katy_ttky

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của Đề tài
Chứng khoán và thị trường chứng khoán là một bộ phận gắn liền với nền kinh tế thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào hoạt động từ tháng 7 năm 2000 là sự kiện đánh dấu bước phát triển trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập quốc tế của kinh tế Việt Nam. Tuy đã chính thức vận hành được hơn 6 năm nhưng nhìn chung thị trường chứng khoán vẫn được xem là lĩnh vực mới mẻ ở nước ta.
Trong thời gian qua, Nhà Nước đã tiến hành nhiều biện pháp tích cực nhằm phát triển thị trường chứng khoán trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán, đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán. Bộ phận pháp luật về chào bán chứng khoán được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau dẫn đến việc hiểu và vận dụng đúng đắn các quy định này là rất phức tạp. Luật Chứng Khoán 2006 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về chào bán chứng khoán trong bối cảnh Việt Nam vừa trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Khoá luận với đề tài “Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam” mong muốn xem xét thực trạng pháp luật rồi đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán ở Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam hiện nay không nhằm mục đích nào khác ngoài việc phân tích đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động này và thực trạng áp dụng những quy định này. Trên cơ sở đó, đưa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp cụ thể góp phần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chào bán chứng khoán.


3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu sâu những quy định pháp luật cụ thể liên quan trực tiếp đến chào bán chứng khoán trong đó có chào bán chứng khoán của doanh nghiệp và chào bán chứng khoán của Chính Phủ và chính quyền địa phương trong những điều kiện cụ thể của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận là các nguyên tắc và phương pháp luận chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới. Luận văn có kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hợp, khái quát hoá để giải quyết nội dung khoa học của đề tài.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, phạm vi nghiên cứu. Luận văn bao gồm các phần sau:
Chương I: Những vấn đề cơ bản của pháp luật về chào bán chứng khoán.
Chương II: Thực trạng pháp luật Việt Nam về chào bán chứng khoán.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về chào bán chứng khoán








CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHÀO BÁN
CHỨNG KHOÁN

1. Khái niệm chứng khoán
1.1. Định nghĩa chứng khoán
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với chức năng huy động và phân bổ nguồn vốn trung và dài hạn, thị trường chứng khoán sẽ là công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp thu hút và tạo lập vốn phát triển thông qua việc chào bán chứng khoán và tham gia hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Theo quan điểm truyền thống, chứng khoán là phương tiện xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với vốn của tổ chức phát hành. Như vậy nói đến chứng khoán là nói đến các quyền tài sản. Đó có thể là quyền của chủ nợ đối với người sở hữu chứng khoán, cũng có thể là quyền của người mua chứng khoán đối với phần vốn của công ty. Về bản chất nó chính là sự thể hiện quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong các hoạt động kinh tế khác.
Ở Việt Nam, khái niệm chứng khoán được quy định tại Luật Chứng Khoán 2006- điều 6. Theo đó, “chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản và phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử bao gồm các loại sau đây
a)Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
b)Quyền mua cổ phần,chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hay chỉ số chứng khoán”
1.2. Đặc điểm của chứng khoán
Chứng khoán là một loại hàng hoá đặc biệt, vì vậy nó có nhiều điểm khác biệt so với các loại hàng hoá khác:
Thứ nhất, chứng khoán có tính sinh lời. Điều đó có nghĩa là nó đem lại cho người sở hữu một khoản thu nhập trong một thời gian nhất định. Thu nhập này được đảm bảo bằng lợi tức được phân chia hàng năm hay việc tăng giá của chứng khoán trên thị trường. Tính sinh lời tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của chứng khoán, giúp các nhà đầu tư có khả năng lựa chọn các hình thức đầu tư vốn khác, đồng thời cũng là động lực để nhà đầu tư mua chứng khoán.
Thứ hai, chứng khoán có tính thanh khoản cao. Đặc điểm này thể hiện ở khả năng nhanh chóng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Tính thanh khoản của chứng khoán phụ thuộc vào từng loại chứng khoán, uy tín của chủ thể phát hành và biến động của thị trường. So với các loại tài sản khác, chứng khoán có tính thanh khoản rất cao. Đây cũng chính là lợi thế của chứng khoán. Nó tạo thuận lợi cho người sở hữu chứng khoán, khi không muốn nắm giữ họ có thể bán để thu hồi tiền mặt.
Thứ ba, tính rủi ro của chứng khoán. Chứng khoán là một loại tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro. Có nghĩa là nhà đầu tư có thể không được hoàn lại đủ số tiền ban đầu đã bỏ ra đầu tư vào chứng khoán. Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro được hiểu là sự sai biệt giữa lợi ích thực tế so với mức sinh lời kỳ vọng, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không hệ thống. Mức độ rủi ro phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, biến động của nền kinh tế, thậm chí là biến động chính trị xã hội. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét đánh giá rủi ro liên quan trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn nắm giữ hay bán chứng khoán.
Thứ tư, chứng khoán có tính tư bản giả, đó là tính không đồng nhất giữa thị giá và mệnh giá của chứng khoán. Nghĩa là sau khi được chào bán tại thị trường sơ cấp, giá trị của chứng khoán thay đổi so với mệnh giá ban đầu và sau đó do được giao dịch trên thị trường thứ cấp thị giá của nó sẽ phụ thuộc vào tình hình của thị trường. tuỳ từng trường hợp vào cung cầu của thị trường mà thị giá có thể cao hơn hay thấp hơn mệnh giá. Tuy nhiên hiện nay phần lớn các chứng khoán đều có thị giá cao hơn rất nhiều so với mệnh giá, thậm chí gấp hàng trăm lần.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy chứng khoán là một loại hàng hoá khác hẳn với các loại thông thường khác. Hiểu rõ những đặc điểm của chứng khoán có thể dễ dàng giúp chúng ta tìm hiểu những lĩnh vực liên quan đến chứng khoán nói chung và chào bán chứng khoán nói riêng.
1.3. Phân loại chứng khoán
Giống như các loại hàng hoá khác, chứng khoán rất đa dạng, phong phú về chủng loại và hình thức. Để phân loại chứng khoán người ta thường dựa vào một số tiêu chí khác nhau như:
Căn cứ vào chủ thể phát hành, chứng khoán gồm hai loại: chứng khoán của doanh nghiệp và chứng khoán của Chính phủ. Việc phân loại này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư lựa chọn loại chứng khoán cho phù hợp với yêu cầu của mình.
Căn cứ vào bản chất, chứng khoán gồm hai loại: chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Chứng khoán vốn là loại chứng khoán xác nhận sự góp vốn và quyền liên quan của người sở hữu đối với đối tượng phát hành ra nó. Chứng khoán nợ là loại chứng khoán theo đó chủ thể phát hành cam kết sẽ trả lại cả gốc lẫn lãi sau một thời gian nhất định. Mục đích của việc phân loại này là xác định rõ quyền tài sản của chủ sở hữu chứng khoán đối với tổ chức phát hành.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể phát hành và chủ sở hữu chứng khoán có: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và một số chứng khoán phái sinh như chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai. Đây là cách phân loại phổ biến và thông dụng hiện nay vì nó thể hiện được đặc trưng của chứng khoán theo tiêu chí phân loại nói trên.
- Cổ phiếu: Đây là loại chứng khoán rất quan trọng cho việc tạo lập cũng như đi vào hoạt động của thị trường chứng khoán. Có nhiều định nghĩa khác nhau về cổ phiếu. Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam: “cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn góp cổ phần của tổ chức phát hành” [ 8.1]. Trong thực tế, thường có nhiều loại cổ phiếu như cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi trong đó cổ phiếu ưu đãi được chia thành nhiều lại cho nhà đầu tư những khả năng lựa chọn đồng thời tạo cơ hội cạnh tranh cho tổ chức phát hành.
- Trái phiếu: Đây là chứng khoán nợ do doanh nghiệp hay Chính phủ phát hành xác nhận quyền của chủ sở hữu đối với khoản nợ của chủ thể đó. Khoản nợ được tổ chức phát hành cam kết trả lại cho chủ sở hữu tại một thời điểm trong tương lai với một khoản lãi nhất định. Trái phiếu cũng có nhiều loại như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương.
Trái phiếu và cổ phiếu là hai loại chứng khoán phổ biến nhất hiện nay. Mỗi loại có một ưu thế riêng, đem lại cho nhà đầu tư những khả năng lựa chọn để phù hợp với nhu cầu của mình. Trái phiếu và cổ phiếu khác nhau ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất, về bản chất, nếu như cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn thì trái phiếu lại là chứng khoán nợ. Cổ phiếu xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành còn trái phiếu xác nhận quyền và lợi ích của chủ sở hữu đối với phần vốn nợ. Như vậy chủ sở hữu cổ phiếu là cổ đông của tổ chức phát hành còn chủ sở hữu trái phiếu là chủ nợ của tổ chức đó. Hệ quả là cổ đông có thể tham gia vào việc quản lý điều hành doanh nghiệp còn chủ nợ thì không có quyền này.
Thứ hai, về tính sinh lời, cổ phiếu có tính sinh lời cao hơn trái phiếu. Điều này xuất phát từ bản chất của hai loại chứng khoán này. Cổ phiếu là chứng khoán xác nhận phần vốn cổ phần vì vậy mà khả năng đem lại một khoản thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh của chủ thể phát hành. Một doanh nghiệp “ăn nên làm ra” “lãi mẹ đẻ lãi con” thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó có giá rất cao, người sở hữu cổ phiếu có thể thu được một khoản tiền khá lớn. Trái lại khả năng sinh lời của trái phiếu bao giờ cũng ở một mức nhất định và khoản tiền này thường không đáng kể.
quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Như vậy, pháp luật không cấm công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành trái phiếu để huy động vốn. Điều đó đồng nghĩa với việc công ty trách nhiệm hữu hạn có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên, cả Luật doanh nghiệp 2005 và Nghị định 52/2006 ngày 19 tháng 5 năm 2006 về việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp đều không có quy định về phát hành trái phiếu của chủ thể này. Mặt khác, theo Luật chứng khoán 2006, công ty trách nhiệm có quyền chào bán trái phiếu ra công chúng ( Luật quy định chủ thể là doanh nghiệp khi có đủ điều kiện được quyền chào bán trái phiếu ra công chúng mà theo Luật doanh nghiệp 2005 khái niệm “doanh nghiệp” bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn). Vì vậy cần bổ sung những quy định pháp luật cụ thể để công ty trách nhiệm hữu hạn có cơ sở thực hiện hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ để huy động vốn, đảm bảo đầy đủ các quyền của chủ thể này. Điều này cũng tạo nên sự đồng bộ giữa các văn bản pháp luật mà đặc biệt là Luật chứng khoán 2006 và Luật doanh nghiệp 2005.

KẾT LUẬN

Pháp luật về chào bán chứng khoán là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp, Chính phủ và chính quyền địa phương chào bán chứng khoán để huy động vốn vì vậy việc xây dựng cũng như hoàn thiện pháp luật đối với hoạt động này thực sự là một đòi hỏi cấp thiết. Nhất là trong thời điểm hiện nay, Nhà nước đẩy mạnh phát triển kinh tế cùng với các hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, việc xây dựng một thị trường vốn ổn định và có hiệu quả là một vấn đề đặc biệt quan trọng bởi vì đó chính là biểu hiện sức sống của nền kinh tế đất nước.
Luận văn “ Một số vấn đề của pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam” đã nghiên cứu thực trạng pháp luật về chào bán chứng khoán ở Việt Nam, từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện để nhằm xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể chào bán có thể huy động vốn hiệu quả qua hình thức chào bán chứng khoán.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong qua trình nghiên cứu cũng như khi đưa ra các kiến nghị nhưng do nhiều lý do khách quan khác nhau mà khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong các thầy cô giáo, các bạn sinh viên giúp đỡ góp ý để nội dung khoá luận được hoàn thiện sâu sắc hơn.











TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ X- Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 2006.
2. Một số vấn đề pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam – Phạm Thị Giang Thu- NXB Chính trị quốc gia- 2004.
3. Pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp – Trường đại học Luật Hà Nội- Nguyễn Minh Hằng, Luận án thạc sĩ luật học, năm 2001.
4. Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán –Trường Đại học kinh tế quốc dân-2002.
5. Tạp chí Luật học-Số tháng 8 năm 2006- Trường đại học Luật hà Nội.
6. Doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường chứng khoán- Phòng thương mại công nghiệp VCCI - Nhà xuất bản chính trị quốc gia- 2005.
7. Báo đầu tư chứng khoán ( các số 41, 43, 44,45, 46, 48 năm 2006 : số 1, 2,3, 5, 7, 8, 9, 10, 12, 13-17 năm 2007).
8. Các văn bản pháp luật.
8.1. Luật chứng khoán 2006.
8.2. Luật doanh nghiệp 2005.
8.3.Luật doanh nghiệp 1999 ( đã hết hiệu lực)
8.4. Luật Ngân sách Nhà nước.
8.5. Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2001.
9. Các văn bản dưới Luật.
9.1. Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
9.2. Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2002 về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
9.3. Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
9.4. Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính Phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương.
9.5. Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần.
9.6. Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
9.7. Quyết định 1297/2002/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2003 về việc ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước.
9.9. Quyết định 02/2004/QĐ-NHNN ngày 04 tháng 01 năm 2004 về việc ban hành quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước.
9.10. Quyết định 1122/20010QĐ-NHNN ngày 04 tháng 09 năm 2001 về việc ban hành quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT CHÀO BÁN 3
CHỨNG KHOÁN 3
1. Khái niệm chứng khoán 3
1.1. Định nghĩa chứng khoán 3
1.2. Đặc điểm của chứng khoán 3
1.3. Phân loại chứng khoán 5
1.4. Vai trò của chứng khoán 7
2. Chào bán chứng khoán 9
2.1. Khái niệm về chào bán chứng khoán 9
2.2. cách chào bán chứng khoán 10
2.3. Vai trò của hoạt động chào bán chứng khoán 12
2.3.1. Đối với thị trường chứng khoán 12
2.3.2. Đối với chủ thể chào bán 12
3. Pháp luật về chào bán chứng khoán 14
3.1. Khái niệm pháp luật về chào bán chứng khoán 14
3.2. Nội dung pháp luật về chào bán chứng khoán 16
3.2.1. Pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp 16
3.2.2.Pháp luật về chào bán chứng khoán của Chính phủ và chính quyền địa phương 20
3.3. Pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán 20
CHƯƠNG II 23
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN 23
1. Chủ thể chào bán chứng khoán 23
1.1. Chính phủ 23
1.2. Chính quyền địa phương 24
1.3. Doanh nghiệp 24
1.3.1. Chủ thể chào bán chứng khoán vốn 24
1.3.1.1. Công ty cổ phần 24
1.3.1.2. Công ty Nhà nước cổ phần hoá 25
1.3.1.3. Công ty quản lý quỹ đầu tư 26
1.3.1.4. Công ty đại chúng 26
1.3.2. Chủ thể chào bán chứng khoán nợ 27
2. Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán của doanh nghiệp 28
2.1. Các quy định của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng 28
2.1.1. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng 28
2.1.1.1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng 29
2.1.1.2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng 31
2.1.1.3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng 32
2.1.2. Các quy định về thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng 33
2.1.2.1. Hồ sơ chào bán 33
2.1.2.2. Thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng 36
2.2. Quy định về chào bán riêng lẻ 37
2.2.1. Quy định về chào bán cổ phiếu 37
2.2.1.1. Chào bán cổ phiếu của công ty cổ phần 37
2.2.1.2. Chào bán cổ phiếu của công ty Nhà nước cổ phần hoá 40
2.2.1.3. Phát hành cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần 44
2.2.2. Quy định về chào bán riêng lẻ trái phiếu 45
2.2.2.1. Quy định về chào bán riêng lẻ trái phiếu doanh nghiệp 45
2.2.2.2. Quy định về chào bán trái phiếu riêng lẻ của tổ chức tín dụng 48
3. Chào bán chứng khoán của chính phủ và chính quyền địa phương 50
3.1. Trái phiếu Chính phủ 51
3.2. Trái phiếu Chính quyền địa phương 54
4. Quản lý Nhà nước về chào bán chứng khoán ở Việt Nam 55
CHƯƠNG III 58
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN 58
1. Căn cứ để hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán 58
1.1. Căn cứ vào chủ trương chính sách của Đảng về phát triển kinh tế thị trường 58
1.2. Căn cứ vào đặc điểm phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 59
1.3. Căn cứ vào tình hình phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay 60
2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về chào bán chứng khoán 61
2.1. Bổ sung, sửa đổi một số quy định hiện hành về chào bán chứng khoán ra công chúng theo Luật chứng khoán 2006 61
2.2. Sửa đổi bổ sung Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2003 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương 63
2.3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về cổ phần hoá công ty Nhà nước 65
2.4. Xây dựng một cơ chế giám sát thống nhất quản lý Nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán đặc biệt là chào bán chứng khoán riêng lẻ 67
2.5. Hoàn thiện một số quy định khác liên quan đến chào bán chứng khoán 68
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top