Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Bình giá vẻ đẹp ngôn từ và xây dựng bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong bài văn miêu tả lớp 4
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài:
Trong chương trình tiếng việt tiểu học cải cách năm 2000, trong phân môn tập
đọc, phần lớn các tác phẩm được đưa ra là những tác phẩm thơ, văn đặc sắc, gần
gũi với thiếu nhi. Đặc biệt, từ lớp 4, các em bắt đầu học thành thục văn miêu tả
trong các tiết tập làm văn, chính vì thế, các bài tập đọc đưa ra, phần nhiều là các
bài văn miêu tả: tả người, tả cảnh, tả hoạt động hay sự đan xem giữa các yếu tố đó.
Các ngữ liệu văn miêu tả đưa ra rất đặc sắc, giàu hình ảnh và lôi cuốn được các
em.
Các tác phẩm văn miêu tả không chỉ mang đến những bài học giáo dục mà còn
đem đến những ước mơ, khơi gợi khát vọng hoài bão; lấp đầy vào tâm hồn vốn đã
thơ ngây của các em . muốn hiểu hết những tác phẩm văn học ấy, các em cần
có cái nhạy cảm, rung động nhạy bén đối với từng từ, từng ý trong tác phẩm.
Việc cảm thụ của các em tốt hay không, ngoài việc do bản thân các em, thì
phần nhiều là do sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên. Để sự cảm nhận và thông
hiểu của học sinh ở mức tốt nhất, thì giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Vai
trò của người thầy là giúp hs nắm bắt “ý” của bài, từ đó có cách nhìn nghệ thuật,
cách cảm nghệ thuật về tác phẩm. Muốn vậy, cần có 1 hệ thống bài tập phù
hợp cho học sinh.
Trong thực tế giảng dạy, tui nhận thấy các giáo viên còn chưa chú trọng
nhiều đến các câu hỏi nhằm khai thác vẻ đẹp của ngôn từ mà phần lớn là các câu
hỏi tái hiện – dạng bài tập đọc hiểu ở mức độ thấp. Như vậy sẽ không phát huy hết
tiềm năng sáng tạo của các em.
Trong chương trình sách giáo khoa, trong các câu hỏi đưa ra trong các bài
văn miêu tả cũng chưa chú trọng đến các bài tập cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ.
1
Chính vì thế tui chọn đề tài này, mong muốn thông qua các bài tập đọc văn
miêu tả lớp 4, thông qua việc phân tích, bình giá cái hay cái đẹp của lớp nghệ thuật
ngôn từ mà đưa ra được các bài tập cảm thụ văn học- giúp hs nhận ra vẻ đẹp của
ngôn từ qua đó giúp kĩ năng cảm thụ văn học của hs trở thành 1 kĩ năng quen
thuộc.

Tên đề tài của tui là:” Bình giá vẻ đẹp ngôn từ và xây dựng bài tập đọc hiểu
giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong bài văn miêu tả lớp 4”.
II. Giả thuyết khoa học
Đề tài của tui được xây dựng nhằm đưa ra các câu hỏi, bài tập đọc hiểu giúp
học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong văn miêu tả lớp 4. Chính vì thế,
nếu được sử dụng, sẽ đem lại hiệu quả, giúp học sinh có những câu hỏi hay, phù
hợp theo các mức độ nhận thức, từ đó lựa chọn cho mình bài tập phù hợp nhất để
làm bài. Hệ thống bài tập này cũng có tác dụng rất lớn đến giáo viên. Không chỉ
đưa ra bài tập, mà ở đề tài này, tui đã xây dựng các bước đưa ra câu hỏi theo các
mức độ. Chính vì thế, giáo viên có thể áp dụng vào trong nhiều loại bài tập đọc
khác nhau, dựa vào đó để đưa ra câu hỏi. Cho nên, nếu được áp dụng và sử dụng
hiệu quả, thì các bài tập này đúng là một phương tiện hỗi trợ có hiệu quả cho cả
người dạy và người học
2
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I Cơ sở khoa học:
1 . Cơ sở lí thuyết
1.1 Cơ sở văn học
1.1.1 Văn miêu tả và đặc điểm của văn miêu tả
1.1.1.1 Thế nào là văn miêu tả?
Theo từ điển Tiếng Việt ( Hoàng Phê chủ biên), miêu tả là “dùng ngôn ngữ
hay một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung
được cụ thể về sự vật, sự việc”.
Trong SGKTV4 Tập 1, trang 140, các tác giả đưa ra ghi nhớ “ miêu tả là vẽ lại
bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người nghe,
người đọc có thể hình dung được các đối tượng ấy”.
Các kiểu bài miêu tả dạy ở trường Tiểu học:
Dựa vào nhà trường do yêu cầu giảng dạy, văn miêu tả được chia thành
nhiều kiểu. Căn cứ vào đối tượng miêu tả, văn miêu tả gồm có các kiểu bài: tả đồ
vật, tả cây cối, tả người, tả con vật, tả cảnh.

Ở chương trình CCGD cũng như chương trình mới, các kiểu bài này dạy
cho các học sinh lớp 3, 4, 5 nhưng thực chất học sinh đã được làm quen với kiểu
bài này ngay từ lớp 2 khi tập quan sát tranh, trả lời câu hỏi, tập tả ngắn về đồ vật,
con vật, người, cảnh. Chính vì vậy, khi xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh
làm quen với văn miêu tả chúng tui cũng quan tâm đến việc giúp các em làm quen
với các kỹ năng miêu tả đơn giản của từng kiểu bài được dạy ở các lớp trên.
1.1.1.2 Các đặc điểm của văn miêu tả
a. Tính sinh động và tạo hình: Là đặc điểm đầu tiên của văn miêu tả. Một đoạn văn
hay một bài văn mang tính sinh động và tạo hình khi đoạn văn đó hay bài văn đó
cụ thể, hàm súc. Làm nên tính sinh động và tạo hình của văn miêu tả là những chi
tiết, hình ảnh sống động. Những chi tiết, hình ảnh sống động đó được lấy từ thực
3
tiễn cuộc sống, từ sự hiểu biết, khả năng quan sát của chúng ta. Nếu tước bỏ những
chi tiết ấy đi bài văn miêu tả sẽ trở nên mờ nhạt, kém hấp dẫn.
b. Tính sáng tạo, thẩm mĩ, tính chứa đựng tình cảm của người viết
Khi miêu tả bất kỳ một đối tượng nào đó ( người, vật hay cảnh ) dù có bám sát thực
tế đến đâu thì văn miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh những sự
vật, con người đó một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng,
đánh giá hết sức phong phú, người viết nó bao giờ cũng gửi gắm tình cảm và quan
điểm thẩm mỹ của mình vào đó.
Cùng một đối tượng miêu tả nhưng mỗi người chọn một vị trí quan sát
khác nhau, có cách cảm nhận, sự rung cảm trước cảnh khác nhau nên phong cách
viết của từng người khác nhau. Bài văn miêu tả của người nào có sự quan sát thấu
đáo, tinh tế phát hiện ở cảnh vật, con người, … những nét đặc sắc, tinh tế, đồng
thời lại biết dùng những phương tiện tu từ để diễn đạt lại cách cảm, cách nghĩ của
mình thì bài văn đó đã thể hiện được sự sáng tạo. Như vậy tính sáng tạo chứa đựng
tình cảm của người viết trong văn miêu tả thể hiện ở chỗ họ phát hiện ra cái riêng,
cái mới của người khác không thấy hay chưa thấy, không cảm hay chưa cảm như
mình.
c. Tính chân thực

Văn miêu tả không chỉ đòi hỏi tính sinh động và sáng tạo mà còn đòi hỏi tính chân
thật, tính chân thật đòi hỏi người viết phải miêu tả bằng những chi tiết sát thực,
không “bịa” đặt mà phải miêu tả đúng bản chất của đối tượng.
Văn miêu tả không hạn chế tính tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo mới mẻ
của người viết, nhưng như vậy không có nghĩa là văn miêu tả cho phép người viết
muốn tả thế nào thì tả. Tính chân thật đòi hỏi người viết phải miêu tả băng những
chi tiết sát thực, đúng với bản chất của đối tượng. Điều này có liên quan đến việc
quan sát để lựa chọn chi tiết, nếu người nào quan sát tinh vi, thấu đáo thì miêu tả sẽ
chân thực, thấu đáo.
4
d. Ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh và cảm xúc
Đây là đặc điểm quan trọng nhất của văn miêu tả. Bởi lẽ văn miêu tả là “vẽ”,
là tái hiện lại cảnh vật, con người thông qua ngôn ngữ. Nhờ cớ ngôn ngữ, người
viết có thể miêu tả được tiếng động, âm thanh hay tư tưởng, tình cảm của con
người mà sự miêu tả trong các lĩnh vực khác không có được.
Ngoài ra, ngôn ngữ miêu tả còn giúp cho người viết bộc lộ được vẻ đẹp muôn
màu của cảnh vật và con người xung quanh. Thứ làm nên chất liệu ngôn ngữ miêu
tả này chính là các phương tiện ngôn ngữ. Vận dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ
so sánh, nhân hóa cùng với tính từ chỉ màu sắc, mức độ với từ ghép, từ láy, … vào
trong viết văn miêu tả đã làm cho đối tượng miêu tả trở nên ấn tượng, hấp dẫn
trong con mắt người đọc.
1.1.2 Văn bản nghệ thuật – nghệ thuật của ngôn từ
1.1.2.1 Ngôn từ là chất liệu xây dựng hình tượng văn học
Chất liệu của văn chương là ngôn từ. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều lao động trên
chất liệu đó. Sắp xếp “tiếng lòng” như thế nào cho hay, cho du dương hay có vần
điệu để có được “cái thú được nghe lời mình nói” là một việc làm nhọc lòng,
nhưng tự nguyện. Thơ là tự giác. Không ai bắt nhà thơ ngồi vào bàn gửi gắm tâm
sự của mình. “Tiếng lòng” giống như những sợi tơ lóng lánh sẽ theo ngòi bút chảy
xuống trang giấy “bện” thành các con chữ. Chữ viết là hình thức vật chất hóa ý
nghĩ, tư tưởng. Ngôn từ thơ “photo” lại “tiếng lòng” của nhà thơ. Thơ vốn được coi

là “một ngôn ngữ bí mật”, nhà thơ lao động trên sự bí mật đó.
Hội họa dùng màu sắc, đường nét… âm nhạc diễn tả bằng âm thanh, tiết
tấu… điêu khắc dùng chất liệu (kim loại, đá, gỗ...) tạo nên hình khối, đường nét
v.v… Còn văn học phải diễn tả bằng ngôn từ. Mỗi tác phẩm văn học phải được
gắn liền với một thứ ngôn ngữ và văn tự (gốc) nhất định. Ngôn ngữ, văn tự là công
cụ của nhà văn. Nhà văn Nguyễn Tuân được ca ngợi là bậc thầy về ngôn ngữ. Văn
5
của ông là tờ hoa, là trang văn. Hồ Chí Minh viết văn làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ,
bằng tiếng Pháp, bằng chữ chữ Hán. Thật là kì tài.
Con người sống và làm việc để duy trì sự tồn tại và hơn nữa là thúc đẩy lịch
sử con ngưởi phát triển. Từ mục đích đó thì ngôn ngữ ra đời để chỉ rõ hiện tượng,
sự vật và ý nghĩa biểu tượng cần diễn đạt..., phục vụ cuộc sống và mục đích của
con người. Và còn mang một ý nghĩa khác quan trọng không kém trong cuộc sống
của con người là phục vụ trong hoạt động tinh thần, về những sáng tạo nghệ thuật
như thơ văn....của con người. Trong đó muốn diễn đạt nó bao hàm đầy đủ ý nghĩa,
muốn lưu lại và muốn hữu hình ý của mình... thì hẳn nhiên con người phải tạo ra
một cách biểu hiện mới dễ dàng và khô đúc hơn- đó là ngôn từ.
Ngôn từ khác ngôn ngữ ở chỗ, ngôn từ là một trong hai bộ phận cấu thành
ngôn ngữ. Nó mang nét đặc trưng, cá nhân nhưng phổ biến và khoa học. Ngôn từ
là sự biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ trong sự giao tiếp sống động của con người
qua lời nói của một cá nhân, mang đậm sắc thái cá nhân để tác động đến một người
khác. Ngôn từ có thể là một từ, một nhóm từ, một câu, một đoạn văn... khi nói hay
khi viết. Và ngôn từ là cái tác động trực tiếp nhất, sớm nhất khi con người tiếp xúc
với tác phẩm. Nên nói đến một “tác phẩm nghệ thuật đích thực” không thể không
bàn đến sự phát minh về hình thức và sự khám phá về nội dung của ngôn từ trong
tác phẩm.
Nhưng nếu xét trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung thì ngôn từ chưa có trong
hầu hết bộ phận này. Cụ thể như trong kiến trúc hay hội họa... rất ít có ngôn từ, ít
lấy ngôn từ làm cách diễn đạt chính trong tác phẩm đó và không mang ý nghĩa
quan trọng, chủ chốt trong ngành. Vì nghệ thuật là tư duy của hình tượng, không

có hình tượng thì không có nghệ thuật. Mà hình tượng là một phương tiện cố định
thu hút những cái được yêu thích thường hay biến đổi; là một cái gì đơn giản và rõ
ràng hơn nhiều so với cái được giải thích. Vì tính hình tượng có mục đích làm xích
6
gần ý nghĩa của hiện tượng với cách hiểu của chúng ta. Nhưng xét trong tác phẩm
văn chương thì ngược lại. Nó có ý nghĩa sâu sắc, mạnh mẽ và quyết định tới thành
công của tác phẩm...Nó là kẻ tạo ra thành công của tác phẩm vì hình tượng được
toát ra từ ngôn từ. Ngôn từ vừa mang một nghĩa bên trong nó, tức là tính biểu thị
của ngôn từ; vừa gợi ra một vật gì đó ở bên ngoài nó - là tính hàm nghĩa của ngôn
từ. Mặt thứ hai này của ngôn từ đưa đến cho con người nét nhìn sâu hơn, xa hơn,
phát triển hơn. Giúp chúng ta tư duy nhanh về hình tượng.
Nói như nhà văn Nga Leonov: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực nhất là tác
phẩm mà ngôn từ bao giờ cũng là một phát minh về hình thức, một khám phá về
nội dung”.
Như trên ta đã nói ngôn từ có thể là một từ, một câu, một đoạn.... Nó có cấu
trúc bên trong và có quy luật, trình tự nhất định của nó. Nhiều khi chúng tạo thành
hệ thống, tạo nên mối liên hệ cái này làm nảy sinh cái kia. Có đối lập nhưng lại
dựa vào nhau để cùng tồn tại, chi phối nhau, quy định nhau và đòi hỏi nhau. Ngoài
ra chúng còn có mối quy luật giữa ngôn từ với những thành tố bên ngoài nó như
hoàn cảnh....tác động từ bên ngoài tới sự hình thành của tác phẩm. Vì thế con
người làm ra ngôn từ và vô tình làm ra quy luật mới. Sự thể hiện rõ ràng lập
trường, quan điểm, ý thức tư tưởng, thế giới quan của mỗi người qua ngôn từ trong
tác phẩm chính là “phát minh” hình thức của ngôn từ.
Tuy nhiên những quy luật đó đều mang tính cộng đồng, tập thể nên rất hiện
thực và gần gũi. Nếu “phát minh” đó quá xa lạ hay quá nghịch lí thì khó chấp nhận
mà dễ bị phê phán, chống đối. Nó luôn luôn bị chi phối bởi ý thức và tư tưởng của
đọc giả, của người trong ngành...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Một số ý kiến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả sử dụng các thủ pháp nhằm tạo giá trị biểu cảm cho ngôn ngữ báo chí Kiến trúc, xây dựng 2
Q Nhận thức và hành vi sử dụng ngôn ngữ mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 2
R Ảnh hưởng của chính sách ngôn ngữ đối với việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong đời sống hiện nay ở Việt Nam và Hàn Quốc Văn hóa, Xã hội 2
T Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính sử dụng trong ngành giao thông (theo quan điểm phân tích diễn n Văn hóa, Xã hội 0
H Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường m Văn hóa, Xã hội 0
A Tác động của nhân tố giới tính đến sử dụng ngôn ngữ và tư duy của người Việt (Khảo sát trên đối tượn Văn hóa, Xã hội 0
H Lỗi văn hóa trong sử dụng ngôn ngữ trên báo mạng điện tử Việt Nam ( Khảo sát Văn học 0
S Cải tiến chất lượng hệ dịch máy thống kê bằng cách sử dụng kho ngữ liệu đơn ngữ trong ngôn ngữ nguồn Công nghệ thông tin 0
S Kiểm chứng hình thức cho hệ thống tương tranh sử dụng ngôn ngữ đặc tả CSP # và công cụ pat Công nghệ thông tin 0
E Xây dựng mô hình và mô phỏng robot song song sử dụng ngôn ngữ Matlab : Luận văn ThS. Cơ học : 60 44 Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top