Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Sử dụng enzyme trong sản xuất và đời sống là một vấn đề được các nhà khoa học và kỹ thuật chú ý từ lâu. Ngày nay, việc sử dụng này đã trở thành phổ biến ở nhiều nước và đã mang lại lợi ích kinh tế khá lớn.
Enzyme là chất xúc tác sinh học không chỉ có ý nghĩa cho quá trình sinh trưởng, sinh sản của thực vật mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong chế biến thực phẩm, trong y học, trong kỹ thuật phân tích, trong công nghệ gen và bảo vệ môi trường.
Enzyme protease là nhóm enzyme thủy phân protein được ứng dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất nước mắm ngắn ngày, trong công nghiệp thuộc da, trong công nghiệp sữa và phomat. Đặc biệt trong quá trình sản xuất bia, protease đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng nhanh quá trình sản xuất, tăng hiệu suất trích ly, thủy phân hoàn toàn các chất protein, làm giảm độ nhớt và làm triệt tiêu nguyên nhân làm đục bia.
Ngày nay, bia là loại đồ uống không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Bia là loại nước giải khát, có độ cồn thấp, giàu dinh dưỡng. Ngoài việc cung cấp một lượng calori khá lớn, trong bia còn chứa một hệ enzyme phong phú, kích thích tiêu hoá cho cơ thể con người.
Hiện nay, các nhà máy bia ở nước ta chưa chú ý tới việc sử dụng enzyme trong quá trình sản xuất. Xuất phát từ những lý do trên em chọn đề tài “Ứng dụng của enzyme protease trong sản xuất bia” với mong muốn những ứng dụng của enzyme này sẽ được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất bia nói riêng.

Chương I TỔNG QUAN VỀ ENZYME PROTEASE
1. Tổng quan về enzyme Protease [2]
1.1. Giới thiệu chung
Protease là các enzyme xúc tác sự thủy phân liên kết peptit (CO-NH) trong phân tử protein và các cơ chất tương tự.



Nhiều Protease có khả năng liên kết este và vận chuyển acid amin.
Theo phân loại quốc tế các enzyme thuộc nhóm này chia thành 4 phân nhóm phụ:
- Aminopeptidase: xúc tác sự thủy phân liên kết peptit ở đầu nitơ của mạch polypeptit.
- Cacboxypeptidase: xúc tác sự thủy phân liên kết peptit ở đầu cacbon của mạch polypeptit. Cả hai phân nhóm enzyme trên đều là các exo – peptidase.
- Dipeptidhydrolase: Xúc tác sự thủy phân các liên kết dipepit.
- Proteinase: Xúc tác sự thủy phân các liên kết peptid nội mạch.
Protease cần thiết cho các sinh vật sống, rất đa dạng về chức năng từ mức độ tế bào, cơ quan đến cơ thể nên được phân bố rất rộng rãi trên nhiều đối tượng từ vi sinh vật (vi khuẩn, nấm và virus) đến thực vật (đu đủ, dứa...) và động vật (gan, dạ dày bê...) [10]. Trong cơ thể, các Protease đảm nhiệm nhiều chức nǎng sinh lý như: hoạt hóa zymogen, đông máu và phân hủy sợi fibrin của cục máu đông, giải phóng hormon và các peptid có hoạt tính sinh học từ các tiền chất, vận chuyển protein qua màng...[3]. Ngoài ra, các Protease có thể hoạt động như các yếu tố phát triển của cả tế bào ác tính và tế bào bình thường đó là tǎng sự phân chia tế bào, sinh tổng hợp ADN...[2]. So với Protease động vật và thực vật, Protease vi sinh vật có những đặc điểm khác biệt. Trước hết hệ Protease vi sinh vật là một hệ thống rất phức tạp bao gồm nhiều enzyme rất giống nhau về cấu trúc, khối lượng và hình dạng phân tử nên rất khó tách ra dưới dạng tinh thể đồng nhất.
Cũng do là phức hệ gồm nhiều enzyme khác nhau nên Protease vi sinh vật thường có tính đặc hiệu rộng rãi cho sản phẩm thủy phân triệt để và đa dạng.


1.2. Đặc điểm và tính chất của Protease vi sinh vật [5]
Các công trình nghiên cứu Protease vi sinh vật ngày càng nhiều. Các kết quả nghiên cứu cho thấy ngay cả các Protease của cùng một loài vi sinh vật cũng có thể khác nhau về nhiều tính chất. Căn cứ vào cơ chất phản ứng, pH hoạt động thích hợp,… các nhà khoa học đã phân loại các Protease vi sinh vật thành bốn nhóm như sau: P-xerin, P-thiol, P-kim loại, P-acid.
Một số tác giả khác chia Protease ra ba nhóm, dựa vào hoạt động ph của chúng bao gồm: Protease-acid, Protease trung tính, Protease kiềm.
Trong bốn Protease kể trên, các Protease-xerin và Protease-thiol có khả năng phân giải liên kết este và liên kết amide của các dẫn xuất acid của aa. Ngược lại các Protease kim loại, Protease acid thường không có hoạt tính esterase của các dẫn suất của aa. Nhiều Protease ngoại bào của vi sinh vật đã được nghiên cứu tương đối kỹ về cấu tạo phân tử, một số tính chất hóa lý và cơ chế tác dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trọng lượng phân tử của các enzyme này tương đối bé, nhất là các P-xerin.
Có thể tóm tắt những đặc tính của các nhóm Proteinase này ở bảng 1.1

Với việc nghiên cứu “ứng dụng của enzyme protease trong sản xuất bia” mong muốn đưa đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích từ việc chiết tách và ứng dụng của enzyme trong đời sống cũng như trong sản xuất bia. Qua quá trình tìm hiểu này còn tồn tại nhưng vấn đề, em mong muốn thầy cô và các bạn tìm hiểu và đóng góp thêm ý kiến để quy trình được hoàn thiện hơn.
Việt nam chỉ bước đầu ứng dụng công nghệ enzyme trong quá trình sản xuất nên việc nghiên cứu và ứng dụng của enzyme là việc cần được chú ý và đầu tư hơn nữa.
Những khó khăn gặp phải trong quá trình làm đề tài.
Trong quá trình làm đề tài em gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là vấn đề tìn tài liệu. Các loại tài liệu liệu liên quan về ứng dụng của enzyme protease trên sách báo nói rất ít và tài liệu đã không còn mới… tài liệu tham khảo trên internet nói rất ít, và chỉ nói ngoài rìa chứ không đi sâu vào vấn đề. Ngoài ra trong quá trình lưu giữ tài liệu cũng găp rất nhiều khó khăn như: mất USB, bị virus ăn hay sự cố cúp điên trong khi làm bài.
Cuối cùng em xin chân thành Thank cô Hồ Thị Tuyết Mai đã hướng dẫn tận tình cho em trong suốt quá trình làm đồ án.
















TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Xuân Ngạch (2007), Công nghệ enzym, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.
[2]. Nguyễn Trọng Cẩn, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Giang, Trần Thị Luyến (1998), Công nghệ enzyme, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
[3]. Lương Đức Phẩm (2004), Công nghệ vi sinh vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[4]. Lưu Thị Nguyệt Minh (2007), “Phân tách Protease của Bacillus Subtilis bằng hệ hai pha Polyethylene glycol/ Potassium phosphate”, Đồ án tốt nghiệp.
[5]. Nguyễn Đức Lượng ( chủ biên),(2004), Công Nghệ EnZyme, Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
[6]. Công nghệ lên men. Bùi ái (chủ biên).
[7]. Vũ Ngọc Bội (2004), luận án tiến sĩ sinh học: “Nghiên cứu quá trình thủy phân protein cá bằng enzyme Protease từ B.subtilis S5”, Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên.
[8]. Hồ Thị Tuyết Mai(2006), bài giảng Công nghệ E, Trường Cao Đẳng Lương Thực Thực Phẩm.
[9]. enzyme Vi Sinh Vật, tập 1, Lê Ngọc Tú, La Văn Chử, Phạm Trân Châu, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội 1982.
[10]. Tạp chí sinh học, tập2(2)-2006: “Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên quá trình sinh trưởng và sinh tổng hợp Protease của chủng Serratia sp. DT3”, Nguyễn Thị Thảo, Quyền Đình Thi viện CNSH.
[11]. Tạp chí sinh học, tập4(2)-2006: “ Xác định một số tính chất hóa lý của Protease chủng Serratia sp. DT3”, Nguyễn Thị Thảo, Quyền Đình Thi, Lê Thị Thu Hương viện CNSH, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc Gia Hà Nội.
[12]. Tạp chí Phát Triển KH&CN, tập9, số11- 2006.
[13]. Tạp chí Công nghệ sinh học, tập5, số2- 2007.
[14]. Tạp chí Công nghệ sinh học, tập5, số3- 2007.
Tài liệu tham khảo internet.
.
.
[1]. ..
[2]. .
[3]. .
[4]. .





























MỤC LỤC

Mở đầu Trang 1
Chương 1: Tổng quan về enzyme protease Trang 2
1. Tổng quan về enzyme protease Trang 2
1.1. Giới thiệu chung Trang 2
1.2. Đặc điểm và tính chất của protease vi sinh vật Trang 3
1.3. Cấu trúc trung tâm hoạt động của protease Trang 5
2. Nguồn thu nhận protease Trang 6
3. Phương pháp thu nhận enzyme protease từ vi sinh vật Trang 7
3.1. Tuyển chọn giống vi sinh vật cho enzyme protease có hoạt lực cao Trang 7
3.2. Môi trường nuôi cấy vi sinh vật tổng hợp enzyme protease Trang 8
3.2.1. Nguồn cacbon Trang 8
3.2.2. Nguồn Nitơ Trang 8
3.2.3. Nguồn các nguyên tố khoáng và các yếu tố kích thích sinh trưởng.....Trang 9
3.3. Nuôi cấy thu nhận phế phẩm enzyme protease bằng phương pháp bề mặtTrang 9
3.4. Thu nhận enzyme Trang 11
3.4.1. Tách và làm sạch chế phẩm enzyme ...................................................Trang 11
4. Quy trình thu nhận enzyme protease từ chủng nấm mốc Asp.oryzae .............Trang 14
4.1. Quy trình thu nhận ...................................................................................Trang 14
4.2. Thuyết Minh Quy Trình và đề xuất thiết bị..............................................Trang 15
4.2.1. Lý do chọn chủng nấm mốc Asp.oryzae ..Trang 15
4.2.2. Kỹ thuật nuôi cấy .. Trang 15
4.2.3. Thu nhận sản phẩm .. Trang 16
4.2.4. Đề xuất thiết bị .. Trang 18
5. Tình hình nghiên cứu enzyme protease.............................................................Trang 20
5.1. Tình hình nghiên cứu enzyme protease trong nước .................................Trang 20
5.2. Vấn đề sản xuất enzyme protease trên thế giới .........................................Trang 22
Chương 2: Đối tượng nghiên cứu và thiết bị Trang 2

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top