Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sụp mi đã được đề cập đến từ những năm trước công nguyên , . Vào
khoảng năm 100 sau Công nguyên, những nhà phẫu thuật Hy lạp và La mã đã
mô tả kĩ thuật cắt ngắn da mi để điều trị sụp mi trong bách khoa toàn thư De
re medica . Cho đến thế kỉ thứ 18 sau công nguyên, nhiều phương pháp điều
trị sụp mi đã được đề ra như: cắt da mi và cắt sụn mi, treo cơ trán, cắt cơ nâng
mi, di chuyển một phần cơ trực trên lên mi trên. Sau đó, phẫu thuật sụp mi
vẫn tiếp tục được nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả thẩm mĩ với cách tiếp
cận cơ nâng mi qua đường rạch kết mạc phía trong của Servat Fasanella
(1961) , cắt cơ Müller của Putterman (1972) . Phẫu thuật treo cơ trán đã có
nhiều thay đổi với sự ra đời của các chất liệu sinh học mới nhằm thay thế cho
lấy cân cơ đùi, vốn là một phẫu thuật phức tạp và có biến chứng.
Thời điểm quan trọng là vào những năm 1970, nhiều tác giả cùng thống
nhất rằng biên độ hoạt động của cơ nâng mi chứ không phải mức độ sụp mi
quyết định vấn đề lựa chọn phương pháp phẫu thuật , . Mặc dù có một số hạn
chế về hiệu quả điều trị đối với sụp mi nặng, can thiệp lên cân cơ nâng mi vẫn
là phẫu thuật điều trị sụp mi được nhiều tác giả áp dụng , . Đặc biệt với loại
sụp mi có biên độ vận động cơ nâng mi tốt, phương pháp phẫu thuật gấp cân
cơ nâng mi do tác giả Liu (1993) đề ra có nhiều ưu điểm. Phương pháp này
vừa an toàn, hiệu quả và có thể điều chỉnh được. Năm 2001, tác giả Meltzer
đã cải biên phương pháp gấp cân cơ nâng mi thành phương pháp làm ngắn
cân cơ nâng mi có chỉnh chỉ đạt kết quả khả quan .
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về điều trị sụp mi và cho kết quả
khả quan. Phương pháp gấp cân cơ nâng mi trên để điều trị sụp mi có chức
2
năng cơ nâng mi còn tốt đã được thực hiện tại Bệnh viện mắt trung ương
trong một thời gian, nhưng chưa có đánh giá cụ thể.
Từ nhu cầu thực tiễn và để góp phần làm phong phú thêm các phương
pháp điều trị sụp mi, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kĩ
thuật gấp cân cơ nâng mi trên điều trị sụp mi với biên độ cơ nâng mi còn

tốt ” với 2 mục tiêu:
1. Đặc điểm bệnh nhân sụp mi với biên độ cơ nâng mi còn tốt
2. Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật gấp cân cơ nâng mi và định
lượng mức độ gấp cân cơ nâng mi điều trị sụp mi
3
Chương 1
TỔNG QUAN
Sụp mi theo tiếng Hi lạp là blepharoptosis hay ptosis, đây là thuật ngữ
được dùng để chỉ mi trên sa xuống thấp hơn vị trí bình thường của mi. Bình
thường bờ mi trên nằm ở vị trí bên dưới rìa trên giác mạc 1 mm. Sụp mi có thể
nhẹ, thể nặng hay sụp mi hoàn toàn gây cản trở thị giác. Sụp mi là một bệnh lý
mi mắt thường gặp. Phẫu thuật sụp mi nếu được chỉ định đúng sẽ mang lại kết
quả cao. Để đạt được kết quả đó cần có những hiểu biết về giải phẫu, sinh lý cơ
nâng mi, cân cơ nâng mi và đặc biệt cơ chế bệnh sinh của sụp mi.
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ NÂNG MI VÀ CÁC BỘ PHẬN LIÊN QUAN
1.1.1. Phôi thai học
Cơ nâng mi trên có nguồn gốc từ trung bì cùng với cơ trực trên và cơ
chéo trên (vì vậy bệnh lý của cơ nâng mi thường phối hợp với bệnh lý hai cơ
này). Trong thời kỳ phôi thai, cơ trực trên xuất hiện trước, rồi đến cơ chéo và
sau cùng là cơ nâng mi trên. Theo các nghiên cứu về phôi thai học phần thân
cơ nâng mi được hình thành trước. Cân cơ nâng mi phần sát sụn mi được hình
thành sau và biệt hóa ngược về phía đỉnh hốc mắt để tạo thành phần cân cơ
phía trên và dây chằng Whitnall. Bởi vậy hiện tượng dị sản cân cơ nâng mi
hay xuất hiện ở phần sát dây chằng kể trên .
1.1.2. Giải phẫu học
Mi trên có 2 cơ có tác dụng nâng mi là cơ nâng mi trên và cơ Müller.
Cơ nâng mi có nguyên ủy từ cánh nhỏ xương bướm sát phía trên ngoài của lỗ
thị giác. Ngay sát dưới là chỗ bám của cơ trực trên vào vòng Zinn trong đỉnh
hốc mắt (Hình 1.1). Cấu tạo phần thân cơ trong hốc mắt là cơ vân. Cơ tỏa ra
trước theo hình nan quạt mỏng. Kích thước cơ nâng mi tại nguyên ủy chỉ là 4

mm nhưng khi cơ đi ra đến ngoài trung tâm hốc mắt rộng lên 8 mm. Độ dài
4
của cơ nâng mi từ chỗ bám cho đến dây chằng Whitnall là 36 mm. Bao xơ
quanh thân cơ nâng mi dính với bao xơ quanh cơ trực trên. Tổ chức xơ này
chia nhánh xuống cùng đồ mi trên và bao Tenon. Chính mối liên kết này giúp
mi chuyển động theo nhãn cầu khi bệnh nhân liếc mắt xuống dưới hay lên
trên. Đến gần sát bờ trên hốc mắt cơ bám vào dây chằng xơ Whitnall và
chuyển thành cân (Hình 1.2).
Hình 1.1. Cơ nâng mi (nhìn từ phía trên)
Theo Holds
Dây chằng Whitnall cấu tạo bởi các sợi collagen và sợi chun. Dây chằng
chia thành 2 nhánh, nhánh trên bám lồi củ xương ròng rọc và bao xơ tuyến lệ,
nhánh dưới bám vào xương góc trong mắt và màng xương trán phía ngoài.
Nhánh dưới hỗ trợ cho mi trên và đóng vai trò như một đòn bẩy để cơ
nâng mi, chuyển lực vectơ từ hướng trước-sau thành hướng trên-dưới. Khi cơ
nâng mi ở trạng thái nghỉ, dây chằng Whitnall giữ nguyên tại vị trí trong khi
5
cân cơ nâng mi rút vào phía trong hốc mắt, cơ chế này giúp mi nhắm kín hơn.
Khi cơ nâng mi hoạt động dây chằng Whitnall cũng chuyển động lên xuống,
hỗ trợ mi di chuyển. Vai trò của dây chằng Whitnall là rất quan trọng nên cần
tôn trọng không làm tổn thương lúc phẫu thuật.
Hình 1.2. Cơ nâng mi, dây chằng ngang Whitnall và cân cơ nâng mi
Cơ nâng mi sau khi đi qua dây chằng ngang mi trên (Whitnall) chuyển thành
cân cơ nâng mi bám vào sụn mi. Sừng trong và sừng ngoài của cân cơ nâng
mi là 2 vị trí bám quan trọng, nếu tổn thương sẽ gây sụp mi.
Theo Vaughn
Cân cơ nâng mi rộng 18 mm, dài khoảng 14 - 20 mm và tiếp tục tỏa theo
hình nan quạt ra trước, phần lớn cân bám vào cơ vòng cung mi, phần ít hơn bám
vào mặt trước của 1/3 trên trước sụn mi. Chính vì thế lực kéo của cơ nâng mi
chủ yếu vào thành trước của bờ mi chứ không phải sụn mi. Cơ nâng mi còn cho

các sợi xơ đi lên bám ngay dưới bề mặt da giúp hình thành nếp mi.
6
Hai phần cân cơ bám vào phía trong và ngoài còn gọi là sừng cơ nâng
mi (Hình 1.2). Sau khi đi xuyên qua giữa phần trong và ngoài hốc mắt của
tuyến lệ, sừng cơ nâng mi ngoài dính chặt với mặt trong của xương thành
ngoài hốc mắt. Sừng trong bám vào gân góc trong. Các sừng cân cơ giúp cơ
nâng mi nâng đỡ toàn bộ chiều rộng của mi. Vai trò của sừng cân cơ rất quan
trọng. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân sẽ sụp mi nặng khi sừng cân cơ bị tổn
thương . Tùy từng phương pháp phẫu thuật sụp mi sẽ không cần và tránh làm
tổn thương sừng cân cơ nâng mi (phẫu thuật gấp cân cơ nâng mi), hay phải
cắt rời sừng cân cơ ra khỏi chỗ bám và khâu lại (phẫu thuật cắt ngắn cân cơ
nâng mi).
Cơ Müller ở mi trên có tác dụng hỗ trợ vận động mi mắt. Cơ có tác
dụng nâng mi khoảng 2 mm. Cơ được chi phối bằng dây thần kinh giao cảm
có nguyên ủy từ đám rối cổ nông. Cơ Müller là cơ trơn, bé, chiều dài 22 mm,
chiều rộng của cơ phía trên khoảng 15 mm, phía dưới khoảng 10 mm. Cơ này
bắt nguồn từ mặt dưới cân cơ nâng mi ở gần mức dây chằng Whitnall, trên bờ
sụn mi trên khoảng 12 – 14 mm.
Cơ Müller nằm ngay sau cân cơ nâng mi, và bám chặt vào kết mạc ở
phía sau, đặc biệt là ở ngay trên bờ sụn mi trên. Cơ là một tổ chức giàu mạch
máu và có màu đỏ xẫm hơn cân cơ nâng mi (Hình 1.3). Do có những liên
quan đặc biệt về mặt giải phẫu, cơ dễ bị tổn thương và hay gây chảy máu
trong phẫu thuật sụp mi. Phẫu thuật can thiệp rút ngắn cơ Müller cũng được
áp dụng để điều trị sụp mi mức độ nhẹ.
7
Hình 1.3. Cơ Müller
Cơ Müller là phần cơ màu đỏ sẫm, mỏng có nhiều mạch máu nằm kẹt giữa
cân cơ nâng mi và kết mạc.
Theo Putterman [4]
Cân vách hốc mắt là các sợi xơ, mỏng, được cấu tạo như màng liên kết,

bám vào một tổ chức xơ dày sát mép bờ trên hốc mắt có tên là vành xơ bao
quanh hốc mắt. Từ đây cân vách hốc mắt có độ dày mỏng khác nhau đi xuống
bám vào phần trên cân cơ nâng mi cách mép trên của sụn mi vài milimet (Hình
1.8). Vách hốc mắt ngăn không cho mỡ hốc mắt ra trước và xuống dưới. Khi
vách thoái hóa theo tuổi, nhất là ở giữa mi, sẽ gây thoát vị mỡ hốc mắt.
Sau cân vách hốc mắt ngăn cách với cân cơ nâng mi là túi mỡ mi giữa,
hay còn được gọi là túi mỡ trước cân cơ nâng mi. Túi mỡ này màu vàng, to,
nằm ở giữa mi trên, có vỏ bao xơ gắn vào tận mỏm ròng rọc. Túi mỡ thứ hai ở
mi trên nằm về phía mũi, màu trắng, nhỏ hơn và bao xơ dày hơn.
Trong phẫu thuật sụp mi, cùng với túi mỡ, vách hốc mắt là mốc quan
trọng để xác định cân cơ nâng mi (Hình 1.4).
8
Hình 1.4. Cân cơ nâng mi và các tổ chức hốc mắt
(A) Phần cân sát sụn mi. (B) Vách hốc mắt. (C) Mỡ hốc mắt. (D) Cân
cơ nâng mi.
Theo Letter [5]
Chi phối mạch máu, thần kinh của cơ nâng mi có một số đặc điểm sau:
- Động mạch
Các nhánh của động mạch mắt đi vào cơ nâng mi theo bờ trong của cơ,
đôi khi còn có một nhánh của động mạch trên hốc đến nuôi vùng này. Ngoài
ra ở phía trước cơ nâng mi còn nhận nhánh của động mạch lệ đi vào theo bờ
ngoài của cơ (Hình1.5) .
- Tĩnh mạch
Tĩnh mạch chi phối cơ nâng mi tập trung ở phần trước của cơ. Ở phần
hốc mắt của cơ, máu chảy về phía trong theo tĩnh mạch mắt hay rễ trên của
tĩnh mạch này, phía ngoài thì theo tĩnh mạch lệ. Ở phần mi, các tĩnh mạch của
cơ nâng mi dẫn lưu vào cung tĩnh mạch trên sụn.
9
Hình 1.5. Động mạch hốc mắt
Cơ nâng mi do động mạch hốc mắt trên chi phối. Phần cân cơ nâng mi rất ít

mạch máu nên không cần thiết phải cầm máu khi phẫu thuật.
- Thần kinh chi phối
Cơ nâng mi do nhánh vận động trên của dây vận nhãn chung chi phối
(dây III). Dây III từ nhân thoát khỏi thân não, đi ra trước ngoài và lên trên rồi
chạy vào tầng giữa nền sọ, chạy dọc theo thành ngoài xoang tĩnh mạch hang
để tới khe hốc mắt trên. Từ đây dây chia nhánh đi vào thân cơ ở vị trí giữa 1/3
và 2/3 sau của hốc mắt .
10
1.2. CẤU TRÚC MI MẮT NGƯỜI CHÂU Á VÀ CHÂU ÂU
Nếp da mi mắt trên (nếp mi) rất quan trọng trong thẩm mĩ và ảnh
hưởng đến kết quả phẫu thuật. Có sự khác biệt lớn giữa người châu Á với
người châu Âu.
Hình 1.6. Các loại nếp da mi mắt
(a) Mắt người châu Á với không có nếp mi mắt trên. (b) Mắt người châu Á với 2
nếp mi mắt trên. (c) Nếp mi mắt người châu Á bị gẫy hay không liên tục. (d) Nếp
mi mắt châu Á bị khuyết một phần. (e) Nếp mi mắt châu Á với nhiều nếp da.
(f) Nếp mi mắt châu Á ở phía mũi trong thì co hẹp và mở rộng ra ở phía ngoài.
(g) Nếp mi mắt với nếp mi mắt song song thẳng với bờ mi. (h) Nếp mi mắt của
người châu Âu (bờ khá sắc với nếp mí trung tâm mở rộng).
Theo Seiff
11
Người châu Á có tỷ lệ mỡ hốc mắt nhiều. Đặc biệt ở người mắt có nếp
mi, lượng mỡ hốc mắt nhiều hơn người không có nếp mi và người châu Âu.
Cân vách hốc mắt cũng bám vào cân cơ nâng mi ở vị trí thấp, ngay trên bờ
sụn mi. Người châu Âu cân vách hốc mắt bám vào cân cơ nâng mi cao
khoảng 2-5 mm từ bờ trên sụn mi (Hình 1.8) nên ngăn được mỡ hốc mắt sa
xuống trước sụn mi. Mỡ trước cân cơ nâng mi đi xuống dưới ra trước so với

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Tanhuynh1232

New Member
Em tìm tài liệu này nhưng chưa ra, may quá có bác đăng bài. Bác cho em xin tài liệu được không ạ? Em Thank bác nhiều ạ.
 

daigai

Well-Known Member
Em tìm tài liệu này nhưng chưa ra, may quá có bác đăng bài. Bác cho em xin tài liệu được không ạ? Em Thank bác nhiều ạ.
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
Bài này bị lỗi, chỉ phục hồi được 1 đoạn bạn ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Nghiên cứu xây dựng kĩ thuật nuôi trồng vi tảo làm thức ăn cho con giống động vật biển Kiến trúc, xây dựng 0
N Nghiên cứu ứng dụng kĩ thuật cột nhồi trong phương pháp phân tích dòng chảy (FIA) xác định vết Canxi Khoa học Tự nhiên 0
B Nghiên cứu đơn lớp Langmuir của Arachidic Acid (AA) trong dung dịch thay đổi độ pH bằng kĩ thuật qua Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu kĩ thuật điều khiển tắc nghẽn mạng và mô phỏng, đánh giá trên Network Simulator-2 Công nghệ thông tin 2
C Nghiên cứu về việc dạy kĩ năng nghe hiểu cho học sinh lớp 10 trường THPT Lý Thường Kiệt - Bắc Giang. Ngoại ngữ 0
C Nghiên cứu những khó khăn của giáo viên trong việc dạy kĩ năng viết cho học sinh lớp 11 tại một trườ Ngoại ngữ 0
S Nghiên cứu thực trạng của việc dạy các kĩ năng hội thoại cho sinh viên không chyên trường Đại học Dâ Ngoại ngữ 0
S Nghiên cứu thực trạng sử dụng các hoạt động theo cặp và theo nhóm để phát triển kĩ năng nói của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Tiếng Anh Ngoại ngữ 2
G Nghiên cứu thử nghiệm về việc sử dụng hồ sơ bài tập để nâng cao kĩ năng viết cho học sinh lớp 10 - T Ngoại ngữ 0
V Nghiên cứu kĩ thuật quản lý hàng đợi trong mạng IP Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top