Connlaoi

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 3
1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển Công ty 3
1.2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty 6
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty ảnh hưởng tới kiểm toán doanh thu 9
PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN DOANH THU TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 14
2.1 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng 14
2.1.1 Giai đoạn khảo sát và đánh giá khách hàng 14
2.1.2 Giai đoạn thoả thuận cung cấp dịch vụ 16
2.1.3 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 16
2.2 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng 26
2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 26
2.2.2 Thực hiện các thủ tục phân tích 31
2.2.3 Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết 36
2.3 Kiểm toán doanh thu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại
khách hàng 43
2.3.1 Soát xét chất lượng và giải thích các phát hiện 43
2.3.2 Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý 47
2.4 Một số đánh giá về kiểm toán doanh thu tại Công ty 47
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN DOANH THU TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN 53
3.1 Các giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanh thu tại Công ty 53
3.2 Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 61
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT
Ký hiệu viết tắt
Nội dung
1
AASC
Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
2
BCTC
Báo cáo tài chính
3
GTGT
Giá trị gia tăng
4
KSNB
Kiểm soát nội bộ
5
KTV
Kiểm toán viên
6
TK
Tài khoản
7
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh trong 5 năm 6
Bảng 1.2 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 21
Bảng 1.3 Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục 22
Bảng 1.4 Bảng tính mức trọng yếu tuyệt đối 23
Bảng 1.5 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 30
Bảng 1.6 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 32
Bảng 1.7 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 34
Bảng 1.8 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 36
Bảng 1.9 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 38
Bảng 1.10 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 40
Bảng 1.11 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 41
Bảng 1.12 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 42
Bảng 1.13 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 44
Bảng 1.14 Trích tờ giấy làm việc của kiểm toán viên 45
Bảng 2.1 Các tỷ suất áp dụng trong phân tích doanh thu 56

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Việt Nam đang trên đường hội nhập với những kết quả đạt được đáng tự hào, tạo đà phát triển cho tương lai. Đứng trước thách thức cũng như cơ hội mới trên thị trường, ngày càng có nhiều công ty kiểm toán ra đời. Các công ty kiểm toán đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết, cho tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới. Doanh thu là một chỉ tiêu không thể thiếu để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, và doanh thu lại ảnh hưởng rất lớn đến các chỉ tiêu cũng không kém phần quan trọng, như lợi nhuận, thuế... Vì vậy, trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán khoản mục doanh thu là một phần rất quan trọng. Đặc biệt đối với Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thì quy trình kiểm toán doanh thu đã được xây dựng khá hoàn thiện, tuy vậy, vẫn còn một số điểm còn hạn chế. Nhận thấy sự cần thiết trong kiểm toán doanh thu, em đã chọn Đề tài “Hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán”.
2. Nội dung của chuyên đề thực tập chuyên nghành
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Đề tài gồm có ba phần:
Phần I: Đặc điểm của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán.
Phần II: Thực trạng kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán.
Phần III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán doanh thu tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành Thank Cô giáo - ThS. Bùi Minh Hải, người đã tận tình hướng dẫn cũng như giúp em giải đáp những vướng mắc trong thời gian qua. Em xin được Thank Ban Lãnh đạo và các anh chị làm việc tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thiện được chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Lê Trung Sơn

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
1.1 Đặc điểm hình thành và phát triển Công ty
Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán là một trong những doanh nghiệp tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực Kiểm toán, Kế toán, Tư vấn tài chính với tên giao dịch quốc tế là Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company Limitted (viết tắt là: AASC).
Từ khi hình thành cho đến nay, Công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:
Giai đoạn thứ nhất: Ngày 13/05/1991, Công ty được thành lập theo Quyết định 164 TC/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính với tên gọi là Công ty Dịch vụ Kế toán (viết tắt là: ASC). Ngày 14/9/1991, Công ty chính thức đi vào hoạt động. Các dịch vụ cung cấp chủ yếu là:
Thứ nhất: Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng: Mở và ghi sổ kế toán, lập bảng cân đối kế toán, lập và phân tích báo cáo quyết toán theo quy định của Nhà nước, và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Thứ hai: Cung cấp thông tin kinh tế - tài chính, và biểu mẫu in sẵn về tài chính - kế toán theo quy định của Nhà nước, tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
Tháng 3/1992, Công ty đã thành lập Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và tháng 3/1995, được phép của Bộ Tài chính, Chi nhánh này đã tách ra khỏi Công ty, và thành lập Công ty Kiểm toán Sài Gòn (viết tắt là: AFC).
Tháng 4/1993 các chi nhánh của Công ty tại Vũng Tàu và Đà Nẵng đã ra đời. Sau này, Chi nhánh của Công ty tại Đà Nẵng kết hợp với Chi nhánh của Công ty Kiểm toán Việt Nam (viết tắt là: VACO) tại Đà Nẵng thành lập Công ty Tư vấn và Kiểm toán (viết tắt là: A&C).
Giai đoạn thứ hai: Đến ngày 4/9/1993, Quyết định 639/TC/QĐ/TCCB đã giao cho Công ty triển khai thêm một dịch vụ mới là dịch vụ kiểm toán, và đã đổi tên Công ty thành Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (viết tắt là: AASC). Từ đó, kiểm toán BCTC là một trong những hoạt động chủ yếu của AASC. Kế hoạch kiểm toán doanh thu được AASC thiết lập theo trình tự cụ thể cho từng cuộc kiểm toán bởi mỗi khách hàng của AASC có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau.
Ngày 14/4/1995, Chi nhánh của Công ty tại Thanh Hóa đã được thành lập, và đi vào hoạt động. Và ngày 2/2/1996, Văn phòng thay mặt của Công ty tại Hải Phòng đã được thành lập. Ngày 13/3/1997, Công ty đã thành lập Văn phòng thay mặt ở Thành phố Hồ Chí Minh, để thay thế cho Chi nhánh trước đây đã tách ra. Tháng 5/1998 Văn phòng thay mặt này đã được phát triển thành Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh – đây là Chi nhánh lớn nhất của Công ty. Cũng trong năm 1998, Công ty đã mở thêm một chi nhánh mới tại Quảng Ninh. Đến năm 2003 Văn phòng thay mặt tại Hải Phòng đã được phát triển thành Chi nhánh Hải Phòng. Từ ngày 31/12/2004 cho đến nay Chi nhánh tại Hải Phòng đã ngừng hoạt động.
Tháng 04/2005 AASC chính thức trở thành hội viên của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA). Và tháng 07/2005, AASC đã trở thành thành viên của tổ chức kế toán kiểm toán quốc tế INPACT. Cũng trong năm 2005, vào tháng 11, AASC đã liên doanh kiểm toán với Hãng Tư vấn Anh Bannock, và Văn phòng Kiểm toán Nhà nước Vương quốc Anh để thực hiện dự án hỗ trợ, nâng cao năng lực cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam, hội nhập kiểm toán, kế toán với các nước trong khu vực và các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU).
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ có thể được xác định theo công thức sau:



So sánh tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi với tổng doanh thu hay trên tổng các khoản phải thu kỳ này với kỳ trước, để xem xét khả năng tài chính của khách hàng trước khi bán hàng và xem xét dự phòng phải thu khó đòi có hợp lý hay không.
Thực tế, KTV của AASC trong quá trình kiểm toán, đã thực hiện thủ tục phân tích. Việc áp dụng thủ tục phân tích trong nhiều trường hợp không thể hiện trong hồ sơ kiểm toán. Điều này gây ra hạn chế trong việc kiểm soát, và đánh giá thủ tục phân tích.
Mặt khác, khi KTV áp dụng thủ tục phân tích thì mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các chỉ tiêu nội bộ trong đơn vị, mà chưa chú trọng liên hệ với chỉ tiêu ngành nhằm đánh giá mức độ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị so với mức trung bình chung toàn ngành.
Theo em, trong quá trình kiểm toán, KTV cần sử dụng thêm các thủ tục phân tích không chỉ trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, mà trong cả các giai đoạn khác.
Trong giai đoạn lập kế hoạch: Thủ tục này giúp cho KTV nhìn nhận doanh nghiệp một cách toàn diện xác định khoản mục không thông thường một cách nhanh chóng. Qua đó, định hướng và xác định trọng tâm cần kiểm tra, rút ngắn thời gian cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Thủ tục này được thực hiện nhằm xác định biến động, sai lệch, và tính hợp lý của thông tin được trình bày trên BCTC của đơn vị. Thông qua việc phân tích này, KTV có thể hình thành những định hướng trong công việc kiểm tra chi tiết tiếp theo đối với khoản mục doanh thu.
Trong giai đoạn kết thúc: Thủ tục phân tích sẽ là cơ sở củng cố cho kết luận đã hình thành trong khi kiểm toán từng khoản mục riêng biệt giúp KTV đi tới kết luận tổng quát về tính hợp lý của thông tin tài chính. Ngoài ra, còn giúp KTV thử lại khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trước khi lập báo cáo kiểm toán.
Bên cạnh việc so sánh các tỷ suất của kỳ này với kỳ trước, KTV nên sử dụng cả số tương đối động thái, và số tương đối kế hoạch... để xác định nguyên nhân biến động của từng chỉ tiêu. Và áp dụng cả chỉ tiêu phi tài chính để đoán biến động trong tương lai. Cụ thể:
Để đánh giá sơ bộ tính trung thực của khoản mục doanh thu thì KTV có thể liên hệ với chỉ tiêu khác, như tổng doanh thu, tổng chi phí...
Để xác định ảnh huởng của từng nhân tố đến doanh thu thì KTV xây dựng các phương trình thể hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu liên hệ với doanh thu...
Thứ ba: Đối với việc áp dụng phương pháp chọn mẫu:
Số lượng mẫu mà KTV lựa chọn trong quá trình kiểm toán phụ thuộc vào việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, và việc xác định mức độ trọng yếu trên BCTC. Số lượng mẫu và cỡ mẫu sẽ giảm nếu như hệ thống KSNB được đánh giá là có hiệu lực, và ngược lại.
Do hạn chế về mặt thời gian, và phạm vi nên KTV phải tiến hành chọn mẫu. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam Số 530 - Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác: “Lấy mẫu kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho, mọi phần tử đều có cơ hội để được chọn. Lấy mẫu sẽ giúp kiểm toán viên thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằm hình thành, hay củng cố kết luận về tổng thể. Lấy mẫu có thể tiến hành theo phương pháp thống kê, hay phi thống kê”.
Tại AASC, trong kiểm toán doanh thu, KTV tại AASC thực hiện kiểm tra chi tiết chứng từ kế toán chủ yếu là dựa trên chọn mẫu, tuy nhiên, việc chọn mẫu lại theo cảm tính và xét đoán nghề nghiệp của KTV và KTV thường chọn mẫu có số phát sinh lớn và cảm giác có khả năng xảy ra sai sót nhiều nhất mà không tuân theo một chương trình chọn mẫu kiểm toán nào. Trong thực hiện kiểm toán doanh thu, KTV thường chọn mẫu là các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ vào cuối niên độ, và đầu niên độ kế toán, các nghiệp vụ có số tiền lớn. Còn các nghiệp vụ phát sinh vào khoảng thời gian khác, KTV chỉ kiểm tra cho đầy đủ. Theo em, cách kiểm tra này không hiệu quả và không mang tính khoa học do những gian lận, và sai sót vẫn có thể xảy ra ngay trong khoản mục nhỏ, vừa phải hay không có tính chất bất thường.
Để chọn được mẫu đại diện, hạn chế tối đa khả năng tồn tại sai phạm, KTV nên chọn mẫu theo quy trình chọn mẫu, và kết hợp các phương pháp chọn mẫu kiểm toán bao gồm chọn mẫu theo xét đoán nghề nghiệp của KTV, chọn mẫu hệ thống và chọn mẫu ngẫu nhiên. Để thuận tiện nhất, KTV nên chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên riêng cho các hoá đơn bán hàng trong kỳ, trong đó, tổng thể là tổng doanh thu. Số mẫu cần kiểm tra đuợc tính theo công thức:






Để khắc phục được nhuợc điểm của việc chọn mẫu theo kinh nghiệm, AASC nên áp dụng thêm một trong các phương pháp chọn mẫu kiểm toán sau:
Một là, Phương pháp chọn mẫu theo hệ thống: Đây là cách chọn mà các nghiệp vụ cần kiểm tra chi tiết trong tổng nghiệp vụ cách đều nhau
Hai là, Phương pháp chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên: Bảng số ngẫu nhiên đuợc sử dụng ở đây là bảng số ngẫu nhiên 5 chữ số thập phân của Hiệp hội Thương mại Liên quốc gia Hoa Kỳ. Các buớc kiến nghị nên thực hiện:
Bước một: Định lượng tổng thể đối tượng cần kiểm tra chi tiết bằng một hệ thống con số duy nhất. Mỗi phần tử của tổng thể được gắn với một con số duy nhất. Sau đó, tìm ra mối quan hệ giữa con số đó với bảng số ngẫu nhiên. Để bắt đầu, tiến hành bằng cách, đánh số cho phần tử của tổng thể.
Bước hai: Tạo mối quan hệ giữa phần tử của tổng thể với bảng số ngẫu nhiên. Các trường hợp có thể xảy ra như sau:
Nếu như các phần tử của tổng thể có số thứ tự đến 5 chữ số thì sẽ lựa chọn để kiểm toán các phần tử này.
Nếu như các phần tử của tổng thể có số thứ tự ít hơn 5 chữ số, ví dụ, có 4 chữ số thì có thể thiết lập mối quan hệ bằng cách lấy 4 chữ số đầu hay 4 chữ số cuối của các con số trên bảng số ngẫu nhiên. Đối với trường hợp các phẩn tử của tổng thể có 3 chữ số, hay 2 chữ số cũng tiến hành tương tự.
Nếu như các phần tử của tổng thể có số thứ tự lớn hơn 5 chữ số, khi đó, sẽ lựa chọn một cột chủ trên bảng số ngẫu nhiên, rồi lựa chọn thêm những hàng số ở cột phụ của bảng.
Bước ba: Lập hành trình sử dụng bảng số ngẫu nhiên: Có thể lựa chọn theo hướng dọc theo cột, hay theo hướng ngang theo hàng, từ trên xuống hay từ dưới lên, từ trái sang phải hay từ phải sang trái.
Bước bốn: Chọn điểm xuất phát: Chọn ngẫu nhiên một số trên bảng ngẫu nhiên để làm điểm xuất phát, sau đó từ điểm này sẽ lựa chọn các phần tử tiếp theo như huớng đi đã xác định ở bước ba. Và qui mô mẫu chọn có thể đuợc tính như cách xác định ở trên. Khi đó sẽ dừng lại việc chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên, khi qui mô mẫu chọn là đủ.
3.2 Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Thứ nhất: Kiến nghị đối với cơ quan chức năng Nhà nước: Hoàn thiện công tác kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán doanh thu nói riêng không những dựa vào sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo, và đội ngũ nhân viên của AASC mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của các cơ quan chức năng Nhà nước đến hoạt động kiểm toán ở Việt Nam.
Hiện nay, cũng như các công ty kiểm toán khác đang hoạt động tại Việt Nam, AASC cũng đang gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn, do hoạt động kiểm toán chưa thực sự xứng đáng với vai trò quan trọng của nó. Trong một nền kinh tế thị trường mới mẻ, và đa dạng tại Việt Nam hiện nay, tất cả doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều cần nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động kiểm toán. Nhưng thực tế cho thấy kiểm toán vẫn còn ít được chú trọng ở Việt Nam. Và vì vậy, hầu như doanh nghiệp khi đề cập đến vấn đề kiểm toán luôn có thái độ dè dặt. Điều đó, đã gây nên hạn chế khi AASC hay các công ty kiểm toán khác tiến hành kiểm toán BCTC. Thêm vào đó, tại Việt Nam, kiểm toán vẫn còn là một ngành mới nên hệ thống chuẩn mực, quy định, chế độ đối với vấn đề này còn chưa đầy đủ đồng bộ. Do vậy, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần phát huy hơn nữa vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò, và chất lượng của hoạt động kiểm toán, đồng thời tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động kiểm toán thông qua những chính sách hướng vào các vấn đề cụ thể sau:
Một là, Đẩy nhanh hoàn thiện và ban hành đầy đủ Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, bởi vì các chuẩn mực kiểm toán, kế toán không những có tác dụng hướng dẫn cho hoạt động kiểm toán mà còn là cơ sở kiểm tra, kiểm soát và là thước đo để đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán.
Hai là, Xây dựng thêm hành lang pháp lý riêng để tạo nên khung luật lệ cần thiết cho hoạt động kiểm toán, như luật, pháp lệnh về kiểm toán. Môi trường pháp lý chặt chẽ, rõ ràng, cụ thể sẽ tạo nên sự thống nhất, và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, ban thanh tra để tránh những thủ thục phiền hà cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm toán.
Ba là, Tập trung nguồn lực để nâng cao trình độ KTV, bằng việc xây dựng chính sách đào tạo đội ngũ chuyên gia kiểm toán cho đất nước.
Bốn là, Chuyển đổi mô hình công ty kiểm toán độc lập sang mô hình công ty TNHH, tạo sự canh tranh giữa các công ty kiểm toán với nhau, từ đó, thúc đẩy chất lượng hoạt động kiểm toán trong nước.
Năm là, Nhà nước và cơ quan hữu quan cần tổ chức quản lý và cấp bằng KTV một cách chặt chẽ, tăng cường hoạt động kiểm tra nghề nghiệp trên cơ sở đó, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và trình độ tay nghề của KTV.
Thứ hai: Kiến nghị đối với Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam: Cần tăng cường phổ biến giảng dạy và tổ chức thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên Quốc gia, đồng thời, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ KTV, đảm bảo cho sự phát triển của lĩnh vực Kiểm toán ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các công ty kiểm toán về nhân sự và các chuyên gia trong ngành để tăng cuờng hiệu quả, chất lượng các cuộc kiểm toán.
KẾT LUẬN

Trong Khoá luận này, em đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất: Những vấn đề chung nhất về kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.
Thứ hai: Thực trạng tình hình kiểm toán doanh thu do Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán thực hiện. Đồng thời, phản ánh được những mặt đã làm được và những mặt còn tồn tại trong Công ty.
Thứ ba: Các giải pháp và một số kiến nghị cho Công ty nhằm hoàn thiện kiểm toán doanh thu trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính.
Tuy do còn nhiều hạn chế về kiến thức, và những điều kiện khác trong quá trình thực tập và tìm hiểu nên chuyên đề của em chắc còn có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán tại công ty TNHH kiểm toán IMMANUEL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc do aasc thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán bctc AAC Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kiểm toán do AASC thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chương trình Kiểm toán chu kỳ Hàng tồn kho, chi phí và giá thành tại Công ty TNHH kiểm toán và Tư vấn Nexia ACPA Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Luận văn Kinh tế 1
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top