Carraig

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

MỤC LỤC

A. ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………...2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………2
I.Những vấn đề chung về động sản và quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:……….2
1. Khái niệm chung về bất động sản (BĐ):………………………………………………….2
1.1 Một số quan niệm về bất động sản:…………………………………………………….2
1.2 Quan niệm về động sản trong pháp luật dân sự Việt Nam:…………………………….2
2. Khái niệm về bất động sản liền kề (BĐSLK):…………………………………………….3
3. Căn cứ làm phát sịnh và chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:………..3
3.1. Căn cứ làm phát sịnh quyền sử dụng hạn chế bất dộng sản liền kề:…………………..4
3.2 Căn cứ làm chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề::…………………..5
II. Nội dung về quyền lối đi qua bất động sản liền kề:………………………………………..6
III. Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:………………………………………………………………………………………...9
1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua bất động sản liền kề theo thủ tục hành chính:…………………………………………………………………………………....9
2. Thực tiễn giải quyết tranh chấp quyền về lối đi bất động sản liền kề theo thủ tục tố tụng dân sự:……………………………………………………………………………………….13
C. KẾT LUẬN:………………………………………………………………………………….20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..21










A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề là một chế định dẫn xuất của chế định quyền sở hữu. Đây là một chế định mới trong pháp luật dân sự của ác nước xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng với đặc thù không thừa nhận không thừa nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề là một trong những quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, trong đó chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu và sử dụng lối di qua bất động sản thuộc chủ sở hữu bất động sản liền kề, chủ sở hữu bất động sản liền kề có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu về lối đi. Chủ sở hữu bất động sản có lối di qua không thể hạn chế quyền có lối đi của người này hay người khác mà về nguyên tắc phải cho tất cả mọi người đi qua lối đi đã được thiết lập. Do đó, thiết lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kê về lối đi qua bất động sản của người khác được coi là vấn đề quan trọng và phức tạp nhất. Vì vậy chúng ta cùng đi sâu, tìm hiểu rõ “Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Những vấn đề chung về động sản và quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:
1.Khái niệm chung về bất động sản (BĐS):
1.1 Một số quan niệm về bất động sản:
Trong pháp luật dân sự, vật nói riêng và tài sản nói chung được phân loại theo những tiêu chí khác nhau với những ý nghĩa khác nhau về lí luận cũng như thực tiễn. Cơ sở của các cách phân loại vật có thể dựa vào các căn cứ khác nhau như: tôn giáo, giá trị tài sản, bản chất của tài sản (tự nhiên xã hội), chế độ pháp lí của tái sản . Do vậy trải qua thời kì lịch sử khác nhau có những cách phân loại khác nhau. Một trong những cách phân loại vật (tài sản) được xem là chính thống quan trọng nhất được bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại đến nay vẫn được ghi nhận trong các bộ luật dân sự của nhiều nước đó là chia vật thành động sản và bất động sản. Nhưng tiêu chí để phân loại của các nước khác nhau, dẫn đến những loại tài sản nào được coi là động sản hay bất động sản cũng khác nhau. Xuất phát từ điều kiện kinh tế xã hội của thời đại, trong luật La Mã bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những thứ khác được tạo ra do sức lao động của con người trên đất.
Pháp luật của các nước trên thế giới đều chấp nhận cách phân loại tài sản từ thời cổ đại, đó là cách phân loại thành động sản và bất động sản. Điểm tương đồng của các nước là đều coi đất đai những tài sản liên quan đến đất đai, không tách rời với đất đai là bất động sản. Ví dụ như Điều 520 BLDS Pháp quy định: “Mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là bất động sản, nếu đã bứt khỏi cây được xem như là bất động sản”. Tương tự như Điều 900 BLDS Queebec Cannada quy định: “ Tuy nhiên hoa quả và các sản phẩm khác từ đất trồng ra có thể coi là bất động sản tùy theo cách chúng được định đoạt như thế nào”.
1.2. Quan niệm về bất động sản trong pháp luật dân sự Việt Nam:
Động sản và bất động sản là hai tiêu chí để phân loại tài sản trong quyền sở hữu. Theo thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế trong BLDS đã phân chia tài sản thành ĐS và BĐS trên cơ sở các phương pháp loại trừ Điều 181 BLDS 1995 đã đưa ra khái niệm chung về BĐS trước khi liệt kê các BĐS “Bất động sản là tài sản không di dởi được …” tuy nhiên căn cứ vào sự liệt kê những tài sản được coi là bất động sản ở khoản 1 Điều 181 BLDS 1995 chúng ta có thể nhận thấy tính chất “không di dời được” lại không phải là tiêu chí của tất ca các loại tài sản được coi là bất động sản. Bởi vậy Điều 174 BLDS năm 2005 chỉ xác nhận tài sản sản bao gồm ĐS và BĐS dưới dạng liệt kê những gì là BĐS sau đó quy định “Động sản là những tài sản không phải là bất động sản” như sau:
“ 1. Bất động sản là các tài sản bao gồm:
a.Đất đai;
b. Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;
c. Các tài sản khác gắn liền với đất đai
d. Các tài sản khác do pháp luật quy định
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”
Xác định một tài sản là BĐS với những đặc tính của nó làm cơ sở cho việc xác định BĐS liền kề. Khi pháp luật quy định về BĐS và quyền đối với BĐS thì cũng phải điều chỉnh quan hệ giữa các chủ sở hữu BĐS liền kề với nhau
2. Khái niệm bất động sản liền kề (BĐSLK):
Một BĐS được xác định phân lập với BĐS khác thông qua việc thiết lập ranh giới giữa các B ĐS. Không phải giữa các BĐS với nhau đều tồn tại ranh giới ( nhà, công trình xây dựng) mà chỉ BĐS thuộc bản chất không di dời (tính chất cơ học) được mới tồn tại các ranh giới và chỉ khi giữa chúng tồn tại ranh giới mới có thể tồn tại bất động sản liên kề. Trong các bất động sản có tồn tại ranh giới thì đất đai chiếm vị trí đầu tiên và có vai trò quan trọng nhất. Mỗi một mảnh đất luôn tồn tại ranh giới để phân lập đối với các mảnh đất khác, các mảnh đất tiếp giáp với nhau, tách biệt nhau theo ranh giới dùng để phân lập bất động sản này đối với bất động sản khác hay với các bất động sản xung quanh. Việc phân định này là một hình thức đặc định hóa đối tượng quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai cũng như đối tượng của nghĩa vụ.
Bất động sản liền kề được hiểu là bất động sản có sự tiếp giáp nhau về ranh giới giữa các bất động sản. Do vị trí tự nhiên hay do những điều kiện kinh tế xã hội, do phong tục tập quán nên các bất động sản trong quá trình tồn tại đều có sự tiếp giáp với các bất động sản xung quanh (liền: ở kề ngay nhau, sát ngay nhau không cách; kề: ở vào hay làm cho ở vào vị trí rất gần coi như không còn khoảng cách.Tuy nhiên hai bất động sản được coi là liền kề với ý nghĩa pháp lí để có thể thiết lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề chỉ khi chúng thuộc các chủ sở hữu( chủ sử dụng) khác nhau và giữa chúng có một ranh giới.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: [Free] Tiểu luận Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

link down load bài này có không bạn,
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú THọ Nông Lâm Thủy sản 0
H pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án kinh doanh bất động sản Luận văn Luật 0
D Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giải Quyết Vụ Án Sử Dụng Mạng Máy Tính, Mạng Viễn Thông, Phương Tiện Điện Tử Thực Hiện Hành Vi Chiếm Đoạt Tài Sản Luận văn Luật 0
D Pháp luật về giải quyết tranh chấp nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn Luận văn Luật 0
S Những nguyên nhân làm chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối vối đất ở Kiến trúc, xây dựng 0
S Các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCN quyền sử dụng đất ở đô thị của Quận Long Biên Kiến trúc, xây dựng 0
P Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở Công nghệ thông tin 0
N Một số giải pháp và kiến nghị về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đai Luận văn Kinh tế 0
D Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện chuyển quyền sử dụng đất Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử d Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top