LeE_TiN

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU

Bưởi (Citrus grandis L.) là cây ăn quả có tác dụng bổ dưỡng và có nhiều giá trị về mặt y học. Bưởi được trồng rộng rãi ở Việt Nam, tuy nhiên, mỗi vùng có một số giống bưởi khác nhau do kết quả của quá trình chọn lọc cũng như ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Trên đất nước ta từ lâu đã hình thành những vùng trồng bưởi và những giống bưởi nổi tiếng như bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Đường Hương Sơn (Hương Sơn, Hà Tĩnh), bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh), bưởi Thanh trà (Huế), bưởi Biên Hòa (Đồng Nai), bưởi Năm roi, bưởi Da xanh (Vĩnh Long)… [1]. Các giống bưởi này về mặt hình thái khác nhau không đáng kể, từ lá, hoa cho đến hình dạng trái. Sự khác nhau thể hiện ở màu sắc của cùi quả, cách sắp xếp múi, màu sắc và mùi vị của tép.
Hiện nay, ở nước ta bưởi được trồng phổ biến và đem lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Bưởi có rất nhiều giống do được trồng từ lâu và có nhiều giống du nhập từ miền Bắc và miền Nam. Để đánh giá mức độ di truyền thì việc dựa vào những chỉ thị hình thái là chưa đủ mà cần có những đánh giá sâu hơn về cấu trúc di truyền, cụ thể là hệ gen. Các kỹ thuật sinh học phân tử là công cụ hữu hiệu, đã được ứng dụng rất rộng rãi để phân tích tính đa dạng di truyền cũng như xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài với nhau. Trong những năm gần đây, việc sử dụng các chỉ thị phân tử giúp phát hiện các biến dị trong các giống bưởi hay các cây có múi đã trở nên phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các chỉ thị phân tử sẽ cho kết quả có độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian do các đặc điểm phân tử thường độc lập với các đặc điểm hình thái.
Kỹ thuật RAPD (Random amplified polymorphic DNA) là kỹ thuật sinh học phân tử dựa trên kỹ thuật PCR, bằng cách sử dụng những primer ngắn (khoảng 10 nucleotide) có trình tự biết trước, bắt cặp và nhân bản ngẫu nhiên những đoạn DNA có trình tự bổ sung với trình tự của các primer. Theo nguyên tắc, khi 2 cá thể hoàn toàn giống nhau, sau khi thực hiện phản ứng PCR-RAPD ở điều kiện như nhau sẽ tạo ra số lượng các đoạn bằng nhau và chiều dài các đoạn tương ứng bằng nhau. Khi có đột biến làm xuất hiện hay mất đi một vị trí bắt cặp ngẫu nhiên sẽ tạo ra số lượng và chiều dài các đoạn DNA khác nhau giữa các cá thể, vì vậy kỹ thuật RAPD có thể phát hiện đột biến. Kỹ thuật RAPD giúp nhận diện những chỉ thị phân tử trội. Việc ứng dụng kỹ thuật RAPD để nghiên cứu đa dạng di truyền đã được rất nhiều tác giả quan tâm và thực hiện trên nhiều đối tượng vi sinh vật, thực vật và động vật [63].
Để có thể phân biệt các giống bưởi dựa trên các đặc điểm di truyền, chúng tui chọn đề tài “Nghiên cứu đa đạng di truyền của một số giống bưởi bằng kỹ thuật RAPD” nhằm khảo sát sự sai khác của các band điện di thu được.
Mục tiêu đề tài
Sử dụng chỉ thị RAPD để nghiên cứu sự đa dạng di truyền của một số giống bưởi thu thập được ở các vùng khác nhau.
Nội dung nghiên cứu
- Thu thập mẫu lá của các giống bưởi và tách chiết, tinh sạch DNA tổng số.
- Phân tích đa dạng di truyền của các giống bưởi nghiên cứu bằng kỹ thuật RAPD.
- Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các giống bưởi nghiên cứu dựa trên giản đồ phả hệ DNA.








Chương 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BƯỞI VÀ GIÁ TRỊ CỦA BƯỞI
1. Giới thiệu chung về bưởi
Những ghi nhận lịch sử và phân tích di truyền có thể kết luận chỉ có 3 loài thực sự trong chi Citrus (thanh yên, quýt và bưởi) và nhiều dạng sinh học dưới loài. Cam, chanh, chanh cốm, bưởi chùm mặc dù được thừa nhận rộng rãi nhưng chúng rất giống nhau về mặt di truyền, được tạo ra do chọn lọc, nhân giống bằng chiết ghép hay bằng hạt. Sự khác nhau giữa các dạng này có nguồn gốc từ các đột biến soma. Hơn nữa, nhiều thế hệ cây lai được tạo ra và được con người chọn lọc từ các dạng ăn được hay theo các tiêu chí công nghiệp tạo nên sự đa dạng trong chi Citrus như hiện nay [52].
Bưởi thuộc họ cam chanh (Rutaceae), dưới họ Aurantioidae, tộc Citreaea, dưới tộc Citrinae (Webber, 1967). Họ Rutaceae gồm 2 tộc và 33 chi. Mỗi tộc Clauseneae và Citreae được tạo thành từ 3 dưới tộc: Clauseneae bao gồm Micromelinae, Clauseninae và Merillinae; Citrinae gồm có Triphasiinae, Citrinae và Balsamocitrinae. Citrinae gồm 3 nhóm là Citrus nguyên thủy, gần giống Citrus và Citrus thật. Citrus thật gồm 6 chi: Clymenia, Eremocitrus, Microcitrus, Poncitrus, Fortunella và Citrus (Swingle and Reece, 1967). Hai hệ thống phân loại của chi Citrus được dùng phổ biến nhất là của Swingle và Tanaka. Swingle (1967) cho rằng chi Citrus có 16 loài, trong khi đó Tanaka (1977) lại cho rằng có đến 162 loài. Tuy nhiên, Scora (1975) cho rằng chỉ có 3 loài là thanh yên (C.
Hai mươi lăm primer ngẫu nhiên đã được sử dụng để phân tích đa hình DNA của 18 giống bưởi nghiên cứu. Kết quả phân tích sản phẩm PCR-RAPD trên gel agarose 1,4% cho thấy tổng cộng có 298 band DNA được tạo ra. Primer có số band DNA khuếch đại nhiều nhất là L17 (22 band), tiếp đến là C05 (21 band) và A02 (20 band). Hai primer có số band DNA khuếch đại ít nhất là B05 và AD10 (4 band). Trong số 25 primer sử dụng có 8 primer (A02, A18, B10, C02, C08, AD10, AT14, N06) cho sản phẩm khuếch đại ở tất cả 18 giống bưởi, tiếp theo là sáu primer (A04, C09, B17, AA10, N09, K16) với 17 giống được khuếch đại. Primer có số giống bưởi khuếch đại ít nhất là A01 (14 giống) (Bảng 3.2).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tui sơ bộ rút ra các kết luận sau:
1. Tổng cộng có 298 chỉ thị RAPD được tạo ra từ 18 giống bưởi phân tích với 25 primer ngẫu nhiên, trong đó có 295 band đa hình (98,99%), tỷ lệ band đa hình trên mỗi primer là 11,8.
2. Trong số 295 band đa hình có 55 band DNA duy nhất (18,46%), đặc trưng cho 14 giống bưởi nghiên cứu.
3. Trong số 25 primer sử dụng có 5 primer vừa có khả năng khuếch đại DNA ở cả 18 giống bưởi vừa có thể tạo thành nhiều band là A02 (20 band), C02 (18 band), AT14 (12 band), C08 và N06 (10 band).
4. Hệ số đồng dạng di truyền của các giống bưởi nghiên cứu từ 0,04 đến 0,79; Các giống bưởi được chia thành 2 nhóm chính có độ tương đồng di truyền khoảng 0,05, nhóm thứ nhất (nhóm A) chỉ gồm 1 giống là bưởi Trụ lông nằm tách biệt trên giản đồ di truyền, nhóm thứ hai (nhóm B) gồm 17 giống còn lại Nhóm B bao gồm những giống có số band DNA khuếch đại lớn hơn với số band tạo thành từ 48 band (bưởi Thanh trà) đến 165 band (bưởi Đỏ). Nhóm B được chia thành 2 nhóm nhỏ là C và D với độ tương đồng di truyền 0,25; trong đó nhóm C chỉ gồm 1 giống bưởi duy nhất là bưởi Thanh trà (tương ứng với giống có số band tạo thành ít nhất); nhóm D bao gồm 16 giống bưởi còn lại với độ tương đồng di truyền xấp xỉ 0,38.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tính đa dạng thực vật trong các hệ sinh thái rừng ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên Cứu Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Năng Mạng Cảm Biến Không Dây Đa Sự Kiện Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu phân tích nguyên lý hoạt động hệ thống điều chế đa tần trực giao(OFDM) ứng dụng trong tru Công nghệ thông tin 0
I Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập Nghiên cứu v Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu một số locut đa hình str ở người việt nam nhằm sử dụng trong khoa học hình sự, nhận dạng Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu tính đa dạng sinh học của cây ý dĩ Y dược 2
V Nghiên cứu các màng mỏng tử giảo đơn lớp, đa lớp chứa đất hiếm và các khả năng ứng dụng của chúng tr Luận văn Sư phạm 0
U Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy, hải sản vùng cửa sông ven biển h Luận văn Sư phạm 0
S Nghiên cứu chế tạo các màng mỏng multiferroic perovskite đa lớp với liên kết từ điện Luận văn Sư phạm 0
M Nghiên cứu chế tạo hạt nano đa chức năng và thử nghiệm ứng dụng đánh dấu trong y sinh Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top