haiga9109

New Member
Link tải miễn phí luận văn
A.TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
I. Tăng trưởng và phát triển kinh tế:
1. Tăng trưởng kinh tế (TTKT):
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập(hay sản lượng) được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Hay nói một cách khác cụ thể hơn, tăng trưởng kinh tế là do tăng thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân đầu người.
Tăng trưởng kinh tế được xác định bằng cách so sánh quy mô sản lượng giữa các thời kỳ. Có hai cách so sánh tuyệt đối và tương đối.
- Mức tăng tuyệt đối: Y = Yn – Y0
Trong đó: Yn là sản lượng của năm n,
Y0 là sản lượng của năm gốc.
Như vậy, mức tăng trưởng tuyệt đối phản ánh mức độ tăng quy mô sản lượng.
- Mức tăng trưởng tương đối hay là tốc độ tăng trưởng (g)
g = Yn/Yo hay (Yn – Yo)/Yo
Trong kinh tế vĩ mô, Y chính là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP).
Có thể nói, tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Càng ngày thì tăng trưởng kinh tế càng được gắn với yêu cầu tính bền vững hay việc bảo đảm chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. Tức là tăng trưởng không những phải nhanh mà phải đảm bảo liên tục, có hiệu quả của các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người. Hơn thế nữa quá trình ấy phải được tạo nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học công nghệ và vốn nhân lực trong điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.
2. Phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia.
Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức:
• Một là, sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế, là điều cần thiết để nâng cao mức sống vật chất của một quốc gia và thực hiện những mục tiêu khác của phát triển.
• Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế của một quốc gia. Để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế hay so sánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia với nhau, người ta thường dựa vào dấu hiệu về dạng cơ cấu ngành kinh tế mà quốc gia đạt được.
• Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội. Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ cùng kiệt đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân v.v…
Nếu nền kinh tế chỉ nhìn theo khía cạnh tăng trưởng thì chưa đủ, để nhìn toàn diện phải nhìn trên phương diện phát triển kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là lượng thì phát triển kinh tế phải là cả lượng và chất. Như vậy, đánh giá về phát triển kinh tế phải dựa trên đánh giá của các khía cạnh: Đánh giá sự thay đổi về lượng, đánh giá về sự biến đổi trong cơ cấu của nền kinh tế, đánh giá về sự thay đổi trong các vấn đề xã hội.
II. Định nghĩa và phương pháp tiếp cận chuẩn đói nghèo
1.Định nghĩa về cùng kiệt đói
1.1. cùng kiệt khổ về thu nhập:
cùng kiệt là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện: thu nhập hạn chế hay thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định…
Theo Hội nghị chống đói cùng kiệt khu vực châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Kốc, Thái Lan (1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau:
cùng kiệt đói là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương.
Một số khái niệm cùng kiệt đói khác
a. cùng kiệt tuyệt đối:
cùng kiệt ở mức độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người cùng kiệt tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."
b. cùng kiệt tương đối:
cùng kiệt được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. cùng kiệt tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
cùng kiệt tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc.Người ta gọi là cùng kiệt tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm giác cùng kiệt không phụ thuộc vào sự xác định khách quan.Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc cùng kiệt đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.
1.2. cùng kiệt khổ tổng hợp
cùng kiệt khổ tổng hợp(hay cùng kiệt khổ của con người) là khái niệm đã được Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra trong “Báo cáo về phát triển con người” năm 1997. Theo đó, cùng kiệt khổ của con người là khái niệm biểu thị sự cùng kiệt khổ đa chiều của con người – là sự thiệt thòi (khốn cùng) theo 3 khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người. Chẳng hạn, đối với các nước đang phát triển sự thiệt thòi đó là:
- Thiệt thòi xét trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến không sống thọ quá 40 tuổi.
- Thiệt thòi về tri thức, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ.
- Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế, được xác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng.
Để đánh giá “ cùng kiệt khổ của con người”, LHQ đã sử dụng chỉ số cùng kiệt khổ của con người – HPI hay còn gọi là chỉ số cùng kiệt khổ tổng hợp. Giá trị HPI của một nước nói lên rằng sự cùng kiệt khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần trăm dân số của nước đó. So sánh các giá trị HDI và HPI cho thấy sự phân phối thành tựu của tiến bộ con người. Các nước có giá trị HDI như nhau nhưng giá trị HPI lại khác nhau.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Lem123

New Member
Gửi giúp mình bản đầy đủ bài trên nhé ad. Tks a lot,
"Mối quan hệ gữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo"
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời bạn xem lại bài đầu để tải nhé
 

Lem123

New Member
Re: [Free] Mối quan hệ gữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo

Tks ad.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top