dragonkomoddo

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Bài tập số 16:
1. Trình bày cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động?
2. Tình huống:
Anh C làm việc tại công ty giấy B từ tháng 1/1995, theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, được phân công làm việc tại Phân xưởng đo lường tự động. Từ tháng 2/2008, anh C được chuyển sang làm thủ kho ở Tổng kho vật tư của Công ty B.
Tháng 4/2008, anh C có đơn tố cáo cho rằng ông H là nhân viên phòng vật tư đã giả mạo chữ ký thì giữa hai người đã xảy ra xô xát và anh C đã xé tờ hóa đơn mà anh đánh giá là có sự giả mạo chữ ký. Ngày 7/5/2008, Công ty B đã tổ chức họp kiểm điểm anh C và ông H, đổng thời tạm đình chỉ công tác hai người để chờ cơ quan công an giám định chữ ký.
Ngày 15/5/2008, cơ quan giám định khoa học hình sự bộ thuộc công an tỉnh P có kết luận giám định, kết quả cho thấy hai chữ ký là cùng một người. Ngày 20/5/2008, Công ty đã mời anh C đến để thong báo về kết luận nói trên và yêu cầu anh C viết kiểm điểm nhưng C không chấp nhận và còn gây mất trật tự nơi làm việc. Sau sự kiện này, C không đi làm.
Ngày 10/6/2008, Hội đồng kỉ luật của công ty đã họp và đề nghị xử lý kỷ luật anh C bằng hình thức sa thải vì lí do C tự ý bỏ việc và giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc cho C. Ngày 20/6/2008, Giám đốc công ty B ra quyết định kỷ luật sa thải C, gửi quyết định kỷ luật cho C và yêu cầu C đến nhận tiền trợ cấp nhưng C vẫn không đến.
Ngày 10/7/2008, sau khi nhận được quyết định sa thải, anh C yêu cầu Hội đồng hòa giải lao động cơ sở của công ty B giải quyết vì cho rằng việc sa thải của công ty B đối với anh là vi phạm pháp luật, anh không có lỗi gì. Ngày 13/7/2008, Hội đồng hòa giải tiến hành phiên họp hòa giải nhưng thay mặt của công ty B vắng mặt. Ngày 15/7/2008, Hội đồng hòa giải triệu tập lần hai, nhưng công ty B không đến nên Hội đồng hòa giải lập biên bản hòa giải không thành. Anh C đã kiện ra Tòa án. Tại TAND huyện, các bên đạt được thỏa thuận:
Anh C được trả lương làm thêm giờ.
Anh C được thanh toán tiền nghỉ phép năm 2008.
Anh C được thanh toán tiền thưởng của năm 2008.
Anh C được thanh toán trợ cấp thôi việc.
Anh C đồng ý để công ty B không trả tiền bồi thường trong thời gian không được làm việc và công ty B sẽ nhận C trở lại làm việc
Yêu cầu:
a/ Nêu thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp của HĐHG và nhận xét về thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp trên của HĐHG của công ty B?
b/ Những thỏa thuận của anh C và công ty B có hợp pháp hay không? Tại sao?
c/ Theo quy định của pháp luật lao động, hành vi nghỉ việc của anh C có thể bị xử lí như thế nào? Tại sao?
d/ Hãy giải quyết quyền lợi cho anh C trong các trường hợp:
Anh C trở lại công ty B làm việc;
Anh C không trở lại công ty B làm việc.

MỤC LỤC

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………….. 3

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ …………………………………… 3
1. Cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động …….. 3
2. Giải quyết tình huống ……………………………………... 11

III/ KẾT LUẬN ………………………………………………. 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
Và theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 41/CP được tính theo ngày làm việc của đơn vị và cả ngày làm them đã thỏa thuận theo văn bản.
d/ Quyền lợi của anh C trong trường hợp:
Anh C trở lại công ty B làm việc:
Nếu hủy bỏ quyết định kỷ luật sa thải anh C, mà công ty B tiếp tục tuyển dụng anh C ở lại làm việc thì anh có thể phải nhận kỷ luật do hành vi gây mất trật tự nơi làm việc và tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng. Anh C có thể bị chuyển công tác làm việc xuống vị trí thấp hơn, và bị kỷ luật bằng cách hạ bậc lương.
Anh vẫn được hưởng quyền lợi cơ bản của người lao động như được hưởng tiền lương, tiền trợ cấp, tiền bảo hiểm xã hội, tiền nghỉ phép, tiền làm thêm giờ; các chế độ về an toàn lao động, vệ sinh lao động; thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi; chế độ bảo hiểm…
Anh C không trở lại công ty B làm việc.
Anh C sẽ được nhận tiền trợ cấp thôi việc theo quy định tại thông tư của Bộ lao động thương binh và xã hội số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của chính phủ về hợp đồng lao động.
Anh C sẽ được thanh toán đầy đủ các khoản tiền như trong thỏa thuận đã đạt được: công ty B sẽ thanh toán đầy đủ tiền nghỉ phép năm 2008; tiền thưởng năm 2008, tiền bảo hiểm xã hội…
Ngoài ra anh C sẽ được trả sổ lao động, chốt bảo hiểm.

+ Nhận xét về trường hợp trên:
Trong vụ án này, anh C là người có lỗi, không thực hiện đầy đủ các yêu cầu của công việc thủ kho vật tư, do đó, đã dẫn đến sai sót trong việc ký phiếu nhập kho. Khi phát hiện và cho rằng có nghi vấn về sự gian lận, ông C đã thiếu bình tĩnh, không thận trọng xem xét mà nổi nóng gây gổ với nhân viên khác. Khi cơ quan có thẩm quyền đã kết luận, anh C không thành khẩn kiểm điểm về sai phạm của mình mà còn gây mất trật tự trong công ty. Khi công ty yêu cầu anh C đến làm việc thì anh C không đến cũng không có lý do chính đáng. Theo đó, anh C đã tự ý nghỉ việc quá bảy ngày trong một tháng và quá 20 ngày trong một năm. Như vậy, sai phạm của C đủ điều kiện để bị kỷ luật bằng hình thức sa thải.
Sau đó, khi hội đồng hòa giải tiến hành hòa giải thay mặt công ty B không có mặt. Việc vắng mặt đó, không trái quy định của pháp luật, do công ty B ra quyết định sa thải anh C theo đúng quy định của pháp luật.
Các thỏa thuận hai bên đạt được trên tòa hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật và giải quyết được mâu thuẫn đã, đang diễn ra giữa hai bên tranh chấp.
III/ Kết luận.
Trong thực tiễn tranh chấp lao động là hiện tượng diễn ra rất phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do ý thức chấp hành pháp luật của các bên chưa thực sự tốt, cũng có ý kiến cho rằng bản thân các quy định và cách giải quyết các tranh chấp lao động chưa thực sự làm thỏa mãn các bên tranh chấp, còn nhiều bất cập. Để đảm bảo cho hiện tượng này giảm và xử lí được công bằng nghiêm minh, thì yêu cầu mỗi người lao động, người sử dụng lao động cần nắm bắt được những quy định cuả pháp luật và thực hiện một cách đúng đắn nhất. Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền chuyên môn tăng cường kiểm tra, sát sao hơn trong việc áp dụng thực hiện pháp luật, để các quy định trở nên gần gũi và ngày càng đi vào cuộc sống hơn.

Bài làm
I/ Đặt vấn đề:
Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là hàng hoá, quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động là quan hệ trao đổi sử dụng giá trị sức lao động. Trong mối quan hệ này, người lao động đem sức lao động của mình làm việc cho người sử dụng lao động và phải tuân theo sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động thông qua việc thuê mướn, sử dụng lao động nhằm thu được những giá trị mới lớn hơn – lợi nhuận. Do vậy, mục tiêu đạt được lợi ích tối đa luôn là động lực trực tiếp của các bên nên giữa họ khó có thể thống nhất được các quyền và nghĩa vụ trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Những lợi ích đối lập này giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ trở thành mâu thuẫn, bất đồng nếu hai bên không dung hoà được quyền lợi của nhau. Do vậy, tranh chấp lao động xảy ra là điều dễ nhận thấy. Nội dung giải quyết dưới đây xin trình bày về cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động và tình huống thực tế.
II/ Giải quyết vấn đề:
1. Cơ chế giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động:
Trong lĩnh vực lao động, khiếu nại được diễn ra khi xảy ra khi người lao động có thắc mắc về quyền, lợi ích của chính họ cần người sử dụng lao động cần giải đáp. Vấn đề đó họ có thể đã đề cập hỏi người sử dụng nhưng chưa được trả lời hay đã trả lời nhưng vấn đề được giải đáp lại không thỏa mãn hết ý của người hỏi; vấn đề đó có thể người lao động không thông qua người sử dụng mà trực tiếp gửi những thắc mắc lên các cấp, các cơ quan có thẩm quyền.
Trong nghị định 04 năm 2005 quy định chi tiết và hướng thi hành một số điều của bộ luật lao động về khiếu nại… Điều 4 giải thích: "Khiếu nại" là việc người lao động, tập thể lao động yêu cầu cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Cơ chế giải quyết khiếu nại được quy định từ điều 6 đến điều 23 của nghị định chính phủ số 04 năm 2005/NĐ - CP ngày 1 tháng 1 năm 2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của bộ luật lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động. Cụ thể như sau:
Mục 1 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI KHIẾU NẠI, NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý Luận văn Kinh tế 0
H Trình bày các kỹ thuật hình học phân hình thông qua sự khảo sát các cấu trúc Fractal cơ sở và thuật Luận văn Kinh tế 0
I Tranh chấp lao động, cách giải quyết tranh chấp. Trình bày một vụ tranh chấp lao động được giải quyết tại DN hoặc tại cơ quan Luận văn Kinh tế 0
H Trình bày các khái niệm cơ bản về chuẩn hoá đội ngũ giáo viên : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60.14.05 Luận văn Sư phạm 0
H [Free] Trình bày những kiến thức cơ bản về tỷ lệ mắc bệnh, nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng của rối l Tài liệu chưa phân loại 0
Q Trình bày cơ cấu tổ chức của uỷ ban quản lý rủi ro tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại cổ phần Techcom Tài liệu chưa phân loại 0
T HÃY TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH CÁC TÁC NHÂN CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ Văn hóa, Xã hội 0
T Trình bày nguyên nhân và những biểu hiện cơ bản của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: phân tích và trình bày những nội dung cơ bản của nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và Hội Luận văn Luật 0
B Trình bày những đặc trưng cơ bản của phát thanh, lấy ví dụ minh họa Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top