cr4zy_nh0x

New Member

Download Tiểu luận Nghiên cứu quyền thừa kế bất động sản của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam miễn phí





Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà thông qua thừa kế phải đáp ứng đủ những điều kiện theo khoản 1, điều 126, luật nhà ở 2005 : Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư ở Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam; các đối tượng khác theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Những đối tượng này cũng chỉ được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. (khoản 1, điều 126) Ngoài những đối tượng nêu trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.(khoản 2, điều 129, luật nhà ở 2005)



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Bài tập: Nghiên cứu quyền thừa kế bất động sản của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Nghiên cứu về Quyền thừa kế bất động sản của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, trong phạm vi đề tài này chủ yếu bàn đến quyền thừa kế quyền sử dụng đất và nhà ở của người nước ngoài và người việt nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam.
Căn cứ vào những quy định của pháp luật Việt Nam trong luật đất đai, luật Nhà ở, các văn bản hướng dẫn thi hành về Quyền thừa kế bất động sản của người nước ngoài và người việt nam định cư ở nước ngoài có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ trước và sau khi bộ luật đất đai 2003 ra đời.
I – Thời kỳ trước khi luật Đất đai 2003 ra đời
- Trong thời kỳ này trong các văn bản của luật đất đai không có quy định gì về quyền thừa kế quyền sử dụng đất của người nước ngoài, người việt nam định cư ở nước ngoài.
+ Luật đất đai 1987 không quy định rõ về quyền của người sử dụng đất, còn đối với quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tại khoản 3, điều 16 :Việc chuyển quyền sử dụng đất đai chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây: “Khi người được giao đất chuyển đi nơi khác hay đã chết mà thành viên trong hộ của người đó vẫn còn tiếp tục sử dụng đất đó”, có nghĩa là khi người được giao đất chết thì chỉ có thành viên trong hộ gia đình được thừa kế quyền sử dụng đất của người đó trong trường hợp vẫn còn nhu cầu tiếp tục sử dụng đất đó.
Ngoài ra không có quy định nào về quyền thừa kế quyền sử dụng đất của người nước ngoài, người việt nam định cư ở nước ngoài.
+ Luật đất đai 1993 (khoản 2, điều 3, luật đất đai 1993), bộ luật dân sự 1995 đã quy định rõ về quyền thừa kế quyền sử dụng đất đối với cá nhân, điều kiện để được hưởng thừa kế từng loại đất (điều 739, 740, 741, 742, 743 bộ luật Dân sự 1995) nhưng lại không quy định quyền này đối với người nước ngoài, người việt nam định cư ở nước ngoài.
II - Thời kỳ sau khi luật Đất đai 2003 ra đời
Luật đất đai 2003 đã quy định rõ về quyền được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Tại khoản 5 Điều 113 Luật Đất đai năm 2003 quy định:
“Cá nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hay theo pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật.
Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 121 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó”
Mặt khác Tại điểm đ khoản 1 Điều 99 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003 cũng quy định: “đ- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại Điều 121 của Luật Đất đai được nhận quyền sử dụng đất ở thông qua mua nhà ở, nhận thừa kế nhà ở, được tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai năm 2003, chỉ những đối tượng dưới đây mới được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế: Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư ở Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam; các đối tượng khác theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Những đối tượng này cũng chỉ được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Ngoài những đối tượng nêu trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế quyền sử dụng đất đó.
- luật nhà ở 2005 quy định đối với người nước ngoài ( tổ chức, cá nhân nước ngoài) chỉ có quyền sở hữu nhà ở trong trường hợp đầu tư xây nhà ở để cho thuê, để bán. Không quy định về quyền sở hữu nhà ở trong trường hợp được hưởng thừa kế nhà ở đối với người nước ngoài. (khoản 1, điều 125, luật Nhà ở 2005)
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà thông qua thừa kế phải đáp ứng đủ những điều kiện theo khoản 1, điều 126, luật nhà ở 2005 : Người về đầu tư lâu dài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư ở Việt Nam; người có công đóng góp với đất nước; những nhà hoạt động văn hoá, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước; người có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam; các đối tượng khác theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Những đối tượng này cũng chỉ được nhận quyền sử dụng đất thông qua nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. (khoản 1, điều 126) Ngoài những đối tượng nêu trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.(khoản 2, điều 129, luật nhà ở 2005)
→ Như vậy bộ luật Đất đai 2003 và luật Nhà ở 2005 đều có quy định về quyền thừa kế quyền quyền sử dụng đất và nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đồng thời quy định những điều kiện để có thể được thừa kế, trường hợp không đủ điều kiện thì chỉ có thể hưởng giá trị của phần thừa kế quyền sử dụng đất và được hưởng giá trị của nhà ở đó.
+ Hưởng giá trị của phần thừa kế quyền sử dụng đất và hưởng giá trị của nhà ở, có nghĩa là người thừa kế không được đứng tên chủ sở hữu căn nhà được thừa kế, cũng như quyền sử dụng đất, chỉ được bán nhà ở đó và hưởng giá trị của nó.
- Bắt đầu từ nghị quyết 19/2008 /NQ-QH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho đến luật số 34/2009/QH12 sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 của Luật Đất đai 2003 và mới đây nhất là Nghị định số 71/2010 Hướng dẫn chi tiết Luật nhà ở ngày 23/6/2010, pháp luật về đất đai và nhà ở đã có những quy định rõ ràng hơn, mở rộng quyền hơn đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong lĩnh vực thừa kế quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
+ Nghị quyết 19/2008 /NQ-QH12, ngoài đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở như quy định trong luật nhà ở 2005 là những người nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê còn quy định thêm các đối tượng là Cá nhân nước ngoài có công đóng góp cho Việt Nam được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương, Huy chương; cá nhân nước ngoài có đóng góp đặc biệt cho Việt Nam do Thủ tướng Ch
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top