k00lb0y76320

New Member
Download Đề tài Thiết kế thi công công trình thủy điện Sơn La

Download Đề tài Thiết kế thi công công trình thủy điện Sơn La miễn phí





- Công trình Thuỷ điện Sơn La được xây dựng trên địa phận xã Ít Oong, huyện Mường La và xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
- Vị trí xây dựng tuyến đập tại tuyến Pa Vinh II nằm trên sông Đà cách thị trần Mường La khoảng 4 Km về phía Tây Nam, cách đầu mối thuỷ điện Hoà Bình về thượng lưu khoảng 215 Km. Bờ phải là huyện Thuận Châu, bờ trái là huyện Mường La.
- Có toạ độ là: X : 2.377.100 – 2.379.000
Y : 498.600 – 501.000
Công trình thuỷ điện Sơn La được xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là:
- Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Góp phấn chống lũ vào mùa mưa và cung cấp nước cho mùa kiệt cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
- Ngoài ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Tây Bắc.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH THUỶ ĐIỆN SƠN LA

VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH.

Công trình Thuỷ điện Sơn La được xây dựng trên địa phận xã Ít Oong, huyện Mường La và xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.

Vị trí xây dựng tuyến đập tại tuyến Pa Vinh II nằm trên sông Đà cách thị trần Mường La khoảng 4 Km về phía Tây Nam, cách đầu mối thuỷ điện Hoà Bình về thượng lưu khoảng 215 Km. Bờ phải là huyện Thuận Châu, bờ trái là huyện Mường La.

Có toạ độ là: X : 2.377.100 – 2.379.000

Y : 498.600 – 501.000

NHIỆM VỤ CÔNG TRÌNH.

Công trình thuỷ điện Sơn La được xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là:

Cung cấp nguồn điện năng để phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Góp phấn chống lũ vào mùa mưa và cung cấp nước cho mùa kiệt cho khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Ngoài ra, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực Tây Bắc.

QUY MÔ KẾT CẤU CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH.

Quy mô công trình.

Theo tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 285 – 2002:

+ Mực nước dâng bình thường 215 m.

+ Công suất lắp máy 2400 MW và điện lượng 10.246KWh.

+ Dung tích hồ chứa 9.260 m3.

Công trình thuỷ điện Sơn La được thiết kế với cấp đặc biệt. Với tầm vóc của công trình do đó khi thiết kế phải tính toán đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và cho phía dưới hạ lưu công trình.

Tuyến công trình.

Trong giai đoạn quy hoạch công trình đã nghiên cứu 2 phương án bố trí tuyến công trình như sau:

+ Tuyến Sơn La cao.

+ Tuyến Sơn La thấp.

Qua phân tích các điều kiện về kinh tế - kỹ thuật và đặc biệt là nhiệm vụ của công trình. Quốc hội quyết định phê duyệt phương án thuỷ điện Sơn La thấp (Pa Vinh II) nhằm đảm bảo mức độ an toàn tuyệt đối cho hạ lưu.

Bố trí công trình chính.

Phương án được kiến nghị ứng với MNDBT 215m sơ đồ bố trí như sau:



Hình 1.1: Sơ đồ bố trí công trình đầu mối

1. Đập bê tông không tràn nối tiếp bờ phải.

2. Đập tràn mặt kế hợp xả sâu bờ phải.

3. Đập bê tông không tràn giữa sông.

4. Cửa lấy nước vào nhà máy thuỷ điện.

5. Đập bê tông không tràn nối tiếp bờ trái.

6. Nhà máy thuỷ điện sau đập.

7. Sân tiêu năng của đập tràn.

8. Trạm phân phối điện ngoài trời.

Các hạng mục chính.

Công trình đầu mối gồm đập chính và đập tràn.

Tuyến năng lượng gồm cửa lấy nước (6 cửa), đường ống dẫn nước áp lực, nhà máy thuỷ điện và trạm phân phối điện ngoài trời.

Đầu mối nhà máy thuỷ điện vào hệ thống điện lưới Quốc gia.

Các thông số chính của công trình.

Hồ chứa nước Sơn La:

Mực nước dâng bình thường

215 m



Mực nước dâng gia cường (p = 0,1 %)

217,83 m



Mực nước kiểm tra ( lũ PMF)

228,07 m



Mực nước chết

175 m



Dung tích toàn bộ

9260m3



Dung tích hữu ích

6504m3



Dung tích chống lũ

4000m3



Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT

224 km2



Chế độ điều tiết

năm



Đập dâng:

Loại

Bê tông trọng lực (CVC) 1 phần thi công bê tông đầm lăn (RCC)



Mặt cắt đập

Dạng hình thang



Cao trình đỉnh

228,1 m



Chiều dài theo đỉnh

961,6 m



Chiều cao lớn nhất

138,1 m



Chiều rộng đỉnh đập

10 m



Mái thượng lưu

Thẳng đứng



Mái hạ lưu

Độ dốc m = 0,7275



Đập tràn:

Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế

54280 m3/s



Tần suất thiết kế

P = 0,01 %



Lưu lượng đỉnh lũ kiểm tra (PMF)

60.000 m3/s



Hình thức tiêu năng

Hố sói



Xả sâu



Số cửa

12



Kích thước thông thuỷ

6,009,6 m



Cao trình ngưỡng

145 m



Cao trình đáy tường ngực

154,60 m



Xả mặt



Số khoang

06



Kích thước thông thuỷ

15,0011,46 m



Hình dạng đập tràn

Mặt cắt thực dụng (WES)



Cao trình ngưỡng tràn

197,8 m



Cao trình đáy tường ngực

209 m



Dốc nước



Cao trình đầu dốc

141,325 m



Cao trình cuối dốc

129,50 m



Độ dốc dọc

i = 4,6 %



Chiều dài theo mặt bằng

257,07 m



Bề rộng (kể cả 2 tường phân dòng)

B = 110,50 m



Mũi phóng



Cao trình mũi hắt

133,14 m



Bán kính cong

R = 50,00 m



Cửa lấy nước (Kênh dẫn nước vào):

Số khoang

06 (02 cửa van vận hành/ 01 khoang)



Cao trình mặt sàn

228,1 m



Cao trình ngưỡng

150,8 m



Lưu lượng thiết kế

573,00 m3/s



Nhà máy thuỷ điện:

Số lượng tổ máy

06



Công suất

2400 MW



Sản lượng điện năng

10.246KWh



Loại tuabin

Trục đứng



Buồng xoắn

Kim loại



Lưu lượng lớn nhất qua các tổ máy

573,00 m3/s



Cột nước tính toán

Htt = 83,65 m



Cột nước lớn nhất

Hmax = 101,60 m



Cột nước nhỏ nhất

Hmin = 57,00 m



Khối lượng các công tác chính theo phương án đã được chọn:

Đào đất đá các loại

12.810,89 m3



Đắp đất đá các loại

2.156,47 m3



Bê tông CVC

2.368,88 m3



Bê tông RCC

3.078,13 m3



Khoan phun xi măng chống thấm,gia cố

196,41 md



Cửa lấy nước



Thiết bị cơ khí thuỷ công

14.993,50 T



Đường ống áp lực

8.310,00 T



Nhà máy thuỷ điện



Thiết bị cơ khí thuỷ công

2.762,20 T



Thiết bị cơ khí thuỷ lực

27.308,30 T



Thiết bị điện NMTĐ

4.945,00 T



Công trình xả lũ vận hành



Thiết bị cơ khí thuỷ công

16.212,00 T



Kênh và cống dẫn dòng thi công



Thiết bị cơ khí thuỷ công

1.440,00 T



Tổng tiến độ thi công.

PA thuỷ điện Sơn La ứng với phương án dự kiến xây dựng trong vòng 9 năm.

Giai đọan chuẩn bị xây dựng cho đến thời điểm khởi công công trình:

+ Cải tạo và xây dựng đường giao thông cả giao thông thuỷ và đường bộ từ bên ngoài đến công trường bao gồm cả xây dựng cầu tạm và cầu vĩnh cửu qua sông Đà.

+ Xây dựng hệ thống giao thông mặt bằng công trường, xây dựng mạng lưới cấp điện và cấp nước thi công cho công trường.

+ Đưa vào vận hành đợt 1 cơ sở sản xuất phụ trợ và khu nhà ở.

+ Đào kênh dẫn dòng thi công, đổ bê tông và lắp đặt thiết bị cống dẫn dòng xả nước mùa kiệt, đắp đê quai giai đoạn 2 ngăn sông Đà vào cuối năm 2005.

+ Thời điểm thực hiện ngăn sông chính là thời điểm được coi là khởi công công trình chính.

Giai đoạn chuẩn bị tiếp theo:

Đến năm 2006 cần xây dựng đầy đủ các cơ sở sản xuất về bê tông, nghiền sàng cho cả công tác bê tông đầm lăn RCC và bê tông truyền thống CVC, các bãi trữ vật liệu, cơ sở cốp pha, cốt thép, bê tông đúc sẵn và bãi thí nghiệm vật liệu xây dựng.

Đến năm 2008 cần chuẩn bị đầy đủ về cơ sở lắp ráp trong đó có lắp ráp các thiết bị thuỷ lực.

Công tác di dân ra khỏi vùng ngập:

Di dân ra khỏi vùng bị ngập lụt của hồ chứa và xây dựng các vùng tái định cư cần hoàn thành trước khi bắt đầu tích nước cho hố chứa, theo dự kiến kết thúc vào năm 2009.

Thời hạn di dân theo dự kiến:

Năm 2004 thực hiện di dân giải phóng mặt bằng khu vực mặt bằng công trường.

Năm 2004 – 2005 thực hiện di dân vùng hồ từ cao độ dưới 140 m.

Năm 2006 – 2008 thực hiện di dân vùng lòng hồ đến cao độ 190 m

Năm 2009 hoàn thành di dân toàn bộ trong vùng lòng hồ với phương án 1 và kéo dài đến năm 2010 với phương án ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top