. Cuộc đời và con ngƣời đã vào Chèo với bản chất nhân bản của nó, ở
đây có sự khát khao tình yêu. Không đƣợc thỏa mãn với ngƣời mình yêu, Thị
Mầu bèn tìm ngay cho mình lối thoát “ta về ta tắm ao ta”, cô ăn nằm với anh
nô – đầy tớ và kết quả là có thai. Sự kiện tày đình này dẫn đến Việc làng xử
án Thị Mầu, một trò diễn đầy nội dung xã hội, cụ thể là nội dung phê phán xã
hội mà chúng tui đã trình bày ở trên. Nhiều ngƣời thƣờng lên án, hay ít nhất
cũng giận cô Thị Mầu, vì cô đã làm khổ Thị Kính. Nhƣng xét đến cùng, Thị
Mầu cũng rất đáng thƣơng, cô yêu, khao khát đƣợc yêu mà không đƣợc yêu.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi87
Thầy Tiểu bỏ chạy để cô bẽ bàng cô đơn đứng ở sân chùa, ghẹo Thầy Tiểu
không thành cô Thị Mầu bèn làm lung tung lên. Cô phá phách, cô đập
chuông, vứt mõ của nhà chùa, cô điên cuồng trả thù bằng cuộc ăn nằm với
đầy tớ cho hả. Và khi ra Việc làng, đối mặt với những vị tai to mặt lớn, chức
sắc, có học đứng đầu làng xã, những con ngƣời đã hƣ hỏng về đạo đức, lại rất
bẩn trong tính nết lại còn lên giọng đạo đức giả. Thị Mầu đổ vạ cho cả làng
(từ Đồ Điếc, Hƣơng Câm, Thầy Mù, Xã Trƣởng không vị nào thoát khỏi đòn
giáng của Thị Mầu). Đó là tất cả những gì Thị Mầu có thể làm đƣợc đối với
cái xã hội làng xã lạc hậu mà nó hành hạ cô, lợi dụng cô. Nguyên nhân xâu xa
nhất, đồng thời là khát vọng yêu đƣơng gia đình hạnh phúc đƣợc “đoàn tụ vợ
chồng” đƣợc nên vợ nên chồng ăn ở với Thầy Tiểu. Khát vọng ấy giản đơn là
thế, bình dị là thế… mà không sao có thể thực hiện đƣợc, mà hễ cứ định thực
hiện là y nhƣ mắc tội, mắc nạn… Trong con mắt Thị Mầu không có cửa
Thiền, không có sƣ vãi, chỉ có ngƣời đàn ông chƣa vợ với cô gái chƣa chồng.
Cô ấy yêu và mơ ƣớc “Thài lài rau rệu bám thành bờ ao”, đó là mong ƣớc
hạnh phúc bình dị, tràn đầy sức sống của một cô gái làng. Sức sống mãnh liệt
ấy khiến mỗi khi Thị Mầu ra sân khấu là không khí trở nên rộn rã, tƣơi rói,
tràn ngập sự trẻ trung. Cô nói: “Ngƣời đâu thấy gái lại cứ chạy!”. Nhƣ vậy,
điều phi lí không phải ở nơi cô, mà chính là ở phía “anh chàng” Tiểu Kính
kia. Và trong cái nhìn nhân đạo của tác giả dân gian, Thị Mầu không chỉ là cô
gái lẳng lơ mà còn là một cô gái yêu tự do, có sức sống mãnh liệt, vƣợt lên cả
thần quyền lẫn vƣơng quyền để yêu và dám công khai tình yêu của mình, điều
mà xã hội xƣa tối kị. Rõ ràng là, một nội dung nhân bản, một tinh thần nhân
đạo đã là cái sức mạnh lớn lao mà Chèo đã tạo nên hình tƣợng một Thị Mầu,
một đào lẳng bất tử.
Nhìn sang cô đào pha Xúy Vân, ta thấy cô đƣợc thể hiện có phần rất
đáng thƣơng nên có ngƣời gọi cô là đào thƣơng. Với nhân vật này, nội dung
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương Dòng điện không đổi Vật lí 11 Luận văn Sư phạm 0
A Giáo án kế hoạch bài dạy ngữ văn 11 cánh diều - Học kỳ 2 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh giỏi THPT thông qua dạy học chủ đề chuẩn độ Luận văn Sư phạm 0
D Áp dụng mô hình Blended learning giảng dạy sáng tạo trong việc giảng dạy môn ngữ âm Luận văn Sư phạm 0
D Áp dụng mô hình học tập blended learning trong giảng dạy học Luận văn Sư phạm 0
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng công nghệ 3d thiết kế và sử dụng bảo tàng ảo trong dạy học lịch sử Luận văn Sư phạm 1
D Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học một số khái niệm hóa học cơ bản ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top