nuocmatcuada_89

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae


Lời cam đoan i
Lời Thank ii
Danh mục các chữ viết tắt iii
Danh mục các bảng biểu iv
Danh mục các sơ đồ, biểu đồ v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. L‎ý do nghiên cứu 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Đóng góp của đề tà 6
7. Kết cấu của luận văn 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING NGÂN HÀNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8
1.1. Tổng quan về marketing ngân hàng 8
1.1.1. Khái niệm marketing ngân hàng 8
1.1.2. Vai trò và đặc điểm của marketing ngân hàng 8
1.1.2.1. Vai trò của Marketing ngân hàng 8
1.2.2.2. Đặc điểm của Marketing ngân hàng 9
1.1.3. Sự cần thiết của marketing ngân hàng với khả năng cạnh tranh của các NHTM 9
1.2. Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại 9
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của các NHTM 9
1.2.2. Năng lực cạnh tranh của các NHTM 10
1.2.2.1.Năng lực cạnh tranh của các NHTM ở cấp độ phối thức thị trường 10
1.2.2.2. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ nguồn lực 13
1.3. Các chính sách marketing ngân hàng (marketing mix) liên quan đến khả năng cạnh tranh của các NHTM 14
1.3.1. Chính sách sản phẩm (Product) 14
1.3.1.1. Khái niệm 14
1.3.1.2. Xác định danh mục sản phẩm và thuộc tính của từng sản phẩm dịch vụ 15
1.3.1.3. Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ ngân hàng 16
1.3.1.4. Phát triển sản phẩm dịch vụ mới 16
1.3.2. Chính sách giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng (Price) 18
1.3.2.1. Khái niệm 18
1.3.2.2. Đặc điểm của giá và định giá sản phẩm dịch vụ ngân hàng 18
1.3.2.3. Định hướng chính sách giá nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng 18
1.3.3. Chính sách phân phối (Place) 19
1.3.3.1. Khái niệm về kênh phân phối ngân hàng 19
1.3.3.2. Đặc điểm kênh phân phối của ngân hàng 19
1.3.3.3. Vai trò kênh phân phối 20
1.3.3.4. Định hướng chính sách phân phối nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng 20
1.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp (Promotion) 21
1.3.4.1. Khái niệm 21
1.3.4.2. Vai trò của hoạt động xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động của ngân hàng 21
1.3.4.3. Các hình thức xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng 21
1.3.4.4. Định hướng chính sách xúc tiến của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh 23
1.3.5. Chính sách con người (Person) 24
1.3.5.1. Tầm quan trọng của nhân viên tiếp xúc trong hoạt động dịch vụ 24
1.3.5.2. Các yếu tố của nhân viên tiếp xúc ảnh hưởng đến dịch vụ 24
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 26
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 26
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế 27
2.1.3. Tình hình sử dụng lao động của BIDV Thừa Thiên Huế 28
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thừa Thiên Huế 29
2.1.5. So sánh năng lực cạnh tranh của BIDV Thừa Thiên Huế với các NHTM trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 32
2.1.5.1. Năng lực tài chính 32
2.1.5.2. Về năng lực hoạt động 33
2.1.5.3. Về năng lực quản trị điều hành 35
2.1.5.4. Về năng lực công nghệ thông tin 36
2.1.6. Môi trường kinh doanh của BIDV Thừa Thiên Huế 38
2.1.6.1. Tình hình cạnh tranh của các NHTM 38
2.1.6.2. Xu hướng cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ ngân hàng 39
2.1.7. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của BIDV Thừa Thiên Huế 41
2.1.8. Thực trạng hoạt động marketing của BIDV Thừa Thiên Huế 43
2.1.8.1.Chính sách sản phẩm 43
2.1.8.2. Chính sách giá 47
2.1.8.3. Chính sách phân phối 51
2.1.8.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 52
2.1.8.5. Chính sách con người (nhân lực) 54
2.2. Phương pháp nghiên cứu 55
2.2.1. Phương pháp chung 55
2.2.2. Phương pháp cụ thể 56
2.2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 56
2.2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 57
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 60
3.1. Mô tả mẫu điều tra 60
3.2. Đánh giá của khách hàng về các chính sách marketing của BIDV Thừa Thiên Huế 60
3.2.1. Chính sách sản phẩm 62
3.2.2. Chính sách giá 64
3.2.3. Chính sách phân phối 64
3.2.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 66
3.2.5. Chính sách nhân lực 68
3.2.6. Đánh giá chung về các chính sách marketing của BIDV Thừa Thiên Huế 69
3.2.7. Kiểm định tính phù hợp của các mục đo 70
3.2.7.1. Chính sách sản phẩm 70
3.2.7.2. Chính sách giá 70
3.2.7.3. Chính sách phân phối 71
3.2.7.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 72
3.2.7.5. Chính sách nhân lực 72
3.2.8. Kiểm định phương sai ANOVA 73
3.3. Phân tích tương quan giữa các chính sách marketing và sự hài lòng của khách hàng 75
3.4. Phân tích hồi quy giữa các chính sách marketing và sự hài lòng của khách hàng 76
3.5. Thảo luận chung về các chính sách marketing của BIDV Thừa Thiên Huế 79
3.5.1. Chính sách sản phẩm 79
3.5.2. Chính sách giá 81
3.5.3. Chính sách phân phối 81
3.5.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 82
3.5.5. Chính sách nhân lực 83
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA BIDV THỪA THIÊN HUẾ 85
4.1. Chính sách sản phẩm 85
4.2. Chính sách giá 89
4.3. Chính sách phân phối 90
4.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp 92
4.5. Chính sách điều hành và quản trị nguồn nhân lực 96
4.6. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng 99
4.7. Xây dựng và hoàn thiện chiến lược khách hàng 99
PHẦN KẾT LUẬN 102
1. Kết luận 102
2. Kiến nghị 105

PHẦN MỞ ĐẦU

1. L‎ý do nghiên cứu
Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã chứng kiến những thay đổi lớn lao, đất nước ta đang dần gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới, thiết lập mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói, đổi mới đã làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong quá trình đổi mới của đất nước, hệ thống Ngân hàng có tầm quan trọng đặc biệt, là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế, đồng thời là đòn bẩy để thúc đẩy các chủ thể kinh tế hình thành tri thức kinh doanh trong điều kiện mới, từ hiệu quả sử dụng nguồn vốn, lao động, nguyên vật liệu, đến tìm kiếm thị trường và đổi mới công nghệ để phát triển.
Trong giai đoạn hiện nay, hội nhập quốc tế đã và đang trở thành yêu cầu tất yếu đối với mỗi quốc gia trong điều kiện xu thế toàn cầu hóa mọi hoạt động thương mại, dịch vụ. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất. Các Ngân hàng nước ngoài, các Tổ chức tín dụng dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam. Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm lực và giàu kinh nghiệm đang là một câu hỏi lớn đặt ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Một câu trả lời khá đơn giản nhưng lại không dễ thực hiện cho tất cả các NHTM Việt Nam dù là NHTM quốc doanh đến NHTM cổ phần đó là cần tăng tốc, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường hợp tác để có thể hội nhập thắng lợi ngay chính trên thị trường trong nước.
Có rất nhiều cách khác nhau để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng sức mạnh cạnh tranh trong quá trình hội nhập vào thị trường tài chính- ngân hàng khu vực và quốc tế, một trong những cách hữu hiệu đó chính là sử dụng những chính sách Marketing (marketing mix). Marketing đã trở thành một công cụ được ứng dụng phổ biến trong thực tiễn kinh doanh và đem lại những thành công to lớn cho các ngân hàng trên thế giới. Việc tiếp thị các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là rất cần thiết, con đường dẫn tới sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là sự phục vụ tốt nhất cho lợi ích khách hàng, đây cũng là triết lý của Marketing, có thể nói Marketing là một phương pháp quản trị hữu hiệu để thực hiện các mục tiêu của một ngân hàng và là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành bại trong kinh doanh của các ngân hàng.
Do vậy, việc nghiên cứu, xem xét tình hình hoạt động Marketing của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế trong thời gian qua để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm duy trì, phát triển, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế ” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các chính sách marketing (marketing mix) đang thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế, qua đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao sự thỏa mãn hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động như hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
i. Hệ thống hóa lý luận về marketing ngân hàng, năng lực cạnh tranh của các NHTM, sự cần thiết của marketing ngân hàng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM.
ii. Phân tích môi trường và thực trạng họat động kinh doanh nói chung và các chính sách Marketing nói riêng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế.
iii. Đánh giá ‎sự hài lòng của khách hàng về các chính sách Marketing của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế.
iv. Phân tích mối tương quan giữa các chính sách marketing và sự hài lòng của khách hàng.
v. Đề xuất các giải pháp hữu hiệu để gia tăng sự hài lòng của khách hàng, qua đó nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế.
3. Nội dung nghiên cứu
- Trước hết đề tài tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về marketing ngân hàng cũng như những khái niệm liên quan đến năng lực cạnh tranh của NHTM, các chính sách marketing ngân hàng (marketing mix) ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh (gồm chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến hỗn hợp, chính sách con người). Nội dung này sẽ được trình bày trong Chương I.
- Chương II tiến hành nghiên cứu về môi trường và thực trạng kinh doanh nói chung tại Chi nhánh Ngân hàng Đâu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế bao gồm: tình hình lao động của Chi nhánh; kết quả họat động kinh doanh; so sánh năng lực cạnh tranh của BIDV Thừa Thiên Huế với các NHTM trên địa bàn; phân tích môi trường kinh doanh; điểm mạnh, điểm yếu; tình hình cạnh tranh hiện nay và xu hướng cạnh tranh của các NHTM; thực trang họat động marketing của BIDV. Trên cơ sở đó đề xuất phương pháp nghiên cứu về các hoạt động marketing của ngân hàng.
- Trong Chương III, chúng tui tập trung nghiên cứu hoạt động marketing tại BIDV Thừa Thiên Huế qua việc đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với các chính sách marketing, thiết lập hàm hồi quy tuyến tính để nghiên cứu mối tương quan giữa các chính sách marketing với sự hài lòng của khách hàng. Qua đó nêu lên những tồn tại, yếu kém của từng chính sách để có biện pháp khắc phục.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu trên, chúng tui đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các chính sách marketing nhằm nâng cao khả năng đáp ứng sự thỏa mãn của khách hàng, qua đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của BIDV Thừa Thiên Huế. Phần này được trình bày ở Chương IV của luận văn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

phanminhbao

New Member
Re: [Free] Giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế

Tài liệu hay quá..
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing cho dịch vụ vinaphone trả trước tại viễn thông hậu giang Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix của Công ty TNHH Jollibee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp của hoạt động marketing mix tại công ty TNHH tã giấy diana Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp marketing nhằm phát triển khách hàng của Mỹ cho mặt hàng may mặc sẵn của công ty cổ phần m Luận văn Kinh tế 0
K Đẩy mạnh hoạt động Marketing dịch vụ và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Marketing trong kinh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top