huynhnhu191

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: THỊ TRƯỜNG GẠO CHÂU PHI VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 6
1.1. Thị trường và thị trường gạo châu Phi 6
1.2. Hoạt động xuất khẩu 21
1.3. Kinh nghiệm của một số nước xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi 35
Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 40
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hoá của nước ta nói chung và sang thị trường châu Phi nói riêng 40
2.2. Thực trạng về xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi 50
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI 61
3.1. Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường châu Phi 61
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào châu Phi 69
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 92

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
AGROINFOR : Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
APEDA : Cơ quan phát triển xuất khẩu nông sản và thực phẩm Ấn Độ
AU : Liên minh châu Phi
AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CARD : Liên minh phát triển gạo châu Phi
CH : Cộng hòa
COMESA : Thị trường chung Đông và Nam Phi
eGoM : Nhóm các Bộ trưởng có quyền lực
EU : Liên minh châu Âu
FAO : Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngòai
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GMOs : Biến đổi gen
HACCP : Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát tới hạn
KH - CN : Khoa học, công nghệ
MEP : Áp giá xuất khẩu tối thiểu
NAM : Phong trào không liên kết
NEPAD : Đối tác mới về sự phát triển của châu Phi
NK : Nhập khẩu
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
SADC : Cộng đồng phát triển Nam châu Phi
SCL : Sông Cửu Long
UEMOA : Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi
UNCTAD : Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc
USDA : Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
VCCI : Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam
WADAR : Trung tâm nghiên cứu lúa gạo châu Phi
WB : Ngân hàng Thế giới
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
WTO : Tổ chức thương mại Thế giới
XK : Xuất khẩu
XKHH : Xuất khẩu hàng hóa
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XNK : Xuất nhập khẩu

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 1.1: Nhập khẩu và tiêu dùng gạo của tiểu vùng Sa-ha-ra thuộc châu Phi từ năm 2001 đến 2008 19
Bảng 1.2: Mức tiêu thụ gạo ở châu Phi năm 2006 19
Bảng 1.3: Kim ngạch nhập khẩu gạo của châu Phi 2002-2006 20
Bảng 1.4: Sản lượng lúa/gạo của Việt Nam năm 2008 và dự báo năm 2009 25
Bảng 2.1:
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Châu Phi và tỷ trọng trọng tổng kim ngạch của cả nước 44
Bảng 2.2: Xuất khẩu sang 10 thị trường chủ yếu ở châu Phi, 2001 - 2007 45
Bảng 2.3: 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi năm 2007 46
Bảng 2.4: Kim ngạch 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang châu Phi năm 2007 47
Bảng 2.5: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang một số nước châu Phi năm 2007 và 2008 52
Bảng 2.6: Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2009 53
Bảng 3.1: Tổng quan về Nam Phi năm 2007 67
Bảng 3.2: Tổng quan về Ai Cập năm 2007 68


Biểu đồ 2.1: Tỉ trọng gạo và một số mặt hàng xuất khẩu sang châu Phi năm 2008 48
Biểu đồ 2.2: Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2008 51
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch và sản lượng gạo xuất khẩu sang châu Phi (1996 - 2006) 52


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa/gạo được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa mì trên thế giới, với tỷ trọng khoảng 85% được sản xuất ở các nước châu Á.
Toàn thế giới có khoảng 15 nước xuất khẩu gạo với mức từ 100.000 tấn/năm trở lên và trên 100 nước nhập khẩu gạo. Các nước có lượng gạo xuất khẩu lớn bao gồm: Thái Lan, Ấn Độ, Pakixtan, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam... chiếm khoảng hơn 70% lượng gạo xuất khẩu của thế giới (Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới khoảng 4,5 triệu tấn/năm sau Thái Lan). Các nước nhập khẩu gạo lớn như Braxin, các nước thuộc khối EU, Inđônêxia, Philippin, Nam Phi, Ni-giê-ri-a... chiếm khoảng 40% lượng gạo nhập khẩu của thế giới.
Cho đến nay, thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đã mở rộng ra hơn 100 nước. Hiện tại, do nhu cầu về gạo lớn (rất nhiều nước đang thiếu lương thực) và giá gạo của chúng ta luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan (trung bình khoảng 360 - 430 USD/tấn so với 390 - 480 USD/tấn của Thái Lan) cho nên rất nhiều nước trên thế giới quan tâm đến gạo của Việt Nam, đặc biệt là các nước ở châu Phi. Ngoài một số nước đã là bạn hàng quen thuộc của Việt Nam như: Xê-nê-gan, cộng hòa Nam Phi, Ni-giê-ri-a, Công-gô, An-giê-ri... đầu năm 2009 đã có 7 nước châu Phi khác đăng ký mua gạo của Việt Nam.
Châu Phi có diện tích khoảng 30.244.050 km2 (đứng thứ ba thế giới sau châu Á, châu Mỹ), dân số khoảng 970 triệu người (đứng thứ hai thế giới sau châu Á) sinh sống ở 54 quốc gia. Châu Phi được mọi người biết đến là châu lục cùng kiệt khổ và thiếu lương thực trầm trọng. Có thể nói, châu Phi là thị trường nhập khẩu hàng hoá giàu tiềm năng, nhất là mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Khi còn Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã có những mối quan hệ thân thiện với nhiều nước thuộc châu Phi: An-giê-ri, Ăng-gô-la, Ai Cập, Li-bi, Ma-rốc... Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước châu Phi được tăng cường và rộng mở đã tạo ra những cơ hội thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Phi, đặc biệt là mở rộng thị trường hàng hoá nói chung và mặt hàng gạo của Việt Nam nói riêng tại châu Phi.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nhấn mạnh: "Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh, tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng" [4, tr.703].
Từ đó, việc nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung, đặc biệt là gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi trong giai đoạn hiện nay đang được nhiều người quan tâm, đây cũng là lý do để tác giả chọn đề tài: "Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi" làm luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài đã có một số công trình khoa học, các bài báo… đề cập đến.
+ Về tình hình xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng, đã có nhiều công trình nghiên cứu và những bài viết đề cập đến, tiêu biểu như:
- PTS Nguyễn Đình Long, PTS Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Võ Định (1999), Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
- Nguyễn Tiến Thỏa (2006), Sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (2007), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Tân, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Trịnh Ái Hoa (2006), Chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Các công trình này đã đề cập đến lợi thế cạnh tranh của hàng hoá nông sản xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng gạo của Việt Nam. Các công trình đó cũng nêu ra những chính sách xuất khẩu và các giải pháp định hướng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang thị trường các nước trên thế giới.
+ Về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và châu Phi, về thị trường hàng hóa nói chung, thị trường nông sản phẩm trong đó có gạo nói riêng… đã có một số công trình khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ nghiên cứu. Đó là:
- Đặng Phong Vũ (2000), Thị trường tiêu thụ nông phẩm của đồng bằng sông Cửu Long hiện nay - đặc điểm và phương hướng phát triển, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Mạnh Tuân (2005), Vai trò nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi: Thực trạng và định hướng xuất khẩu, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học kinh tế quốc dân, 3/2006.
- Một số quan điểm và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 10/2006.
dịch vụ bảo lãnh thanh toán và bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp kinh doanh với châu Phi.
Thứ ba, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ thích hợp và khuyến khích các doanh nghiệp triển khai xây dựng kho ngoại quan hay trung tâm thương mại Việt Nam tại một số thị trường châu Phi trọng điểm, giúp hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập tốt hơn vào thị trường các nước châu Phi.
Thứ tư, cần tăng cường công tác thông tin, xúc tiến thương mại, đặc biệt là nâng cao vai trò của các cơ quan thay mặt ngoại giao và thương vụ Việt Nam tại châu Phi. Muốn vây, phải tiếp tục mở rộng việc thành lập các đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam ở các nước châu Phi, trước hết là những nước được coi là những thị trường trọng điểm của Việt Nam. Đồng thời, mở rộng quyền tự chủ cho các doanh nghiệp trong quyết định đầu tư, sớm đưa ra danh mục các lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
3.2.1.3. Xây dựng, tạo lập hành lang pháp lý trong quan hệ thương mại với các nước châu Phi
Để tạo lập một khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động thương mại giữa Việt nam và châu Phi, cần chú ý những điểm sau:
- Tăng cường giao lưu chính trị, ngoại giao, văn hóa để từ đó tiến hành ký kết các hiệp định, các văn bản pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thương mại
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước châu Phi không ngừng được mở rộng, từ 7 nước năm 1964 lên 49 nước trong tổng số 54 nước hiện nay. Trong giai đoạn 2003 - 2004, Việt Nam đã đón hơn 20 đoàn đại biểu cấp cao của các nước châu Phi sang thăm, gồm: Buốc-ki-na Fa-xô, Tan-za-ni-a, Zăm-bi-a, Nam-mi-bi-a, Ma-đa-gát-xca, Ni-giê-ri-a… Việt Nam cũng đã có nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao đi thăm các nước châu Phi như: Mô-zăm-bích, Bê-nanh, Ma-đa-gát-xca, CH Nam Phi, An-giê-ri, Ma-rốc, Ai Cập, Li-bi, Công-gô, Nam-mi-bi-a… Tuy nhiên trong tương lai vẫn cần trao đổi các đoàn đại biểu ở cấp này để thắt chặt và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia châu Phi. Hoạt động này sẽ khai thông nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ hợp tác song phương, từ đó thúc đẩy khả năng hợp tác thương mại Việt Nam - châu Phi. Bên cạnh đó cần thúc đẩy quan hệ ngoại giao với 5 nước châu Phi còn lại là Bốt-xa-moa, Cô-mo, Li-bê-ri-a, Ma-la-wi và
Xoa Di-len.
Việc tăng cường trao đổi đoàn cấp cao giữa hai bên cũng là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại song phương, trong đó vấn đề cốt lõi là tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động thương mại giữa hai bên. Việc ký kết các hiệp định thương mại và các hiệp định kỹ thuật khác là nhằm hỗ trợ cho phát triển thương mại song phương như Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định vận tải biển, Hiệp định vận tải hàng không, Hiệp định về hợp tác ngân hàng, Hiệp định hợp tác nông nghiệp. Hiện nay Việt Nam đã ký tổng cộng 19 Hiệp định thương mại với các nước châu Phi, gồm: Ghi-nê (1961), Man-ta (1977), Ghi-nê Xích-đạo (1977), Ăng-gô-la (1978), Li-bi (1983), An-giê-ri (1994), Tuy-ni-zi (1994), Ai Cập (1994), CH Nam Phi (2000), Tan-za-ni-a (2001), Ni-giê-ri-a (2001), Ma-rốc (2001), Công-gô (2002), Nam-mi-bi-a (2003), Mô-zăm-bích (2003), Xê-nê-gan, Xu-đăng, Bê-nanh, Gha-na… trong đó hầu như tất cả các hiệp định đều có điều khoản dành cho nhau qui chế Tối huệ quốc và các ưu đãi thuế quan. Đây là hành lang pháp lý cơ bản để các doanh nghiệp hai bên xúc tiến các hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, trong tương lai cần tăng cường thúc đẩy quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế thương mại; chú trọng đàm phán song phương, đa phương để ký kết các hiệp định, hợp đồng, biên bản ghi nhớ; từ đó cụ thể hóa bằng những văn bản thi hành và những qui chế rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ thương mại với từng nước. Trước mắt cần rà soát lại việc thực hiện các hiệp định đã ký kết, hoàn tất Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Ai Cập, CH Nam Phi, Ma-rốc, Ăng-gô-la…; tiếp tục đẩy nhanh việc ký kết các hiệp định thương mại với các nước châu Phi còn lại nhằm tạo điều kiện và mở rộng hơn nữa hoạt động giao lưu thương mại, mở đường cho sản phẩm của Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào thị trường châu Phi.
- Tăng cường mạng lưới các cơ quan ngoại giao, thay mặt thương mại ở các nước châu Phi
Đến nay ở châu Phi, Việt Nam đã có 8 cơ quan thay mặt ngoại giao thường trú đặt tại các nước Ai Cập, An-giê-ri, Li-bi, Ăng-gô-la, CH Nam Phi, Tan-za-ni-a và 5 thương vụ tại CH Nam Phi, An-giê-ri, Ai Cập, Ma-rốc, Ni-giê-ri-a nhằm tạo cầu nối cho các doanh nghiệp hoạt động. Mạng lưới các cơ quan thay mặt thương mại Việt Nam đã có mặt ở các khu vực tây Phi, nam Phi và bắc Phi. Riêng đối với khu vực đông Phi, Việt Nam vẫn chưa đặt được thương vụ. Điều đó cho thấy lực lượng thay mặt thương mại của nước ta ở châu Phi còn quá yếu. Thêm vào đó, chế độ hoạt động kiêm nhiệm, tình trạng thiếu kinh phí và nhân lực cũng là những trở ngại không nhỏ đối với chủ trương thúc đẩy thêm một bước quan hệ Việt Nam - châu Phi trong giai đoạn mới. Để khắc phục từng bước vấn đề này, trước mắt cần cố gắng thiết lập, tái lập các cơ quan thay mặt ngoại giao, thay mặt thương mại nhằm giảm bớt tình trạng một cơ quan thay mặt kiêm nhiệm ở nhiều nước. Cần sớm thành lập thêm các cơ quan thay mặt ngoại giao tại các nước mà Việt Nam chưa có; cần mở thêm từ 7 đến 10 cơ quan thương vụ ở 7 - 10 nước châu Phi khác, trước hết là ở những nước được coi là đầu mối quan hệ với các nước khác, là cửa ngõ vào các khu vực của châu Phi, chẳng hạn như Ma-rốc, Bờ Biển Ngà, Xê-nê-gan, Ni-giê-ri-a, Tan-za-ni-a… Bên cạnh sự tăng cường về số lượng cũng cần nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, phương tiện và nhân lực tại các thương vụ đầu mối này nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thông tin thị trường, về các doanh nghiệp ở châu Phi… phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp trong nước. Việc đầu tư này có thể rất tốn kém song là thực sự cần thiết và sẽ tạo được hiệu quả lâu dài cho tương lai.
- Một số giải pháp hình thành khung khổ pháp luật
+ Mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu
Các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường châu Phi của Việt Nam đến nay vẫn thực hiện mở rộng kinh doanh xuất khẩu của mình theo Luật Thương mại hiện hành dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường trọng điểm và thị trường ưu tiên. Cụ thể là quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được nới lỏng cho cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; Nhà nước không chủ trương độc quyền hoàn toàn trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, thậm chí đối với cả những mặt hàng thiết yếu. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được giảm thuế lợi tức nếu sử dụng lợi nhuận vào việc tái đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu phục vụ cho sản xuất được xem xét giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức trong thời gian sản xuất ban đầu; các doanh nghiệp gia công hàng hóa cho nước ngoài được nhập khẩu miễn thuế thiết bị vật tư phục vụ sản xuất. Từ năm 1998, những ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu được mở rộng hơn. Theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép xuất khẩu những mặt hàng không nêu trong giấy phép đầu tư của mình và các doanh nghiệp trong nước được quyền trực tiếp sản xuất sản phẩm của mình mà không cần giấy phép xuất nhập khẩu.
+ Thực hiện qui định thuế ưu đãi có xét đến điều kiện cụ thể và không vi phạm qui tắc WTO
Cho tới trước thời điểm trở thành thành viên WTO, cơ chế hoàn thuế chỉ áp dụng đối với thuế nhập khẩu đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường xa xôi như châu Phi. Những nhà xuất khẩu qua trung gian (xuất khẩu gián tiếp) không được hưởng chế độ này. Song thực tế cho thấy có tới 60% - 80% doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Phi là thông qua đối tác thứ ba. Con số này cao hơn rất nhiều so với 40% doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp sang các thị trường khác. Bởi lẽ, hiện nay xuất khẩu qua trung gian là con đường mà phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng để thâm nhập vào thị trường châu Phi. Hình thức này phù hợp với thời kỳ khai phá thị trường khi qui mô xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ, các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phải dựa vào doanh nghiệp nhà nước để xuất khẩu hàng hóa sang châu Phi. Tuy nhiên, cơ chế hoàn thuế xuất khẩu này đã không khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu mua các yếu tố đầu vào được sản xuất trong nước. Vả lại đến nay, việc trở thành thành viên chính thức của WTO cũng không cho phép Việt Nam thực hiện qui định hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào. Vì vậy, để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu mạnh sang thị trường châu Phi trong điều kiện các kênh trao đổi thương mại chưa thông suốt như hiện nay, Chính phủ cần mở rộng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp bằng những hình thức thiết thực hơn, không vi phạm qui tắc của WTO, như hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại ở những nước châu Phi trọng điểm; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ tại thị trường này.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Phi cần được hưởng những ưu đãi về thuế theo đúng qui định hiện hành. Trước đây, biện pháp khuyến khích xuất khẩu thông qua thuế thường được thực hiện dưới hai cách trực tiếp và gián tiếp. Thuế xuất khẩu được qui định

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top