daigai

Well-Known Member
Chia sẻ tiểu luận cho anh em

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1
I. Khái quát .......................................................................................................... 4
II. Nguyên nhân ................................................................................................... 5
1. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................. 5
1.1 Vấn đề Campuchia .................................................................................. 5
1.2 Liên Xô ................................................................................................... 9
1.3 Bất đồng của hai giới lãnh đạo .............................................................. 10
2. Nguyên nhân khách quan............................................................................ 12
2.1 Việt Nam bắt đầu mở rộng quan hệ với các nước .................................. 12
2.1.1 Khai thông quan hệ với các nước ASEAN ................................. 12
2.1.2 Cải thiện quan hệ với Mỹ ............................................................ 13
2.1.3 Mở rộng quan hệ với Nhật Bản ................................................... 14
2.1.4 Quan hệ với các nước EU ........................................................... 14
2.2 Khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ ................................................................ 15
III. Đánh giá....................................................................................................... 15
IV. Các vấn đề tồn tại sau khi bình thường hóa .................................................. 17
TỔNG KẾT ........................................................................................................... 18



LỜI NÓI ĐẦU

Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc luôn là đề tài nóng bỏng, thu hút rất nhiều
giới học giả quan tâm, chú ý và nghiên cứu. Đặc biệt là quá trình bình thường hóa
quan hệ Việt Nam-Trung Quốc 1991. Chúng ta đã trải qua một thời gian này vô
cùng khó khăn vì những yêu cầu mà Trung Quốc đưa ra trong quá trình bình thường
hóa và buộc ta phải chấp nhận thì họ mới tính đến đàm phán với ta. Khi ta đã giải
quyết được hầu như tất cả những vướng mắc thì quan hệ hai nước được ví như cỗ
máy đã được tra dầu đầy đủ và tiến trình bình thường hóa đã diễn ra ở hội nghị
Thành Đô năm 1991.
Dưới lăng kính nhìn của Việt Nam về quá trình bình thường hóa sẽ phần nào
chỉ rõ cho ta thấy sự khó khăn và chịu lép vế của một nước nhỏ trước một nước lớn.
Đồng thời cũng chỉ rõ ý đồ của Trung Quốc cũng như những sai lầm và khuyết
điểm của ta trong quá trình bình thường hóa.
Qua quá trình nghiên cứu cũng như thu thập tài liệu về về đề tài này thì câu
hỏi nghiên cứu em muốn đặt ra ở đây là tại sao chúng ta không thể bình thường hóa
quan hệ với Trung Quốc trước năm 1991 mà phải đợi đến đúng năm 1991 chúng ta
mới bình thường hóa?
Trong bài viết này của em cũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong các
thầy cô giúp đỡ để bài viết được phong phú hơn, và hoàn chỉnh hơn. Em xin chân
thành Thank sự giúp đõ của thầy cô.


I. Khái quát
Tình hình thế giới từ những năm 80 đã có nhiều thay đổi sâu sắc, xu thế hòa
bình, hợp tác, đôi bên cùng có lợi đã trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
Do đó, nhu cầu bình thường hóa quan hệ của ta đối với các nước nhất là đối với
Trung Quốc đã trở thành yếu tố quan trọng chi phối trong chính sách đối ngoại. Ta
sẵn sàng bình thường hóa với họ bất cứ lúc nào nhưng trong thời gian này thì họ lại
chưa muốn bình thường hóa với ta. Họ luôn nâng cao các điều kiện đàm phán và
yêu cầu ta phải chấp nhận thì mới tính đến chuyện bình thường hóa nhứ trong vấn
đề Campuchia, Trung Quốc yêu cầu ta phải rút hết quân ra khỏi và giải quyết vấn đề
Campuchia theo Trung Quốc. Hay sự nghi ngờ ta nhất bên đảo theo Liên Xô đã làm
mất đi ảnh hưởng cũng như sức mạnh của Trung Quốc ở khu vực Châu Á Thái Bình
Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Sự mâu thuẩn của hai bên giới lãnh
đạo cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình bình thường hóa. Qua đó ta cũng thấy
được, Trung Quốc lợi dụng ta như một con bài để tiến hành bình thường hóa quan
hệ với Mỹ và các nước phương Tây nhằm mở rộng quan hệ hợp tác và thu hút vốn,
khoa học kĩ thuật để thực hiện “4 hiện đại hóa” trong nước. Hơn nữa họ còn dùng ta
để mặc cả với Liên Xô trong quá trình bình thường hóa Xô-Trung và làm ảnh
hưởng đến các nước ASEAN nhằm nâng cao vị thế và lợi ích của Trung Quốc.
Nhưng đến cuối những năm 80 đầu những năm 90 thì tình hình trong nước Trung
Quốc gặp nhiều khó khăn nhất là sự kiện Thiên An Môn. Trung Quốc đã bị thế giới,
Mỹ và các nước phương Tây lên án, tiến hành bao vây cấm vận làm cho mối quan
hệ của Trung Quốc với các nước trở nên xấu đi, nền kinh thế bị suy sụp và không
thể thực thiện “4 hiện đại hóa” và mục tiêu đã đề ra. Do đó, bình thường hóa quan
hệ với Việt Nam lúc này đóng vai trò quan trọng trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc, nó vừa giúp Trung Quốc cải thiện hình ảnh, mở rộng quan hệ trở lại
cũng như từng bước phá thế bao vây cấm vận của Mỹ. Hơn nữa Trung Quốc cũng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Nhớ thank nhé :write:
 

daigai

Well-Known Member
Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung

Thêm tiểu luận: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung

Mục lục Trang
I. Lời mở đầu 1
II. Nội Dung 2
1. Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung 2
1.1 Bối cảnh quốc tế và chính sách của hai nước . 2
1.2 Chính sách đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc 3
2. Tại sao phải bình thường hóa 5
3. Tiến trình bình thường hóa . 7
4. Bài học rút ra từ quá trình bình thường hóa 11
5. Ý nghĩa của việc bình thường hóa quan hệ Việt Trung . . 13
III. Kết luận . 14


Lời mở đầu.
Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, nằm ở phía bắc nước Việt Nam. Có thể nói,
trong lich sử Việt Nam không có một đất nước nào lại có nhiều ảnh hưởng và nhiều vấn đề
với Việt Nam như nước láng giềng này. Quan hệ hai nước cũng có những bước thăng trầm,
có khi là kẻ thù, cũng có khi Việt Nam chỉ là một quận huyện của Trung Quốc, Có lúc Việt
Nam chịu thần phục Trung Quốc nhưng có lúc lại liên minh với Liên Xô để đối đầu lại
Trung Hoa. Với lịch sử không mấy tốt đẹp ấy thì thật là không dễ dàng gì để kéo hai nước
sát gần lại với nhau. Đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung1979, và tiếp theo đó
là việc Việt Nam đưa quân tình nguyện sang Campuchia để giúp chính quyền Campuchia
chống lại bọn diệt chủng Pônpốt mà Trung Quốc cho là Việt Nam đã đưa quân sâm chiếm
Campuchia. Điều đó càng làm cho quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng hơn vào
những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Như vậy thì liệu có phải vấn
đề Campuchia đã làm đứt đoạn tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước không? Hay
thực sự Trung Quốc chỉ đưa vấn đề đó ra như là một cái cớ để làm chậm lại tiến trình bình
thường hóa quan hệ hai nước? Liệu Trung Quốc có thực sự mong muốn bắt tay với Việt
Nam vì mục đích cùng cùng phát triển của hai nước? Vấn đề này còn nhiều sự tranh cãi,
xong có lẽ đó chỉ là cách để Trung Quốc thể hiện cái thế lực của mình tại Châu Á, và ý đồ
trở thành một siêu cường trên thế giới. Cả hai nước đã giải quyết vấn đề Campuchia như thế
nào để tiến tới bình thường hóa? Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung đối với Việt
Nam mà nói thì là cả một quá trình nỗ lực và bền bỉ. Như thế thì liệu có mâu thuẫn không
khi Trung Quốc không mặn mà khi bắt tay với Việt Nam, còn phía Việt Nam ta lại có sự
nhiệt tình hơn, triển khai một cách mạnh mẽ hơn? Chúng ta cố gắng để làm được điều đó bởi
vì lợi ích cao nhất của dân tộc ta, bình thường hóa với một đất nước đầy tiềm năng và triển
vọng là một siêu cường như Trung Quốc là một việc chúng ta nên làm, vì nó có lợi hơn là có
hại. Tất cả những câu hỏi đó cần được trả lời khi nghiên cứu về vấn đề bình thường hóa
quan hệ Việt – Trung. Trong bài tiểu luận này, em chỉ xin nghiên cứu vấn đề này xét trên
góc độ là một người dân Việt Nam, đứng trên lập trường của phía Việt Nam.

I. Nội dung.
1. Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung.
Bình thường hóa là một tiến trình tương đối khó khăn và phức tập đối với các nước. Nó
càng khó khăn hơn với Trung Quốc và Việt Nam khi mà quan hệ hai nước ngày càng xấu đi
trong những thập niên 80 của thế kỷ trước. Muốn tiến tới bình thường hóa quan hệ, thì cần
phải có sự tác động của cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Yếu tố bên ngoài ở đây
chính là tình hình thế giới, tình hình khu vực, và những xu thế phát triển mới của thời đại.
Còn yếu tố bên trong chính là tình hình ở hai nước, và những nhận thức của hai bên về sự
biến đổi sâu sắc của tình hình thế giới. Và điều quan trọng là cả hai nước đã tìm thấy được
lợi ích chung từ việc bình thường hóa quan hệ. Trước tiên, xét về tình hình thế giới mà có sự
tác động tích cực đến tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Trung.
1.1 Bối cảnh quốc tế và chính sách của hai nước.
a. Bối cảnh quốc tế và khu vực.
Thời kỳ 1989- 1991, tình hình quốc tế xảy ra rất nhiều biến động, nhiều sự thay đổi lớn
trong đời sống quốc tế. Về những chuyển biến trong lĩnh vực kinh tế nổi bật lên một số vấn
đề sau: Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ ngày càng cao,
tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế
giới, quốc tế hóa nến kinh tế thế giới và đời sống xã hội; Thứ hai, xu thế toàn cầu hóa và
khu vực hóa phát triển ngày càng nhanh chóng làm cho trao đổi thương mại giữa các quốc
gia được xúc tiến nhiều hơn, sự liên kết hay xu hướng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
cũng được đâye mạnh; Thứ ba, Trong chiến lược phát triển của các nước, các nước lớn nhỏ
đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở, các nước đều có xu
hướng dần dần mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực; Thứ tư, tiến trình tự do
hóa kinh tế ngày càng được đẩy mạnh, đưa nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng, có
kết quả cao.

Cùng với những thay đổi về mặt kinh tế, chính trị quốc tế cũng có những bước ngoặt
lớn. Sự thay đổi đầu tiên mà ta nhận thấy dõ chính là xu thế đối thoại thay cho xu thế đối đầu.
Các quốc gia đều tăng cường giao lưu hợp tác. Quá trình giải quyết những vấn đề toàn cầu
càng làm cho các nước xích lại gần nhau. Xung đột nóng ở một số khu vực cũng giảm đi
nhiều. Chiến tranh lạnh kết thúc ( khi bức tường Beclin sụp đổ năm 1989) và Chủ nghĩa xã
hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, đã dẫn tới chỗ phá vỡ hình thái phe hai cực, đồng thời tạo
ra một trật tự thế giới mới: Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới song cũng gặp phải sự
cạnh tranh mạnh mẽ từ các cường quốc khac trên thế giới như Nga, Nhật, Trung Quốc và
EU.
b. Tình hình khu vực.
Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình có xu hướng ổn định và phát triển kinh tế năng
động. Từ những năm 1990, các nước ASEAN “mọc lông mọc cánh”, sức mạnh kinh tế gia
tăng. Vai trò của ASEAN vì thế cũng ngày càng cao trong việc giải quyết các vấn đề ở khu
vực.
Những chuyển biến sâu sắc vào đầu những năm 1990 trong tình hình thế giới cũng như
ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, trong đó có việc
đàm phán và Ký Hiệp định về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia đã có
những thay đổi sâu sắc.
Như vậy là tình hình quốc tế đầy biến động đó có tác động đên chính sách đối ngoại
của hai nước không? Khẳng định là có tác động rất nhiều.
1.2 Tình hình và những chính sách đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc
a. Tình hình và chính sách của Trung Quốc.
Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam: “gần không thân, xa không lạnh”
Trước hết cần phải khẳng định Việt Nam không phải là trọng tâm chiến lược của Trung
Quốc. Nhưng Việt Nam luôn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách khu vực cũng như
toàn cầu của Trung Quốc.
Việt Nam là nước láng giềng có đường biên giới chung trên bộ và trên biển với Trung
Quốc. Giữa Trung Quốc và Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề mang tính lịch sử. Việt Nam lại
án ngữ con đường “ tiến xuống phía Nam ” của Trung Quốc. Trong lịch sử, Việt Nam là
nước duy nhất trong số các nước Đông Nam Á đã từng có xung đột vũ trang trực tiếp với
Trung Quốc, lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và xây dựng chủ yếu
xung quanh chủ đề chống xâm lược phương Bắc và chính sách Hán hóa của các triều đại
phong kiến Trung Hoa…
Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam gắn liền với các yêu cầu chiến lược của
Trung Quốc ở trong nước, khu vực và thế giới. Lợi ích của Trung Quốc là có một Việt Nam
“ độc lập ” với các cường quốc khác nhưng “ không đủ mạnh và độc lập với Trung Quốc ”.
Việt Nam không được đi theo một cường quốc bất kỳ chống lại Trung Quốc và lợi ích của
Trung Quốc. Đồng thời, khi tình hình đòi hỏi và cho phép, Trung Quốc sẵn sang sử dụng
Việt Nam như con bài mặc cả phục vụ cho chính sách khu vực và toàn cầu của Trung Quốc.
b. Tình hình và những chính sách của Việt Nam
Trong những năm 1986- 1988, cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội ở nước ta lên tới đỉnh
cao. Trước thúc bách của toàn cảnh thế giới và trong nước, về đối ngoại, Đảng đã quyết định
chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới trong cùng tồn tại hòa bình với Trung Quốc,
ASEAN, Mỹ để nhanh chóng phục hồi kinh tế, phát triển trong hòa bình.
Tiếp tục đổi mới tư duy trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và nghĩa
vụ quốc tế, Hội nghị Trung ương 8 (khóa VI), tháng 3/1990, xác định quan điểm phải đặt lợi
ích dân tộc lên hàng đầu, đi đôi với phương châm “ thêm bạn bớt thù” và không để những
vấn đề cục bộ, tạm thời, thứ yếu cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược này. Hội nghị
nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, đoàn kết quốc tế phù hợp với tình hình mới.
Đại hội VII (6/1991) chủ trương thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung
Quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác hữu nghị Việt Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại
giữa hai nước thông qua thương lượng. Triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại đổi mới của
Đảng với tư duy mới về quan hệ láng giềng, khu vực, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập
trung giải quyết những trở ngại, vướng mắc trong quan hệ với các nước láng giềng, khu vực.
Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế về giải pháp cho vấn đề Campuchia, trong
đó có Hội nghị Pari về Campuchia vào tháng 7-1989. Bằng cố gắng của các lực lượng hoà
bình, tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là những sáng kiến của hai nhóm nước Đông Dương và

ASEAN cùng với các bên Campuchia, các bên đã tham gia ký kết 4 văn kiện quan trọng tại
Trung tâm quốc tế Clebe (Pari) ngày 23-10-1991. Như vậy, với những cố gắng và thiện chí
của Việt Nam, cùng với sự nỗ lực của quốc tế, vấn đề Campuchia đã được giải quyết qua đó,
vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
2. Tại sao phải bình thường hóa
Như vậy là chất xúc tác nào đã khiến cho hai nước gạt bỏ đi hết những ân oán cũ, để
cùng tiến đến gần nhau hơn? Câu trả lời ở đây là có cả sự tác động khách quan lẫn chủ quan.
Về mặt khách quan: Chính những biến động trong tình hình thế giới và những xu
hướng phát triển của nó, buộc hai nước phải tự xem xét và điều chỉnh chính sách của mình
sao cho phù hợp. Xu thế phát triển của thế giới có những thay đổi nhất định đã phần nào tác
động đến bước chuyển này của Việt Nam. Trước hết là xu hướng hòa hoãn, từ đối đầu phe
khối gay gắt sang hòa dịu, quan điểm bị chi phối bởi ý thức hệ thời chiến tranh lạnh không
còn nữa. Thứ hai, bản thân những nước XHCN dẫn đầu như Liên Xô, Trung Quốc cũng có
những thay đổi, nền tảng ý thức hệ ràng buộc các nước này với Việt Nam trở không còn
vững chắc nữa khi hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc thì tuyên bố
không giương cao ngọn cờ XHCN thế giới, mà chỉ bảo vệ XHCN của nước mình, phát triển
theo con đường XHCN mang màu sắc Trung Quốc. Đổi mới trở thành nhu cầu tất yếu, Việt
Nam không còn lối đi nào khác ngoài việc tuân theo sự phát triển của quy luật khách quan.
Chính nhu cầu đổi mới đã góp phần thúc đẩy Việt Nam giải quyết vấn đề Campuchia, xích
lại gần Trung Quốc, khai thông quan hệ với các nước ASEAN và các nước lớn đặc biệt là
Mĩ.
Vế mặt chủ quan:
Phía Trung Quốc: Vốn dĩ một nước lớn như Trung Quốc lại quay sang bình thường
hóa quan hệ với Việt Nam là bởi vì: Thứ nhất học chấp nhận khi họ không làm khác được.
Trung Quốc luôn ấp ủ tham vọng trở thành một siêu cường trên thế giới. phấn đấu trở thành
cường quốc kinh tế - chính trị thế giới, tham gia tích cực vào các diễn đàn đa phương, sử
dụng các diễn đàn này như là công cụ cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhằm mục
tiêu được cộng nhận như là cường quốc có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề quan hệ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top