arc_ngothanhhai

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề cương:
I, Sơ lược chung:
1, Vị thế của liên minh EU (liên minh châu Âu) trong giai đoạn hiện nay.
2, Những chính sách của EU đối với hàng nông sản.
3, Tình hình quan hệ thương mại của VN và EU.
II, Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của VN sang thị trường EU.
1, Thực trạng hàng nông sản xuất khẩu của VN
2, Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của VN sang thị trường EU.
3,Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu hàng nông sản của VN sang thị trường EU.
a, thuận lợi.
b, khó khăn.
III, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của VN sang thị trường EU.
1, Giải pháp cấp nhà nước.
2, Giải pháp cấp doanh nghiệp.

SƠ LƯỢC CHUNG.
I, Vị thế của liên minh EU trong giai đoạn hiện nay.
Liên minh châu Âu (EU) có trụ sở đặt tại thủ đô Brussels của Bỉ. Trước 1/11/1993 gọi là Cộng đồng Châu Âu (EC). Tới 1/1/1995, EU có 15 nước thành viên gồm : Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Ailen, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển và Phần Lan. Kể từ tháng 1/5/2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên mới là Cộng hoà Czech, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Síp. Hiện nay, EU có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9 triệu người (2006) ; với tổng GDP là 11.6 nghìn tỉ euro (~15.7 nghìn tỉ USD) trong năm.
EU là khối kinh tế hùng mạnh và là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng của thế giới. Kinh tế của EU đạt trình độ phát triển cao, đặc biệt là ngành chế tạo cơ khí, hóa chất, dược phẩm, dệt, điện tử, nguyên tử, năng lượng, khai khoáng dầu khí,chế biến nông sản. EU cũng là một trung tâm buôn bán hàng đầu thế giới, chiếm 1/5 kim ngạch toàn cầu. Từ năm 1997, trong khi nhiều nước chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á thì kinh tế EU vẫn giữ sự ổn định và duy trì được mức mức tăng trưởng tương đối cao. Trong năm 2000, kinh tế EU có mức tăng trưởng cao hơn hẳn các năm trước (3,4%) ở cả khối cũng như ở từng nước. Hiện nay EU đang thực hiện mở rộng liên minh sang phía đông, mở rộng thị trường nội bộ khối đồng thời với việc tiến hành cải tổ mạnh mẽ cơ cấu điều hành.
EU là một tổ chức có tiềm lực vốn, tài chính mạnh. Vì thế EU có khả năng chi nhưng khoản tiền lớn vào các dự án nghiên cứu hay đầu tư. Ví dụ như trong chương trình chi tiêu đến cuối năm 2006, Nghị viện châu Âu và Hội đồng bộ trưởng châu Âu đã quyết định chi mỗi năm từ 90.660 triệu Euro đến 93.955 triệu Euro cho các hoạt động của liên minh.
II, Những chính sách của EU đối với hàng nông sản.
Tất cả các nước thành viên của EU đều áp dụng hính sách thương mại chung đối với các nước ngoài liên minh. Để thực thi chính sách thương mại, EU áp dụng các biện pháp thuế và phi thuế.
Hệ thống thuế được sử dụng bao gồm: thuế nhập khẩu; thuế bảo hộ các sản phẩm thực phẩm; thuế chống bán phá giá; thuế tiêu thụ;thuế giá trị gia tăng.
Các biện pháp phi thuế được sử dụng gồm: hạn ngạch; giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật; rào cản kỹ thuật; lệnh cấm.
Hiện nay nông nghiệp chỉ chiếm trung bình 5% lực lượng lao động là 3% GDP của các nước EU (thấp nhất là ở Anh: 2,1% và cao nhất là ở Hi Lạp: 20,4% lực lượng lao động) nhưng đây vẫn là lĩnh vực quan trọng với các chính sách gây tốn kém và đôi khi gây tranh cãi nhiều nhất của EU. Đây cũng là lĩnh vực được EU ban hành nhiều luật lệ và thu hút nhiều khoản chi ngân sách nhất. Nhận thức được tầm quan trọng của nó, các nước thành viên sáng lập ra khu mậu dịch các nước châu Âu ( European Economic Community_EEC ) đã chủ trương thực hiện chính sách nông nghiệp chung của liên minh. Chính sách nông nghiệp chung (the common Agricultural Policy – CAP) đã được hình thành ngay từ tháng 3 năm 1957 trong hiệp ước Rome về việc thành lập cộng đồng kinh tế châu Âu với mục tiêu chính được đưa ra tại điều 39 của hiệp ước này đó là:
+ Tăng năng suất nông nghiệp
+ Bảo đảm chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người nông dân
+ Ổn định thị trường nông nghiệp nhằm đáp ứng đầy đủ nông sản cho người tiêu dùng với giá cả hợp lý.
Chính sách nông nghiệp chung của EU được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản là: + Tạo lập và duy trì một thị trường nông sản chung của cộng đồng.
+ Coi trọng lợi ích của cộng đồng.
+ Đảm bảo liên kết về mặt tài chính.
Chính sách nông nghiệp chung là một chính sách được cộng đồng hóa nhất và là một yếu tố trung tâm trong các chính sách của EU. Nó là bước khởi đầu cho thị trường thống nhất và là một phần trong liên kết về kinh tế và chính trị, là hai yếu tố gắn các phần khác nhau của cộng đồng.
Kết quả bước đầu của chính sách nông nghiệp chung là năm 1962, những sản phẩm nông nghiệp đầu tiên được đưa ra thị trường EEC theo nguyên tắc của một thị trường nông sản chung với một cơ chế giá thống nhất. Đó là giá sản phẩm cao nhất, nhằm đảm bảo lợi ích của người nông dân. Chính vì vậy mà giá nông sản của EEC và thi trường thế giới có mức chênh lệch khá lớn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

xuminguyen

New Member
Re: [Free] Phân tích cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn hiện nay

Ad ơi cho mình xin tài liệu này với!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ – BÀI TẬP Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Các chỉ số tài chính trong phân tích cơ bản chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức Vinamilk Luận văn Kinh tế 0
D Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý Luận văn Kinh tế 0
D Cách Xác định nội hàm phân tích tiêu chí trong tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư 17 và 18/2018 Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích công việc là một hoạt động cơ bản trong công tác quản trị nguồn nhân lực, tuy nhiên lại ch Văn hóa, Xã hội 0
D Skkn một phương án dạy học tích vô hướng của hai vectơ trên cơ sở phân tích khoa học luận tri thức Luận văn Sư phạm 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và đ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top