Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………..………………….i
DANH MỤC BẢNG…………………………………………...…………….ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ…………………………………..….…………….. iii
DANH MỤC HÌNH VẼ………………….………………...…………….....iv
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC QUẢN LÝ.................................................................................. 7
1.1 Khái niệm cơ bản liên quan đến nguồn nhân lực quản lý..................... 7
1.1.1 Nguồn nhân lực.................................................................................. 7
1.1.2 Nguồn nhân lực quản lý tại doanh nghiệp ....................................... 13
1.2 Quản trị nguồn nhân lực quản lý........................................................... 25
1.2.1. Khái niệm........................................................................................ 25
1.2.2. Vai trò.............................................................................................. 25
1.2.3.Sự khác biệt giữa quản trị nguồn nhân lực nói chung và quản trị
nguồn nhân lực quản lý ............................................................................. 26
1.3 Sự cần thiết quản trị nguồn nhân lực quản lý trong Doanh nghiệp .. 27
1.4 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực quản lý.................................... 29
1.4.1. Lựa chọn và tuyển dụng nguồn nhân lực quản lý........................... 29
1.4.2. Bố trí, sử dụng nguồn nhân lực quản lý.......................................... 34
1.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nguồn nhân lực quản lý..... 36
1.4.4 Các yếu tố về tiền lương, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật. .... 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC QUẢN
LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10...................................... 40
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Cổ phần May 10...................................... 40
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty CP May 10 .. 40
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty ..... 42
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận ................................ 44
2.1.4 Các sản phẩm và thị trường chủ yếu của Tổng Công ty.................. 50
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh........................................... 51
2.2 Thực trạng về quản trị nguồn nhân lực quản lý của Tổng Công ty... 54
2.2.1 Đặc điểm cơ cấu nguồn nhân lực quản lý của Tổng Công ty .......... 54
2.2.2 Tuyển dụng đội ngũ nhân lực quản lý ............................................. 58
2.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực quản lý............... 64
2.2.4 Chế độ đãi ngộ, động viên và giữ chân đội ngũ cán bộ quản lý...... 70
2.2.5 Các chương trình phúc lợi, bảo hiểm xã hội.................................... 74
2.3 Đánh giá chung về công tác quản trị nguồn nhân lực quản lý tại Tổng
Công ty Cổ phần May 10 .............................................................................. 75
2.3.1 Những thành tựu đạt được ............................................................... 75
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................... 76
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC QUẢN LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 .... 78
3.1 Mục tiêu và quan điểm hoàn thiện ........................................................ 78
3.1.1 Phương hướng phát triển kinh doanh............................................... 78
3.1.2 Mục tiêu và quan điểm hoàn thiện................................................... 78
3.2 Các giải pháp cụ thể................................................................................ 80
3.2.1 Giải pháp về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực quản lý............. 80
3.2.2 Giải pháp về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân
lực quản lý................................................................................................. 82
3.2.3 Giải pháp động viên về vật chất và tinh thần, chế độ đãi ngộ cho đội
ngũ nhân lực quản lý ................................................................................. 85
3.2.4 Giải pháp giữ chân đội ngũ cán bộ quản lý ..................................... 87
3.3 Các giải pháp khác .................................................................................. 91
3.3.1 Tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ quản lý .. 91
3.3.2 Phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với môi trường kinh doanh của
Tổng Công ty............................................................................................. 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT........................................................... 101
PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ KHẢO SÁT ..................................................... 106
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là một yếu tố mang ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành
và phát triển của bất kì một tổ chức, đơn vị nào. Đặc biệt nguồn nhân lực
quản lý của một công ty càng có ý nghĩa to lớn, quyết định sự phát triển của
công ty. Vì thế, hoàn thiện nguồn nhân lực quản lý chính là sự hoàn thiện cơ
cấu tổ chức của công ty.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các doanh
nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc
doanh đều đứng trước vấn đề chuyển dịch cơ cấu đổi mới công nghệ để tự
vươn lên khẳng định mình. Do nền kinh tế chuyển dịch sang nền kinh tế thị
trường, nhiều doanh nghiệp đã khẩn trương đổi mới quản lý đòi hỏi hoạt động
theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa hoạt động cả về chức năng, tổ chức,
thiết bị, nghiệp vụ và đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý. Để một doanh
nghiệp đứng vững trong nền kinh tế hiện nay và ngày càng phát triển, đảm
bảo mục tiêu chung của tổ chức thì các bộ phận trong một tổ chức phải được
phối hợp một cách linh hoạt và có hiệu quả nhất, sự phối hợp giữa các bộ
phận đó được đặt dưới sự kiểm soát của bộ máy quản lý, vì thế phải hoàn
thiện bộ máy quản lý, hoàn thiện việc quản lý nguồn nhân lực quản trị của
công ty.
Để hoàn thiện nguồn nhân lực quản lý của một công ty là một công việc
khó khăn, lâu dài, đòi hỏi cần có một kế hoạch cụ thể. Nguồn nhân lực
của một công ty phải đảm bảo về số lượng và đặc biệt là chất lượng. Để làm
được điều đó thì công ty phải có kế hoạch cụ thể từ khâu tuyển chọn, tuyển
dụng, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực quản trị, có những tiêu chuẩn cụ thể
đặt ra cho mỗi vị trí của các cán bộ quản lý.
Qua quá trình công tác, tui có điều kiện được tiếp xúc với nhiều doanh
nghiệp dệt may của Việt Nam, trong đó có Tổng Công ty Cổ phần May 10,
một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dệt may. tui nhận thấy,
Tổng Công ty Cổ phần May 10 luôn chú trọng tới việc xây dựng và hoàn
thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, vì nó có vai trò quan trọng góp phần
tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả
kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao ưu thế và thúc đẩy sự phát triển của
Tổng Công ty. Tuy nhiên, công tác quản trị nguồn nhân lực quản lý của Tổng
Công ty còn bộc lộ những thiếu sót cần điều chỉnh sao cho hợp lý hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực
quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, và cùng với
kiến thức đã được học trong trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia, tôi
đã chọn đề tài “Quản trị nguồn nhân lực quản lý tại Tổng Công ty Cổ
phần May 10” với mục đích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu hơn trong việc
quản trị nguồn nhân lực quản lý có hiệu quả tại Tổng Công ty, góp phần nâng
cao và phát triển hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nhân lực và quản trị nguồn
nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của
doanh nghiệp. Năng lực quản lý ở tầm vĩ mô (cấp Hội đồng quản trị, Ban
Giám đốc) cũng như vi mô (cấp các Phòng, Ban trực thuộc và các phân xưởng
sản xuất, tổ, nhóm người lao động) lớn mạnh góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh cả về loại hình sản phẩm, chất lượng sản phẩm cũng như thị
trường tiêu thụ.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều đề tài tập trung nghiên cứu đến
việc hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực. Trong luận án TS Kinh tế
“Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp ở Hà
Nội” (năm 2004), tác giả Nguyễn Vĩnh Giang đã phân tích thực trạng năng
lực quản lý ở các cấp của các doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn Hà Nội.
Cùng với những phân tích về những yêu cầu cấp thiết, tác giả đã đề xuất
những giải pháp thích hợp không những từ phía doanh nghiệp mà còn cả về
phía Nhà nước, các tổ chức Hiệp hội, ngành nghề có liên quan nhằm nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực quản lý trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài
đến 2015.
Kết quả nghiên cứu Đề tài KH cấp Bộ của GS. TS. Đỗ Văn Phức, Đại
học Bách khoa Hà Nội năm 2005 đã được tổng kết trong bài báo “Chất lượng
quản lý của đội ngũ doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh” – Tạp chí Nghiên
cứu Kinh tế số 344 - 1/2007. Báo cáo tổng kết đề tài đã phân tích rõ những kết
quả kinh đạt được sau khi áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý
nguồn nhân lực ở các cấp lãnh đạo khác nhau trong doanh nghiệp.
Luận án TS Kinh tế mã số: 62.34.10.01 “Phát triển năng lực quản lý của
đội ngũ chủ doanh nghiệp nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay – nghiên
cứu điển hình trên địa bàn Hà Nội.” của TS Trần Kiều Trang, Đại học
Thương Mại đã phân tích vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển chất
lượng đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp. Tác giả đã đề cập và đưa ra những
giải pháp đồng bộ cả về vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao năng lực quản lý của
các chủ doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay thông qua từ nâng cao phẩm
chất, trình độ chuyên môn cá nhân, tư duy thị hiếu, thị trường, quản trị chiến
lược kinh doanh….đến các loại hình đào tạo, tư vấn về kinh doanh, quản lý
cần thiết cho nguồn nhân lực quản lý nói chung hiện nay.
Đối với các doanh nghiệp dệt may, vấn đề quản trị nguồn nhân lực được
quan tâm đặc biệt. Đề tài “Giải pháp ERP cho doanh nghiệp dệt may Việt
Nam” của Thạc sỹ Nguyễn Văn Thủy năm 2007 đã chỉ ra thực trạng triển
khai giải pháp hoạch định nguồn nhân lực và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất
cho các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài Luận văn
Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của học viên Nguyễn Thị Thanh
Hiền năm 2012 về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty CP Dệt
may 29/3”. Đề tài đã đánh giá được thực trạng công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực tại Công ty và đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, Báo cáo chuyên đề
nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực quản lý Tổng Công ty May Nhà Bè
gần đây của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy:
công tác tuyển dụng, khai thác và sử dụng đội ngũ quản lý nguồn nhân lực các
cấp từ Hội đồng quản trị đến các cán bộ quản lý cấp Phòng, Ban, Phân xưởng
sản xuất đã và đang là nhân tố quyết định giúp cho TCT “vượt bão” trong bối
cảnh cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay.
Với định hướng chiến lược đúng đắn cùng với việc không ngừng hoàn thiện
công tác quản trị nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực quản lý nói
riêng đã giúp cho một TCT may Nhà Bè mới phát triển từ những năm đầu
1990 đến nay đạt được những thành tích đáng kể trên thị trường xuất khẩu
may và cũng như đảm bảo mức lương trung bình 4.000.000 VNĐ cho hơn
17.000 công nhân.
Các nghiên cứu nói trên đều đi vào nghiên cứu quản trị nguồn nhân lực,
nhưng mỗi nghiên cứu đều có những cách tiếp cận khác nhau và phạm vi
nghiên cứu cũng như đối tượng nghiên cứu đều khác nhau. Tuy nhiên, đều có
những nhận định và đánh giá chung về tình hình quản trị nguồn nhân lực ở
Việt Nam trong thời gian qua và có những kiến nghị cho thời gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát hóa một số vấn đề lý luận về quản trị nhân lực đặc biệt là
nguồn nhân lực quản lý, làm rõ một số khái niệm về nguồn nhân lực quản lý,
phân biệt được quản trị nguồn nhân lực nói chung với quản trị nguồn nhân lực
quản lý;
- Phân tích, đánh giá hiện trạng quản trị nhân lực quản lý tại Tổng Công
ty Cổ phần May 10 thông qua báo cáo, số liệu thống kê của Tổng Công ty
KẾT LUẬN
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, đội ngũ nhân viên đặc
biệt là các cán bộ quản lý không biết mệt mỏi để xây dựng May 10 từ những
nhà xưởng bằng tre, nứa thành một doang nghiệp lớn mạnh của ngành dệt
may Việt Nam. Với hơn 10.000 lao động, mỗi năm sản xuất trên 20 triệu sản
phẩm chất lượng cao các loại, 80% sản phẩm được xuất khẩu sang các thị
trường Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng Kông,… Nhiều tên tuổi lớn của ngành may
mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế giới đã hợp tác sản xuất với Tổng
công ty May 10 như Brandtex, Asmara, Jacques Britt, Seidensticker, Tesco,
C&A, Camel, Arrow, ....Tổng Công ty CP May 10 đã từng bước vượt qua
những khó khăn, thử thách của nền kinh tế thị trường để khẳng định lòng tin
với khách hàng và xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh.
Được sự quan tâm của ban lãnh đạo Tổng Công ty, công tác quản trị
nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý đều được thực hiện một
cách khoa học và bài bản. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực quản lý của
Tổng Công ty ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được, công tác quản trị nguồn nhân lực quản lý của Tổng Công ty còn những
mặt tồn tại đòi hỏi phải cải tiến và điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu sản xuất
kinh doanh. Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực quản lý là một yêu
cầu tất yếu khách quan để Tổng Công ty ngày càng lớn mạnh, đóng góp vào
sự phát triển chung của đất nước.
Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực quản lý
tại Tổng Công ty CP May 10 nhận thấy Tổng Công ty CP May 10 đã vạch ra
được các kế hoạch đào tạo lại các nguồn nhân lực ứng với các công việc thích
hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đưa ra chế độ lương, thưởng phù
hợp với từng chức danh cụ thể. Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm đó Tổng Công
ty CP May 10 còn có một số tồn tại, hạn chế nhất định, cụ thể: quy trình tuyển
dụng cứng nhắc, không linh hoạt, thông báo tuyển dụng không được công bố
rộng rãi, chưa ấn tượng, chưa chuyên nghiệp; chất lượng các khóa đào tạo
chưa cao, chưa đáp ứng thực tế quá trình sản xuất kinh doanh; đội ngũ cán bộ
quản lý chưa được trẻ hóa.... Để giải quyết những tồn tại trên, Luận văn đã tập
trung phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực quản lý
tại Tổng Công ty CP May 10. Luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng
cường hiệu quả công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng Công ty như: Giải
pháp về công tác tuyển dụng, công tác đào tào và phát triển nguồn nhân lực
quản lý, chế độ lương thưởng và đãi ngộ cho các cán bộ quản lý, động viên về
vật chất và tinh thần, tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi cho người
lao động, phát triển văn hóa tổ chức phù hợp với môi trường kinh doanh của
Tổng Công ty.
Tuy nhiên, để giải quyết một cách toàn diện và triệt để các vấn đề đã
nêu trên, Luận văn đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu sâu hơn nữa. Do đó, Luận
văn không tránh khỏi thiếu sót. tui rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ dẫn
của các thầy cô giáo để Luận văn được hoàn thiện tốt hơn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Câu hỏi trắc nghiệm Quản trị nguồn nhân lực kèm đáp án Quản trị Nhân lực 0
D Thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại một doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ DÀI HẠN TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO BIBICA Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty CP Tư vấn - Giám định Vietcontrol Quản trị Nhân lực 0
D Phân tích công việc là một hoạt động cơ bản trong công tác quản trị nguồn nhân lực, tuy nhiên lại ch Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng của việc quản trị nguồn tài trợ dài hạn tại công ty cổ phần FPT Luận văn Kinh tế 1
H Quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp kiến nghị để hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại công ty Phan Gia Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top