Avniel

New Member
SO SÁNH PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG HOÀ GIẢI VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI.


Hoà giải và trọng tài thương mại là hai cách giải quyết tranh chấp
thương mại có hiệu quả và được sử dụng rộng rãi hiện nay. Vậy, hai phương
thức này có những điểm gì giống và khác nhau?
Hoà giải là cách giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên
thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm
kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh.
Theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Luật Trọng tài thương mại 2010 thì:
“Trọng tài là cách giải quyết các tranh chấp do các bên thoả thuận
và được tiến hành theo thủ tục được quy định tại Luật này”. Khoản 2 điều
này quy định: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên nhằm giải
quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hay đã phát sinh giữa các
bên”.
Như vậy, có thể thấy một vài điểm giống nhau cơ bản giữa hai phương
pháp giải quyết tranh chấp này.
1. Giống nhau:
- Thứ nhất, cả hai cách giải quyết tranh chấp này đều được bắt
nguồn từ sự thoả thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Để đưa tranh
chấp ra giải quyết bằng trọng tài hay bằng thương mại thì các bên đều
phải có sự thoả thuận trọng tài.
- Thứ hai, cả hai cách này đều có sự hiện diện của bên thứ ba
do các bên tranh chấp lựa chọn làm trung gian để trợ giúp các bên tìm

kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp. Và đây có thể được
coi là điểm giống nhau cơ bản giữa hai cách giải quyết tranh
chấp này.
- Thứ ba, đó là điều kiện của bên thứ ba (người thứ ba). Người thứ ba
phải hội đủ những phẩm chất nhất định như: có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ; am hiểu pháp luật; có kinh nghiệm thực tiễn và đặc biệt là
phải có sự độc lập, trung lập với các bên tranh chấp. Người thứ ba
không thể có lợi ích liên quan hay xung đột với lợi ích của các bên
tranh chấp.
Trên đây là những điểm giống nhau cơ bản giữa cách giải quyết
tranh chấp thương mại bằng hoà giải và cách giải quyết tranh chấp
thương mại bằng trọng tài.
2. Khác nhau:
- Điểm khác nhau cơ bản giữa hai cách này đó chính là vai trò
của người thứ ba.
Ở cách hoà giải thì vai trò của người thứ ba chỉ mang tính hỗ trợ,
giúp đỡ các bên thoả thuận với nhau. Người thứ ba làm trung gian hoà giải
không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các
bên tranh chấp. Quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp
khi họ thống nhất được ý chí với nhau về việc giải quyết vụ tranh chấp trên
cơ sở hướng dẫn, trợ giúp của người thứ ba.
Còn ở cách trọng tài thì sau khi xem xét sự việc, trọng tài có thể
đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

- Thứ hai là về cơ chế giải quyết tranh chấp.
Pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định nào ràng buộc, chi
phối đến cơ chế hoà giải ngoài các quy định có tính chất ghi nhận thương
lượng, hoà giải là những cách giải quyết tranh chấp được các bên
tranh chấp ưu tiện lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh.

Trong khi đó, cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là sự kết hợp
gữa hai yếu tố thoả thuận và tài phán. Do đó, nó chịu sự chi phối của pháp
luật.
- Thứ ba, quá trình tiến hành giải quyết tranh chấp.
Quá trình hoà giải các bên tranh chấp không phải chịu sự chi phối bởi các
quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải.
Quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải tuân theo các quy định
của pháp luật hiện hành về thủ tục cũng như các quy định khác. Ví dự, Điều
20 Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 quy định: “Để giải quyết vụ
tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn kiện gửi Trung
tâm Trọng tài”…
- Thứ tư, về kết quả giải quyết tranh chấp.
Kết quả hoà giải thành được thực thi hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự
nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào bảo
đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hoà giải. Trái lại,
phán quyết của Trọng tài lại có hiệu lực ràng buộc các bên tranh chấp thực
hiện.
Trên đây là một số điểm khác nhau cơ bản giữa hai cách giải
quyêt tranh chấp thương mại này.
• Ưu và nhược điểm của cách giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài thương mại
- Ưu điểm:
+ Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh chóng;
+ Các bên tranh chấp có khả năng tác động đến quá trình trọng tài;
+ Khả năng chỉ định Trọng tài viên giúp các bên lựa chọn được trọng tài
viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc vấn đề đang tranh chấp. Qua
đó, có điều kiện giải quyết tranh chấo nhanh chóng, chính xác;
+ Nguyên tắc trọng tài không công khai giúp các bên hạn chế sự tiết lộ các

bí mật kinh doanh. giữ được uy tín của các bên trên thương trường;
+ Trọng tài không thay mặt cho quyền lực tư pháp của Nhà nước nên rất phù
hợp để giải quyết các tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
- Nhược điểm:
Trọng tài không thay mặt cho quyền lực tư pháp của Nhà nước nên có thể
gặp khó khăn trong qúa trình giải quyết tranh chấp như xác minh, thu thập
chứng cứ, áp dựng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P So sánh phương thức thể hiện ý nghĩa của các thành ngữ Anh - Việt sử dụng các yếu tố chỉ cơ thể con Văn hóa, Xã hội 0
G Trạng ngữ phương thức, trạng ngữ so sánh và trạng ngữ điều kiện trong tiếng Anh (Có đối chiếu với ti Văn hóa, Xã hội 3
A So sánh phương thức thanh toán điện tử của hai công ty megabuy.vn và vinabook.com Luận văn Kinh tế 2
O Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian trong tiếng Hàn (so sánh với tiếng Việt) Tài liệu chưa phân loại 2
A Tiểu luận So sánh phương thức và mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa của Cộng đồng kinh tế ASEAN vớ Tài liệu chưa phân loại 0
F [Free] Tiểu luận So sánh phương thức và mức độ tự do hóa đầu tư của cộng đồng kinh tế ASEAN với tổ c Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn Tài liệu chưa phân loại 0
D So sánh kết quả điều trị sốt xuất huyết độ iii ở trẻ dư cân béo phì bằng hai phương pháp truyền dịch Y dược 0
D Ứng dụng phương pháp so sánh vào định giá mua bán bất động sản tại thị trường Việt Nam Luận văn Luật 0
D So sánh kết quả điều trị phẫu thuật bệnh trĩ theo hai phương pháp Longo và Milligan-Morgan tại bệnh Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top