fuck_me

New Member

Download miễn phí Đề án Những biện pháp cơ bản đảm bảo vốn FDI và ODA cho phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005





MỤC LỤC Trang
Mở đầu 1
Chương I: Một số lý luận chung về FDI và ODA 2
I. Về nguồn vốn FDI 2
1. Khái niệm 2
2. Tầm quan trọng của FDI 2
II. Tổng quan về nguồn vốn ODA 4
1. Khái niệm 4
2. Vai trò của ODA trong phát triển kinh tế 5
3. Vai trò của nguồn vốn ODA trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài-kinh nghiệm từ các nước Đông Nam Á 7
III. Sự cần thiết huy động vốn FDI và ODA ở Việt Nam 9
 
Chương II: Thực trạng vốn FDI và ODA tại Việt Nam trong những năm vừa qua 10
I. Tình hình huy động vốn nước ngoài 10
1. FDI trong phát triển kinh tế Việt Nam 10
2. Thực trạng thu hút ODA 15
II. Những tồn tại và khó khăn trong thu hút vốn nước ngoài 19
1. Khó khăn ngoài nước 19
2. Những tồn tại và vướng mắc trong nước 19
Chương III: Phương hướng và giải pháp thu hút vốn FDI và ODA phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ 2001-2005 26
I. Những mục tiêu cơ bản phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2005 26
1. Các mục tiêu phát triển kinh tế và yêu cầu về nguồn vốn 26
2. Xu hướng đầu tư quốc tế 28
II. Một số phương hướng và giải pháp thu hút vốn nước ngoài 28
1. Những giải pháp nhằm thu hút vốn FDI có hiệu quả 28
2. Những giải pháp trong thu hút và vận động vốn ODA 34
Kết luận 37
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

7 và xấp xỉ 9,2% năm 1998. Tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường từ 15-20%, cao hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 52 triệu USD năm 1991 lên 1990 triệu USD năm 1998, xấp xỉ 40 lần. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn nhiều lần tốc độ tăng trung bình chung của cả nước.
Về lao động. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 400.000 lao động vào làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất,... và góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động gián tiếp khác, giảm bớt được áp lực của vấn đề thất nghiệp hiện đang nổi cộm, cơ cấu lại nguồn lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn có cơ hội được đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề.
Về công nghệ kỹ thuật. Nhiều công nghệ kỹ thuật tiên tiến đã được chuyển giao và đưa vào hoạt động thông qua các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trong đó thể hiện rõ nhất là các thiết bị và kỹ thuật trong ngành bưu chính viễn thông, công nghệ lắp ráp và chế tạo ô tô, kỹ thuật điện tử, tin học, công nghệ thăm dò khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp hoá chất. Các ngành nghề, lĩnh vực được đầu tư công nghệ hiện đại hoạt động với năng suất cao, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Cùng với công nghệ kỹ thuật mới được du nhập vào nước ta, hoạt động chuyển giao cách quản lý hiện đại, trình độ cao cũng được tiến hành. Vì thế năng lực và trình độ của cán bộ quản lý Việt Nam được nâng lên đáng kể.
Về tình hình thu nộp Ngân sách nhà nước.
Trong giai đoạn từ 1988 đến 1998, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 64.852 tỷ đồng, chiếm 19% tổng số thu về thuế và phí của ngân sách Nhà nước, cụ thể như sau:
Thu từ lĩnh vực dầu khí: số thu nộp ngân sách từ lĩnh vực dầu khí chiếm tới 70,6% số thu của cả khu vực FDI, đạt 45.780 tỷ đồng (số liệu của giai đoạn 1998 trở về trước), trong đó 35,7% là thuế tài nguyên, 33,7% là thuế lợi tức, 1,1% thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, 29,5% là lãi bên Việt Nam được chia nộp ngân sách.
Thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác: Số thu từ các doanh nghiệp này tăng với tốc độ 1995 - 85%, 1996 - 42%, 1997 – 46%, 1998 – 7,9%. Trong giai đoạn 1997-1998 mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nhưng số thuế lợi tức vẫn tăng từ 685.366 triệu đồng lên đến 716.110 triệu đồng.
2. Thực trạng thu hút ODA.
Trong những năm qua, nguồn vốn ODA vào nước ta tăng không ngừng. Trải qua 8 Hội nghị quốc tế về ODA dành cho Việt Nam, các khoản cam kết ODA dành cho nước ta từ 1993 đến 2000 lên tới 17,5 tỷ USD và 1,2 tỷ USD hỗ trợ cải cách kinh tế, trong đó phần viện trợ không hoàn lại chiếm gần 25%. Đặc biệt hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 9 (7-8/12/2001) đã tuyên bố cộng đồng thế giới cam kết tài trợ cho Việt Nam khoản vốn vay 2,4 tỷ USD trong năm 2002 để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của mình. Trong khi nguồn vốn này trên thị trường quốc tế rất có hạn và bị cạnh tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển thì lượng vốn vào Việt Nam như vậy là rất khả quan. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những thành tựu của công cuộc đổi mới và phát triển của Việt Nam.
Các nhà tài trợ chính về vốn ODA cho Việt Nam là Nhật Bản, Australia, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Thuỵ Điển,... Ngoài ra còn có các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu á (ADB), Liên minh châu Âu (EU), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),... Với quy mô tài trợ khác nhau, hiện nay ở Việt Nam có gần 30 đối tác hợp tác phát triển song phương và 15 đối tác hợp tác phát triển đa phương; hơn 300 các tổ chức phi Chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, ba nhà tài trợ lớn nhất chiếm gần 80% tổng vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam là Nhật Bản, ADB và WB.
Nhật Bản là một trong những nước có khối lượng ODA lớn và cũng là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam. Nhật Bản bắt đầu các chương trình viện trợ cho Việt Nam từ tháng 11/1992. Tính đến nay, Nhật Bản đã cam kết tài trợ cho Việt Nam khoảng 6 tỷ USD, trong đó có các khoản vay ưu đãi đã ký khoảng 5,3 tỷ USD. Vốn vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm trong đó có 10 năm ân hạn. Các hình thức tài trợ chủ yếu là: vay với điều kiện ưu đãi, viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp hàng hoá, nhưng hình thức phổ biến nhất là tín dụng ưu đãi và viện trợ không hoàn lại. Tín dụng ưu đãi thường có mức lãi suất thấp từ 0,25% đến 2,3%.
WB bắt đầu thiết lập quan hệ với Việt Nam từ tháng 10/1993 và cam kết tài trợ cho Việt Nam các khoản tín dụng trên 2,6 tỷ USD với thời hạn vay 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất 0%, chi phí quản lý 0,75%/năm. Nguồn vốn của WB dùng đầu tư các dự án giao thông vận tải, thuỷ lợi, nông nghiệp và phát triển nông thôn, năng lượng, giáo dục, y tế, dân số, kế hoạch hoá gia đình, điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
ADB là tổ chức lớn thứ ba cho Việt Nam vay các khoản tín dụng ưu đãi từ Quỹ phát triển châu á (ADF). Với những nỗ lực trong công cuộc đổi mới kinh tế, Việt Nam được hưởng đặc ân, xếp trong nhóm thành viên được vay vốn vay ưu đãi của ADB. ADB đã cam kết cho Việt Nam vay 1,6 tỷ USD vốn tín dụng để đầu tư cho 19 dự án, thời hạn cho vay 40 năm, trong đó có 10 năm ân hạn, lãi suất 0%, chi phí quản lý 1%/năm. Ngoài ra còn có 70 khoản trợ giúp kỹ thuật trị giá 47 triệu USD không hoàn lại. Từ 1999, Việt Nam được chuyển từ nhóm A lên B1 nên phải vay một phần từ nguồn vốn thông thường (OCR) với lãi suất thị trường và thời gian ngắn hơn. Nguồn ADF cũng giảm bớt tính ưu đãi, thời gian vay còn 32 năm, trong đó có 8 năm ân hạn, chi phí quản lý sẽ nâng lên 1,5% cho thời kỳ sau khi hết thời gian ân hạn. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của ADB dùng để hỗ trợ cho việc cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng xã hội, tăng cường thể chế và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, hợp tác tiểu vùng và tiểu vùng Mêkông mở rộng nhằm phối hợp chung các nước trong tiểu vùng. Ngoài ra, nguồn vốn ODA của ADB còn hỗ trợ cho đầu tư tư nhân, cổ phần hoá và cải cách doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh doanh.
Từ 1993 đến 2000 ta đã ký các hiệp định nhằm thực hiện các cam kết. Nguồn vốn mà ta ký được bằng 80% nguồn ODA đã cam kết, trong đó 85% là vốn vay, 15% là viện trợ không hoàn lại. Trong ba năm 1997, 1998, 1999, vốn ODA được giải ngân trung bình mỗi năm trên 1,1 tỷ USD. Theo đánh giá của các chuyên gia WB thì tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA như vậy vẫn là chậm, do đó chương trình viện trợ của WB dành cho Việt Nam đang từ 500 triệu USD năm 1996 xuống còn 431 triệu USD vào năm 1999. Có thể thấy chương trình viện trợ c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu c Kiến trúc, xây dựng 0
L Những vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư Luận văn Kinh tế 0
B Những vấn đề cấu tạo từ tiếng Thái Lan hiện đại. Luận án PTS. Ngôn ngữ học Văn hóa, Xã hội 0
C Nhận diện những bất cập và đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình tuyển/xét chọn các đề tài/dự án th Kinh tế quốc tế 2
N Nghiên cứu những vấn đề môi trường của một số dự án thủy điện tại vùng Tây Bắc: Luận văn ThS. Môi tr Khoa học Tự nhiên 0
T Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống Tòa án Việt Nam theo định hướng xây dựng nhà Luận văn Luật 0
L Những vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam : Luận án TS. Luật: 62.38.50.01 Luận văn Luật 0
Z Những vấn đề lý luận và thực tiễn về giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
N Những vấn đề pháp lý về trình tự thủ tục đấu thầu mua sắm trong các dự án ODA do ngân hàng thế giới Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top