thuhang07_vt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
các mục tiêu của Nhà nước. Cụ thể nên tổ chức hai loại công ty như sau:
+ Công ty đo đạc, bản đồ và quy hoạch,
+ Công ty tư vấn, dịch vụ thông tin đất đai và bất động sản.
Cấp địa phương
Cấp tỉnh: thành lập Sở Địa chính hay Sở Địa chính - Nhà đất.
- Sở Địa chính (sở Địa chính - Nhà đất) tại mỗi tỉnh là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn - nghiệp vụ của Tổng cục Địa chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở trên địa bàn tỉnh.
- Nhiệm vụ của sở:
+ Quản lý và triển khai tác vụ thi hành Bộ luật đất đai trong toàn tỉnh;
(Quản lý và triển khai tác vụ thi hành Pháp lệnh về nhà ở trong toàn tỉnh)
+ Quản lý địa giới hành chính toàn tỉnh;
+ Chuẩn bị các phương án quy hoạch, kế hoạch, sử dụng tất cả các loại đất thuộc tỉnh trình Bộ Địa chính và UBND tỉnh xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm trước Bộ Địa chính và UBND tỉnh về tổ chức thực hiện các phương án đó;
+ Thanh tra và xử lý việc thi hành các điều khoản của Bộ luật đất đai;
+ Tổ chức công tác đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính;
+ Thực hiện giao đất, thu hồi đất theo thẩm quyền;
+ Quản lý hồ sơ đo đạc, bản đồ, đăng ký đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo phân cấp;
+ Chỉ đạo và quản lý công tác địa chính ở cấp huyện.
Cấp huyện: thành lập Phòng Địa chính huyện hay Phòng Địa chính - Nhà đất.
- Phòng Địa chính là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn - nghiệp vụ của Sở Địa chính tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở trên địa bàn huyện.
- Nhiệm vụ của Phòng Địa chính :
+ Quản lý và triển khai tác vụ thi hành Bộ luật đất đai trong toàn huyện;
(Quản lý và triển khai tác vụ thi hành Pháp lệnh về nhà ở trong toàn huyện)
+ Quản lý địa giới hành chính toàn huyện;
+ Thanh tra và xử lý việc thi hành các điều khoản của Bộ luật đất đai;
+ Thực hiện giao đất, thu hồi đất theo thẩm quyền;
+ Quản lý hồ sơ đo đạc, bản đồ, đăng ký đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo phân cấp;
+ Thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất; Đồng thời thu các khoản thuế và lệ phí về đất;
+ Thống kê đất đai;
+ Chỉ đạo và quản lý công tác địa chính ở cấp xã.
Cấp xã:
- Có 1 cán bộ địa chính, là viên chức nhà nước, trực thuộc sự quản lý của Phòng Địa chính huyện.
- Nhiệm vụ:
+ Kiểm tra hồ sơ của dân trong xã để trình huyện: thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, làm thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất; thực hiện giao đất, thu hồi đất theo thẩm quyền.
+ Quản lý mốc địa giới hành chính và mốc ranh giới đất đai thuộc xã.
+ Quản lý Bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính thuộc xã.
+ Giải quyết tranh chấp đất đai, hướng dẫn thi hành Bộ luật đất đai.










Kết luận

Bộ máy quản lý đất đai là thành phần không thể thiếu được trong hệ thống quản lý Nhà nước của mỗi Quốc gia. Bộ máy quản lý đất đai được tổ chức tốt và hoạt động có hiệu quả có tác dụng làm ổn định tình hình chính trị, xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước. Vì thế mà việc hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai luôn là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta.
Bộ máy quản lý đất đai góp phần vào việc thực hiện chế độ sở hữu đất đai của nước ta là: sở hữu toàn dân. Thực hiện chủ trương của Nhà nước ta: là giao đất cho dân sử dụng ổn định lâu dài, tạo điều kiện cho mọi người dân có đất để ở, sản xuất và sinh sống.
Sau 6 năm thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 34/CP ngày 23/4/1994, Tổng cục Địa chính cũng như ngành Địa chính đã đạt được một số thành tích nhất định, về cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao. Hệ thống tổ chức ngành từ Trung ương đến địa phương đã được hình thành và củng cố, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của cả hệ thống. Công tác quản lý nhà nước về đất đai và đo đạc - bản đồ bước đầu cơ bản đã được tập trung về một đầu mối, có nề nếp, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn, chống chéo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Chính phủ giao. Đó là: chưa quy định nhiệm vụ cụ thể cho ngành địa chính, hệ thống chính sách còn chưa đồng bộ, chưa có quy định về mối quan hệ giữa cơ quan quản lý đất đai với các cơ quan có liên quan đến vấn đề quản lý đất đai.
Bộ máy quản lý đất đai của nước ta hiện nay thì sự phân công, phân cấp giữa các cấp còn chưa hợp lý và rõ ràng, nhiệm vụ còn chồng chéo, đặc biệt là trong công tác quản lý đô thị, thu ngân sách. Mối quan hệ giữa cơ quan Địa chính với chính quyền cùng cấp chưa quy định rõ về trách nhiệm quản lý đất đai, chưa đảm bảo tính độc lập tương đối giữa chính quyền và các cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.
- Chính phủ cần nâng Tổng cục Địa chính lên thành một cơ quan của Chính phủ, có đầy đủ chức năng và quyền hạn của một cơ quan của Chính phủ.
- Chính phủ cũng như ngành cần có chế độ hỗ trợ cho những cán bộ làm việc ở vùng sâu, vùng xa nơi mà điều kiện đi lại còn khó khăn và cơ sở hạ tầng chưa cao, để cho họ yên tâm công tác. Đối với cán bộ Địa chính xã, họ cần được hưởng chế chế độ của công chức Nhà nước và có chế độ thâm niên công tác để họ yên tâm công tác vì đây là một trong những cấp rất quan trọng trong bộ máy quản lý đất đai.
- Bộ Giáo dục đào tạo cần phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp trong cả nước để thống nhất chương trình đào tạo, hệ thống sách giáo khoa, những môn học bắt buộc.
Để quản lý và sử dụng đất đai tốt và có hiệu quả thì việc tìm hiểu thực trạng hiện nay của bộ máy là cần thiết nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện bộ máy. Để trong thời gian tới bộ máy được tổ chức tốt hơn và hoạt động có hiệu quả hơn đòi hỏi có sự cố gắng của toàn thể cán bộ ngành địa chính, sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Nhà nước tạo điều kiện cho ngành Địa chính và bên cạnh đó là sự sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan hữu quan khác.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Chiến lược phát triển ngành Địa chính đến năm 2010, Tổng cục Địa chính, năm 1998.
2. Đề tài độc lập cấp Nhà nước: “cơ sở hoạch định các chính sách sử dụng hợp lý quỹ đất đai”, Viện nghiên cứu Địa chính - Tổng cục Địa chính, năm 2000.
3. Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở,TGS-TS. Lê Đình Thắng, NXB Chính trị quốc gia, năm 2000.
4. Hiến pháp nước công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
5. Luật đất đai, NXB chính trị quốc gia, năm 1999.


Mục lục
Lời nói đầu 3
Chương I: Cơ sở khoa học về tổ chức bộ máy quản lý đất đai ..5
I. Khái niệm bộ máy quản lý đất đai ..5
II. Vai trò của bộ máy quản lý đất đai trong bộ máy quản lý đất đai 5
III. Các mô hình quản lý 7
1. Cơ cấu của bộ máy quản lý Nhà nước 7
1.1. Cơ cấu trực tuyến 8
1.2. Cơ cấu chức năng. 9
1.3. Cơ cấu kết hợp trực tuyên và chức năng 9
2. Vấn đề phân công - phân cấp trong quản lý đất đai 10
2.1. Những vấn đề chung có quan hệ đến việc phân công,
phân cấp trong quản lý đất đai 10
2.2. Việc phân công, phân cấp trong quản lý kinh tế đối với đất đai ....15
IV. Công tác cán bộ trong bộ máy quản lý đất đai ....16
1. Vai trò của cán bộ ....16
2. Đào tạo cán bộ ....17
2.1. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng. ....18
2.2. Hệ thống đào tạo, bồi dưỡng. ....18
2.3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng. ....18
V. Một số mô hình tổ chức hệ thống quản lý đất đai của các nước
và bài học rút ra đối với Việt Nam. ....19
1. Một số mô hình tổ chức hệ thống quản lý đất đai của các nước .....19
1.1. Hệ thống tổ chức quản lý đất đai của Liên Bang Malaixia. ....19
1.2. Hệ thống tổ chức quản lý đất đai của Hàn Quốc................................... . 23
1.3. Hệ thống tổ chức quản lý đất đai của Vương Quốc Thuỵ Điển. ....28
2. Bài học rút ra đối với Việt Nam. ....31
Chương II: Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý đất đai Việt Nam. ....35
I. Tổng quan về tình hình quản lý đất đai của Việt Nam. ....35
1. Tình hình quản lý đất đai Việt Nam trước năm 1945. ....35
1.1. Phác thảo chế độ quản lý Ruộng đất làng xã Việt Nam. ....35
1.2. Tổ chức Đo đạc và Quản lý Ruộng đất. ....40
2. Thời kỳ từ 1945 đến 1954. ....44
3. Thời kỳ từ 1954 đến 1979. ....45
4. Thời kỳ từ 1979 đến 1994. ...48
4.1. Đặc điểm tình hình. ...48
4.2. Những chính sách chủ yếu và việc thực hiện. ...48
4.3. Nhận định về đặc điểm của công tác quản lý. ...50
II. Hiện trạng bộ máy Quản lý đất đai Việt Nam hiện nay. ....50
1. Đặc điểm tình hình.. ....50
2. Phân cấp quản lý ....52
3. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp quản lý. .....53
4. Bộ máy tổ chức ngành Địa chính. ....57
4.1. Tổ chức bộ máy ngành Địa chính cấp Trung ương. ....57
4.2. Tổ chức bộ máy ngành Địa chính cấp Tỉnh. .....61
4.3. Tổ chức bộ máy ngành Địa chính cấp Huyện. .....62
4.4. Tổ chức bộ máy ngành Địa chính cấp xã ....62
III. Thực trạng cán bộ quản lý ở các cấp (số lượng và chất lượng) .....62
1. Thực trạng số lượng và chất lượng cán bộ Địa chính các cấp. .....63
1.1. Thực trạng cán bộ ở Tổng cục Địa chính ( cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương). ....63
1.2. Thực trạng cán bộ quản lý đất đai ở cấp Tỉnh. ....66
1.3. Thực trạng cán bộ quản lý đất đai ở cấp Huyện. .....69
1.4. Thực trạng cán bộ quản lý đất đai Xã. ....72
2. Một số vấn đề về cán bộ và tuyển dụng cán bộ ....75
2.1. Một số vấn đề về cán bộ ....75
2.2. Một số vấn đề về tuyển dụng cán bộ hiện nay của ngành Địa chính ....77
IV. Đánh giá chung. .....77
1. Kết quả đạt được .....77
2. Tồn tại và nguyên nhân. .....78
Chương III: Quan điểm và những giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy
quản lý đất đai Việt Nam. .....82
I. Một số quan điểm hoàn thiện bộ máy. .....82
II. Yêu cầu hoàn thiện. .....84
1. Một số giải pháp hoàn thiện bộ máy. .. 84
2. Đặc điểm quản lý đất đai trong thời kỳ mới 86
3. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý đất đai. 90
a. Nhóm giải pháp vĩ mô 91
b. Nhóm giải pháp vi mô 93
Kết luận 96
Danh mục tài liệu tham khảo. 97

Lời cảm ơn
Sau 4 năm học tập dưới mái trường đại học kinh tế quốc dân, nay em đã hoàn thành khoá học của mình. Em xin trân thành Thank tập thể cán bộ giáo viên trường Đại Học kinh tế quốc dân đã tận tâm dìu dắt em trong suốt quá trình học tập, Thank tập thể cán bộ giáo viên chuyên ngành kinh tế và quản lý địa chính, những người trực tiếp dìu dắt em trong thời gian học chuyên ngành của mình

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại huyện Tu mơ rông năm 2016 Y dược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Thực trạng công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư 492 Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top