thanhcong0801

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần I : Lời mở đầu

I. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, ngành du lịch đã được hình thành và phát triển dựa trên cơ sớ sự phát triển của lực lượng sản xút và phân công lao động. Khi lực lượng sản xuât chưa phát triển thì nhu cầu du lịch của dân cư chủ yếu được thực hiện một cách đơn lẻ do các cá nhân hay một số người đứng ra tổ chức để thoả mãn nhu cầu. Từ thời cổ đại đã có những tài liệu nói về những chuyến du hành đầu tiên có tổ chức nhằm mục đích tìm hiểu lịch sử văn hoá và thiên nhiên nước khác, cũng như để giao lưu kinh tế văn hoá. Nhu cầu tìm hiểu tham quan, nghỉ ngơi đã xuất hiện trước hết ở giai cấp quý tộc, chủ nô rồi tới các thương gia, các nhà tu hành và khoa học. Các nhà sử học cho rằng từ 5000 năm trước đây có những chuyến vượt biển được bắt đầu từ Ai Cập. Lúc đầu số người đi du lịch rất hạn chế và người ta mới chỉ coi du lịch là một hiện tượng trong xã hội. Sau đó số lượng khách du lịch dần dần được tăng lên, với việc xây dựng, hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng để phục vụ cho ngành, nên những chuyến đi du lịch như vậy kéo dài hơn, xa hơn. Dần dần du lịch mang tính nhận thức và trở thành một hiện tượng thường xuyên phổ biến.
Hiện nay, sự phát triển du lịch là sự tăng nhanh chóng về mặt số lượng khách du lịch do mức sống của người dân ngày càng tăng. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, thời gian nhàn dỗi nhiều, phương tiện và tiện nghi cho du lịch ngày càng được cải thiện thúc đẩy du lịch phát triển. Vì thế xét trên bình diện quốc gia hay quốc tế vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải tạo điều kiện thuận lợi nhằm thoả mẵn tới mức cao nhất các nhu cầu của người đi du lịch cả về cơ sở hạ tầng; nhu cầu thiết yếu và nhu cầu đặc trưng như ăn uống, giải trí, giầy dép, quần áo, đồ lưu niệm, cảnh quan... và những thứ khác. Du lịch không chỉ đơn thuần là sự vận động di chuyển của du khách từ nơi này đến nơi khác mà còn nảy sinh nhiều hiện tượng kinh tế xã hội gắn liền với nó.
Chính vì nhận thức được một cách đúng đắn tầm quan trọng của ngành du lịch mà nó ngày càng được coi trọng và được coi là một ngành kinh tế.
Có thể nói cầu trong du lịch xuất hiện là tiền đề cho sự hình thành và phát triển từng bước của ngành du lịch kéo theo nó là mầm mống của việc ra đời và phát triển của ngành kinh doanh du lịch khách sạn nhằm đáp ứng một cách tối đa nhu cầu của khách du lịch trong từng thời kỳ.
Từ thời cổ đại đã xuất hiện nhà trọ cho khách thuê ở qua đêm; đây là mầm mống của của ngành du lịch khách sạn.
Thế kỷ III sau công nguyên, khi đế quốc La Mã phát triển hệ thống đường lát gạch xuyên suốt Châu Âu và một phàn Châu ắ thì một loạt nhà nghỉ ven đường đã được mọc lên phục vụ khách lưu trú kết hợp với các quán rượu.
Đến thời kỳ phong kiến thì đã có các cơ sở lưu trú bình dân và sang trọng phục vụ riêng cho từng đối tượng khách thuộc giai cấc thống trị hay bị trị.
Bước sang giai đoạn Tư bản Chủ nghĩa, đây là thời kỳ đánh dấu bước ngoặt của ngành du lịch khách sạn. Cụ thể khách sạn đầu tiên ở Mỹ đã được hình thành đó là khách sạn City Hotel xây dựng năm 1794 ở cảng biển New york có 73 phòng. Nó đã thúc đẩy sự ra đời của một loạt khách sạn khác. Một số ở New york Và một số ở nơi khác.
Đến đầu thế kỷ XX kỷ nguyên vàng của ngành du lịch khách sạn vì khách sạn hảo hạng tăng lên, một phần khách sạn được quần trúng hoá. Các khách sạn lúc này bao gồm các dịch vụ lưu trú và ăn uống và một số dịch vụ khác với nhiều loại phòng khác nhau để phục vụ mọi đối tượng khách.
Như vậy cùng với sự đi lên của kinh tế toàn thế giới, đời sống vật chất tinh thần ngày càng được cải thiện nên du lịch đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và nhu cầu du lịch của họ ngày càng phát triển một cách phong phú, đa dạng ở các chuyến đi du lịch trong nước và quốc tế. Có lẽ cầu trong du lịch là nhu cầu có khả năng thanh toán, nó là một bộ phận của nhu cầu xã hội đảm bảo cho sự đi lại lưu trú tạm thời của con người ngoài nơi ở thường xuyên của họ nhằm mục dích vui chơi, giải trí, tìm hiểu văn hoá, chữa bệnh, tham gia vào các chương trình đặc biệt và các mục đích khác. Thế nên con người không chỉ dừng lại ở việc vui chơi giải trí đơn thuần mà với đời sống và khả năng thanh toán cao con người còn đòi hỏi phải được thoả mãn nhu cầu lớn hơn về tinh thần, lưu trú cũng như nhiều nhu cầu khác( ăn uống, vui chơi...)
Để đáp ứng tối đa các nhu cầu đó thì ngày nay ngành kinh doanh du lịch khách sạn đã và đang được dặc biệt chú trọng đầu tư và phát triển. Một loạt các cơ sở kinh doanh du lịch khách sạn với nhiều thứ hạng từ bình dân đến cao cấp được mọc lên ở khắp các quốc gia trên thế giới.
Vậy khách sạn là gì?
Khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với du khách. Khách sạn cung cấp và bán cho khách du lịch những dịch vụ hoàn hảo, nhằm đáp ứng những nhu cầu của họ về chỗ ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh, vui chơi, giải trí... phù hợp với mục đích và động cơ của chuyến đi. Chất lượng và sự đa dạng của dich vụ trong khách sạn xác định thứ hạng của nó. Và doanh thu từ kinh doanh khách sạn đem lại rất lớn. Vì thế du lịch được coi như là ngành kinh tế mũi nhọn của một số quốc gia. Đây là một dấu son để đánh dâu sự phát triển của ngành kinh tế này được tinh từ cuối thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XX.
Ngành du lịch Việt Nam mới chỉ ra đời từ 9/7/1960. So với ngành du lịch trên thế giới thì còn quá non trẻ, song do có tính kế thừa học hỏi được các nước nhờ sự giao lưu học hỏi đồng thời nhờ có sự định hướng phát triển kinh tế xã hội, sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước nên ngành du lịch Việt Nam phát triển khá nhanh. Nó được coi là ngành công nghiệp không ống khói bởi đây là ngành kinh doanh dịch vụ, có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế của đất nước.
Việt Nam là một nước có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển hoạt động du lịch, là nước nằm trong khu vực Đông nam ắ- một khu vực có nền kinh tế năng động và phát triển tương đối mạnh, nằm trên nhiều trục giao lưu quốc tế khác nhau rất thuận lợi. Với tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nó đang từng bước được tôn tạo và bảo vệ, khai thác có hiệu quả. Sự phát triển du lịch Việt Nam góp phần thúc đấỵ sự giao lưu kinh tế xã hội và giao lưu văn hoá làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam. Hiện nay, theo thống kê năm 2000 du lịch Việt Nam đã đón 2.130.000 lượt khách quốc tế và 11.200.000 lượt khách nội địa. Dự tính đến năm 2010 du lịch Việt Nam sẽ đón 9.000.000 lượt khách quốc tế và 25.000.000 khách nội địa.
Với xu thế mở cửa và hội nhập quan hệ hợp tác quốc tế không ngừng được mở rộng, du lịch Việt Nam là thành viên của tổ chức du lịch thế giới(WTO) từ 9/1991. Thành viên của hiệp hội du lịch Châu ắ - Thái Bình Dương(PaTa) từ 1989, là thành viên của hiệp hội du lịch Đông Nam A (ASEANTA) từ 1995. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam có quan hệ hợp tác với gần 100 doanh nghiệp trên 50 quốc gia trên thế giới.
Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới là tiếp tục đổi mới, phát triển cơ sở hạ tầng và phương hướng kinh doanh phục vụ, tạo được các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính hiện đại có tính hấp dẫn với du khách. Dự tính đến 2010 sẽ đạt 25.000.000 lượt khách nội địa. Để đạt được mục tiêu đó thì du lịch Việt Nam phải nỗ lưc rất lớn. Dự kién với số lượng khách như vậy doanh thu từ dich vụ du lịch là 11.8 tỷ USD(2010). Đó là con số đầy ý nghĩa, khẳng định thế mạnh của du lịch Việt Nam trong tương lai. Những biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam đang được đặt ra vừa cấp thiết, vừa lâu dài nhằm thể chế hoá đường lối của Đảng và Nhà Nước đã đề ra trong hội nghị lần thứ VIII. Với mục tiêu “ Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới “; Và đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định “ Phát triển du lịch trở thành một nền kinh tế mũi nhọn. Khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế đạt trình độ phát triển du lịch trong khu vực. Từ nghị quyết 45CP của thủ tướng chính phủ cũng khẳng định “ Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một hướng chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Du lịch là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp có tác dụng góp phần thực hiện mở cửa của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của những ngành kinh tế khác. Tạo nên công ăn việc làm, mở rộng mối giao lưu văn hoá xã hội, tăng cường tình hữu nghị đoàn kết của sự hiểu biết giữa các dân tộc”
Từ đường lối và những biện pháp thích hợp, du lịch Việt Nam đang chuyển mình đón kịp xu thế quốc tế và sự phát triển chung của đất nứơc. Do nhận thấy được mức độ quan trọng của việc phát triển ngành du lịch nên Đảng và Nhà Nước ta đã rât sáng suốt trong việc chú trọng đầu tư phát triển ngành du lịch, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh du lịch khách sạn, trong việc làm thủ tục xuất nhập cảnh như vấn đề cấp Visa, hộ chiếu ngày càng được đơn giản hoá, thuận tiện hơn làm cho lượng khách đi du lịch ngày càng đông. Du khách không chỉ có nhu cầu đi tham quan các danh lam thắng cảnh hay tìm hiểu về đất nước con người Việt Nam mà họ còn là các thương gia, các nhà ngoại giao, các nhà chính trị hay là người đi thăm dò thị trường ... Với tất cả các mục đích trên sẽ kéo theo nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi hay tham gia hội nghị, hội thảo ... Vì vậy mà ở Việt Nam hiện nay đã chú trọng cho đầu tư xây dựng mới nhiều khách sạn từ
trò rất quan trọng. Nó là yếu tố quyết định phần lớn đến chất lượng phục vụ cũng như khả năng lưu giữ thu hút khách đến với khách sạn. Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra là đối với nhân viên phục vụ buồng là phải thấy được ý nghĩa của công tác làm vệ sinh để giúp cho công việc được thực hiện tốt hơn. Nếu làm tốt công tác vệ sinh phòng trong khách sạn là một công tác ý nghĩa quan trọng vì nó đánh giá chất lượng phục vụ của khách sạn và trình độ văn mình của dân tộc Việt Nam, đồng thời nó cũng là một trong những tiêu chuẩn xếp sao của khách sạn.
Không những thế, nếu làm vệ sinh buồng tốt còn tránh được những bệnh truyền nhiềm, làm tăng vẻ đẹp và thể hiện sự tôn trọng, lịch sự của khách sạn đối với khách, làm cho khách cảm giác dễ chịu.
Thông qua công tác làm vệ sinh sẽ tạo cho khách sự yên tâm trong thời gian lưu trú, vừa góp phần đảm bảo sức khoẻ, vừa đảm bảo an toàn tài sản cho khách và cho khách sạn, đồng thời nó giữ gìn vẻ đẹp lâu dài và tăng tuổi thọ của các trang thiết bị trong phòng.
Cũng thông qua công tác vệ sinh, khách có thể đánh giá được trình độ của người phục vụ và của khách sạn. Nếu làm tốt công tác vệ sinh sẽ gây được cảm tình với khách. Đây là yếu tố tốt nhất để thu hút khách, kéo dài thời gian LT của khách.
2.2. Nguyên tắc làm vệ sinh.
Để làm vệ sinh buồng nhanh sạch, chúng ta phải nắm được "nguyên tắc làm vệ sinh buồng".
- Khi làm vệ sinh phải làm theo đúng trình tự nhất định việc làm sau không ảnh hưởng đến việc làm trước và nâng cao được vệ sinh lao động.
Khi làm vệ sinh phải có hai người. Một người làm vệ sinh phòng ngủ, một người làm vệ phòng vệ sinh.
Không nên di chuyển mạnh các trang thiết bị và đồ dùng khi làm vệ sinh, phải nhẹ nhàng, thận trọng tránh đổ vỡ, mất mát, biến dạng chúng.
Tuỳ từng loại trang thiết bị mà có phương pháp làm vệ sinh thích hợp.
Ví dụ: Khi lau phào gỗ phải có nước chuyên dùng lau bằng vải cotton mềm.
Khi vào làm vệ sinh phòng cho khách phải bấm chuông trước khi vào. Nếu khách ở trong phòng phải có sự đồng ý của khách mới được vào. Trong quá trình làm vệ sinh không được gây ồn ào.
2.3. Trình tự làm vệ sinh phòng khách.
a. Trình tự vệ sinh buồng ngủ.
Hàng ngày vào buổi sáng nhân viên làm vệ sinh chính các phòng như phòng khách mới trả, phòng khách đang ở. Vì vậy mà khi bàn giao ca nhân viên buồng biết được công việc phải làm trong ca và số lượng phòng cần làm vệ sinh. Đồng thời để làm vệ sinh được thì người phục vụ sẽ biết mình phải chuẩn bị những công cụ gì và chuẩn bị những đồ dùng gì để thay thế, về số lượng là bao nhiêu? Cần dùng loại đồ dùng nào?
Công việc chuẩn bị và vệ sinh phòng khách có thể lấy ví dụ như sau:
Sau khi họp đầu giờ sáng ngày 20 tháng 8 năm 2002 nhân viên buồng nhận báo cáo biết trong ngày phải làm 12 phòng trong đó 10 phòng khách đang ở và 2 phòng khách vừa trả là các phòng 702, 703,704 và từ 705 - 719 đến 726. Trong đó 12 phòng có 3 phòng đơn (tức là mỗi phòng giường Kinh) và 9 phòng đôi (mỗi phòng 2 giường twin).
Căn cứ vào ví dụ trên ta thấy nhân viên buồng phải làm công việc về chuẩn bị các đồ dùng đặt phòng và công cụ vệ sinh. Song để có được các đồ dùng và công cụ đủ khi làm vệ sinh thì trước lúc tiến hành vệ sinh phòng phải kiểm tra xem trong xe đẩy của tầng mình có đủ các công cụ đồ dùng đặt phòng làm vệ sinh chưa. Nếu thiếu thì xuống kho để nhận đồ. Trong trường hợp trong kho hết thì có thể đi các tầng khác lấy hay tầng khác còn nhiều hay tạm thời ghi vào báo cáo để bổ xung sau.
Ví dụ: Phòng 704 khi làm phòng thiếu một khăn mặt thì sau đó sẽ đặt vào cho khách sau. Khi giao nhận vật tư cho tổ buồng phải có orderr (phiếu lĩnh hàng) với nội dung bao gồm đầy đủ các mục, chủng loại, số lượng, chất lượng, ngày - giờ giao nhận người nhận ký.
- Công việc chuẩn bị công cụ làm vệ sinh bao gồm:
+ Chuẩn bị máy hút bụi
+ Túi rác, túi vệ sinh
+ Túi giặt là
+ Khăn lau các loại
+ Bàn chải cọ dùng đề cọ cầu bệt
+ Sponge để cọ rửa cốc tách, bốn tắm, lavabo
+ Nước hoa xịt phòng
+ Các loại chất tẩy rửa
+ Găng tay cao su một số công cụ khác.
- Chuẩn bị đồ dùng thay thế.
+ Ga hai loại ga king cho phòng đơn
ga tuyn cho phòng đôi
+ Vỏ gối mỗi phòng 4 vỏ gối
+ Khăn tắm mỗi phòng hai chiếc
+ Khăn mặt mỗi phòng hai chiếc
+ Khăn tay mỗi phòng hai chiếc
+ Khăn chân mỗi phòng một chiếc
+ Dép đi trong nhà
+ Nước lọc Joy, nếu là phòng đơn 1 người thì ***
+ Diêm, 1 chai, phòng hai người (phòng đôi mỗi phòng hai chai.
+ Chè lipton, chè nhài, mỗi phòng mỗi thứ hai gói
+ Cà phê đen, cà phê sữa, mỗi thứ 1 phòng hai gói
+ Đường trắng, đường đổ, 1 phòng mỗi thứ hai gói
+ *** mỗi phòng hai gói
+ Sữa khô, mỗi phòng hai gói
+ Giấy vệ sinh
+ Giấy lau tay
+ Bàn chải đánh răng + thuốc đánh răng, mỗi phòng đơn 1 chiếc, phòng đôi hai chiếc.
+ Xà phòng mỗi phòng hai bánh con
+ Dầu gội đầu: mỗi phòng một lọ
+ Sữa tắm mỗi phòng 1 lọ
+ Xà phòng thơm mỗi phòng 1 lọ
+ Kim chỉ, chụp đầu, bông ngoáy tai, mỗi thứ một cái, 1 phòng giấy, bút, tập gấp...
+ Lược mỗi phòng một chiếc
+ Rũa móng tay, dao cạo râu dùng cho phòng vip
+ Đón gát giầy và cái đánh giày
- Các đồ dùng thay thế và các công cụ làm vệ sinh sau khi dã được chuẩn bị xong được đặt trên xe đẩy của các tầng, xe đẩy gồm có 4 ngăn và được xếp như sau:
+ Trên mặt xe để các đồ dùng thay thế
+ Ngăn thứ nhất: đựng khăn mặt, túi giặt là.
+ Ngăn thứ hai: đựng nước, túi rác, hộp để báo cáo.
+ Ngăn thứ ba: đựng khăn tắm, tay, chân
+ Ngăn thứ tư: đựng ga, vỏ gối
+ Hai đầu xe treo hai túi vải to, 1 đựng ga gối, khăn bẩn, 1 đầu đựng rác.
+ ở dưới túi rác chỗ xe thừa ra đựng công cụ và hoá chất làm vệ sinh.
- Trước khi tiến hành vào làm phòng phải bấm chuông xem khách có nhà không, không được tự ý mở cửa. Khi bấm chuông ba lần không thấy khách mở cửa mới được dùng thẻ khoá tầng để mở. Nếu khách có nhà ra mở cửa thì phải xin phép khách được làm phòng: "Thưa quý khách tui có thể làm vệ sinh phòng của quý khách được chứ ạ". Nếu khách đồng ý mới được vào, nếu không nhẹ nhàng đóng cửa đi phòng khác.
Tại khách sạn Horison đã sử dụng hệ thống biển treo, nếu khách muốn làm phòng ngay họ sẽ treo biển make up.
Nếu họ không muốn làm thì họ sẽ treo biển không làm phiền. Như thế sẽ rất thuận tiện cho nhân viên buồng
Khi vào làm phòng mở cửa, cắm thẻ vào để bật điều hoà, bật điện, kéo rèm để làm thông thoáng phòng.
Mang ga gối mới vào đặt ở bàn
Kéo giường ra, lột vỏ ga, gối bẩn mang ra xe đẩy
Kiểm tra đệm xem có vấn đề gì không
Nếu đệm lót hỏng thì phải thay
Thu dọn cốc tách, gạt tàn đưa vào phòng vệ sinh để cọ rửa
* Tiến hành trải giường: sử dụng ba ga trắng, và vỏ gối.
- Trải ga phủ đệm: đứng ở đầu giường, mở ga tung mạnh về phía trước sao cho bốn cạnh ga còn lại phải bằng nhau. Nhấc đệm đầu giường giắt ga xuống dưới, bẻ góc ga phía đầu giường.
Trải ga đắp: trải mặt trái lên trên, tung ga sao cho hai bên cạnh giường ga đều nhau, mép ga đầu giường bằng với mép giường.
Trải chăn dạ: tung chăn dạ sao cho mép chăn phía đầu giường cách mép giường 20cm.
Trải ga phủ giường như trải chăn dạ.
Sau đó gấp phần ga đắp lên, vuốt phẳng ra cạnh giường giắt phần đầu ga đắp, chăn dạ và ga phủ xuống dưới đệm.
Khi làm xong phần đầu giường ta xuống cuối giường, lật tất ba ga và chăn lên giường sau đó kéo căng ga phủ đệm, nhắc đệm giắt xuống dưới, lần lượt kéo ga đắp, chăn đêm, ga phủ cho căng để mặt giường phẳng, lồng tay xuống dưới ở hai góc giường nhấc nhẹ lên cách mép giường khoảng 15cm sau đó rút tay ra vuốt phẳng và đưa tay lên trên lật ngược phần vừa nhấc lên sao cho bằng với mép đuôi giường, phần còn lại nhấc đệm giắt xuống dưới sau đó ra từng bên bẻ góc và giắt ga hai bên.
- Lồng vỏ gối đặt ở đầu giường, ở giữa giường.
- Mang phủ giường ra phủ lên trên.
* Khi trải xong giường tiến hành lau chùi đồ đạc trang thiết bị trong phòng.
Dùng vải khô mềm xịt hoá chất chuyên dùng lau đồ gỗ sau đó lau tủ đứng, tủ kê đầu giường phào gỗ giá hành lý, bàn làm việc, bàn uống nước, ghế các trang thiết bị (Riêng với lau kính thì phải dùng nước xít kính và khăn bằng vải cotton). Trong quá trình lau chùi lau theo một vòng tròn quanh phòng, lau đến đâu phải kiểm tra các trang thiết bị đến đó và phải mở tất cả các ngăn tủ ra lau chùi sạch sẽ trước sau, trên dưới, kiểm tra đèn xem có sáng không, khi lau đến tủ minibar phải kiểm tra xem khách có dùng đồ minibar không nếu có thì báo ngay cho lễ tân để ghi phiếu ký nợ cho khách và để bổ xung đồ cho đủ.
Lau đến đâu ta sắp xếp lại đồ đạc đến đó và nếu thiếu thì bổ xung ngay.
Ví dụ: dép để ở ngăn dưới của giá hành lý
Gạt tàn, diêm đặt ở bàn uống nước
Ta phải kiểm tra và xếp đặt đồ đạc trong phòng đúng quy định gọn gàng đẹp mắt.
Sau khi lau xong thì tiến hành đổ rác, hút bụi thảm kéo rèm.
Kiểm tra lần cuối toàn bộ các trang thiết bị trong phòng xem còn thiếu sót gì không? Có đúng vị trí không? Nếu thiếu hay chưa đúng thì bổ xung hay điều chỉnh lại cho phù hợp.
b. Trình tự làm vệ sinh buồng tắm.
- Bật đèn
- Mở nắp bệ xí xả nước
- Thu tất cả các đồ cũ đem ra ngoài như khăn tắm, khăn tay, khăn chân, khăn mặt, giấy vệ sinh đã hết, xà phòng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K Tìm hiểu thực trạng và cơ hội phát triển của nghề kim hoàn Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội. Luận văn Th Văn hóa, Xã hội 0
S Ổn định phi tuyến của tấm có cơ tính biến thiên, không hoàn hảo : Luận văn ThS. Cơ học: 60 44 21 Khoa học kỹ thuật 0
H Hoàn thiện quy trình đào tạo cử nhân hệ tại chức ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Luận văn ThS. G Luận văn Sư phạm 0
Z Hoàn thiện hệ thống kiểm soát : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý : 60 34 05 Luận văn Luật 0
D Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm gạch men CMC tại thị trường miền bắc: Luận văn ThS. Kinh Luận văn Luật 0
A Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bảo Việt Việt Nam. Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh Luận văn Luật 0
Q Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
T Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hợp tác xã ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật Luận văn Luật 0
H Hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 01 Luận văn Luật 0
B Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top