Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
TỔNG QUAN VỀ LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ 2005
I. Giới thiệu về sở hữu trí tuệ
1. Khái niệm về sở hữu trí tuệ
Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm trí tuệ. Việc huấn luyện viên Weigang tuyển
chọn Hồng Sơn, Huỳnh Đức vào đội tuyển quốc gia Việt Nam, sắp xếp đội hình thi đấu ở
Seagame 18 chắc chắn là một sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên Weigang không được sở hữu
sản phẩm trí tuệ của mình. Ngược lại, hai chữ cái P/S - nhãn hiệu kem đánh răng không
có gì là “trí tuệ” thì lại được coi là sản phẩm của sở hữu trí tuệ. Vậy không phải mọi thứ
“trí tuệ” đều được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu trí tuệ. Ngược lại, không phải mọi
quyền sở hữu trí tuệ đều là sản phẩm của trí tuệ. Mặc dù không có định nghĩa chính thống
và trực tiếp thế nào là sở hữu trí tuệ, nhưng tại Điều 2 (8) của Công ước thành lập Tổ
chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14-7-1967 quy định: “Sở hữu trí tuệ bao
gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc
biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng
chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu
dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo
hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh; và tất cả các quyền khác nảy sinh từ kết quả
của hoạt động trí tuệ thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và công nghiệp”.
Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 thì tại Khoản 1 điều 4 của Luật sở hữu trí
tuệ đã định nghĩa:
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm
quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng.
Hay hiểu một cách khác, quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với tài sản vô hình
là thành quả của lao động sáng tạo, hay uy tín kinh doanh của các chủ thể được pháp luật
quy định bảo hộ.
2. Tài sản vô hình có thể là sở hữu được không?
Khi phân tích khái niệm sở hữu trí tuệ, chúng ta thấy một số vấn đề cần được giải
thích rõ. Trước hết là khái niệm tái sản vô hình. Nó khác với tài sản tại Điều 161 Bộ luật
dân sự (Bộ luật dân sự - các tài sản hữu hình). Tài sản vô hình là những tài sản không
nhìn thấy được, nhưng trị giá được bằng tiền và có thể trao đổi (ví dụ như thương quyền,
uy tín).
Tiếp đến là khái niệm “thành quả lao động sáng tạo”. Yếu tố hiện diện trên hầu
hết các đối tượng sở hữu trí tuệ là sự sáng tạo. Nếu không có sự sáng tạo thì cuộc sống
của chúng ta ngày hôm nay cũng không khác gì cuộc sống của nhiều năm về trước. Cuộc
cách mạng công nghiệp đã thay đổi cách nhìn của mọi người về giá trị của sự sáng tạo.
Một loạt sáng chế, cải tiến ra đời cho thấy sáng tạo là động lực phát triển của xã hội. Và
vì thế nhà nước cần có cơ chế khuyến khích hoạt động sáng tạo thông qua quy định bảo
hộ. Tuy nhiên, pháp luật chỉ bảo hộ những thành quả lao động sáng tạo có đóng góp nhất
định đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. Một số thành quả lao động sáng tạo không
đem lại lợi ích thực tế gì và không ứng dụng vào thực tế cuộc sống được (ví dụ như một
trò ảo thuật biến một chiếc cốc vàng thành một chiếc cốc đỏ) không được bảo vệ dưới
dạng sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng nâng cao được chất lượng
sản phẩm. Ví dụ như câu chuyện về đèn Davy: Humphry Davy (1778-1829) phát minh ra
chiếc đèn an toàn mà ở Việt Nam gọi là đèn Măng-xông. Loại đèn này được đặt trong
mạng lưới dây dẫn để ngăn không cho lửa tràn ra ngoài, gay cháy nổ, giải quyết được
nguy cơ lớn nhất cho người thợ mỏ khi phải sử dụng nến trong hầm lò. Tuy nhiên, Davy
đã không xin cấp bằng sáng chế bởi ông muốn đó là sáng chế để cứu người. Kết quả là rất
nhiều thương gia đã sản xuất đèn an toàn và bán tràn lan bất chấp chất lượng thấp và đã
gây ra nhiều vụ nổ hầm lò khiến nhiều người thietj mạng. Qua thảm kịch này cho chúng
ta thấy: bằng độc quyền sáng chế còn được dùng để bảo đảm chất lượng sản phẩm của
nhà sản xuất.
Bên cạnh thành quả lao động sáng tạo thì uy tín thương mại cũng là một tài sản có
giá trị lớn. Đó là những tài sản vô hình, song đôi khi lại là tài sản có giá trị nhất và cần
được bảo vê. Thí dụ trong khi góp vốn liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất kem đánh
răng Elida P/S, giá trị nhà xưởng và quyền sử dụng đất của phía Việt Nam được định giá
chưa đến 1 triệu USD, trong khi đó nhãn hiệu P/S được mua với giá hơn 4 riêu USD. Vì
sao một nhãn hiệu lại được định giá cao như vậy? bởi vì đằng sau nhan hiệu là cả một
quá trình phán đấu đầu tư công sức (vô hình) của cả một tập thể nhà máy đưa một sản
phẩm từ khi chưa có chỗ đứng trên thị trường thành một sản phẩm nổi tiếng chiếm hơn
2/3 thi phần Việt Nam (vào thời điểm liên doanh).
3. Phân loại sở hữu trí tuệ
Ở các nước bản quyền hay sáng chế xuất hiên từ thế kỷ 17 và thế kỷ 18. Không ai
dùng từ sỏ hữu trí tuệ cho đén khi xuất hiên lần đầu tiên vào năn 1952 bởi giáo sư
A.Bogsch, giám đốc Văn phòng Quốc tế về quản lý sáng chế đưa ra. Luật Việt Nam cũng
như luật các nước khác trên thế giới không có định nghĩa trực tiếp như thế nào là sở hữu
trí tuệ mà chỉ có định nghĩa gián tiếp thông qua phân loại sở hữu trí tuệ thành quyền tác
giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
a) Quyền tác giả
Quyền tác giả bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của các tác giả và chủ sở
hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Quyền tác giả còn
được gọi là tác quyền hay bản quyền. Chúng ta thường thấy các thí dụ về quyền tác giả
đối với tác phẩm âm nhạc hay chương trình máy tính. Đối với quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả được độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm. Mọi hành vi sao chép, trích
dịch, cong bố nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền
tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Sao băng đĩa lậu, sao chép phần mềm vi
tính, in lậu sách giáo khoa bán ra thị trường... cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Trong một số trường hợp, pháp luật cho phép chúng ta sao chép, trích đoạn một phần của
tác phẩm (người ta gọi là sử dụng hạn chế).
Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất
định. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều

bị ảnh hưởng? Để làm được điều này cần có sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới
dạng độc quyền của pháp luật.
Có thể nói “độc quyền” là nội dung mấu chốt của toàn bộ chế định về quyền sở
hữu công nghiệp nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung. Chỉ có chủ sở hữu đối tượng trí
tuệ - chủ thể quyền mới có quyền ứng dụng các kiến thức của mình vào cuộc sống, chỉ có
hị mới có quyền chuyển giao, phổ biến kiến thức của mình, chỉ có họ mới được phép bán
những sản phẩm hình thành từ thành quả lao động sáng tạo của họ. Nếu thiếu từ “độc
quyền” thì toàn bộ chế định về sở hữu trí tuệ sẽ mất hết ý nghĩa. Những người lao động
sáng tạo không cần chờ đến khi có luật về sở hữu trí tuệ mới biết cách sử dụng và
bán các kiến thức của mình, nhưng nếu không có luật về sở hữu trí tuệ thì bất cứ ai ũng
có thể ăn cắp sáng chế của người khác và làm giàu trên công sức của những người lao
động sáng tạo. Đến một lúc nào đó sẽ không còn ai có ý định sáng tạo để phục vụ xã hội
nữa. Bản than từ “độc quyền” cũng có sức hút rất lớn. Nó khuyến khích mọi người thi
đua sáng tạo để được cấp bằng “độc quyền”. Vì trong kinh doanh đựơc bảo hộ độc quyền
là dã đạt được ưu thế lớn đối với các đối thủ cạh tranh của mình.
Mặc dù quyền sở hữu trí tuệ là một dạng độc quyền song đây không hẳn là sự độc quyền
mang tính tuyệt đối. Hơn nữa, độc quyền của sở hữu trí tuệ là độc quyền được thực hiện
thông qua cơ chế bảo hộ của pháp luật và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực
thi. Cơ chế bảo hộ được thực hiện theo quan điểm:
 Bảo hộ có mục đích: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để làm cơ sở thúc đẩy chức năng
động sáng tạo của các chủ thể sản xuất kinh doanh.
 Bảo hộ có chọn lọc: nhà nước đặt ra các tiêu chuẩn bảo hộ dựa trên lợi ích các
nhân và lợi ích xã hội. Chỉ các đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn do pháp luật nêu ra
mới được bảo hộ, chứ không phải thành quả lao động sáng tạo nào cũng được bảo
hộ.
 Bảo hộ có thời hạn: các quyền tài sản trong sở hữu trí tuệ chỉ được bảo hộ tối đa
trong một thời hạn do pháp luật quy định.
 Bảo hộ có điều kiện: việc bảo hộ phải được tiến hành đồng bộ với các giải pháp
lạm dụng bảo hộ. Ngoài ra, việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp không đi
ngược lại với lợi ích xã hội hay cản trở không chính đáng các chủ thể sản xuất
kinh doanh khác.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top