Fajer

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: Chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam năm 2011: Thành công, thất bại và một số khuyến nghị
Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền PPP. Theo 
thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược lại. Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy.
Ngoài  những  yếu  tố  nêu  trên  TGHĐ  còn  chịu  ảnh  hưởng  của  các  yếu  tố  khác, 
chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền…
Nhìn  chung,  TGHĐ  biến  động  tăng  hoặc  giảm  là  do  tác  động  của  nhiều  yếu  tố 
khác nhau. Do đó, để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta cần phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác động lên tỷ giá. Trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong việc điều hành tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể.
TGHĐ  chịu  tác  động  của  nhiều  yếu  tố  khác  nhau  nhưng  đồng  thời  nó  cũng  tác 
động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế.
Sự biến động của TGHĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông 
qua kênh giá cả. Dựa trên TGHĐ, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác. Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo  sự  thay  đổi  của  giá  cả  hàng  hoá  xuất  nhập  khẩu.  Chúng  ta  hãy  cùng  xem  xét  tình huống sau. Chẳng hạn khi TGHĐ tăng, đồng nội tệ mất giá. Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch cụ đó giữ ở mức ổn định trên thị trường nội địa. Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của nước đó. Khi TGHĐ tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định. Chính vì vậy mà một số nước sử dụng chinh sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu.
Ngoài ra, TGHĐ tăng hay giảm còn có ảnh hường không nhỏ tới dòng vốn ngoại tệ 
lưu chuyển giữa các nước tức tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Vậy NHNN đã điều hành chính sách tỷ giá trong năm 2011 như thế nào? Kết quả 
ra sao và kinh nghiệm rút ra là gì?
1. Bối cảnh:
Ngày 11/02/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNH) đã có một quyết định tương đối 
bất ngờ là điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng khá cao so với những lần điều chỉnh khác, 
Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính
Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top