thienan2672000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

Lời nói đầu 1
Chương I 2
đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi và tác động của những 2
đặc điểm đó đến việc quy định các biện pháp xử lý 2
vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 2
1. Khái niệm và đặc điểm người chưa thành niên 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Đặc điểm 4
1.2.1. Đặc điểm sinh lí 5
1.2.2. Đặc điểm tâm lí 6
Chương II 13
Thực trạng pháp luật về các biện pháp xử lý 13
hành chính đối với người chưa thành niên 13
1. Quá trình hình thành các quy định pháp luật về biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên 13
2. Các Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên theo pháp luật hiện hành 17
2.1. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính 18
2.1.1. Phạt cảnh cáo. 18
2.1.2. Phạt tiền 19
2.1.3. Các hình thức xử phạt bổ sung 20
2.2. Các biện pháp xử lý hành chính khác 21
2.2.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn 22
2.2.2. Đưa vào trường giáo dưỡng 23
2.2.3. Đưa vào cơ sở chữa bệnh 25
2.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả, ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính 28
2.3.1. Các biện pháp khắc phục hậu quả 28
2.3.2. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính 28
Chương III 31
Thực tiễn áp dụng, phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về biện pháp xử lý 31
vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 31
1. Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 31
1.1. Các biện pháp xử phạt hành chính 31
1.2. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn 33
1.3. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng 35
1.4. Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh 40
2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện quy Định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định đó đối với người chưa thành niên 42
2.1. Phương hướng 42
2.2. Giải pháp 44
2.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 44
2.2.2. Nâng cao hiệu quả; khắc phục khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên 48
2.2.3. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật ở người chưa thành niên 50
2.2.4. Các giải pháp khác 51
Kết luận 52
Tài liệu tham khảo 53

trường hợp tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi cây trồng thì bị xử lý theo quy định của khoản 2 Điều 61 của Pháp lệnh" (khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).
Thẩm quyền, thủ tục áp dụng hình thức xử phạt này được pháp luật quy định cụ thể.
2.2. Các biện pháp xử lý hành chính khác
Theo quy định của pháp luật hiện hành có bốn biện pháp xử lý hành chính khác, gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục và đưa vào cơ sở chữa bệnh (biện pháp quản chế hành chính đã bị bãi bỏ theo quy định của Pháp lệnh số 31/2007/PL-UBTVQH 11 ngày 08/03/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính).
Trong số bốn biện pháp trên thì có tới ba biện pháp cũng được quy định áp dụng với người chưa thành niên là giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở chữa bệnh.
2.2.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn được quy định tại Điều 23, một số điều khác trong Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 163/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003; Thông tư số 22/2004/TT-BCA của Bộ công an; Quyết định số 1522/2005/QĐ-BCA ngày 27/10/2005…
Đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp này gồm:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự ;
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng;
- Người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có nơi cư trú nhất định.
Với biện pháp này người chưa thành niên vi phạm hành chính được giáo dục, quản lý tại địa phương mà không bị cách li khỏi cộng đồng. Điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cũng như gia đình phải có những biện pháp phù hợp, hiệu quả, giúp đỡ họ để họ có thể nhận thức đúng đắn hơn về những việc mình làm.
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thể tự mình hay theo đề nghị của một trong những cơ quan, tổ chức sau: Trưởng Công an cấp xã; Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốc cấp xã; Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư cơ sở…Cụ thể đối với người chưa thành niên có thể có sự tham gia của Uỷ ban dân số, gia đình, Trẻ em hay Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…Với sự tham gia của các tổ chức này, quyền lợi của các em được bảo đảm hơn bởi đó là những tổ chức thay mặt cho quyền lợi của các em về mặt xã hội.
Trình tự, thủ tục ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: trước khi ra quyết định áp dụng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp gồm Trưởng Công an cấp xã, thay mặt Ban Tư pháp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, thay mặt dân cư ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục để xem xét việc áp dụng biện pháp này. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ quyết định có áp dụng biện pháp này hay không, và tuỳ từng đối tượng mà quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực, cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục phải tổ chức cuộc họp để thi hành quyết định đó đối với người được giáo dục, trong đó: "Người được giáo dục phải tự mình đọc bản kiểm điểm và cam kết sửa chữa sai phạm của mình. Các đại biểu tham gia cuộc họp phân tích những sai phạm của người được giáo dục và góp ý kiến xây dựng, giúp đỡ người đó sửa chữa tiến bộ" (khoản 1 Điều 13 Nghị định số 163/2003/NĐ-CP). Với người chưa thành niên vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì có thể có sự tham gia của Đoàn thanh niên ở cơ sở, nhà trường và gia đình người được giáo dục.
Thời hạn áp dụng là từ ba tháng đến sáu tháng.
2.2.2. Đưa vào trường giáo dưỡng
Quy định tại Điều 24, một số điều khác của Pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là biện pháp chỉ áp dụng với người chưa thành niên nhằm tạo điều kiện để họ được học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Đối tượng người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng gồm:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiệm trọng quy định tại Bộ luật hình sự;
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hay tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;
- Người từ đủ 14 tuổi đến đưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hay chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.
Họ là những người đã nhiều lần thực hiện hành vi vi phạm hành chính hay vi phạm lần đầu nhưng hành vi vi phạm của họ có dấu hiệu của một trong những tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự. Việc xác định đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng như trên là phù hợp với việc phân loại tội phạm và độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự cũng như tính chất, mức độ, nhân thân của người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính.
Thẩm quyền ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng thuộc về Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Trước đây, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 quy định: "Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đưa vào trường giáo dưỡng…" (khoản 1 Điều 61). Hiện nay thẩm quyền này đã được phân cấp cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định. Quy định này nhằm đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Mặt khác, có thể giảm bớt công việc cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể tập trung nhiều hơn vào những công việc quan trọng khác của địa phương. Điều này là phù hợp với chương trình cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện sự mạnh dạn phân cấp cho chính quyền cấp huyện, đơn giản hoá và rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, giảm bớt phiền hà và những vấn đề phức tạp về quản lý đối tượng có thể n...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

bbtv1989

New Member
Re: [Free] Đề tài Biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên

cho minh xin down tai lieu di.
cam on
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường cho Nhà máy xử lý chất thải nguy hại Huy Thịnh Nông Lâm Thủy sản 0
N Thăm dò các biện pháp xử lý một số loại nước thải Kiến trúc, xây dựng 0
A Khảo sát các biện pháp xử lý chống nấm mốc đến khả năng bảo quản sản phẩm bưởi da xanh chế biến giảm Khoa học Tự nhiên 0
M Khảo sát các phương pháp xử lý nguyên liệu và biện pháp kiểm soát chất lượng đến khả năng ức chế vi Khoa học Tự nhiên 0
G Khảo sát các phương pháp xử lý nguyên liệu và biện pháp kiểm soát chất lượng ảnh hưởng đến chất lượn Khoa học Tự nhiên 0
U Khảo sát chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn quận bình tân, đề xuất biện pháp xử lý Khoa học Tự nhiên 0
R Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hiện hành Luận văn Kinh tế 0
B Điều tra hiện trạng, dự báo nguồn phát sinh, lượng, tính chất và đề xuất các biện pháp xử lý chất th Luận văn Sư phạm 0
N Hội thảo quốc tế về các vấn đề môi trường ở Việt Nam và các biện pháp xử lý Luận văn Sư phạm 0
T Sử dụng các biện pháp sinh học để xử lý nước thải Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top