nhoc_ninhbinh

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là thế hệ tƣơng lai của một quốc gia, vì vậy công tác chăm sóc giáo
dục trẻ em luôn nhận đƣợc sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội.
Những năm đầu tiên là một quãng thời gian có tầm quan trọng đặc biệt trong
quá trình phát triển chung của trẻ em. Nhịp độ phát triển của trẻ trong thời kì này rất
nhanh và nhịp độ phát triển nhƣ vậy không bao giờ còn thấy đƣợc trong những năm
tháng về sau. Đồng thời, những thành tựu phát triển mà trẻ đạt đƣợc trong khoảng
thời gian này có ý nghĩa rất lớn cho sự trƣởng thành sau này của trẻ. Chính vì vậy,
các bậc cha mẹ và các nhà giáo dục đã luôn dành cho giai đoạn này sự quan tâm
lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển về mọi mặt của trẻ, trong đó có vấn đề PTNN.
Hiện nay ở nƣớc ta các công trình nghiên cứu khoa học về giai đoạn lứa tuổi
này nhiều hơn bất kì giai đoạn nào khác, trong đó vấn đề NN cũng luôn đƣợc đề cập
đến. Nhƣng nhìn chung, các nghiên cứu về NN trẻ em vẫn tập trung vào lứa tuổi
mẫu giáo (3 – 6 tuổi) hơn là giai đoạn vƣờn trẻ (trẻ 1 – 3 tuổi). Hơn nữa, những
nghiên cứu của chúng ta phần lớn vẫn là nghiên cứu mô tả và thống kê, tập trung
vào những phƣơng pháp và biện pháp giáo dục, PTNN về số lƣợng (sử dụng nhiều
từ, nói đƣợc nhiều câu…) còn chất lƣợng NN, những vấn đề tâm lý NN: ý nghĩa nội
dung của NN, khả năng ngữ dụng, vai trò của nó trong giao tiếp và hình thành ý
thức…thì vẫn chƣa đƣợc tìm hiểu nhiều.
Trong thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ em 1 – 3 tuổi hiện nay, mối quan
tâm của các bậc cha mẹ thƣờng thiên về phát triển thể chất cho trẻ hơn là phát triển
các năng lực xã hội và NN. Nếu có quan tâm đến việc PTNN cho trẻ thì nhiều
phƣơng pháp đƣợc sử dụng cũng chƣa thực sự khoa học. Cha mẹ và các cô nuôi dạy
trẻ nhiều khi còn chƣa hiểu biết đúng đắn về đặc điểm và sự PTNN của trẻ, dẫn tới
những tƣơng tác không thích hợp, do đó có thể làm cản trở quá trình học tập NN.
Nhƣ vậy, cả về mặt lí luận và thực tiễn, có thể nói rằng vấn đề PTNN cho trẻ em
trong những năm đầu đời chƣa đƣợc quan tâm đúng mực mà vẫn còn những khoảng
trống nhất định. Đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi” đƣợc thực hiện
với mong muốn góp phần bổ sung cho những khoảng trống đó.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu ĐĐNN của trẻ em từ 1 – 3 tuổi, trên cơ sở đó đƣa ra một số biện
pháp PTNN cho trẻ em lứa tuổi này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về sự PTNN trẻ em nói chung và NN trẻ
em giai đoạn 1 – 3 tuổi nói riêng. Xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài và các
phƣơng pháp nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em từ 1 – 3 tuổi.
- Tiến hành thử nghiệm tác động một số biện pháp nhằm PTNN cho trẻ.
- Đề xuất một số kiến nghị giúp cha mẹ và các cô giáo có thể tạo thuận lợi
cho trẻ học NN.
4. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
ĐĐNN của trẻ em từ 1 – 3 tuổi trên 3 khả năng: nghe hiểu, diễn đạt và tƣơng tác.
4.2. Khách thể nghiên cứu
17 trẻ em từ 22 đến 33 tháng đang theo học tại trƣờng mầm non Nhị Khê –
Thƣờng Tín – Hà Nội.
17 cha mẹ và 02 giáo viên của các trẻ em nói trên.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu ĐĐNN của trẻ
em từ 1 – 3 tuổi trên 3 khả năng: diễn đạt (ngôn ngữ nói), cảm nhận (nghe hiểu lời
nói) và tƣơng tác xã hội.
- Giới hạn khách thể nghiên cứu: Do những điều kiện khách quan và chủ quan khác
nhau, đề tài chỉ nghiên cứu 17 trẻ em đang học ở trƣờng mầm non Nhị Khê – Thƣờng Tín
– Hà Nội.
- Giới hạn thời gian và địa điểm nghiên cứu:
+ Thời gian: Từ tháng 11/2013 đến tháng 10/2014
+ Địa điểm: Trƣờng mầm non Nhị Khê – Thƣờng Tín – Hà Nội.
6. Giả thuyết nghiên cứu
ĐĐNN của trẻ em từ 1 đến 3 tuổi đang học ở trƣờng mầm non Nhị Khê phù hợp
với độ tuổi trên cả 3 mặt nghe hiểu NN, diễn đạt NN và tƣơng tác xã hội. Nếu áp dụng một
số biện pháp tác động thông qua các hoạt động, thói quen và những tƣơng tác hàng ngày,
giáo viên có thể giúp trẻ nâng cao các khả năng NN này.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập và phân tích tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để
xây dựng phần cơ sở lí luận.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp quan sát: Quan sát nhằm đánh giá ĐĐNN của trẻ theo 3 khía cạnh:
nghe hiểu, diễn đạt và khả năng tƣơng tác xã hội của trẻ.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành đối với cha mẹ và ngƣời chăm
sóc trẻ để tìm hiểu nhận thức, hành động và khó khăn của cha mẹ trong quá trình chăm
sóc, giáo dục để PTNN cho trẻ.
- Phƣơng pháp TN tác động: Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp PTNN cho
trẻ thông qua những giờ hoạt động, học tập và vui chơi trên lớp.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Trao đổi trực tiếp với các giáo viên và phụ huynh
của trẻ để thu thập thông tin ban đầu trợ giúp cho việc đánh giá ĐĐNN của cá nhân từng
trẻ. Phỏng vấn sâu với cha mẹ của trẻ về quan điểm cũng nhƣ cách thức tiến hành các biện
pháp phát triển ngôn ngữ và những khó khăn mà họ gặp phải trong công việc này.
- Phƣơng pháp thống kê toán học: Dùng để xử lí số liệu điều tra thu đƣợc.

CHƢƠNG 1.
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA TRẺ EM TỪ 1 ĐẾN 3 TUỔI
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu đặc điểm phát triển ngôn ngữ trẻ em
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1.1. Các lý thuyết về học tập
Chúng ta thƣờng cho rằng trẻ học nói bằng cách bắt chƣớc những gì mà nó
nghe đƣợc, đƣợc củng cố khi nói đúng ngữ pháp, đƣợc sửa khi nói sai. Những nhà
lý thuyết học hỏi nhấn mạnh hai quá trình bắt chước và củng cố trong học thuyết về
việc hấp thu ngôn ngữ.
B.F. Skinner xuất bản cuốn Ứng xử ngôn ngữ năm1975. Trong cuốn sách
này ông phát biểu rằng trẻ em học đƣợc cách nói vì chúng đƣợc củng cố khi nói
đúng ngữ pháp. Ông tin rằng ngƣời lớn bắt đầu định hình câu nói của trẻ bằng việc
củng cố một cách có lựa chọn những âm tiết bập bẹ gần giống những từ có nghĩa và
vì vậy làm gia tăng xác suất là những âm tiết này đƣợc lặp lại. Một khi trẻ đã đƣợc
định hình âm tiết thành từ, ngƣời lớn ngừng củng cố cho đến khi trẻ kết hợp các từ
lại với nhau, trƣớc tiên thành những câu đơn giản, sau đó thành những câu phức
hợp. Những nhà nghiên cứu theo hƣớng này bổ sung là trẻ thu nhận phần lớn các
kiến thức ngôn ngữ của mình bằng cách nghe cẩn thẩn và bắt chƣớc NN của những
ngƣời lớn hơn. Vì vậy, theo những nhà học hỏi, những ngƣời chăm sóc dạy trẻ nói
bằng cách làm mẫu và củng cố lời nói đúng ngữ pháp [5, tr 207].
L. Blumfil xây dựng quan điểm của mình trên cơ sở chủ nghĩa hành vi của J.
B. Watson và B.F. Skinner. Ông cho rằng ngôn ngữ của trẻ đƣợc từng bƣớc kiến tạo
thông qua bắt chƣớc và củng cố, trong đó cha mẹ, ngƣời thân trong gia đình và giáo
viên ở trƣờng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nhƣng
sự sáng tạo trong lời nói, sự nổi trội của những cụm từ và các câu đƣợc trẻ em sáng
tạo ra khác với lời nói của ngƣời lớn đã chứng tỏ rằng trẻ luôn sáng tạo trong việc
sản sinh ngôn ngữ cho mình chứ không đơn thuần là bắt chƣớc, học vẹt một cách cơ
học nhƣ một cái máy.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top