vanipea

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời Mở đầu

Gia đình là tế bào của xã hội. Muốn cho xã hội tốt thì trước tiên và cốt yếu là phải xác lập được một quan hệ vợ chồng hạnh phúc, vì đó là hạt nhân quan trọng tạo nên tế bào đó. Song nếu như kết hôn là một hiện tượng xã hội bình thường nhằm xác lập nên tế bào của xã hội, thì li hôn có thể coi là hiện tượng bất bình thường nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực sự tan vỡ.
Vấn đề cấp dưỡng khi li hôn có từ lâu trong lịch sử loài người. Đây là một chế định pháp lý quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình ở nước ta và vấn đề này ngày càng được sự chú ý của cộng đồng và người dân. Bởi lẽ việc cấp dưỡng nhằm đảm bảo cho người được cấp dưỡng được hưởng sự quan tâm, chăm sóc về vật chất và tinh thần, đảm bảo cho người cấp dưỡng có đủ điều kiện tồn tại và phát triển.
ở Việt Nam, trong những năm gần đây tình trạng li hôn diễn ra ngày càng phức tạp. Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt theo nguyên tắc quan hệ nhân thân giữa vợ chồng cũng chấm dứt theo nhưng quan hệ tài sản trong đó có quan hệ cấp dưỡng giữa vợ và chồng không hẳn đã chấm dứt. Khi một bên vợ hay chồng gặp khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lí do chính đáng thì người chồng hay vợ cũ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của họ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với truyền thống của người Việt Nam “Vợ chồng một ngày nên nghĩa”. Bên cạnh đó, khi vợ chồng li hôn người phải gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất không ai khác là các con. Vì hoàn cảnh, vì những bất đồng quan điểm sống của cha mẹ mà những người con không thể cùng một lúc nhận được sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng của cả cha và mẹ. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay, khi đạo đức xã hội ở một bộ phận cộng đồng đang bị xuống dốc, đã ảnh hưởng trực tiếp đến truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Trên thực tế, ở nước ta hiện nay, đã xảy ra không ít trường hợp vợ hay chồng bỏ mặc không quan tâm, không cấp dưỡng cho chồng hay vợ cũ khi người chồng hay vợ cũ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu. Hay trường hợp, vợ chồng sau khi li hôn không quan tâm đến cuộc sống của con cái, bỏ mặc, không thực
hiện trách nhiệm cấp dưỡng của họ đối với con. Trong khi đó các quy định của pháp luật hiện hành về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng li hôn nói riêng, có những vấn đề chưa được quy định hay quy định chưa đủ, điều đó đã ảnh hưởng đến quyền lợi của người được cấp dưỡng cũng như quyền lợi của người phải cấp dưỡng. Do đó, việc đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ cấp dưỡng là rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
Vì vậy việc hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng nói chung và cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng li hôn nói riêng là đòi hỏi tất yếu.
Vấn đề cấp dưỡng được nhiều người nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, trong khuôn khổ khoá luận với khả năng còn hạn chế tui không đề cập một cách cụ thể tất cả vấn đề liên quan đến cấp dưỡng mà chỉ trình bày một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng li hôn. Qua đó đưa ra các phân tích, đánh giá nhằm góp phần xây dựng đề tài khoa học và hoàn thiện pháp luật cấp dưỡng.
Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn tui đã chọn đề tài: “ Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn”.
Bố cục của khoá luận gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cấp dưỡng
Chương 2: Cấp dưỡng trong trường hợp li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Chương 3: Thực tiễn giải quyết cấp dưỡng trong trường hợp li hôn và một số kiến nghị.










Chương 1

Một số vấn đề lý luận về cấp dưỡng

1.1. Khái niệm cấp dưỡng

1.1.1. Khái niệm

Gia đình là một trong những thành tố quan trọng cấu thành nên xã hội. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chăm sóc, và phát triển nhân cách của con người. Các thành viên trong gia đình như: Ông bà, cha mẹ, con cháu được gắn kết bằng sợi dây tình cảm vô hình. Để cho gia đình tồn tại và phát triển giữa các thành viên trong gia đình phải quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau. Sự quan tâm, chăm sóc tồn tại một cách tự nhiên và là nhu cầu tất yếu về mặt tình cảm và đạo đức và không thể mất đi vì bất cứ lí do gì.
Sự quan tâm, chăm sóc nuôi dưỡng vừa là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghĩa vụ nuôi dưỡng cũng có thể thực hiện được. Trong những hoàn cảnh nhất định, người có nghĩa vụ nuôi dưỡng không có điều kiện thực hiện nuôi dưỡng như: Họ phải đi công tác xa, bị bệnh nặng kéo dài, phải chấp hành hình phạt tù, hay điển hình như trong trường hợp vợ chồng li hôn. Trong những trường hợp này để đảm bảo cuộc sống của người được nuôi dưỡng đồng thời để thể hiện phần nào đó sự quan tâm, chăm sóc giữa người nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng thì nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, trong công tác lập pháp pháp, Nhà nước ta đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng trong các đạo luật. Luật Hôn nhân và gia đình (Sau đây gọi là Luật HN&GĐ) đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước kí sắc lệnh công bố ngày 13/1/1960 theo sắc lệnh số 02/SL đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn. Kế thừa Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 thông qua ngày 29/12/1986 và được Hội đồng nhà nước công bố ngày 3/1/1987 đã quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng, giữa cha mẹ cho con khi giải quyết li hôn. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu với nghĩa hẹp và mang tính nguyên tắc. Luật HN&GĐ năm 2000 thông qua ngày 9/6/2000 và được công bố ngày 22/6/2000 đã kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1989 đã dành một chương gồm mười ba điều quy định cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình. Cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ năm 2000 đã mở rộng hơn và được quy định cụ thể và đầy đủ hơn. Tại Điều 8 Khoản 11 Luật HN&GĐ năm 2000 có quy định: “ Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hay tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, là người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình, là người gặp khó khăn túng thiếu theo quy định của Luật này ”
Cấp dưỡng là một vấn đề quan trọng trong sinh họat cộng đồng xã hội. Xét về mặt đạo lý xã hội, nó vừa là nghĩa vụ mang tính bắt buộc thực hiện để giúp đỡ những người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hay nuôi dưỡng, nhất là khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn không có khả năng tự nuôi mình.
1.1.2. Phân biệt cấp dưỡng và nuôi dưỡng
Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng. Xét dưới góc độ luật học thì hai nghĩa vụ này có mối quan hệ nội tại với nhau. Xuất phát từ mối quan hệ nội tại đó mà trong những điều kiện nhất định hai nghĩa vụ này có thể thay thế cho nhau và cũng chính điều đó khiến cho nhiều người nhầm lẫn cấp dưỡng là nuôi dưỡng và nuôi dưỡng là cấp dưỡng. Trong một số trường hợp sự nhầm lẫn đó không gây hại đến quyền và lợi ích của các chủ thể trong hai quan hệ đó nhưng trong quá trình xét xử, nếu chúng ta không phân biệt được đâu là nghĩa vụ cấp dưỡng đâu là nghĩa vụ nuôi dưỡng điều đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Chúng ta cũng biết nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng có cùng chủ thể, đó là những người có mối quan hệ đặc biệt. Trước tiên là những người có quan hệ huyết thống với nhau sau đó là những người có quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ hôn nhân. Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tại các Điều 36, Điều 38, Điều 47, Điều 48 những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau bao gồm: Cha mẹ và con, anh chị em với nhau, ông bà và cháu. Bên cạnh đó, Điều 50 của Luật cũng quy định: Nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được thực hiện giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, giữa vợ và chồng. Mặt khác điều kiện phát sinh hai nghĩa vụ này cũng có nét tương đồng như: Một hay nhiều người trong số những người có quan hệ gia đình với nhau nhưng không có khả năng để tự nuôi mình và những người khác có khả năng để nuôi dưỡng hay cấp dưỡng. Do vậy, để phân biệt hai nghĩa vụ này phải dựa vào yếu tố không gian giữa chủ thể của quan hệ cấp dưỡng và quan hệ nuôi dưỡng. Luật HN&GĐ quy định khi người có quan hệ nuôi dưỡng không cùng chung sống với nhau thì giữa họ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây chính là điểm mấu chốt có thể phân biệt nghĩa vụ cấp dưỡng và nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Nếu trong quan hệ nuôi dưỡng, người được nuôi dưỡng và người có nghĩa vụ nuôi dưỡng sống chung với nhau thì ngược lại trong quan hệ cấp dưỡng người được cấp dưỡng và người phải cấp dưỡng không cùng sống chung với nhau. Vấn đề đặt ra là cần hiểu thế nào là “ sống chung ” và thế nào là “không sống chung”. Hiện nay có ba quan điểm khác nhau về “ sống chung ”.
Quan điểm thứ nhất: Những người sống chung là những người có cùng nơi đăng kí hộ khẩu thường trú.
Quan điểm thứ hai: Chỉ coi là sống chung khi họ cùng sinh sống thường xuyên dưới một mái nhà và không phụ thuộc vào nơi đăng kí hộ khẩu thường trú.
Quan điểm ba: Việc xác định thế nào là những người sống chung với nhau không phụ thuộc vào nơi đăng kí hộ khẩu thường trú hay tạm trú mà căn cứ vào nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu vật chất hằng ngày của họ. Do đó những người được coi là sống chung khi họ có cùng quỹ tiêu dùng.
Từ những quan điểm khác nhau về “ sống chung ”, có thể thấy rằng quan điểm thứ ba đầy đủ hơn vì trong thực tế có những người có cùng nơi đăng kí hộ khẩu thường trú nhưng lại không cùng ăn chung ở chung. Ví dụ: Cha mẹ cho con ăn riêng trong khi họ vẫn cùng ở chung một nhà với nhau. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp những người có nơi đăng kí hộ khẩu khác nhau lại “ ăn chung, ở chung ” với nhau. Ví dụ: Anh A và chị B là vợ chồng. Hai anh chị có nơi đăng kí hộ khẩu khác nhau nhưng sống chung với nhau ở Hà Nội.
Như vậy, theo quan điểm thứ ba thì những người “ không cùng chung sống” là những người không có quỹ tiêu dùng chung. Điều đó có nghĩa là khi xem xét một quan hệ có phải là quan hệ cấp dưỡng hay quan hệ nuôi dưỡng cần xác định giữa các chủ thể này có quỹ tiêu dùng chung hay không? Khi họ không có quỹ tiêu dùng chung thì quan hệ giữa họ là quan hệ cấp dưỡng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp dù sống chung một
Kết luận
Trên đây là những nội dung cơ bản của khoá luận tốt nghiệp: “ Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn”.
Chế định cấp dưỡng là một chế định có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình. Không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà đây đã và đang là vấn đề của toàn cầu. Chế định cấp dưỡng đã góp phần vào việc đảm bảo cho cuộc sống của người được cấp dưỡng, đặc biệt đối với những người chưa thành niên hay đã thành niên nhưng không có năng lực hành vi dân sự, bị tàn tật trong trường hợp cha mẹ li hôn. Đảm bảo cho các em được chăm sóc, nuôi dưỡng được phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần dù không được sống cùng cả cha và mẹ trong một gia đình. Ngoài ra, chế định cấp dưỡng còn là cách để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người phải cấp dưỡng trong quan hệ cấp dưỡng, qua việc xác lập quan hệ cấp dưỡng giữa người được cấp dưỡng và người phải cấp dưỡng.
Vấn đề cấp dưỡng được quy định khá cụ thể và đầy đủ trong Luật HN&GĐ năm 2000 và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định các vấn đề liên quan đến cấp dưỡng cho con khi vợ chồng li hôn, cấp dưỡng giữa vợ và chồng.
Tuy nhiên, cùng với sự vận động và phát triển của nền kinh tế đã tác động vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ cấp dưỡng nói riêng. Một số quy định của pháp luật đã không còn phù hợp với thực tế, một số vấn đề còn chưa được quy định hay quy định chưa đầy đủ, đòi hỏi pháp luật về cấp dưỡng cần sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tế. Cùng với đó, chúng ta cần tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát về cấp dưỡng trên thực tế và nâng cao trách nhiệm, năng lực chuyên môn của cán bộ có thẩm quyền, phải chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về cấp dưỡng, đặc biệt là cấp dưỡng trong trường hợp vợ chồng li hôn để mọi tầng lớp nhân dân có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vấn đề này và ý thức được quyền lợi, trách nhiệm của mình trong việc cấp dưỡng.


Danh mục tài liệu tham khảo

1. Hiến pháp 1992
2. Bộ Luật dân sự năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959
4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 22/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
7. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/HĐ - HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
8. Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa số 97/SL ngày 22/5/1950.
9. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, NXB Công an nhân dân 2004, từ trang 61 đến trang 72 và từ trang197 đến 226.
10. Phạm Xuân Linh, Bàn về chế định nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí dân chủ và pháp luật số 9 (1974) – 2006, từ trang 46 đến trang 49.
11. Nguyễn Thanh Hồng, Vấn đề bồi thường khoản tiền cấp dưỡng trong các vụ tai nạn giao thông theo Bộ Luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 4/2002, từ trang 24 đến trang 28.
12. Thạc sĩ Ngô Thị Hường, Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn, Tạp chí Luật học số 3 chuyên đề tháng 3/2003, từ trang 38 đến trang 40.
13. Thạc sĩ Ngô Thị Hường, Mối quan hệ giữa nghĩa vụ nuôi dưỡng và cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và gia đình, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, từ trang 13 đến trang 18.
14. Thạc sĩ Phan Thị Vân Hương, Cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí Tòa án nhân dân số 6 tháng 3/2004, từ trang 21 đến trang 24.
15. Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa số 159/SL ngày 17/11/1950.

Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về cấp dưỡng 3
1.1. Khái niệm cấp dưỡng 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Phân biệt cấp dưỡng và nuôi dưỡng 4
1.2. Đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng 6
1.3. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng 8
1.4. Chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng tám đến nay 12
Chương 2: Cấp dưỡng trong trường hợp li hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 17
2.1. Các trường hợp cấp dưỡng khi vợ chồng li hôn 17
2.1.1. Cấp dưỡng giữa vợ và chồng 17
2.1.2. Cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con 19
2.2. Mức cấp dưỡng – cách thực hiện cấp dưỡng 21
2.2.1. Mức cấp dưỡng 21
2.2.2. cách thực hiện cấp dưỡng 23
2.3. Chấm dứt quan hệ cấp dưỡng 24
Chương 3: Thực tiễn giải quyết cấp dưỡng trong trường hợp li hôn và một số kiến nghị 26
3.1. Nhận xét chung 26
3.2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng khi li hôn 27
3.2.1. Vướng mắc về vấn đề thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 28
3.2.2. Vướng mắc trong việc thực hiện thời điểm kết thúc cấp dưỡng nuôi con 31
3.2.3. Vướng mắc về tạm ngừng cấp dưỡng 35
3.2.4. Vướng mắc trong trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con
riêng của vợ hay con riêng của chồng 38
3.3. Một số kiến nghị về cấp dưỡng khi li hôn 41
3.3.1. Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con 41
3.3.2. Vấn đề tạm ngừng cấp dưỡng 42
3.3.3. Vấn đề cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hay con riêng của chồng 43
3.3.4. Cách tính tiền bồi thường cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng li hôn mà
một người bị tai nạn 44
3.3.5. Vấn đề về tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật 45
Kết luận 47
Danh mục tài liệu tham khảo
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top