Saniiro

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Khảo sát nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến tại xã Hòa Tú I, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
I. GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt Vấn Đề
1
1.2 Mục tiêu đề tài 2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Sơ lược về tình hình nuôi tôm sú 3
2.1.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới 3
2.1.2 Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam 4
2.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Mỹ Xuyên 5
2.2.1 Điều kiện tự nhiên 5
2.3 Sơ Lược Về Tôm Sú 10
2.3.1 Phân loại 10
2.3.2 Phân bố 10
2.3.3 Cấu tạo 11
2.3.4 Sinh trưởng 11
2.3.5 Chu kỳ sống của tôm sú 12
2.3.6 Tập tính dinh dưỡng 12
2.3.7 Lột xác 12
2.3.8 Điều kiện môi trường sống của tôm sú 12
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Thực Hiện Đề Tài 14
3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu Điều Tra Và Thu Thập Số Liệu 14
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 14
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu 14
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
.iii
IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
4.1 Hiện Trạng Kinh Tế Xã Hội Của Huyện Mỹ Xuyên 17
4.1.1 Dân số 17
4.1.2 Diện tích 17
4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất 17
4.1.4 Tuổi 17
4.1.5 Trình độ học vấn 18
4.1.6 Kinh nghiệm nuôi 19
4.1.7 Lao động trong nông hộ 20
4.1.8 Các nguồn học hỏi kinh nghiệm 21
4.2 Các Đặc Trưng Về Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú QCCT
Tại Xã Hoà Tú I, Huyện Mỹ Xuyên 22
4.2.1 Cấu trúc ao nuôi 22
4.2.2 Diện tích ao nuôi 23
4.2.3 Diện tích ao lắng 23
4.2.4 Cải tạo ao 24
4.2.5 Nguồn nước 25
4.2.6 Con giống 25
4.2.7 Số vụ nuôi trong năm 26
4.2.8 Chăm sóc vàquản lý ao nuôi 27
4.2.9 Thu hoạch 29
4.2.10 Tình Hình Dịch Bệnh Tại Xã Hoà Tú I, Huyện Mỹ Xuyên 2004 30
4.3 Khó khăn trong quá trình nuôi tôm 31
4.4 Hiệu Quả Kinh Tế Của Nghề Nuôi Tôm Sú Tại
XãHoà Tú I, Huyện Mỹ Xuyên 31
4.4.1 Mức đầu tư cơ bản cho một ha ao nuôi 31
4.4.2 Khấu hao mức đầu tư cơ bản 32
4.4.3 Kết quả- hiệu quả kinh tế trên 1 ha ao nuôi 33
4.4.4 Hiệu quả kinh tế cho 1 ha ao nuôi 34
4.5 Phân Tích Các Yếu Tố Các Yếu Tố Aûnh Hưởng Đến Năng
Suất Tôm Nuôi Bằng Phương Trình Hồi Qui Tuyến Tính Đa Tham Số 35
4.5.1 Xét mối tương quan giữa năng suất với kinh nghiệm nuôi 36
4.5.2 Xét mối tương quan giữa năng suất với lượng thức ăn 36
4.5.3 Xét mối tương quan giữa năng suất với kinh nghiệm nuôi và thức ăn 38
4.6 Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Xã Hoà Tú I, Huyện Mỹ Xuyên 39
4.6.1 Thuận lợi 39
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
kho tai lieu mien phi kho tai lieu mien phi .iv
4.6.2 Khó khăn 39
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
5.1 Kết Luận 40
5.2 Kiến Nghị 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
.v
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Đề mục Trang
Bảng 2.1 : Thống kê diện tích các loại đất
huyện Mỹ Xuyên- Tỉnh Sóc Trăng 8
Bảng 2.2: Diện tích nuôi 6 tháng đầu năm 2003 (đvt: ha)
9
Bảng 2.3: Diện tích nuôi tôm năm 2003 (đvt: ha) 9
Bảng 2.4: Sản lượng tôm năm 2003 (đvt: tấn) 10
Bảng 4.1: Diện tích nuôi tôm tại một số xã trong huyện Mỹ Xuyên 17
Bảng 4.2: Sự phân bố tuổi người lao động. 18
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của hộ nuôi tôm. 18
Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm nuôi tôm của hộ dân 19
Bảng 4.5: Số lao động trong gia đình 20
Bảng 4.6: Số lao động trực tiếp tham gia nuôi tôm trong gia đình 21
Bảng 4.7: Hoạt động khuyến ngư cỉa nông hộ. 21
Bảng 4.8 : Hình dạng ao nuôi tôm tại vùng khảo sát. 22
Bảng 4.9 Qui mô diện tích nuôi tôm 23
Bảng 4.10 Tình hình sử dụng ao lắng nuôi tôm: 24
Bảng 4.11: Số vụ nuôi tôm trong năm. 26
Bảng 4.12: Các chỉ tiêu về chất lượng nước trong ao nuôi 27
Bảng 4.13: Các loại thức ăn được sử dụng trong nuôi tôm 28
Bảng 4.14: Tình hình thiệt hại của một số xã trong huyện Mỹ Xuyên 30
Bảng 4.15: Tình hình dịch bệnh tại vùng điều tra 30
Bảng 4.16: Ý kiến của chủ hộ nuôi tôm vềcác trở ngại trong nghề nuôi 31
Bảng 4.17: Chi phí đầu tư cơ bản cho 1 ha 31
Bảng 4.18: Khấu hao cơ bản cho 1 ha ao nuôi 32
Bảng 4.19: Các chí phí đầu tư sản xuất cho một ha nuôi tôm 33
Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi tôm quảng canh cải tiến
(QCCT ) 34
Bảng 4.21: Kết quả ước lượng mối tương quan giữa năng suất
với kinh nghiệm nuôi 36
Bảng 4.22 Kết quả ước lượng mối tương quan giữa năng suất
với lượng thức ăn 36
Bảng 4.23 Kết quảước mối tương quan giữa năng suất
với lượng thức ăn vàkinh nghiệm nuôi 39
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
kho tai lieu mien phi kho tai lieu mien phi .vi
DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH
DANH SÁCH BẢN ĐỒ TRANG
Bản đồ ranh giới hành chánh tỉnh Sóc Trăng 15
Bản đồ ranh giới hành chính huyện Mỹ Xuyên 16
DANH SÁCH ĐỒ THỊ TRANG
Đồ thị 4.1 Trình độ văn hoá có ảnh hưởng đến năng suất 19
Đồ thị 4.2 Các loại thức ăn tương quan đến năng suất 29
DANH SÁCH HÌNH ẢNH TRANG
Hình 1: Tôm Sú 13
Hình 2: Toàn cảnh ao nuôi 22
Hình 3: Phơi ao 25
Hình 4: Cho tôm ăn 29
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
.vii
TÓM TẮT
Để khảo sát hiện trạng nuôi tôm quảng canh cải tiến tại xã Hoà Tú I, huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, chúng tui đã tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp 70
hộ có nuôi tôm trong xã và thu được kết quả:
Về kỹ thuật nuôi, đa số người dân còn hạn chế trong khâu quản lý và ý thức cộng
đồng trong bảo vệ môi trường, do đó khi có dịch bệnh xảy ra dễ dàng lây lan trên diện
rộng, gây thiệt hại rất lớn cho người dân.
Trang thiết bị đầu tư còn thấp, con giống kém chất lượng, thời tiết không ổn định
là nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh.
Mức chi phí đầu tư cho nuôi tôm là 29.716.000 đồng, năng suất bình quân là 316
kg/ha, lợi nhuận bình quân thu được là 9.629.000 đồng và thu nhập bình quân là
15.794.000 đồng.
Qua đó chúng tui đưa ra một số đề xuất để góp phần giải quyết những khó khăn
của nghề nuôi tôm ở đây được phát triển tốt hơn.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
kho tai lieu mien phi kho tai lieu mien phi .viii
CẢM TẠ
Chúng tui chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm cùng toàn thể Quý thầy cô Khoa Thuỷ Sản đã tận tâm truyền đạt
kiến thức trong những năm qua.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Cô Trần Trọng Chơn đã tận tình hướng dẫn trong
quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Thank các anh chị Cán bộ tại phòng Thống kê của huyện Mỹ Xuyên.
Rất biết ơn gia đình Ông Âu Hồng Thơi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong quá trình điều tra.
Xin Thank tất cả những hộ dân nuôi tôm tại xã Hoà Tú I đã nhiệt tình cung cấp
những thông tin quý báo trong thời gian điều tra.
các bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đở tui trong quá trình hoàn thành luận văn
này.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và năng lực còn nhiều yếu kém nên luận văn
chắc còn nhiều sai sót, rất mong nhận đước ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và các bạn.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
.ix
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu điều tra nghề nuôi tôm sú quảng canh cải tiến (QCCT) tại xã Hoà Tú I,
huyện Mỹ Xuyên.
Phụ lục 2: Những thông tin cơ bản về việc khảo sát nghề nuôi tôm sú QCCT tại xã Hoà
Tú Phụ lục 3: Một số yếu tố tương quan đến năng suất tôm nuôi.
Phụ lục 4: Kết quả ước lượng một số yếu tố tương quan đến năng suất tôm nuôi.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
kho tai lieu mien phi kho tai lieu mien phi .x
ABSTRACT
Survey of current state on breeding new extensive farming at Hoa Tu1 village,
My Xuyen district, Soc Trang province . We investigate seventy- five households who
hael shrimp production by interview at the area according with the result of this research
consist of :
In the matter of technique, most of local people are lade of art of management
and sense of community in protecting environment . As a result , epidemic would spread
out quickly in a wide area and damage economy of local people .
Besides , low technique equipement investment , low baby shrimp quality and
unstable climate are three main reasons of epidemic widespread in the area .
Cost of investment in shrimp breeding shrimp was 29,716,000 Viet Nam dong
per hectare, average productivity was 316 kg per hectare, average profit was 9,629,000
Viet Nam dong and average income was 15,794,000 Viet Nam dong.
Through the result of the survey, we contributed some sollutions to improve the
local present state and aimed at Giúp shrimp breeding career at the areato get the best
development.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
.1
I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thời kỳ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước, ngành thủy
sản đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt
là nghề nuôi tôm sú, đã góp phần đưa ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn
của cả nước.
Góp phần vào sự phát triển mạnh mẻ đó, một phần là do nước ta có điều kiện tự
nhiên thuận lợi như sông ngồi chằng chịt, chiều dài bờ biển lớn, thuận lợi cho phát
triển thủy sản nước ngọt và nước lợ.
Sóc Trăng là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với chiều dài bờ biển là
72km và nhiều sông rạch lớn nhỏ trên địa bàn, đây là tiềm năng rất lớn để phát triển
ngành thủy sản ở hai khu vực biển và nội địa. Trong đó, nuôi trồng thủy sản đặc biệt
được chú trọng, mà đối tượng chính là nghề nuôi tôm sú.
Nhìn chung nghề nuôi tôm sú phát triển nhanh là do sự tự phát của người dân
theo phong trào và lợi nhuận. Nhưng cũng kể đến một bộ phận nhỏ người nuôi có
chuyên môn, họ được đào tạo và có vốn đầu tư, nên mang lại hiệu quả kinh tế cao
như nuôi bán thâm canh và thâm canh tôm sú.
Chính vì thực trạng tự phát đó của người dân và thiếu sự quản ly,ù qui hoạch của
chính quyền địa phương, các ban ngành nên gây nhiểu trở ngại như nguồn nước dễ bị
ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng tăng, chất lượng tôm nuôi không tốt dẫn đến năng suất
cũng như giá thành bị giảm.
Qua thực tế đó tỉnh Sóc Trăng đã và đang tạo mọi điều kiện cho người dân nuôi
tôm. Trong đó, yếu tố kỹ thuật luôn được các nhà lãnh đạo tỉnh quan tâm và xem nó
như một bước ngoặc quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi tôm tỉnh nhà. Bằng
công việc thiết thực, tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn, phối hợp với các công ty thức
ăn, tổ chức hội thảo nhằm giúp người dân nắm vững các kỹ thuật nuôi để đem lại
hiệu quả kinh tế cao.
Để tìm hiểu người dân ở tỉnh Sóc Trăng nói chung và huyện Mỹ Xuyên nói
riêng đã phát triển nghề nuôi sú mang lại hiệu quả kinh tế ra sao, và cũng được sự
phân công của Khoa Thủy sản trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh,
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
kho tai lieu mien phi kho tai lieu mien phi .2
chúng tui tiến hành thực hiện đề tài:” Khảo sát nghề nuôi tôm sú quảng canh cải tiến
tại xã Hoà Tú I huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Thông qua việc khảo sát nghề nuôi tôm sú quảng canh cải tiến tại xã Hoà Tú I
huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng nhằm:
- Khảo sát một số yếu tố kỹ thuật của nghề nuôi tôm quảng canh cải tiến .
- Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến .
- Tìm hiểu nhữnh thuận lợi và khó khăn của mô hình này.
- đoán năng suất tôm nuôi khi có các yếu tố đầu vào trong sản xuất.
- Đề xuất mô hình nuôi tôm phù hợp cho vùng được điều tra.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
.3
I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ Lược Tình Hình Nuôi Tôm Sú
2.1.1 Tình hình nuôi tôm sú trên thế giới
Theo thống kê tình hình sản xuất tôm tại miền Đông bán cầu năm 1991 thì sản
lượng thu hoạch trên toàn thế giới là 556.000 tấn, diện tích nuôi là 819.500 ha, năng
suất: 676 kg/ha (Vũ Thế Trụ, 1993).
Theo Nguyễn Văn Hảo (2000; trích của Menasveta, 1998) thì sản lượng tôm
nuôi công nghiệp hàng năm trên thế giới khoảng 258.800 tấn (chiếm 36%), với tổng
diện tích nuôi là 52.000 ha (5%). Nuôi tôm công nghiệp chiếm hơn 1/3 sản lượng tôm
nuôi nhưng diện tích chỉ khoảng 5%, điều nầy cho thấy việc sử dụng đất vào nuôi
tôm công nghiệp rất hợp lý.
Năm 1997, ở khu vực Tây bán cầu, Ecuador đạt 130.000 tấn chiếm 66% tỏng
sản tôm nuôi của khu vực. Khu vực Đông bán cầu có sản lượng tôm nuôi đạt 462.000
tấn chiếm 70% tôm nuôi trên thế giới. Thái Lan là nuớc đứng đầu, kế đến là
Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Banglades, Việt Nam (Nguyễn Văn Hảo, 2000).
Năng suất tôm nuôi có mối tương quan chặt chẽ với mật độ nuôi 5-10 con/m2 có
thể đạt năng suất 1-2 tấn/ha/vụ(4-5 tháng), hơn 20 con/m2 đạt năng suất trên 3
tấn/ha/vụ và năng suất có thể đạt 10 tấn/ha/vụ với mật độ 50-60 con/m2 (Nguyễn
Văn Hảo, 2000).
“Năm 1998, Banglades đã chọn nuôi tôm sú xuất khẩu là quốc sách. Chính phủ
Ấn Độ đã có những chính sách khuyến khích phát triển nghề nuôi tôm như: hỗ trợ
vốn vay, phát triển dịch vụ kỹ thuật, giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu,
máy móc phục vụ nuôi tôm…” (Nguyễn Văn Hảo, 2000).
“Công nghệ nuôi tôm ở Châu Á tuy phát triển rất mạnh nhưng cũng mang lại
vấn đề dịch bệnh và suy thoái môi trường do phát ào ạt. Kết quả đã đưa tới nhiều
thiệt hại cho người nuôi tôm. Ở Trung Quốc sản lượng nuôi tôm rất lớn khoảng
120.000 tấn năm 1993, trong khi đó ở Đài Loan sản lượng tôm liên tục giảm từ đỉnh
cao 88.000 tấn năm 1987 còn 12.000 tấn năm 1993. Trong khoảng thời gian từ 1993-
1995 sản lượng tôm ở Indonesia và Philippines giảm khoảng 48% và 58%. Chỉ duy
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
kho tai lieu mien phi kho tai lieu mien phi .4
nhất Thái Lan giữ tương đối ổn định sản lượng trong thời gian từ 1993-1995 với
khoảng 220.000 tấn” (Nguyễn Văn Hảo, 2000).
2.1.2 Tình hình nuôi tôm sú tại Việc Nam
Việc Nam có bờ biển dài trên 3.260 km, với nhiều cửa sông, đầm, phá rất thuận
lợi cho nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt vùng đất bãi bồi ven biển, đất ngập nước ven
biển bị xâm nhập mặn, thuận lợi cho việc nuôi tôm.
Diện tích nuôi tôm gia tăng nhanh chóng từ 50.000 ha năm 1985 lên đến
295.000 ha năm 1998 với 30 tỉnh có nuôi tôm sú (Nguyễn Văn Hảo, 2000).
Diện tích nuôi trồng thủy sản của cả nước trong năm 2001 tiếp tục tăng mạnh.
Tính chung, diện tích chuyển đổi đối tượng sản xuất từ nông nghiệp sang ngư nghiệp
trong cả nước là trên 220.000 ha. Riêng Cà Mau, tăng được 37.000 ha, kế đó là Bạc
Liêu chuyển đổi được 28.064 ha và Kiên Giang được 19.098 ha.
Xét về sản lượng thì Cà Mau cũng là tỉnh đi đầu với tổng sản lượng nuôi trồng
là 90.000 tấn, thứ hai là Bến Tre 46.000 tấn, Bạc Liêu 40.000 tấn, … Các tỉnh ven
biển miền Trung chủ yếu sản xuất thủy sản trên diện tích có sẵn, không có nhiều
diện tích chuyển đổi nhưng sản lượng tương đối cao như: Khanh Hoà11.000 tấn, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Bình Định khoảng 4.000 tấn mỗi tỉnh. Miền Bắc sản lượng nuôi
cao hơn miền Trung, trong đó Hải Phòng với diện tích 15.700 ha đạt sản lượng
23.000 tấn, Nam Định 13.000 ha đạt trên 20.000 tấn, Thanh Hoá 14.000 ha đạt
13.800 tấn.
Xét về tôm nuôi, năm 2001 cả nước đạt 155.000 tấn, tăng 50% so với năm
2000, góp phần nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên gần 1,8 tỷ USD (Công
Ty Thông Tin – Dịch Vụ Thương Mại & Quảng Cáo, 2001).
Trong những năm gần đây năng suất tôm nuôi của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt
từ khoảng 200 – 300 kg/ha (nuôi quảng canh) lên đến 3 – 4 tấn/ha (nuôi thâm canh),
cá biệt có nơi lên đến 9 – 10 tấn/ha.
Cả nước có 3.777 trại sản xuất tôm giống với sản lượng trên 16 tỷ con giống
hậu ấu trùng, chủ yếu tập trung nhiều vào các tỉnh Khánh Hoà 1.134 trại, Cà Mau
741 trại, Ninh Thuận 600 trại,…
Nhiều nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm đã và đang đưa ra thị trường cả nước
với nhiều loại thức ăn công nghiệp có chất lượng cao.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
.5
Theo Nguyễn Văn Hảo (2000; trích của Bộ Thủu Sản, 1999) thì tổng diện tích
nuôi tôm trong cả nước là 290.238 ha, trong đó khu vực phía Nam là 238.279 ha,
chiếm 82,1% tổng diện tích nuôi tôm trong cả nước.
Miền Bắc diện tích nuôi tôm không lớn do ở đây có nhiệt độ thấp kéo dài. Còn
khu vực Miền Trung do bờ biển uốn khúc, dốc, nền đáy cát, nước biển trong, sạch do
chưa bị ô nhiễm nhiều nên thuận lợi cho việc phát triển sản xuất giống tôm sú. Năm
1998, ước tính toàn quốc sản xuất 2.200 triệu tôm giống thì riêng Khánh Hoà cung
cấp 1.660 triệu con (Nguyễn Văn Hảo, 2000).
Miền Trung là khu vực đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở
nước ta. Năm 1995, năng suất tôm nuôi trung bình mới đạt 415 kg - 1144 kg/ha/năm.
Năm 1996, một số mô hình nuôi tôm công nghiệp ở Ninh Hòa, Nha Trang và Cam
Ranh theo công nghệ của C.P.Group đã đạt năng suất trên 5 tấân/ha/vụ (Nguyễn Văn
Hảo, 2000).
Khu vực phía Nam do điều kiện địa lý, thổ nhưỡng thuận lợi nên hàng năm đã
đóng góp hơn 80% sản lượng tôm của cả nước.
Năm 1998, mô hình nuôi tôm sú công nghiệp quy mô trang trại nhỏ 6000 m2 /ao
tại Gò Công Đông - Tiền Giang đạt năng suất 7 tấn/ha/vụ (Nguyễn Văn Hảo, 2000 ).
2.2 Vài nét về điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội huyện Mỹ Xuyên
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a/ Vị trí địa lí
Huyện Mỹ Xuyên nằm ở phía Tây-Nam thị xã Sóc Trăng.
Phía Bắc giáp với các huyện như : Thạnh Trị, Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng.
Phía Nam giáp huyện Vĩnh Châu.
Phía Đông giáp huyện Long Phú .
Phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
kho tai lieu mien phi kho tai lieu mien phi .6
b/ Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với sự chi phối về vị
trí địa lí và địa hình, khí hậu ở Sóc Trăng nói chung và huyện Mỹ Xuyên nói riêng có
những đặc trưng chính như sau:
c/ Nhiệt độ không khí
Do năng lượng bức xạ dồi dào (bức xạ tổng cộng trung bình 135-154 kcal/cm2-
năm) nắng nhiều (6,5giờ/ngày), nhiệt độ cao đều quanh năm trung bình 26-270C, cao
nhất vào tháng 4-5 và thấp nhất vào tháng 12.
d/ Chế độ mưa-gió
Lượng mưa lớn, nhưng do tập trung theo mùa và thường không ổn định trong
thời kỳ đầu và cuối mùa mưa. Tại Sóc Trăng có hai mùa mưa-nắng rõ rệt, mùa mưa
trùng với mùa gió Tây và Tây Nam ( tháng 5-10), mùa khô trùng với gió mùa Đông
và Đông Bắc (tháng 11-4).
e/ Thủy văn
Chế độ thủy văn trong phạm vi của huyện bị chi phối bởi 3 yếu tố chính: thuỷ
triều biển Đông, mưa nội vùng, dòng chảy sông Mỹ Thanh và một phần từ sông Hậu,
được phân hoá khá sâu sắc theo mùa.
Thủy triều biển Đông
Thủy triều biển Đông thuộc dạng bán nhật triều không đều, với đặc điểm chính:
đỉnh triều cao chân triều thấp, mực nước bình quân thiên về chân triều, biên độ trung
bình của các kỳ nước cường 2-3 m. Chênh lệch nước ròng cao và ròng thấp là 1-
2,5m. Hầu hết các kênh rạch trong huyện là dòng chảy hai chiều trong phần lớn thời
gian trong năm, tạo thuận lợi cho tưới tiêu tự nhiên trên hầu hết các diện tích và lấy
nước mặn tự chảy vào ao nuôi tôm vào mùa khô.
Dòng chảy sông Mỹ Thanh
Huyện Mỹ Xuyên nằm ở phần hạ lưu sông Mỹ Thanh, sông Mỹ Thanh nằm
trọn trong địa phận tỉnh Sóc Trăng và chi phối mạnh mẽ đến chế độ thủy văn trên
kênh rạch của huyện Mỹ Xuyên, chế độ thủy văn sông Mỹ Thanh chịu ảnh hưởng
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
.7
trực tiếp của chế độ thủy triều biển Đông. Nước sông Hậu đổ về và chế độ mưa nội
vùng, sông chỉ ngọt vào mùa mưa, bị xâm mặn trong suốt mùa khô.
Chế độ mưa nội vùng
Chế độ mưa có tác động rất lớn đến dòng chảy của kênh rạch nội vùng, nhưng
không ảnh hưởng lớn đến dòng chảy của sông chính. Các trận mưa đầu mùa có tác
dụng tốt cho việc tiêu độc trong đồng ruộng nhưng lại chính là tác nhân gây ô nhiễm
cho mạng lưới kênh rạch. Vì vậy mưa đến sớm với lượng mưa lớn và kéo dài vào
cuối mùa khô thường gây ra tác hại lớn cho nuôi trồng thuỷ sản ( chủ yếu cho mô
hình tôm lúa).
f/ Độ mặn
Mỹ Xuyên với điều kiện địa hình nằm ven biển nên độ mặn hàng năm cũng
khá biến động với hai mùa nước ngọt và nước lợ. Sự biến động độ mặn tại các địa
điểm của huyện Mỹ Xuyên được biểu thị trong bảng sau:
Bảng 2.1: Sự biến động độ mặn tại Mỹ Xuyên trong năm 2002, ( đvt:%0)
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Khảo sát hoạt động hành nghề của các nhà thuốc tại Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 Y dược 0
T Di động nghề nghiệp liên thế hệ ở Đồng bằng Sông Hồng (qua khảo sát xã hội học tại Phạm Trấn - Gia L Văn hóa, Xã hội 0
L Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 ( Qua khảo sát tại xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, t Văn hóa, Xã hội 2
V Hội nhập việc làm, nghề nghiệp của thanh niên - khảo sát trên địa bàn Thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Văn hóa, Xã hội 3
3 Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại tỉnh Hưng Yên ( Khảo sát tại Văn hóa, Xã hội 0
W Quan hệ giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân trong phát triển làng nghề (Qua khảo sát tại hai l Văn hóa, Xã hội 0
T Định hướng nghề nghiệp của học sinh Trung học phổ thông (Khảo sát một số trường trên địa bàn Hà Nội) Tài liệu chưa phân loại 0
B KHẢO SÁT NGHỀ NUÔI TÔM HÙM LỒNG TẠI HUYỆN SÔNG CẦU, TỈNH PHÚ YÊN Tài liệu chưa phân loại 0
B Khảo sát làng nghề truyền thống – làng gốm Bát Tràng Tài liệu chưa phân loại 2
O Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh B Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top