Constantine

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

I. NĂNG LƯỢNG VÀ VAI TRÒ CỦA NĂNG LƯỢNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
1.1. Năng lượng
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, năng lượng được định nghĩa là: "độ đo định lượng
chung cho mọi dạng vận động khác nhau của vật chất".
Trong Từ điển tiếng Việt và Từ điển vật lý phổ thông , năng lượng được định nghĩa là
"đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật".
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm,
hiệu quả thì năng lượng được hiểu là "dạng vật chất có khả năng sinh công, bao gồm nguồn năng
lượng sơ cấp: than, dầu, khí đốt và nguồn năng lượng thứ cấp là nhiệt năng, điện năng được sinh
ra thông qua quá trình chuyển hoá năng lượng sơ cấp".
Như vậy, tuỳ mục đích khác nhau, khái niệm năng lượng được định nghĩa có tính chất
khái quát khác nhau. Trong tài liệu này, với mục tiêu phổ cập việc giáo dục HS phổ thông về sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với thực tiễn lao động sản xuất và cuộc sống,
chúng ta sẽ sử dụng thường xuyên khái niệm năng lượng như nêu trong Nghị định
102/2003/NĐ-CP.
1.2. Các dạng năng lượng
Việc phân loại các dạng năng lượng là rất đa dạng, phụ thuộc vào các mục đích khác
nhau. Dưới đây chỉ đưa ra một số cách phân loại thường được sử dụng.
1.2.1. Phân loại theo vật lý - kỹ thuật
Với đối tượng HS THPT, các em đã được làm quen với các dạng năng lượng qua chương
trình vật lý phổ thông như:
- Cơ năng;
- Nội năng;
- Điện năng;
- Quang năng;
- Hoá năng;
- Năng lượng hạt nhân (năng lượng nguyên tử).
1.2.2. Phân loại theo nguồn gốc năng lượng
- Năng lượng vật chất chuyển hoá toàn phần gồm năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (hay
nhiên liệu thiên nhiên) như: than bùn, than nâu, than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên và năng lượng
từ nhiên liệu nguyên tử.
- Năng lượng tái sinh (hay năng lượng tái tạo) là nguồn năng lượng có thể được hồi phục
theo chu trình biến đổi của thiên nhiên, mà theo quan niệm của con người là vô hạn. Các dạng
năng lượng này bao gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng của gió, thế năng của nước, năng
lượng sóng biển, năng lượng thuỷ triều, năng lượng địa nhiệt.
- Năng lượng không tái sinh là nguồn năng lượng không hồi phục khi khai thác và sử
dụng. Các nguồn năng lượng không tái sinh gồm: than nâu, than đá, than bùn, dầu lửa, khí tự
nhiên,..
- Năng lượng sinh khối (biomass): sinh ra do đốt trực tiếp hay chuyển đổi nhiệt hóa học,
chuyển đổi nhiệt sinh hóa các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ (trừ than, dầu mỏ…). Nguồn năng
lượng sinh khối dạng rắn gồm có gỗ, củi, các phụ phẩm nông nghiệp như trấu, rơm rạ, cây ngô,
bã mía, các loại vỏ, thân cây thảo mộc; năng lượng sinh khối dạng lỏng như nhiên liệu sinh học
(biofuel), dạng khí như biogas.
- Năng lượng cơ bắp: Sức cơ bắp của người, trâu, bò, ngựa, voi…
1.2.3. Phân loại theo dòng biến đổi năng lượng
Theo quá trình từ khai thác, biến đổi, truyền tải và sử dụng năng lượng, người ta chia ra
các dạng năng lượng sau:
- Năng lượng sơ cấp là các nguồn năng lượng có sẵn trong thiên nhiên như than, dầu, khí
tự nhiên, năng lượng nguyên tử, thuỷ năng, củi gỗ.
- Năng lượng thứ cấp là nguồn năng lượng đã được biến đổi từ những dạng năng lượng
khác. Ví dụ: điện năng, hơi nước của các lò hơi, sản phẩm Cr-acking dầu mỏ.
- Năng lượng cuối cùng là năng lượng sau khâu truyền tải, vận chuyển được cấp tới nơi
tiêu thụ, người sử dụng.
- Năng lượng hữu ích là năng lượng cuối cùng được sử dụng sau khi bỏ qua các tổn thất
của thiết bị sử dụng năng lượng.
1.3. Sự bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
Để có cái nhìn khái quát về sự ảnh hưởng lẫn nhau của các quá trình biến đổi năng lượng
trong tự nhiên cũng như trong kỹ thuật, việc nắm vững qui luật của sự chuyển hóa năng lượng có
ý nghĩa rất quan trọng. Nắm vững qui luật của sự chuyển hóa năng lượng sẽ giúp ta giải quyết
các vấn đề kỹ thuật liên quan tới việc sử dụng năng lượng.
Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, song trong một hệ kín năng
lượng của hệ có giá trị không đổi.
Trong tự nhiên cũng như trong kĩ thuật có rất nhiều hiện tượng ở đó diễn ra các quá trình
chuyển hoá năng lượng như:
Chuyển hoá cơ năng thành nhiệt năng (hiện tượng ma sát làm nóng các vật chuyể
động có ma sát).
+ Sự chuyển hoá cơ năng thành điện năng (dinamo của đèn xe đạp, tuabin quay các máy
phát điện trong các nhà máy điện..).
+ Sự chuyển hoá quang năng thành điện năng (ở các trạm phát điện nhờ năng lượng mặt
trời; các máy tính bỏ túi dùng pin quang điện…).
+ Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác (điện năng thành cơ năng
(động cơ điện), điện năng thành nhiệt năng (công cụ đun nấu bằng điện), điện năng thành hoá
năng (trong điện phân, mạ kim loại…)).
Trong các quá trình trên, năng lượng được bảo toàn. Nếu hệ là kín thì năng lượng tổng
cộng của hệ là hằng số; năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác hay phân bố lại
giữa các phần của hệ. Nếu hệ không kín thì độ tăng (hay giảm) của năng lượng của hệ đúng bằng
độ giảm (hay tăng) năng lượng của môi trường bên ngoài. Do vậy, sự bảo toàn và chuyển hoá
năng lượng có thể mô tả bằng một định luật chung là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng
lượng.
Trong kỹ thuật, người ta thường vận dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
để phân tích các quá trình sử dụng năng lượng từ đó tìm ra cách sử dụng năng lượng sao
cho có hiệu quả nhất.
1.4. Vai trò của năng lượng đối với con người
1.4.1. Tình hình sử dụng năng lượng trong sản xuất và đời sống
Năng lượng có vai trò sống còn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại,
phát triển và chất lượng cuộc sống của con người. Vai trò của năng lượng thể hiện cụ thể qua
việc con người sử dụng năng lượng cho các hoạt động sản xuất, đi lại, xây dựng và đời sống
hàng ngày. Ngày nay, có thể thấy rất rõ các vấn đề khủng hoảng năng lượng thường có tác động
rất lớn tới kinh tế và xã hội của các nước trên thế giới. Do vậy nhiều nước đã đưa vấn đề năng
lượng thành quốc sách, đặt thành vấn đề " an ninh năng lượng" đối với sự phát triển của quốc
gia.
Dưới đây là một vài số liệu về tình hình sử dụng năng lượng trên thế giới cũng như ở
Việt Nam :
Theo số liệu của Cơ quan năng lượng quốc tế IEA thì tiêu thụ năng lượng trên thế giới
cho các lĩnh vực sản xuất và tiện nghi nhà ở như sau: công nghiệp, giao thông vận tải cũng như
lĩnh vực tiện nghi nhà chiếm phần lớn tiêu thụ năng lượng (mỗi lĩnh vực khoảng 25%); thương
mại và dịch vụ công cộng khoảng 10%; nông lâm và ngư nghiệp khoảng 3%; sử dụng khác
khoảng 12% .[1]
- Trong lĩnh vực công nghiệp, các ngành sản xuất có nhu cầu tiêu thụ năng lượng cao
như: ngành công nghiệp không sản xuất sản phẩm dầu hay điện; ngành lọc dầu, sản xuất, khai
thác than; ngành sản xuất điện năng. Các ngành công nghiệp không sản xuất sản phẩm dầu hay
điện tiêu tốn nhiều năng lượng nhất, trong đó hơn một nửa là các dạng năng lượng không tái sinh
như than, dầu, khí đốt.
- Trong lĩnh vực giao thông vận tải, đa số các phương tiện chuyên chở dùng các sản dầu
làm nhiên liệu. Ngành giao thông vận tải tiêu thụ khoảng 60% năng lượng dầu đã được chế biến.
Sản phần dầu chiến 95% thị phần năng lượng của ngành giao thông vận tải.
- Trong ngành sản xuất điện năng, việc sử dụng các nguồn năng lượng để sản xuất điện
năng phân bố như sau: nhiên liệu hoá thạch chiếm 64%, năng lượng hạt nhân: 17%, thuỷ điện:
18%, năng lượng tái tạo: 1% điện năng toàn cầu. [1]
Ở Việt Nam, sản lượng điện thương phẩm cuối năm 2007 là 66,8 tỷ kWh, tăng 2,5 lần so
với năm 2000 (26,6 tỷ kWh) [2], trong đó thủy điện khoảng 64 %, than nhiệt điện khoảng 34%,
... ); tiêu thụ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng chiến 46,97%, lĩnh vực quản lý -
tiêu dùng- dân cư 47,14%.
- Năng lượng dùng cho tiện nghi nhà ở có ba mục đích: nấu thức ăn; đun nước nóng sinh
hoạt và điều hoà không khí; chạy các thiết bị cơ điện nội thất, chiếu sáng, thiết bị điện tử,…
Theo các số liệu thống kê thì tỉ lệ sử dụng các nguồn năng lượng trong lĩnh vực tiện nghi
nhà ở như sau: năng lượng tái tạo hơn 40%, sử dụng khí đốt và điện gần bằng nhau (khoảng hơn
20%), năng lượng than và hơi nước nóng chiếm khoảng 7 %, sản phẩm dầu khoảng 10 %,...[1]
Nhìn chung có thể thấy tình hình sử dụng năng lượng hiện nay trên thế giới cũng như ở
Việt Nam như sau:
- Nhu cầu năng lượng ngày càng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành
sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nguồn năng lượng được sử dụng chủ yếu vẫn là các nguồn năng lượng hoá thạch như
than đá, dầu, khí tự nhiên.
- Điện năng là dạng năng lượng có nhiều ưu điểm vì nó dễ dàng được chuyển hoá từ các
dạng năng lượng khác khi sản xuất điện năng, đồng thời khi sử dụng, nó cũng dễ dàng chuyển
hoá thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng,… Vì vậy việc sản
xuất và sử dụng điện năng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược năng lượng của mỗi quốc
gia.
1.4.2. Sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hoá thạch
Việc gia tăng khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên năng lượng như hiện nay trên
thế giới cũng như ở Việt Nam đã dẫn đến nguồn tài nguyên năng lượng không tái sinh như than,
dầu lửa, khí đốt đang bị cạn kiệt. Dân số toàn cầu hiện nay đã hơn 6 tỉ người. Muốn duy trì sự
mình. Dạy học kiến tạo là một phương pháp dạy học tích cực, phối hợp nhiều phương pháp và
phương tiện dạy học khác nhau để hỗ trợ người học tự xây dựng kiến thức, qua đó phát triển các
năng lực tự lực, sáng tạo. Có thể nêu sơ lược các bước vận dụng dạy học kiến tạo như sau:
Bước 1: Làm bộc lộ quan niệm sẵn có của HS (bước chuyển giao nhiệm vụ). Trong bước
này ta cần làm cho HS ý thức được nhiệm vụ học tập. GV giao nhiệm vụ hay đặt HS vào tình
huống có vấn đề, qua đó làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của HS, cho họ ý thức
được có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề cần giải quyết và xác định được nhiệm vụ học tập
của mình.
Bước 2: Làm thay đổi (với những quan niệm sai), bổ sung (những quan niệm chưa đầy đủ),
phát triển hiểu biết ban đầu của HS, hình thành kiến thức khoa học mới (bước hành động giải
quyết vấn đề). Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của GV, HS tham gia hoạt động để xây dựng kiến
thức cho bản thân. HS chủ động, tự lực, trao đổi, tìm tòi các phương án giải quyết vấn đề, tự tìm
cách đánh giá các quan niệm, tự nguyện thay đổi các quan niệm sai của mình để xây dựng kiến
thức mới.
Bước 3: Kết luận- Củng cố và vận dụng kiến thức mới (bước hợp thức hoá và vận dụng
kiến thức mới). GV hợp thức hoá kiến thức, cho HS vận dụng kiến thức mới vào thực tế hoặc
giải quyết thành công các nhiệm vụ thực tế và do đó kiến thức mới sẽ được củng cố, khắc sâu.
3.7.2. Sử dụng các phương tiện dạy học
Hiện nay các trường phổ thông đã quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng các phương tiện
dạy học. Ngoài các thiết bị thí nghiệm theo qui định, các trường đều tích cực trang bị các thiết bị
nghe nhìn, máy vi tính, kết nối internet,..Đó là điều kiện rất quan trọng cho đổi mới phương pháp
dạy và học.
Khi tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào các môn học, để nâng cao
tính chính xác, tính trực quan của các nội dung được tích hợp thì các phương tiện dạy học có vai
trò quan trọng. Với sự hỗ trợ của các phương tiện như máy vi tính, đèn chiếu, GV có thể khai
thác nhiều tư liệu và các phần mềm dạy học một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngày nay xu hướng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang phát triển. Ưu điểm
của nó là hỗ trợ GV, HS tìm kiếm và sử lý thông tin học tập, liên kết các nguồn thông tin. Điều
này hỗ trợ cho việc vận dụng một số PPDH tích cực, điển hình như dạy học dự án, dạy học tích
hợp, ngoại khóa,..rất phù hợp cho việc tích hợp các nội dung giáo dục môi trường, giáo dục sử
dụng NLTK&HQ vào các môn học.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi39
3.8. Gợi ý về kiểm tra đánh gía
Việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình dạy học nói chung.
Trong DHTH giáo dục sử dụng NLTK&HQ, việc kiểm tra đánh giá lại càng cần thiết. Kiểm tra,
đánh giá trong giáo dục sử dụng NLTK&HQ trước hết khẳng định mục tiêu giáo dục tích hợp
là cần thiết, là một bộ phận của học vấn phổ thông , đóng góp vào việc hình thành nhân cách cuả
HS và ý thức tham gia các hoạt động sử dụng NLTK&HQ, bảo vệ môi trường. Mặt khác , kiểm
tra, đánh giá cũng giúp cho việc củng cố kiến thức, kĩ năng đã đạt được của HS, giúp cho GV
đánh giá kết quả dạy học của mình, đặc biệt là đánh giá hiệu quả của việc tích hợp các nội dung
giáo dục sử dụng NLTK&HQ vào bài học.
Nội dung kiểm tra, đánh giá được xác định trên cơ sở mục tiêu tích hợp giáo dục sử dụng
NLTK&HQ đã được xác định khi xây dựng kế hoạch dạy học và mục tiêu dạy học của bộ môn.
Nó có thể là mục tiêu dạy học chung của môn học, của một phần của chương trình, của một
chương hay của một bài học.
Về hình thức tích hợp giáo dục sử dụng NLTK&HQ trong các bài kiểm tra có thể có hai
dạng:
- Những câu hỏi, bài tập của môn học có thể liên hệ với các nội dung giáo dục sử dụng
NLTK&HQ ;
- Những câu hỏi, bài tập của môn học có tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng
NLTK&HQ;
Các câu kiểm tra có thể là các câu hỏi định tính, cũng có thể là các bài tập đòi hỏi phải
tính toán định lượng.
Hình thức viết các câu kiểm tra có thể là trắc nghiệm khách quan hay trắc nghiệm tự
luận tuỳ từng trường hợp vào bài kiểm tra được tiến hành vào lúc nào và mục đích của kiểm tra .
Các câu kiểm tra có nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ có thể được sử dụng với
nhiều mục đích khác nhau: kiểm ta vấn đáp trước khi vào bài mới, kiểm tra viết 15 phút, 1 tiết
khi kết thúc một chương, học kì hay cuối năm học.
Ví dụ trong môn vật lí, có thể viết các câu kiểm tra kiến thức môn học đồng thời tích hợp
các nội dung giáo dục sử dụng NLTK&HQ như sau :
1) Câu hỏi định tính40
Vì sao bôi trơn các chi tiết chuyển động có tiếp xúc nhau (ví dụ giữa xích và líp xe, ổ bi
giữa trục và bánh xe,..) của các phương tiện như xe đạp, xe máy… lại có tác dụng tiết kiệm năng
lượng ?
2) Câu hỏi định tính dạng trắc nghiệm khách quan
Với các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy,…lực ma sát nào nêu ở dưới đây không
gây ra sự hao tốn năng lượng vô ích ?
A. Lực ma sát giữa không khí và vỏ xe khi xe chuyển động;
B. Lực ma sát ở ổ bi may-ơ xe;
C. Lực ma sát do mặt đường tác dụng vào lốp của bánh xe có liên kết chuyển động với
động cơ xe;
D. Lực ma sát giữa pit-tông và xilanh của động cơ xe.
3) Bài tập định lượng:
Hãy tính công suất sinh ra do một dòng chảy của nước mưa từ một sườn đồi dốc có độ
cao 150 m xuống chân dốc, biết lưu lượng dòng chảy là 0,5 m3 /s ? Hãy cho biết năng lượng đó
của nước đã gây ra những tác dụng gì ? Nếu đó là một thác nước có dòng chảy tương đối ổn định
thì có thể khai thác năng lượng đó như thế nào?
3.9. Dạy học dự án
Dạy học dự án được coi là một phương pháp, một hình thức dạy học quan trọng để thực
hiện quan điểm dạy học hướng vào người học, quan điểm dạy học hướng vào hoạt động và quan
điểm dạy học tích hợp. Phương pháp dạy học dự án được chú ý vận dụng nhiều ở các nước có
nền giáo dục phát triển như: Mỹ, Đức, Hà Lan… Ở nước ta, dạy học dự án cũng đang được
nghiên cứu vận dụng trong dạy học ở đại học cũng như ở các trường phổ thông.
- Đặc điểm của dạy học dự án
+ Định hướng vào HS, thể hiện ở:
Chú ý đến hứng thú của người học, tính tự lực cao: HS được trực tiếp tham gia chọn đề tài,
nội dung học tập phù hợp khả năng và hứng thú của cá nhân, khuyến khích tính tích cực, tự lực,
tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn và giúp
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top